IT6161 – QUẢN TRỊ DỰ ÁN CNTT VÀ QUẢN LÍ THAY ĐỔI
2
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
TIỂU LUẬN NHÓM
IT6161 QUẢN TRỊ DỰ ÁN CNTT VÀ QUẢN LÍ THAY ĐỔI
Đề tài: NGUYÊN TẮC VÀ THỰC HÀNH QUẢN LÍ THAY ĐỔI
CHO DỰ ÁN PHẦN MỀM THEO CHUẨN PMI
Giảng viên hướng dẫn
:
TS. Vũ Thị Hương Giang
Học viên thực hiện : Phạm Văn Hợp
Nguyễn Mạnh Cường
Vũ Đức Hùng
Lớp:
:
Cao học 12ACNTT - Hưng Yên
IT6161 – QUẢN TRỊ DỰ ÁN CNTT VÀ QUẢN LÍ THAY ĐỔI
Mục lục
Chương 1: Một số khái niệm
1.1. Khái niệm quản lý dự án phần mềm.
1.2. Quy trình quản lý dự án trong phần mềm.
1.2.1. Tiêu chuẩn hoá của quản lý dự án theo chuẩn PMI.
1.2.2. Các quy trình kiểm tra và giám sát quản lý phần mềm.
Chương 2: Một số nguyên tắc
2.1. Quản lý thay đổi
2.1.1. Kiểm soát thay đổi
2.1. 2. Một số mức độ thay đổi
2.1.3. Các bước cơ bản của kiểm soát thay đổi
2.2. Sơ lược về quy trình quản lý dự án theo chuẩn PMI
2.2.1. Quản lý cấu hình trong dự án phần mềm
2.2.2. Kiểm soát thay đổi
2.3. Quy trình Six Sigma
2.3.1. Định nghĩa
2.3.2. Các nội dung chính của Six Sigma
2.3.3. Các cấp độ trong Six Sigma
Chương 3: Ví dụ minh hoạ (Sử dụng Microsoft Project 2003)
3.1. Xác định dự án
3.2. Lập kế hoạch thực hiện dự án
3.2.1. Lập bản phân tách công việc
3.2.2. Lập tiến độ thực hiện
3.3. Quản lý, kiểm soát việc thực hiện dự án
3.3.1. Quản lý chất lượng
3.3.2. Kiểm soát thay đổi và rủi ro
3.4. Kết thúc dự án
3.5. Kết luận
Tài liệu tham khảo
1.Stellman, Andrew; Greene, Jennifer (2005). Applied Software Project
Management. O'Reilly Media. ISBN 978-0-596-00948-9. llman-
greene.com/aspm/.
2. IEEE magazine article "Why Software Fails"
3. “Quản trị rủi ro trong dự án phần mềm”. PCWorld Việt Nam (5 tháng
10 năm 2009).
2
IT6161 – QUẢN TRỊ DỰ ÁN CNTT VÀ QUẢN LÍ THAY ĐỔI
4. Nhóm quy trình quản lí dự án theo chuẩn PMI
PHẦN MỞ ĐẦU
-Quản lý dự án là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các
công việc và nguồn lực thông qua việc áp dụng các công cụ, kiến thức và kĩ thuật
nhằm định nghĩa, lập kế hoạch, tiến hành triển khai, tổ chức kiểm soát và kết thúc
dự án
-Quản lý dự án được tiến hành bằng cách kết hợp các quy trình :
+)Lập kế hoạch dự án: quá trình thiết lập các mục tiêu và những phương
thức hoạt động để đạt mục tiêu của dự án
3
IT6161 – QUẢN TRỊ DỰ ÁN CNTT VÀ QUẢN LÍ THAY ĐỔI
+)Thực hiện dự án: quá trình xây dựng và đảm bảo những điều kiện để đạt
mục tiêu
+)Điều hành và kiểm soát dự án:quá trình chỉ đạo ,thúc đẩy các thành viên
làm việc đồng thời giám sát và chấn chỉnh, uốn nắn các hoạt động để đảm bảo
công việc thực hiện theo đúng kế hoạc đã đề ra
+)Kết thúc dự án: quá trình cuối cùng của quản lý dự án ,đánh giá lại toàn
bộ các quá trình ở trên
Các quy trình của quản lý dự án được thực hiện qua các bước cụ thể theo trình tự
sau:
(1) Xác định vấn đề
(2) Phát triển các phương án giải pháp
(3) Lên kế hoạch cụ thể :
Cái gì phải làm?
Ai sẽ làm ?
Làm như thế nào ?
Khi nào làm ?
Tốn kém bao nhiêu?
Cần những gì để làm ?
(4) Thực hiện kế hoạch
(5) Kiểm soát và điều hành
Dự án đang đi đúng hướng hay không ?
Nếu không thì phải làm gì ?
Có cần thay đổi kế hoạch không ?
(6) Kết thúc dự án
Những gì đã làm tốt ?
Những gì cần cải thiện ?
Bài học rút ra là gì?
- Quản lý dự án bao gồm 2 cấu phần chính :
4
IT6161 – QUẢN TRỊ DỰ ÁN CNTT VÀ QUẢN LÍ THAY ĐỔI
• Quản lý về kĩ thuật: bao gồm công việc, ngân sách, tiến độ, chất
lượng
• Quản lý về con người: bao gồm con người và các tổ chức tham gia
thực hiện dự án và sự trao đổi
Vấn đề về con người thường là vấn đề ảnh hưởng tới sự thành bại của các
dự án. Bên cạnh các kĩ năng kĩ thuật ,cần phát triển các kĩ năng con người
trên cơ sở các chuẩn kĩ năng: suy nghĩ, trao đổi, giao tiếp trình bày .
Xét theo khía cạnh khác,quản lý dự án là một quá trình lập kế hoạch, điều
phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm
bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn trọng phạm vi ngân sách được duyệt và
đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ bằng
các phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép .
- Nội dung chủ yếu trong QLDA:
+) Xác định rõ được các yêu cầu về phạm vi, thời gian, chi phí, rủi ro,
chất lượng,…
+)Kiểm soát những tập thể, cá nhân có liên quan trong mỗi giai đoạn.
Chương 1: Một số khái niệm
1.1.Khái niệm quản lý dự án phần mềm.
Quản lý dự án phần mềm là tập hợp các công việc được thực hiện bởi
một tập thể (có thể có chuyên môn khác nhau, thực hiện công việc khác nhau,
thời gian tham gia dự án khác nhau) nhằm đạt được một kết quả như dự kiến,
trong thời gian dự kiến, với một kinh phí dự kiến. Trong thuật ngữ của chuyên
ngành Công nghệ phần mềm, Quản lý dự án phần mềm là các hoạt động trong
lập kế hoạch, giám sát và điều khiển tài nguyên dự án (ví dụ như kinh phí, con
người), thời gian thực hiện, các rủi ro và quy trình thực hiện dự án nhằm đảm bảo
5
IT6161 – QUẢN TRỊ DỰ ÁN CNTT VÀ QUẢN LÍ THAY ĐỔI
thành công cho dự án. Quản lý dự án phần mềm cần đảm bảo cân bằng giữa ba
yếu tố: thời gian, tài nguyên và chất lượng. Ba yếu tố này được gọi là tam giác dự
án.
1.2. Quy trình quản lý dự án trong phần mềm.
1.2.1. Tiêu chuẩn hoá của quản lý dự án theo chuẩn PMI.
Quy trình quản lý dự án phần mềm là quy trình vận dụng những kiến thức,
kỹ năng và kỹ thuật công nghệ vào hoạt động của dự án để đạt được mục tiêu của
dự án đặt ra. Những ứng dụng này được đưa vào phần mềm theo một tiêu chuẩn
hóa của quản lý dự án theo tiêu chuẩn PMI.
Để đảm bảo dự án thành công theo tiêu chuẩn PMI, các thành viên dự án phải
đảm bảo:
Lựa chọn quy trình phù hợp để đạt được mục tiêu của dự án
Tuân theo các yêu cầu để đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của các bên
liên quan.
Cân bằng được các yêu cầu (nhân tố) cạnh tranh trong dự án như: phạm vi
công việc, ngân sách, tiến độ, chất lượng, rủi ro, thay đổi. Tùy theo quy mô của
từng dự án mà các mỗi giai đoạn lại có thể gồm những quy trình nhỏ hơn.
1.2.2. Các quy trình kiểm tra và giám sát quản lý phần mềm.
Quy trình kiểm tra và giám sát dự án quản lý phần mềm bao gồm 5 giai đoạn.
1. Khởi tạo dự án (Initiating): Giai đoạn này thực hiện việc định nghĩa một
dự án mới hoặc một phát sinh (hoặc trộn lẫn) mới của một dự án có sẵn như: Xác
định yêu cầu của dự án, mức độ ưu tiên của dự án, phân tích các yêu cầu đầu tư,
phân công trách nhiệm cho các bộ phận triển khai.
2. Lập kế hoạch dự án (Planning): Giao đoạn này yêu cầu thiết lập phạm vi
công viêc của dự án, điều chỉnh lại mục tiêu và xác định đường đi tới mục tiêu
đó.
3. Triển khai (Executing): Giai đoạn này thực hiện hoàn thành các công
việc được xác định trong phần lập kế hoạch để đảm bảo các yêu cầu của dự án.
6
IT6161 – QUẢN TRỊ DỰ ÁN CNTT VÀ QUẢN LÍ THAY ĐỔI
4. Giám sát và kiểm soát (Monitoring & Control): Giai đoạn này yêu cầu
việc theo dõi, rà soát và điều chỉnh lại tiến độ và khả năng thực hiện của dự án.
Theo dõi các rủi ro, thay đổi, phát sinh trong quá trình thực hiện và có những đề
xuất điều chỉnh kịp thời.
5. Kết thúc (Closing): Giai đoạn này thực hiện để kết thúc tất cả các hoạt
động của dự án để chính thức đóng lại dự án.
Chương 2: Một số nguyên tắc
2.1. Quản lý thay đổi
2.1.1. Kiểm soát thay đổi
Kiểm soát thay đổi dự án chính là việc đối chiếu giữa kế hoạch và thực tế
thực hiện hiện tại, đồng thời điều chỉnh nếu cần thiết. Tại quá trình kiểm soát, các
thay đổi có thể xảy ra. Việc thay đổi này có thể dẫn đến quá trình thực thi, có thể
phải lập kế hoạch lại, hoặc cũng có thể quay lại giai đoạn thiết lập dự án. Thay
đổi thường không thể tránh khỏi trong các dự án. Thay đổi thông thường sẽ tác
động xấu đến thời gian và chi phí dự án.
Vì thế các tổ chức nên có quy trình và phân chia vai trò cụ thể để quản lý,
kiểm soát thay đổi. Thay đổi trong giai đoạn thực hiện dự án đa phần mang tích
chất tiêu cực, thể hiện việc tổ chức chưa đánh giá hết và hiểu rõ mục tiêu, công
việc, làm phát sinh ra các yêu cầu mới không lường trước được trong quá trình
triển khai dự án. Thay đổi càng nhiều chứng tỏ quy trình quản lý, kiểm soát rủi ro
chưa được áp dụng tốt.
2.1. 2. Một số mức độ thay đổi
Cải tiến (improvement) là tăng lên hay giảm đi những yếu tố nào đó của
dự án để cho phù hợp hơn.
Đổi mới (Innovation) là thay cái cũ bằng cái mới; còn được hiểu là cách
tân; là sự thay đổi một phần của dự án.
Cải cách (Reform) là loại bỏ cái cũ, những cái bất hợp lý của dự án thành
cái mới có thể phù hợp với tình hình khách quan .
Cách mạng (Revolution) là sự thay đổi trọng đại, biến đổi tận gốc; là sự
thay đổi căn bản
2.1.3. Các bước cơ bản của kiểm soát thay đổi
Bước 1. Nhận diện sự thay đổi: làm cho mọi người hiểu đúng mục đích,
nội dung sự thay đổi.
7
IT6161 – QUẢN TRỊ DỰ ÁN CNTT VÀ QUẢN LÍ THAY ĐỔI
Bước 2.Chuẩn bị cho thay đổi
Bước 3: Dự báo sự thay đổi, xác định các nhu cầu thay đổi
Bước 4. Tìm các yếu tố khích lệ, hỗ trợ “sự thay đổi”
Bước 5. Xác định mục tiêu cụ thể cho các bước chỉ đạo sự thay đổi
Bước 6. Xác định trọng tâm của các mục tiêu và các công việc cần làm để
thay đổi
Bước 7. Xem xét các giải pháp
Bước 8. Lựa chọn giải pháp
Bước 9. Lập kế hoạch và chỉ đạo việc thực hiện
Bước 10. Đánh giá thay đổi
Bước 11. Đảm bảo sự tiếp tục đổi mới
2.2. Sơ lược về quy trình quản lý dự án theo chuẩn PMI
2.2.1. Quản lý cấu hình trong dự án phần mềm
*Quản lý cấu hình trong dự án phần mềm:Là tập các hoạt động để quản lý
các thay đổi của phần mềm trong suốt vòng đời của nó.Một loại hoạt động bảo
đảm chất lượng phần mềm, được áp dụng cho tất cả các pha của kỹ nghệ. Bao
trùm suốt tiến trình phát triển và tiến hóa của phần mềm.
Ta có thể tham khảo định nghĩa ngắn gọn sau từ CMM và ISO 15504:
“Mục đích của QLCH là để thiết lập và bảo đảm tính toàn vẹn của các sản phẩm
trung gian cũng như các sản phẩm sau cùng của một dự án phần mềm, xuyên suốt
chu kỳ sống của dự án đó.”Nói cho dễ hiểu và gần gũi, QLCH bao gồm các công
việc về nhận dạng, tổ chức, và quản lý các thay đổi đối với những sản phẩm đang
được xây dựng bởi một nhóm lập trình viên, từ các sản phẩm trung gian đến sản
phẩm sau cùng.
Xác định các thay đổi.
Kiểm soát các thay đổi.
Bảo đảm các thay đổi đã được thực hiện.
Báo cáo các thay đổi cho người quan tâm
Quản lý cấu hình khác bảo trì phần mềm:
Bảo trì phần mềm là các hoạt động kỹ nghệ xuất hiện sau khi phân phát
phần mềm và nó đi vào hoạt động.
8
IT6161 – QUẢN TRỊ DỰ ÁN CNTT VÀ QUẢN LÍ THAY ĐỔI
Quản lý cấu hình phần mềm là các hoạt động theo dõi và kiểm soát, từ bắt
đầu dự án phát triển phần mềm và chỉ kết thúc khi phần mềm không hoạt động
nữa. Kết quả của tiến trình kỹ nghệ phần mềm là các thông tin có thể được chia
thành 3 loại:
Các chương trình máy tính (cả mức nguồn và mức chạy được).
Các tài liệu mô tả chương trình máy tính đó (nhắm đến cả những người
thực hành kỹ thuật lẫn những người dùng).
Các cấu trúc dữ liệu (cả bên trong và ngoài chương trình).
* Cấu hình phần mềm
Các khoản mục cấu thành lên các thành phần phần mềm được tạo ra như
là những chế tác của tiến trình kỹ nghệ phần mềm được tập hợp lại trong một cái
tên chung gọi là cấu hình phần mềm.
Các chế tác này có nhiều mức khác nhau
Bộ phận – tổng thể(phạm vi)
Chưa hoàn thiện- hoàn thiện(theo tiền trình chất lượng) ở các mức tiến
hóa khác nhau(các phiên bản-version).
*Công cụ quản lý cấu hình
Đường mốc giới(baseline) là khái niệm được đặt ra trước mốc giới cấu
hình có thể thay đổi nhanh chóng và không chính thức, sau mốc giới cần các thủ
tục đặc biệt và chính thức để đánh giá và kiểm soát sự thay đổi cấu hình
Đường mốc giới để đánh dấu việc cập nhật hay phân phát một vài khoản
mục cấu hình phần mềm. Tại đường mốc các khoản mục cấu hình phần mềm
tương ứng được đưa vào cơ sở dữ liệu dự án
Các khoản mục của cấu hình phần mềm
Đặc tả hệ thống
Kế hoạch dự án phần mềm.
Đặc tả yêu cầu:
Đặc tả yêu cầu phần mềm.Nguyên mẫu thi hành được hoặc nguyên mẫu
“giấy tờ”Sổ tay sử dụng sơ cấp Các đặc tả thiết kế:
dữ liệu.kiến trúc.Môđun (thủ tục).giao diện. đối tượng (nếu dùng kỹ thuật hướng
đối tượng)
9
IT6161 – QUẢN TRỊ DỰ ÁN CNTT VÀ QUẢN LÍ THAY ĐỔI
Mã nguồn và kiểm thử:
Kế hoạch và thủ tục kiểm thử .Các ca kiểm thử & các kết quả được ghi
lại.Các sổ tay vận hành & sổ tay lắp đặt.Chương trình thi hành được.Các môđun
& mã thi hành đượcCác môđun đã liên kết Mô tả cơ sở dữ liệu
Lược đồ & cấu trúc các file nội dung hồ sơ ban đầu Sổ tay người sử dụng
Các tài liệu bảo trì các báo cáo những vấn đề phần mềm các yêu cầu bảo trì đặt
thay đổi kỹ nghệ các chuẩn & các thủ tục cho kỹ nghệ phần mềm. 4, Xác định đối
tượng cấu hình PM
Cần đặt tên không trùng cho các khoản mục cấu hình phần mềm, để kiểm
soát quản lý và tổ chức lại theo phương cách hướng đối tượng.
* Kiểm soát phiên bản
Có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về version control là sự kiểm
soát các phiên bản (version) khác nhau của một CI (bao gồm việc định danh và sự
lưu trữ CI đó).Thế phiên bản là gì? một phiên bản là một thực thể mới của một CI
sau khi đã qua một hoặc nhiều lần xem xét và thay đổi.Hiện có nhiều công cụ trên
thị trường hỗ trợ cho việc kiểm soát phiên bản, một số công cụ thông dụng là:
Visual Source Safe của Microsoft, ClearCase của Rational, CVS (nguồn mở).Mỗi
phiên phản sẽ có một số ID đầy đủ, và được tăng dần cho mỗi phiên bản mới.
Bằng tổ hợp các thủ tục & các công cụ để quản lý các phiên bản khác nhau của
các đối tượng cấu hình (đã được tạo ra trong tiến trình kỹ nghệ phần mềm).
Quản lý cấu hình cho phép người sử dụng đặc tả cáccấu hình thay thế của hệ
thống phần mềm = lựa chọn các phiên bản thích hợp và gắn kết với các thuộc
tính; nhờ đó mà cho phép đặc tả một cấu hình bằng mô tả tập các thuộc tính mong
muốn.
Để xây dựng một biến thể thích hợp của một phiên bản của một chương
trình, mỗi thành phần của phiên bản được gán một “bộ thuộc tính” - là một danh
sách các đặc trưng.
Một phiên bản hay biến thể được xây dựng cần xác định thành phần nào
được dùng hay cần thay đổi.
Một cách khác để hình thành khái niệm về quan hệ giữa các thành phần,
các biến thể, các phiên bản là biểu diễn chúng như là một vụng (pool) đối tượng.
10
IT6161 – QUẢN TRỊ DỰ ÁN CNTT VÀ QUẢN LÍ THAY ĐỔI
Mỗi thành phần được cấu tạo bởi một bộ các đối tượng trong cùng một
mức xét duyệt.
Mỗi biến thể là một bộ các đối tượng trong cùng một mức xét duyệt.
Xác định khi các thay đổi mỗi phiên bản chủ yếu đã được thực hiện đối với một
vài đối tượng.
2.2.2. Kiểm soát thay đổi trong quản lý cấu hình
Khi phát triển hoặc bảo trì một sản phẩm phần mềm, việc thay đổi yêu cầu
là không thể tránh khỏi.
Mục đích của change control là để kiểm soát đầy đủ tất cả các thay đổi
ảnh hưởng đến việc phát triển một sản phẩm. Đôi lúc chỉ một vài yêu cầu thay đổi
nhỏ của khách hàng, tất cả các chặng của quy trình phát triển phần mềm từ thiết
kế, đến viết code, đến kiểm tra sản phẩm đều phải thay đổi theo.
Nếu các thay đổi này không được kiếm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến rất nhiều
sai sót. Xét ví dụ sau: 5 lập trình viên cùng làm trong một dự án, nhưng chỉ có 3
được thông báo về việc thay đổi thiết kế. Kết quả là khi tích hợp, hệ thống sẽ
không vận hành được.
Yêu cầu trong kiểm soát thay đổi là mọi sự thay đổi phải được thông báo đến tất
cả những người hoặc nhóm làm việc có liên quan.
2.3. Quy trình Six Sigma
2.3.1. Định nghĩa
Six Sigma là một hệ phương pháp cải tiến quy trình dựa trên thống kê
nhằm giảm thiểu tỷ lệ sai sót hay khuyết tật đến mức 3,4 lỗi trên mỗi triệu khả
năng gây lỗi bằng cách xác định và loại trừ các nguồn tạo nên dao động (bất ổn)
trong các quy trình kinh doanh. Trong việc định nghĩa khuyết tật, Six Sigma
tập trung vào việc thiết lập sự thông hiểu tường tận các yêu cầu của khách hàng
và vì thế có tính định hướng khách hàng rất cao.
Hệ phương pháp Six Sigma dựa trên tiến trình mang tên DMAIC: Define
(Xác Định), Measure (Đo Lường), Analyze (Phân Tích), Improve (Cải Tiến) và
Control (Kiểm Soát). Six Sigma không phải là một hệ thống quản lý chất
lượng, như ISO-9001, hay là một hệ thống chứng nhận chất lượng. Thay vào đó,
11
IT6161 – QUẢN TRỊ DỰ ÁN CNTT VÀ QUẢN LÍ THAY ĐỔI
đây là một hệ phương pháp giúp giảm thiểu khuyết tật dựa trên việc cải tiến quy
trình.
Đối với đa số các doanh nghiệp Việt Nam, điều này có nghĩa là thay vì tập
trung vào các đề xướng chất lượng vốn ưu tiên vào việc kiểm tra lỗi trên sản
phẩm, hướng tập trung được chuyển sang cải thiện quy trình sản xuất để các
khuyết tật không xảy ra.
2.3.2. Các nội dung chính của Six Sigma
Một số chủ đề chính của Six Sigma được tóm lược như sau:
- Tập trung liên tục vào những yêu cầu của khách hàng;
- Sử dụng các phương pháp đo lường và thống kê để xác định và đánh giá
mức dao động trong quy trình sản xuất và các qui trình quản lý khác;
- Xác định căn nguyên của các vấn đề;
- Nhấn mạnh việc cải tiến quy trình để loại trừ dao động trong quy trình
sản xuất hay các qui trình quản lý khác giúp giảm thiểu lỗi và tăng sự hài lòng
của khách hàng;
- Quản lý chủ động đầy trách nhiệm trong việc tập trung ngăn ngừa sai sót,
cải tiến liên tục và không ngừng vươn tới sự hoàn hảo;
- Phối hợp liên chức năng trong cùng tổ chức; và
- Thiết lập những mục tiêu rất cao.
2.3.3. Các cấp độ trong Six Sigma
“Sigma” có nghĩa là độ lệch chuẩn (standard deviation) trong thống kê,
nên Six Sigma đồng nghĩa với sáu đơn vị lệch chuẩn.
Cấp Độ Sigma Lỗi phần Triệu Lỗi phần Trăm
Một Sigma 690.000,0 69,0000%
Hai Sigma 308.000,0 30,8000%
Ba Sigma 66.800,0 6,6800%
Bốn Sigma 6.210,0 0,6210%
Năm Sigma 230,0 0,0230%
Sáu Sigma 3,4 0,0003%
Mục tiêu của Six Sigma là chỉ có 3,4 lỗi (hay sai sót) trên mỗi một triệu
khả năng gây lỗi. Nói cách khác, đó là sự hoàn hảo đến mức 99,99966%. hoặc
12
IT6161 – QUẢN TRỊ DỰ ÁN CNTT VÀ QUẢN LÍ THAY ĐỔI
thậm chí thấp hơn thì trong một vài trường hợp, một dự án cải tiến quy trình áp
dụng các nguyên tắc Six Sigma có thể trước tiên nhắm đến mức Bốn hay Năm
Sigma vốn cũng đã mang lại kết quả giảm
thiểu khuyết tật rõ rệt.
Cũng cần làm rõ rằng Six Sigma đo lường các khả năng gây lỗi chứ không
phải các sản phẩm lỗi. Một sản phẩm càng phức tạp sẽ có nhiều khả năng bị lỗi
hơn. Ví dụ, cũng là đơn vị sản phẩm nhưng khả năng gây lỗi trong một chiết ô-tô
nhiều hơn so với một chiếc kẹp giấy. Dưới đây là một ví dụ cho cách tính số khả
năng gây lỗi trong qui trình sản xuất sản phẩm ghế gỗ: Công ty A phải sản xuất 5
đơn hàng cho khách hàng, mỗi đơn hàng có một mặt hàng là ghế gỗ (5 chiếc). Số
khả năng gây lỗi cho một mặt hàng ghế gỗ được xác định như sau:
- Vật liệu gỗ làm ghế đã đúng chưa? (1 khả năng)
- Độ ẩm của gỗ nằm trong phạm vi tiêu chuẩn cho phép (1 khả năng)
- Ghế được làm theo đúng kích cỡ khách hàng yêu cầu (1 khả năng)
- Ghế không bị hư hỏng ( 1 khả năng)
- Ghế được sơn đúng màu sắc ( 1 khả năng)
- Ghế được đóng gói đúng qui cách (1 khả năng)
Tổng số khả năng gây lỗi = số lượng ghế X số khả năng = 5 X 6 = 30 khả
năng.
Chương 3: Ví dụ minh hoạ (Sử dụng Microsoft Project 2003)
3.1. Xác định dự án
3.2. Lập kế hoạch thực hiện dự án
3.2.1. Lập bản phân tách công việc
3.2.2. Lập tiến độ thực hiện
3.3. Quản lý, kiểm soát việc thực hiện dự án
3.3.1. Quản lý chất lượng
3.3.2. Kiểm soát thay đổi và rủi ro
3.4. Kết thúc dự án
3.5. Kết luận
13