Khoá luận tốt nghiệp
1
Luận văn
Tìm hiểu khả năng ứng dụng công nghệ chuyển mạch đa giao thức
nhãn MPLS trên mạng đường trục Việt Nam
Khoá luận tốt nghiệp
2
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của đất nước, những năm gần đây các ngành kinh tế
quốc dân đều phát triển mạnh mẽ, và ngành công nghiệp viễn thông cũng không là
ngoại lệ. Số người sử dụng các dịch vụ mạng tăng đáng kế, theo dự đoán con số này
đang tăng theo hàm mũ. Ngày càng có nhiều các dịch vụ mới và chất lượng dịch vụ
cũng được yêu cầu cao hơn. Đứng trước tình hình này, các vấn đề về mạng bắt đầu
bộc lộ, các nhà cung cấp mạng và các nhà cung cấp dịch vụ cũng đã có nhiều nỗ lực
để nâng cấp cũng như xây dựng hạ tầng mạng mới. Nhiều công nghệ mạng và công
nghệ chuyển mạch đã được phát triển, trong số đó chúng ta phải kể đến công nghệ
chuyển mạch nhãn đa giao thức (MPLS). MPLS đang được nghiên cứu áp dụng ở
nhiều nước, tập đoàn BCVT Việt Nam cũng đã áp dụng công nghệ này cho mạng
thế hệ kế tiếp NGN.
Đứng trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ chuyển mạch nhãn đa
giao thức MPLS, việc tìm hiểu các vấn đề về công nghệ MPLS là vấn đề quan trọng
đối với sinh viên. Nhận thức được điều đó, bản khoá luận tốt nghiệp “ Tìm hiểu khả
năng ứng dụng công nghệ chuyển mạch đa giao thức nhãn MPLS trên mạng đường
trục Việt Nam ” giới thiệu về quá trình phát triển dịch vụ cũng như công nghệ mạng
dẫn tới MPLS, tìm hiểu các vấn đề kỹ thuật của công nghệ, và ứng dụng của công
nghệ MPLS trong mạng thế hệ kế tiếp NGN của tập đoàn BCVT Việt Nam. Bố cục
của bản khoá luận gồm 3 chương.
Chương 1 : Giới thiệu tổng quan về công nghệ chuyển mạch nhãn đa
giao thức MPLS
Chương 2 : Giới thiệu cấu trúc mạng đường trục Việt Nam
Chương 3 : Ứng dụng MPLS trên mạng đường trục Việt Nam
Công nghệ MPLS là công nghệ tương đối mới mẻ, việc tìm hiểu về các vấn
đề của công nghệ MPLS đòi hỏi phải có kiển thức sâu rộng, và lâu dài. Do vậy bản
khoá luận tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự phê
bình, góp ý của các thầy cô giáo và các bạn.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Cảnh Tuấn người đã
tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình hoàn thành bản khoá luận tốt nghiệp
này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Viễn thông đã giúp đỡ
em trong thời gian qua.
Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người thân - những người đã giúp
đỡ động viên tôi trong quá trình học tập.
Khoá luận tốt nghiệp
3
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CHUYỂN MẠCH
NHÃN ĐA GIAO THỨC (MPLS)
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1 Các động lực ra đời của chuyển mạch nhãn
Trong những năm gần đây, mạng internet đã phát triển rất nhanh và trở nên
rất phổ biến. Internet đã trở thành một phương tiện thông tin rất hiệu quả và tiện lợi
phục vụ cho giáo dục, thương mại, giải trí, thông tin giũa các cộng đồng, các tổ
chức… Hiện nay ngày càng phát triển các ứng dụng mới cả trong thương mại và
thị trường người tiêu dùng. Các ứng dụng mới này được vận hành đòi hỏi băng
thông rộng và các nhu cầu về dải thông được đảm bảo trong mạng đường trục. Cùng
với các dịch vụ truyền thống được cung cấp qua internet thì các dịch vụ thoại và đa
phương tiện đang được sử dụng và phát triển. Và sự lựa chọn cho việc cung cấp là
tích hợp các dịch vụ đang được mong đợi. Tuy nhiên, tốc độ và giải thông của các
nhu cầu về các dịch vụ và ứng dụng này vượt quá hạ tầng internet hiện nay.
Với giao thức định tuyến internet TCP/IP có khả năng định tuyến và truyền
gói hết sức mềm dẻo linh hoạt và rộng khắp toàn cầu. Nhưng IP không đảm bảo
chất lượng dịch vụ, tốc độ truyền tin theo yêu cầu, trong khi đó công nghệ ATM có
tốc độ truyền tin cao, đảm bảo thời gian thực và chất lượng dịch vụ theo yêu cầu
định trước. Hơn nữa các dịch vụ thông tin thế hệ sau được chia thành hai xu hướng
phát triển đó là: Hoạt động kết nối định hướng và hoạt động không kết nối. Hai xu
hướng phát triển này dần tiệm cận và hội tụ với nhau tiến tới ra đời công nghệ
IP/ATM. Sự kết hợp IP với ATM có thể là giả pháp kỳ vọng cho mạng viễn thông
trong tương lai.
Sự ra đời của chuyển mạch nhãn đa giao thức (MPLS) là tất yếu và là giải
pháp đáp ứng được nhu cầu đó, khi nhu cầu và tốc độ phát triển rất nhanh của mạng
internet yêu cầu phải có giao thức mới đảm bảo chất lượng dịch vụ theo yêu cầu
đồng thời phải đơn giản và tốc độ xử lý phải rất cao
Chuyển mạch nhãn đa giao thức là một giải pháp linh hoạt cho việc giải
quyết các vấn đề mà các mạng ngày nay đang phải đối mặt, đó là tốc độ, khả năng
mở rộng cấp độ mạng, quản lý chất lượng dịch vụ (QoS) và kỹ thuật lưu lượng.
MPLS xuất hiện để đáp ứng các yêu cầu dịch vụ và quản lý băng thông cho giao
thức internet thế hệ sau dựa trên mạng đường trục
Tóm lại, chuyển mạch nhãn đa giao thức sẽ đóng vai trò quan trọng trong
việc định tuyến (dựa trên các thước đo QoS và chất lượng dịch vụ) chuyển mạch,
Khoá luận tốt nghiệp
4
chuyển tiếp các gói tin qua mạng thế hệ sau cũng như giải quyết các vấn đề liên
quan tới khả năng mở rộng cấp độ và hoạt động với các mạng Frame Relay và chế
độ truyền tải không đồng bộ ATM hiện nay để đáp ứng các nhu cầu dịch vụ của
người sử dụng mạng
1.1.2 Lịch sử phát triển của MPLS
Việc hình thành và phát triển công nghệ MPLS xuất phát từ nhu cầu thực tế,
được các nhà công nghiệp viễn thông thúc đẩy nhanh chóng. Sự thành công và
nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường mà công nghệ này có được là nhờ vào việc
chuẩn hoá công nghệ. Quá trình hình thành và phát triển công nghệ, những giải
pháp ban đầu của hãng như Cisco, IBM, Toshiba…. Những nỗ lực chuẩn hoá của tổ
chức tiêu chuẩn IETF trong việc ban hành về tiêu chuẩn MPLS….sẽ cung cấp cho
chúng ta những nhận định ban đầu về xu hướng phát triển MPLS.
MPLS được đề xuất đầu tiên do hãng Ipsilon một hãng rất nhỏ về công nghệ
thông tin trong triển lãm về công nghệ thông tin, viễn thông tại Texas. Sau đó Cisco
và hàng loạt hãng khác như IBM, Toshiba…công bố các sản phẩm công nghệ
chuyển mạch của họ dưới những tên khác nhau nhưng đều cùng chung bản chất
công nghệ chuyển mạch nhãn.
Thiết bị định tuyến chuyển mạch tế bào của Toshiba năm 1994 là tổng đài
ATM đầu tiên được điều khiển bằng giao thức IP thay cho báo hiệu ATM. Tổng đài
của Ipsilon cũng là ma trận chuyển mạch ATM được điều khiển bởi khối xử lý sử
dụng công nghệ IP. Công nghệ chuyển mạch thẻ của Cisco cũng tương tự nhưng có
bổ xung thêm một vài kỹ thuật như lớp chuyể tiếp tương đương FEC, giao thức
phân phối nhãn. Đến năm 1998 nhóm nghiên cứu IETF đã tiến hành các công việc
để đưa ra tiêu chuẩn và khái niệm về chuyể mạch nhãn đa giao thức.
Sự ra đời của MPLS được dự báo là tất yếu khi nhu cầu và tốc độ phát triển
rất nhanh của mạng Internet đòi hỏi phải có một giao thức mới đảm bảo chất lượng
dịch vụ theo yêu cầu. Có rất nhiều công nghệ xây dựng trên mạng IP
IP trên nền ATM (IPoA)
IP trên nền SDH/SONET (IPOS)
IP qua WDM
IP qua cáp quang
Mỗi loại có những ưu và nhược điểm riêng. Trong đó công nghệ ATM được
sử dụng rộng rãi trong các mạng IP đường trục có tốc độ cao và đảm bảo được dịch
vụ, điều khiển luồng và một số đặc tính khác mà các mạng định tuyến truyền thống
không có được, trong trường hợp đòi hỏi thời gian thực cao thì IpoA là giải pháp tối
ưu. MPLS được hình thành dựa trên kỹ thuật đó.
Khoá luận tốt nghiệp
5
MPLS thực hiện một số chức năng sau
Hỗ trợ các giải pháp mạng riêng ảo VPN
Định tuyến hiện (điều khiển lưu lượng)
Hỗ trợ cục bộ cho định tuyến IP trong các tổng đài chuyển mạch
ATM
Khái niệm chuyển mạch nhãn xuất phát từ hai khái niệm: Tổng đài chuyển
mạch và bộ định tuyến.
Xét trên góc độ chuyển mạch, phương thức điều khiển luồng, tỉ lệ giá cả và
chất lượng tổng đài chuyển mạch sẽ tốt hơn bộ định tuyến. Song bộ định tuyến lại
có khả năng định tuyến mềm dẻo mà tổng đài chuyển mạch không có được. Do đó,
chuyển mạch nhãn ra đời là sự kết hợp và kế thừa các ưu điểm trên cũng như khắc
phục những nhược điểm của cả tổng đài và bộ định tuyến truyền thống.
1.1.3 Quá trình chuẩn hoá MPLS
Đối với công nghệ chuyển mạch mới, việc tiêu chuẩn hoá là một khía cạnh
quan trọng quyết định khả năng chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng của công
nghệ đó. Các tiêu chuẩn liên quan đến IP và ATM đã được xây dựng và hoàn
thiện trong một thời gian tương đối dài. Các tiêu chuẩn về MPLS chủ yếu
được IETF phát triển và hoàn thiện
ITEF hoàn thiện tiêu chuẩn MPLS và đưa ra các tài liệu RFC trong năm
1999.
Sau năm 1999 liên tục ban hành các tiêu chuẩn MPLS như về quản lý, bảo
mật, tính tương thích với các công nghệ khác
Như vậy có thể thấy rằng MPLS đã phát triển nhanh chóng và hiệu quả. Điều
này cũng chứng minh những yêu cầu cấp bách trong công nghiệp cho một công
nghệ mới. Hầu hết các tiêu chuẩn MPLS hiện tại đã được ban hành dưới dạng RFC.
Sau khi toàn bộ các RFC được hoàn thiện, chúng sẽ được tập hợp lại để xây dựng
một hệ thống tiêu chuẩn MPLS
1.1.4 Nhóm làm việc MPLS trong IETF
MPLS là một nhóm làm việc IETF cung cấp các bản phác thảo về định
tuyến, gửi chuyển tiếp và chuyển mạch các luồng lưu lượng qua mạng sử dụng
MPLS. Nhóm có chức năng sau
Xác định cơ chế quản lý luồng lưu lượng của các phần tử khác nhau, như các
luồng lưu lượng giữa các phần cứng, các máy móc khác nhau hoặc thậm chí
là các luồng lưu lượng giữa các ứng dụng khác nhau.
Duy trì độc lập của các giao thức lớp 2 và lớp 3
Khoá luận tốt nghiệp
6
Cung cấp các phương tiện để sắp xếp các địa chỉ ip thành các nhãn có độ dài
cố định và đơn giản được các công nghệ gửi chuyển tiếp gói tin và chuyển
mạch gói sử dụng.
Giao diện với các giao thức định tuyến có sẵn như RSVP và OSPF….
Hỗ trợ IP, ATM và các giao thức lớp 2 Frame-Relay
Trong MPLS, việc truyền dữ liệu thực hiện theo các đường chuyển mạch
nhãn (LSP). Các đường chuyển mạch nhãn là dãy các nhãn tại mỗi nút và tại tất cả
các nút dọc theo tuyến từ nguồn tới đích. LSP được thiết lập hoặc là trước khi
truyền dữ liệu hoặc trong khi tìm luồng dữ liệu. Các nhãn được phân phối sử dụng
giao thức LDP hoặc RSVP hoặc dựa trên giao thức định tuyến như BGP và OSPF.
Mỗi gói dữ liệu nén và mang các nhãn trong quá trình đi từ nguồn tới đích. Chuyển
mạch tốc độ cao có thể chấp nhận được vì các nhãn với độ dài cố định được chèn
vào vị trí đầu của gói tin hoặc tế bào và có thể được phần cứng sử dụng dể chuyển
mạch các gói tin một các nhanh chóng giữa các đường liên kết.
Nhóm làm việc MPLS chịu trách nhiệm chuẩn hoá các công nghệ cơ sở cho
sử dụng chuyển mạch nhãn và cho việc thi hành các đường chuyển mạch nhãn và
cho việc thi hành các đường mạch nhãn trên các loại công nghệ lớp liên kết, như
Frame Relay, ATM và công nghệ LAN (Etherbet, Token Ring,…). Nó bao gồm các
thủ tục và các giao thức cho việc phân phối nhãn giữa các bộ định tuyến, xem xét về
đóng gói và multicast.
Các mục tiêu khởi đầu của nhóm làm việc đã gần như hoàn thành. Cụ thể, nó
đã xây dựng một số các RFC định nghĩa giao thức phân phối nhãn cơ sở (LDP),
kiến trúc MPLS cơ sở và đóng gói tin, các định nghĩa cho việc chạy MPLS qua các
đường liên kết ATM, Frame-Relay.
Các mục tiêu gần đây của nhóm làm việc
Hoàn thành các chỉ mục còn tồn tại
Phát triển các mục tiêu chuẩn đề nghị của nhóm làm việc MPLS thành các
bản Dratf Standard bao gồm: LDP, CD-LDP và các tiêu chuẩn kỹ thuật
RSVP-TE cũng như vấn đề đóng gói.
Định rõ các mở rộng phù hợp với LDP và RSVP cho việc xác nhận LSP
nguồn.
Hoàn thành các công việc trên MPLS-TE MIB.
Xác định các cơ chế chấp nhận lối cải tiến cho LDP.
Khoá luận tốt nghiệp
7
Xác định các cơ chế phục hồi MPLS cho phép một đường chuyển mạch nhãn
có thể được sử dụng như là một bản dự trữ cho một tập các đường chuyển
mạch nhãn khác bao gồm các trường hợp cho phép sửa cục bộ
Cung cấp tài liệu về các phương thức đóng gói MPLS mở rộng cho phép
hoạt động trên các đường chuyển mạch nhãn trên các công nghệ lớp thấp
hơn, như phân chia theo thời gian ( Sonet ADM ) độ dài bước sóng và
chuyển mạch không gian.
1.2 Các thành phần của MPLS: [1], [2], [4].
1.2.1. Khái quát MPLS
Khi một gói tin tuân theo các phương thức lớp mạng connectionless từ một
bộ định tuyến đến bộ định tuyến tiếp theo, mối bộ định tuyến phải đưa ra một quyết
định gửi chuyển tiếp độc lập gói tin đó. Do đó, mỗi bộ định tuyến phân tích mào
đầu gói tin và mỗi bộ định tuyến sẽ chạy các thuật toán định tuyến lớp mạng. Mỗi
bộ định tuyến lưa chọn Hop tiếp theo cho gói tin một cách hoàn toàn độc lập dựa
trên những phân tích củ nó về mào đầu gói tin và kết quả cuả việc chạy thuật toán
định tuyến.
Các mào đầu gói tin chứa đựng nhiều thông tin hơn là thông tin cần thiết để
lựa chọn Hop tiếp theo. Lựa chọn Hop tiếp theo có thể xem là sự cấu thành của hai
chức năng. Chức năng thứ nhất chia toàn bộ gói tin vào các tập lớp chuyển tiếp
tương đương FEC ( Forwarding Equivalence Clas ). Chức năng thứ hai là xắp xếp
mỗi FEC cho một Hop tiếp theo. Khi quyết định gửi chuyển tiếp được đưa ra, với
các gói tin được xắp xếp vào cùng một FEC là giống nhau. Tất cả các gói tin trong
cùng một FEC cụ thể và xuất phát từ một nút cụ thể sẽ đi theo cùng một tuyến
đường hoặc theo một tập các tuyến đường liên kết với FEC đó.
Trong gửi chuyển tiếp IP truyền thống, một bộ định tuyến cụ thể sẽ đưa hai
gói tin vào cùng một FEC nếu như một vài tiền tố địa chỉ X trong bảng định tuyến
của bộ định tuyến phù hợp với địa chỉ đích của gói tin. Khi gói tin truyền qua mạng,
mỗi Hop lần lượt kiểm tra lại gói tin và ấn định nó vào một FEC.
Trong MPLS, việc ấn định một gói tin cụ thể vào một FEC được thực hiện
một lần khi gói tin đi vào mạng. FEC mà gói tin được ấn định mã hoá thành một giá
trị có độ dài cố định được gọi là nhãn. Khi một gói tin được chuyển tiếp tới Hop
tiếp theo của nó, nhãn được gửi theo gói tin, như vậy các gói tin dán nhãn trước khi
chúng được gửi chuyển tiếp.
Tại các Hop phía sau, không có những phân tích sâu hơn về mào đầu lớp
mạng. Đúng hơn là nhãn được sử dụng như chỉ số trong bảng mà nó xác định Hop
Khoá luận tốt nghiệp
8
tiếp theo và nhãn mới. Nhãn cũ được thay thế bằng một nhãn mới và gói tin được
gửi tới Hop tiếp theo.
Trong mô hình gửi chuyển tiếp MPLS, khi một gói tin được ấn định vào một
FEC thì không có bất cứ một phân tích mào đầu nào được các bộ định tuyến phía
sau thực hiện. Tất cả công việc gửi chuyển tiếp được điều khiển bằng các nhãn. điều
này có một số các ưu điểm so với việc gửi chuyển tiếp lớp mạng truyền thống.
Việc gửi chuyển tiếp có thể được thực hiện bằng các tổng đài có khả năng
tìm kiếm và thay thế nhãn, nhưng không có khả năng phân tích mào đầu lớp mạng
hoặc không có khả năng phân tích mào đầu lớp mạng tại một tốc độ xác định.
Kể từ lúc gói tin được ấn định vào một FEC khi nó đi vào mạng, bộ định
tuyến đầu vào có thể sử dụng bất cứ thông tin nào mà nó có về gói tin cho dù các
thông tin đó không thể lấy được từ mào đầu lớp mạng trong khi quyết định việc ấn
định. Ví dụ, các gói tin tới các cổng khác nhau có thể được ấn định cho các FEC
khác nhau. Trong khi đó việc gửi chuyển tiếp truyền thống có thể chỉ xem xét đến
thông tin được mang theo cùng với gói tin trong mào đầu gói tin.
Một gói tin đi vào mạng tại bộ định tuyến cụ thể có thể được dán nhãn khác
với một gói tin tương tự nhưng đi vào mạng tại một bộ định tuyến khác, kết quả là
các quyết định gửi chuyển tiếp phụ thuộc vào bộ định tuyến nối vào. Điều này
không thể thực hiện được trong việc gửi chuyển tiếp truyền thống, khi mà bộ định
tuyến lối vào của gói tin không được mang theo gói tin.
Những yếu tố quyết định xem liệu gói tin được ấn định cho một FEC như thế
nào có thể trở nên ngày càng phức tạp, nếu không có bất cứ một tác động nào vào
các bộ định tuyến chỉ đơn thuần là gửi chuyển tiếp các gói tin dán nhãn.
Đôi khi chúng ta muốn bắt gói tin đi theo một tuyến đường xác định đã được
chọn trước hoặc tại thời điểm gói tin đi vào mạng hơn là tuyến đường được lựa
chọn bằng thuật toán định tuyến động khi gói tin qua mạng. Điều này có thể được
thực hiện như là vấn đề về chính sách hoặc để hỗ trợ điều khiển lưu lượng. Trong
gửi chuyển tiếp truyền thống, điều này đòi hỏi gói tin mang bộ mã về tuyến đường
của nó đi theo. Trong MPLS, một nhãn có thể được sử dụng để đại diện cho một
tuyến đường không cần phải mang theo gói tin.
Một vài bộ định tuyến phân tích mào đầu lớp mạng của gói tin không phải
đơn thuần chỉ để kựa chọn Hop tiếp theo mà còn để quyết định quyền ưu tiên của
gói tin. Sau đó chúng ta có thể áp dụng các ngưỡng loại bỏ hoặc các lịch trình khác
nhau cho các gói tin khác nhau. MPLS cho phép nhưng không yêu cầu quyền ưu
tiên có thể được xác định hoàn toàn hoặc một phần từ nhãn
Khoá luận tốt nghiệp
9
MPLS là chuyển mạch nhãn đa giao thức, đa giao thức ở đây có nghĩa là các
công nghệ của nó có thể áp dụng trong bất cứ giao thức lớp mạng nào như IP,
IPX…
1.2.2 Các khái niệm cơ bản của mạng MPLS
1.2.2.1 Nhãn (Lable):
Nhãn là một thực thể có độ dài ngắn và cố định không có cấu trúc bên trong.
Nhãn không trực tiếp mã hoá thông tin của mào đầu lớp mạng như địa chỉ mạng.
Nhãn được gắn vào một gói tin cụ thể sẽ đại diện cho một FEC (Forwarding
Equivalence Classes: Nhóm chuyển tiếp tương đương) mà gói tin được ấn định.
Thường thì một gói tin được ấn định một FEC (hoàn toàn hoặc một phần)
dựa trên địa chỉ đích lớp mạng của nó. Tuy nhiên nhãn không phải là mã hoá của
địa chỉ đó.
Nhãn trong dạng đơn giản nhất xác định đường đi mà gói tin có thể truyền
qua. Nhãn được mang hay được đóng gói trong tiêu đề lớp 2 cùng với gói tin. Bộ
định tuyến kiểm tra các gói tin qua nội dung nhãn để xác định các bước chuyển kế
tiếp. Khi gói tin được gán nhãn, các chặng đường còn lại của gói tin thông qua
mạng đường trục dựa trên chuyển mạch nhãn. Giá trị nhãn chỉ có ý nghĩa cục bộ
nghĩa là chúng chỉ liên quan đến các bước chuyển tiếp giữa các LSR.
Dạng của nhãn phụ thuộc vào phương thức truyền tin mà gói tin được đóng
gói.
Kiểu khung (Frame mode): Kiểu khung là thuật ngữ khi chuyển tiếp một
gói nhãn gán trước tiêu đề lớp ba. Một nhãn được mã hoá với 20 bỉt, nghĩa là có thể
có 2 mũ 20 giá trị khác nhau. Một gói có nhiều nhãn gọi là chồng nhãn (Lable
stack). Ở mỗi chặng trong mạng chỉ có một nhãn bên ngoài được xem xét
LABLE EXP
S
TTL STACK
LABLE=20 bits
EXP (EXPERIMENTAL)=3 bits
S (BOTTOM OF STACK)=1 bit
TTL (TIME TO LIVE)=8 bits
Trong đó:
EXP: dành cho thực nghiệm. Khi các gói tin xếp hàng có thể
dùng các bít này tương tự như các bit IP ưu tiên (IP Precedence)
Khoá luận tốt nghiệp
10
S: là bít cuối chồng . Nhãn cuối chồng bit này được thiết lập
lên 1,các nhãn khác có giá trị bít này là 0.
TTL: thời gian sống là bản sao của IP TTL. Giá trị của nó được
giảm tại mỗi chặng để tránh lặp như IP. Thường dùng khi người điều hành
mạng muốn che dấu cấu hình mạng bên dưới khi tìm đường từ mạng bên
ngoài.
Kiểu tế bào (Cell mode): Thuật ngữ này dùng khi có một mạng gồm các
ATM LSR dùng trong mặt phẳng điều khiển để trao đổi thông tin VPI/VCI thay vì
dùng báo hiệu ATM. Trong kiểu tế bào, nhãn là trường VPI/VCI của tế bào. Sau khi
trao đổi nhãn trong mặt phẳng điều khiển, ở mặt phẳng chuyển tiếp, router cổng vào
phân tách gói thành các tế bào ATM, dùng giá trị VCI/CPI tương ứng đã trao đổi
trong mặt phẳng điều khiển và truyền tế bào đi. Các ATM LSR ở phía trong hoạt
động như chuyển mạch ATM-chúng chuyển tiếp một tế bào dựa trên VPI/VCI vào
và thông tin cổng ra tương ứng. Cuối cùng, router cổng ra sắp xếp các tế bào thành
một gói.
Kiểu khung PPP hoặc Ethernet, giá trị nhận dạng giao thức P-ID (hoặc
Ethernet type) được chèn vào mào đầu khung tương ứng để thông báo khung là
MPLS đơn hướng hay đa hướng.
Hình 1.1: Lớp liên kết dữ liệu là ATM
Khoá luận tốt nghiệp
11
Hình 1.2: Lớp liên kết dữ liệu Frame-relay
Hình 1.3: Nhãn trong Shim-giữa lớp 2 và lớp 3
1.2.2.2 Ngăn xếp nhãn (Lable stack):
Là một tập hợp thứ tự các nhãn gán theo gói để chuyển tải thông tin về nhiều
FEC và về các LSP tương ứng mà gói đi qua. Ngăn xếp nhãn cho phép MPLS hỗ
trợ định tuyến phân cấp (một nhãn cho EGP và một nhãn cho IGP) và tổ chức đa
LSP trong một trung kế LSP. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho chế độ hoạt động
đường hầm
1.2.2.3 Bảng chuyển tiếp chuyển mạch nhãn:
Chứa thông tin về nhãn vào, nhãn ra, giao diện vào, giao diện ra.
1.2.2.4 Bộ định tuyến chuyển mạch nhãn ( LSR-Lable Switching Router
):
Là thiết bị chuyển mạch hay thiết bị định tuyến sử dụng trong mạng MPLS
để chuyển các gói tin bằng thủ tục phân phối nhãn. Có một số lạo LSR như LSR,
LSR-ATM….
Khoá luận tốt nghiệp
12
1.2.2.5 Lớp chuyển tiếp tương đương ( FEC-Forward Equivalence Class ):
FEC là một nhóm các gói, nhóm các gói này chia sẻ cùng yêu cầu trong sự
chuyển tiếp chúng qua mạng. Tất cả các gói trong một nhóm như vậy được cung
cấp cùng cách chọn đường tới đích. Khác với chuyển tiếp IP truyền thống, trong
MPLS việc gán một gói cụ thể vào một FEC cụ thể chỉ được thực hiện một lần khi
các gói vào trong mạng. MPLS không ra quyết định chuyển tiếp với mỗi datagram
lớp 3 mà sử dụng khái niệm FEC. FEC phụ thuộc vào một số các yếu tố, ít nhất là
phụ thuộc vào địa chỉ IP và có thể là phụ thuộc cả vào kiểu lưu lượng trong
datagram (thoại, dữ liệu, fax…). Sau đó dựa trên FEC, nhãn được thoả thuận giữa
các LSR lân cận từ lối vào tới lối ra trong một vùng định tuyến. Mỗi LSR xây dựng
một bảng để xác định xem một gói phải được chuyển tiếp như thế nào. Bảng này
được gọi là cơ sở thông tin nhãn (LIB: Label Information Base), nó là tổ hợp các
ràng buộc FEC với nhãn (FEC-to-label). Và nhãn lại được sử dụng để chuyển tiếp
lưu lượng qua mạng.
1.2.2.6 Cơ sở thông tin nhãn ( LIB-Lable Information Base ):
Là bảng kết nối trong LSR có chứa giá trị nhãn/ FEC được gán vào cổng ra
cũng như thông tin về đóng gói dữ liệu truyền tin để xác định phương thức một gói
tin được chuyển tiếp.
1.2.2.7 Tuyến chuyển mạch nhãn ( LSP-Lable Switching Path ):
Là tuyến tạo ra từ đầu vào đến đầu ra của mạng MPLS dùng để chuyển tiếp
gói của một FEC nào đó sử dụng cơ chế hoán đổi nhãn. Các tuyến chuyển mạch
nhãn chứa một chuỗi các nhãn tại tất cả các nút dọc theo tuyến từ nguồn tới đích.
LSP được thiết lập trước khi truyền dữ liệu hoặc trong khi xác định luồng dữ liệu
nào đó. Các nhãn được phân phối bằng các giao thức như LDP, RSVP. Mỗi gói dữ
liệu được đóng gói lại và mang các nhãn trong suốt thời gian di chuyển từ nguồn tới
đích. Chuyển mạch dữ liệu tốc độ cao hoàn toàn có thể thực hiện dựa theo phương
pháp này, vì các nhãn có độ dài cố định được chèn vào phần đầu của gói tin hoặc tế
bào và có thể được sử dụng bởi phần cứng để chuyển mạch nhanh các gói giữa các
liên kết.
1.2.2.8 Gói tin dán nhãn:
Gói tin dán nhãn là gói tin mà nhãn được mã hóa trong đó. Trong một số
trường hợp, nhãn nằm trong mào đầu của gói tin dành riêng cho mục đích dán nhãn.
Trong các trường hợp khác, nhãn có thể được đặt chung vào trong mào đầu lớp
mạng và lớp liên kết dữ liệu miễn là ở đây có thể dùng được cho mục đích dán
Khoá luận tốt nghiệp
13
nhãn. Công nghệ mã hoá được sử dụng phải phù hợp với cả thực thể mã hoá và thực
thể giải mã nhãn.
1.2.2.9 Ấn định và phân phối nhãn:
Trong mạng MPLS, quyết định để kết hợp một nhãn L cụ thể với một FEC F
cụ thể là do LSR phía trước thực hiện. LSR phía trước sau khi kết hợp sữ thông báo
với LSR phía sau về sự kết hợp đó. Do vậy, các nhãn được LSR phía trước ấn định
và các kết hợp nhãn được phân phối theo hướng từ LSR phía trước tới LSR phía
sau.
1.2.2.10 Cơ cấu báo hiệu
Yêu cầu nhãn: Một LSR yêu cầu một nhãn từ dòng xuống lân cận nên nó có
thể liên kết đến FEC xác định. Cơ cấu này có thể dùng để truyền đến các
LSR tiếp theo cho đến LER lối ra.
Đáp ứng nhãn: Để đáp ứng một yêu cầu nhãn, LSR luồng xuống sẽ gửi một
nhãn đến các bộ khởi động luồng lên sử dụng cơ cấu ánh xạ nhãn.
Hình 1.4: Cơ cấu báo hiệu
Khoá luận tốt nghiệp
14
1.2.3 Các thành phần cơ bản của mạng MPLS
LSR biên
LSR lõi
Hình 1.5: Mô hình mạng MPLS
Mạng MPLS bao gồm nhiều nút có chức năng định tuyến và chuyển tiếp nối
với nhau. Mỗi nút tương ứng với một thiết bị LSR ( Lable Switching Router)
Mạng MPLS có thể được chia thành hai miền là miền lõi MPLS ( MPLS core ) và
miền biên MPLS ( MPLS Edge ).Tương ứng với mỗi miền ta có thiết bị tương
đương:
- Bộ định tuyến chuyển mạch nhãn ( Lable Switching router-LSR ): Là thành
phần quan trọng nhất trong mạng MPLS, nó là bộ định tuyến tốc độ cao trong mạng
lõi MPLS tham gia vào việc thiết lập đường chuyển mạch nhãn LSP sử dụng các
giao thức báo hiệu nhãn thích hợp và chuyển các gói dữ liệu trong phạm vi mạng
MPLS dựa trên các tuyến đã thiết lập bằng các thủ tục phân phối nhãn.
- ATM-LSR: Là các tổng đài ATM có thể thực hiện các chức năng như LSR.
Các ATM-LSR thực hiện chức năng định tuyến gói IP, gán nhãn trong mảng điều
khiển và chuyển tiếp số liệu theo cơ chế chuyển mạch tế bào ATM trong mảng số
liệu. Có thể sử dụng giao thức MPLS trong mảng điều khiển để thiết lập kênh ảo
Khoá luận tốt nghiệp
15
ATM, chuyển tiếp tế bào đến nút ATM-LSR tiếp theo. Do đó, các tổng đài ATM có
thể nâng cấp phần mềm để thực hiện chức năng của LSR.
- Bộ định tuyến biên nhãn ( Lable Edge Router-LER ): Là thiết bị hoạt động
tại biên của mạng truy nhập và mạng MPLS. LER hỗ trợ nhiều cổng kết nối từ
những mạng khác như Frame-Relay, ATM, Ethernet. Nó tiếp nhận hay gửi đi các
gói tin đến hay đi từ các mạng khác đó tới mạng MPLS sau khi thiết lập đường
chuyển mạch nhãn. LER có vai trò rất quan trọng trong việc gán và tách nhãn khi
gói tin đi vào hay đi ra khỏi mạng MPLS. Các LER này có thể là bộ định tuyến lối
vào (Ingress Router ) hoặc là bộ định tuyến lối ra (Egress Router ).
- Bộ định tuyến biên lối vào nhận gói tin IP, kiểm tra lại lớp 3 và đặt vào
ngăn xếp nhãn trước khi gửi gói tin vào mạng LSR.
- Bộ định tuyến biên lối ra nhận gói tin có nhãn, loại bỏ nhãn kiểm tra lại lớp
3 và chuyển tiếp gói tin IP đến nút tiếp theo.
ATM-LSR biên:
- Nhận gói có nhãn hoặc không có nhãn phân vào các tế bào ATM và chuyển
tiếp các tế bào đến nút tiếp theo.
Nhận các tế bào ATM từ ATM-LSR cận kề tái tạo các gói từ các té bào
ATM và chuyển tiếp gói có nhãn hoặc không có nhãn.
Phân biệt chuyển mạch nhãn và chuyển mạch thông thường
Có ba điểm phân biệt quan trọng giữa chuyển mạch nhãn và định tuyến gói
tin IP thông thường:
Định tuyến thông thường Chuyển mạch nhãn
Phân tích mào đầu IP Tồn tại ở mọi nút mạng Chỉ tồn tại nút biên
Hỗ trợ unicast và
multicast
Yêu cầu nhiều thuật toán
chuyển tiếp
Yêu cầu một thuật toán
chuyển tiếp
Thông số định tuyến Dựa vào địa chỉ IP Có thể dựa vào thông số
bất kỳ như chất lượng
dịch vụ, mạng riêng ảo…
1.3 Các giao thức cơ bản của MPLS
Mạng MPLS không bắt buộc một phương thức báo hiệu đơn nào cho việc
phân phối nhãn. Các giao thức định tuyến như BGP ( giao thức cổng biên ) có thể
dùng giao thức dành trước tài nguyên RSVP mở rộng để hỗ trợ trao đổi nhãn.
Nhưng IETF cũng xác định một giao thức mới được biết đến như giao thức phân
phối nhãn –LDP ( Lable Distribution Protocol ) để làm rõ hơn về báo hiệu và quản
Khoá luận tốt nghiệp
16
lý không gian nhãn. Sự mở rộng của giao thức LDP cơ sở cũng được xác định để hỗ
trợ định tuyến liên vùng dựa trên các yêu cầu về QoS. Những mở rộng này cũng
được áp dụng trong việc xác định giao thức định tuyến ràng buộc ( CR-LDP ). Các
giao thức hỗ trợ trao đổi nhãn như sau:
LDP: chỉ ra các đích IP vào trong các bảng.
RSVP, CR-LDP sử dụng cho kỹ thuật lưu lượng và dành trước tài nguyên.
1.3.1 Giao thức phân phối nhãn ( LDP )
Giao thức phân phối nhãn được nhóm nghiên cứu MPLS của IETF xây dựng
và ban hành có tên là RFC 3036. Phiên bản mới nhất được công bố năm 2001 đưa
ra những định nghĩa và nguyên tắc hoạt động của giao thức LDP.
Giao thức phân phối nhãn được sử dụng trong quá trình gán nhãn cho các gói
tin. Giao thức LDP là giao thức điều khiển tách biệt được các LSR sử dụng để trao
đổi và điều phối quá trình gián nhãn/ FEC. Giao thức này là một tập hợp thủ tục
trao đổi các nhãn bản tin cho phép các LSR sử dụng giá trị nhãn thuộc FEC nhất
định để truyền gói tin.
Một kết nối TCP được thiết lập giữa các LSR đồng cấp để đảm bảo các bản
tin LDP được truyền theo đúng thứ tự. Các bản tin LDP có thể xuất phát từ bất kỳ
một LSR (điều khiển đường chuyển mạch LSP độc lập ) hay từ LSR biên lối ra
(điều khiển LSP theo lệnh ) và chuyển từ LSR phía trước đến LSR phía sau cận kề
Việc trao đổi các bản tin LDP có thể được khởi phát bởi sự xuất hiện của
luồng số liệu đặc biệt, bản tin lập dự trữ RSVP hay cập nhật thông tin định tuyến.
Khi một cặp LSR đã trao đổi bản tin LDP cho một FEC nhất định thì một đường
chuyển mạch LSP từ đầu vào đến đầu ra được thiết lập sau khi mỗi LSR ghép nhãn
đầu vào nới đầu ra tương ứng trong LIB của nó.
Phát hiện LSR lân cận: Thủ tục LSR lân cận của LDP chạy trên UDP và thực
hiện như sau (minh hoạ hình vẽ dư ới ).
Một LSR định kỳ gửi bản tin Hello tới tất cả giao diện của nó. Những bản
tin này được gửi trên UDP, với địa chỉ multicast của tất cả router trên
mạng con.
Tất cả các LSR tiếp nhận bản tin Hello này trên cổng UDP. Như vậy, tại một
thời điểm nào đó LSR sẽ biết được tất cả các LSR khác mà nó có kết nối trực
tiếp.
Khi LSR nhận biết được địa chỉ của LSR khác bằng cơ chế này thì nó sẽ
thiết lập kết nối TCP đến LSR đó.
Khoá luận tốt nghiệp
17
Khi đó phiên LDP được thiết lập giữa 2 LSR. Phiên LDP là phiên hai chiều có
nghĩa là mỗi LSR ở hai đầu kết nối đều có thể yêu cầu và gửi ràng buộc nhãn.
Trong trường hợp các LSR không kết nối trực tiếp trong một mạng con,
người ta sử dụng một cơ chế bổ sung như sau:
LSR định kỳ gửi bản tin Hello trên UDP đến địa điạ chỉ IP đã được khai
báo khi lập cấu hình. Phía nhận bản tin này có thể trả lời lại bằng bản tin
HELLO khác truyền ngược lại đến LSR gửi và việc thiết lập các phiên
LDP được thực hiện như trên.
Hình 1.7: Thủ tục phát hiện LSR lân cận
Thông thường trường hợp này hay được áp dụng khi giữa hai LSR có một
đường LSP cho điều khiển lưu lượng và nó yêu cầu phải gửi các gói có nhãn qua
đường LSP đó.
Các bản tin LDP
Tiêu đề bản tin LDP
Mỗi một bản tin LDP được gọi là đơn vị dữ liệu giao thức PDU, được bắt đầu
bằng tiêu đề bản tin và sau đó là các bản tin LDP như đã trình bày trên đây. Hình
2.21 chỉ ra các trường chức năng của tiêu đề LDP và các trường này thực hiện các
chức năng sau:
Khoỏ lun tt nghip
18
Phiờn bn: S phiờn bn ca giao thc, hin ti l phiờn bn 1.
di PDU: Tng di ca PDU tớnh theo octet, khụng tớnh trng
phiờn bn v trng di.
Nhn dng LDP: Nhn dng khụng gian nhón ca LSR gi bn tin ny.
Bn octet u tiờn cha a ch IP c gỏn cho LSR: nhn dng b nh
tuyn. Hai octet cui nhn dng khụng gian nhón bờn trong LSR.Vi LSR
cú khụng gian nhón ln, trng ny cú giỏ tr bng 0.
.
0
15 31
Phiên bản
Độ dài PDU
Nhận dạng LDP
Nhận dạng LDP
Hỡnh 1.8: Tiờu LDP
Mó hoỏ TLV
LDP s dng lc mó hoỏ kiu- di-giỏ tr mó hoỏ cỏc thụng tin
mang trong bn tin LDP. Nh ch ra trờn hỡnh 2.22, LDP TVL c mó hoỏ thnh
mt trng 2 octet trong ú s dng 14 bớt xỏc nh kiu, v 2 bit xỏc nh cỏch
hnh ng cho trng hp LSR khụng nhn ra c kiu; 2 octet tip theo xỏc nh
trng di v trng giỏ tr cú di thay i.
Trng kiu qui nh cỏc m trng giỏ tr c dch.
Trng di xỏc nh di ca trng giỏ tr.
Trng giỏ tr cú th cha cỏc TLV khỏc.
0
15 31
Kiểu
Độ dài
Giá trị
U F
Hỡnh 1.9: Mó hoỏ TLV
Da trờn bn tin nhn c, khi bit U cú giỏ tr 0, LSR s gi thụng bỏo
ngc li ni gi v ton b bn tin s c b qua. Nu U cú giỏ tr 1, LSR s b
Khoá luận tốt nghiệp
19
qua bản tin chưa biết kiểu đó mà không gửi thông báo lại phía gủi và phần còn lại
của bản tin vẫn được xử lý như thể là bản tin chưa biết kiểu này không tồn tại.
Bit F chỉ được sử dụng khi bit U = 1 và bản tin LDP chứa bản tin chưa biết
kiểu này được truyền đi. Nếu bít F bằng 0 thì bản tin chưa biết kiểu sẽ không
chuyển đi cùng bản tin LDP chứa nó và nếu bit F=1 thì bản tin chưa biết kiểu sẽ
chuyển đi cùng bản tin LDP chứa nó.
Các khuôn dạng và chức năng của các TLV. Trong phạm vi đồ án này xin
phép không nói đến.
Khuôn dạng bản tin LDP
Tất cả các bản tin LDP có khuôn dạng sau:
Hình 1.10: Khuôn dạng các bản tin LDP
Bit U: bit bản tin chưa biết. Nếu bit này bằng 1 thì nó không thể được
thông dịch bởi phía nhận, lúc đó bản tin bị bỏ qua mà không có phản hồi.
Kiểu bản tin: Chỉ ra kiểu bản tin là gì.
Chiều dài bản tin: Chỉ ra chiều dài của các phần nhận dạng bản tin, các
thông số bắt buộc, và các thông số tuỳ chọn.
Nhận dạng bản tin: là một số nhận dạng duy nhất bản tin. Trường này có
thể được sử dụng để kết hợp các bản tin Thông báo với một bản tin khác.
Thông số bắt buộc, và Thông số tuỳ chọn tuỳ thuộc vào từng bản tin
LDP.
Về mặt nguyên lý, mọi thứ xuất hiện trong bản tin LDP có thể được mã hoá
theo TLV, nhưng các đặc tả LDP không phải luôn luôn sử dụng lược đồ TLV. Nó
không được sử dụng khi nó không cần thiết và sự sử dụng của nó sẽ gây lãng phí
không gian. Chẳng hạn không cần thiết phải sử dụng khuôn dạng TLV nếu chiều
ID bản tin
Thông số bắt buộc
Thông số tuỳ chọn
U
Kiểu bản tin Độ dài bản tin
Khoá luận tốt nghiệp
20
dài của giá trị là cố định hay kiểu của giá trị được biết và không phải chỉ định một
nhận dạng kiểu
Các bản tin và chức năng của bản tin trong LDP:
Bao gồm 11 bản tin LDP :
Bản tin Notification.
Bản tin Hello.
Bản tin Initialization.
Bản tin KeepAlive.
Bản tin Address.
Bản tin Address Withdraw.
Bản tin Lable Mapping.
Bản tin Lable Request.
Bản tin Lable Abort Request
Bản tin Lable Withdraw.
bản tin Lable Release.
1-Bản tin thông báo ( Notification Message ): Bản tin này được sử dụng bởi
một LSR để thông báo với các LSR đồng cấp khác về trạng thái mạng là đang
trong điều kiện bình thường hay bị lỗi. Khi LSR nhận được một bản tin thông
báo về một lỗi, nó sẽ ngắt phiên truyền ngay lập tức bằng việc đóng phiên kết
nối TCP lại và xoá bỏ các trạng thái liên quan đến phiên truyền này. Ví dụ về
lỗi: hỏng sự khởi động phiên LSP, các bản tin xấu….
2-Bản tin Hello: Bản tin này dùng để trao đổi giữa 2 LDP đồng cấp.
3-Bản tin Initilization: Các bản tin thuộc loại này được gửi khi bắt đầu một
phiên LDP giữa 2 LSR để trao đổi các tham số, các đại lượng tuỳ chọn cho
phiên. Các tham số này bao gồm:
Chế độ phân phối nhãn
Các giá trị định thời
Phạm vi các nhãn sử dụng trong kênh giữa 2 LSR đó
Cả hai LSR đều có thể gửi các bản tin Initilization và LSR nhận sẽ nhận trả
lời bằng Keep Alive nếu các tham số được chấp nhận. Nếu có một tham số nào đó
không được chấp nhận thì LSR trả lời thông báo và phiên kết thúc.
4-Bản tin Keep Alive: Bản tin này dùng để trao đổi giữa các thực thể đồng
cấp để giám sát tính ổn định và liên tục của việc hỗ trợ của một kết nối TCP trong
một phiên LDP. Các bản tin này được gửi định kỳ không có bản tin nào được gửi để
đảm bảo cho mỗi thành phần LDP biết rằng thành phần LDP khác đang hoạt động
tốt. Trong trường hợp không xuất hiện bản tin Keep Alive hay một số bản tin khác
Khoá luận tốt nghiệp
21
của LDP trong khoảng thời gian nhất định thì LSR sẽ cho rằng kết nối bị hỏng và
phiên truyền sẽ bị dừng
5-Bản tin Address: Bản tin này được gửi đi bởi một LSR tới các LDP đồng
cấp để thông báo các địa chỉ giao diện của nó. Một LSR khác nhận bản tin mang địa
chỉ này để duy trì cơ sở dữ liệu để ánh xạ trường nhận dạng và các địa chỉ chặng
tiếp theo giữa các LDP đồng cấp.
6-Bản tin Address Withdraw ( Bản tin huỷ bỏ địa chỉ ): Bản tin này dùng
để xoá địa chỉ đã được thông báo trước đó. Danh sách địa chỉ LTV chứa một loạt
các địa chỉ đang được yêu cầu cần xoá bỏ bởi LSR.
7-Bản tin Lable Mapping ( Bản tin ánh xạ nhãn ): Các bản tin ánh xạ
nhãn được sử dụng để quảng bá liên kết giữa FEC ( tiền tố địa chỉ ) và nhãn giữa
các thực thể đồng cấp. Bản tin này được sử dụng khi có sự thay đổi trong bảng định
tuyến ( thay đổi tiền tố địa chỉ ) hay thay đổi trong cấu hình LSR tạm dừng việc
chuyển nhãn các gói trong FEC đó.
Nếu một LSR phân phối một ánh xạ đối với một FEC tới nhiều thực thể đồng
cấp LDP, vấn đề cục bộ được đặt ra là liệu nó ánh xạ một nhãn đơn tới FEC này và
phân phối sự ánh xạ này tới tất cả các thực thể LDP đồng cấp của nó hay sử dụng
các ánh xạ khác nhau cho từng LDP khác nhau.
8-Bản tin Lable Withdraw: Bản tin này có nhiệm vụ ngược lại so với bản
tin ánh xạ địa chỉ, được sử dụng để xoá bỏ các kiên kết giữa các FEC và các nhãn
vừa thực hiện. Bản tin này được gửi tới một thực thể đồng cấp để thông báo rằng
nút không còn tiếp tục sử dụng các liên kết nhãn-FEC mà LSR đã gửi trước đó
9-Bản tin Lable Request: Bản tin yêu cầu nhãn được LSR sử dụng để yêu
cầu một LDP đồng cấp cung cấp một sự kết hợp nhãn ( Binding ) cho một FEC.
Một LSR có thể phát bản tin yêu cầu nhãn dưới bất kỳ một trong những trường hợp
sau:
- LSR nhận ra một FEC mới thông qua bảng chuyển tiếp và Hop tiếp theo là
một thực thể LDP đồng cấp nhưng LSR không có ánh xạ từ Hop tiếp theo cho FEC
đã cho.
- Có sự thay đổi FEC của chặng tiếp theo nhưng LSR không có sự ánh xạ từ
chặng tiếp theo đối với FEC đã cho.
- LSR nhận một yêu cầu nhãn đối với một FEC từ một LDP đồng cấp lên
(Upstream LDP peer ) FEC Hop tiếp theo là một LDP đồng cấp và LSR không ánh
xạ nhãn cho chặng tiếp theo
Khoá luận tốt nghiệp
22
10-Bản tin giải phóng nhãn ( Lable Release Message): Bản tin này được LSR
sử dụng khi nhận được chuyển đổi nhãn mà nó không cần thiết nữa. LSR phải phát
bản tin giải phóng nhãn này dưới bất kỳ một trong những trường hợp sau.
- LSR gửi ánh xạ nhãn không thuộc Hop tiếp theo đối với một FEC đã được
ánh xạ và LSR được cấu hình để duy trì cho quá trình hoạt động.
- LSR nhận một ánh xạ nhãn từ một LSR mà chúng không phải là của Hop
tiếp theo đối với một FEC và LSR được cấu hình cho việc duy trì quá trình hoạt
động
Ở chế độ hoạt động gán nhãn theo yêu cầu từ phía trước, LSR sẽ yêu cầu gán
nhãn từ LSR lân cận phía trước sử dụng bản tin Lable Request. Nếu bản tin Lable
Request cần phải huỷ bỏ trước khi dược chấp nhận ( do nút kế tiếp trong FEC yêu
cầu đã thay đổi ) thì LSR yêu cầu sẽ loại bỏ yêu cầu nhờ bản tin Lable Request
Abort.
11-Bản tin Lable Abort Request ( Bản tin bỏ dở nhãn ): Bản tin này được
sử dụng để lạo bỏ các bản tin yêu cầu nhãn bất thường
Các chế độ phân phối nhãn:
Chúng ta đã biết một số chế độ hoạt động trong việc phân phối nhãn như:
không yêu cầu phía trước, theo yêu cầu phía trước, điều khiển LSP theo lệnh hay tự
lập, duy trì tiên tiến hay lưu giữ. Các chế độ này được thoả thuận bởi LSR trong quá
trình khởi tạo phiên LDP.
Khi LSR hoạt động ở chế độ duy trì lưu trữ, nó sẽ giữ những giá trị nhãn/
FEC mà nó cần tại thời điểm hiện tại. Các chuyển đổi khác được giải phóng. Ngược
lại trong chế độ duy trì tiên tiến, LSR giữ tất cả các chuyển đổi mà nó được thông
báo ngay cả những chuyển đổi đó không được sử dụng tại thời điểm hiện tại, Hoạt
động của chế độ này như sau:
- LSR1 gửi liên kết nhãn vào một số FEC đến một trong các LSR kế tiếp (
LSR2 ) cho FEC đó.
- LSR2 nhận thấy LSR1 hiện tại không phải là nút tiếp theo đối với FEC đó
và nó không thể sử dụng liên kết này cho mục đích chuyển tiếp tại thời điểm hiện
tại nhưng nó vẫn lưu giữ liên kết này lại.
- Tại thời điểm nào đó sau này có sự xuất hiện thay đổi định tuyến và LSR1
trở thành nút tiếp theo của LSR2 đối với FEC đó thì LSR2 sẽ cập nhật thông tin
trong bảng định tuyến tương ứng và có thể chuyển tiếp các gói có nhãn đến LSR1
trên tuyến mới. Việc này được thực hiệ một cách tự động mà không cần đến báo
hiệu LDP hay quá trình phân bổ nhãn mới.
Khoá luận tốt nghiệp
23
Ưu điểm lớn nhất của chế độ duy trì tiên tiến là khả năng phản ứng nhanh
hơn khi có sự thay đổi định tuyến. Nhược điểm lớn nhất là lãng phí bộ nhớ và nhãn.
Điều này đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đối với những thiết bị lưu trữ
bảng định tuyến trong phần cứng như ATM-LSR. Thông thường chế độ duy trì lưu
giữ nhãn được sử dụng cho các ATM-LSR.
1.3.2 Giao thức phân phối nhãn dựa trên ràng buộc ( CR-LDP ).
Giao thức phân phối nhãn định tuyến dựa trên ràng buộc CR-LDP (
Constraint-Based Routing-LDP ) được sử dụng để điều khiển cưỡng bức LDP. Giao
thức này là phần mở rộng của LDP cho quá trình định tuyến cưỡng bức của LSP.
Cũng giống như LDP, nó sử dụng các phiên TCP giữa các LSR đồng cấp để gửi các
bản tin phân phối nhãn.
Để hiểu rõ hơn về định tuyến cưỡng bức dựa trên ràng buộc, ta xét việc định
tuyến với một mạng IP truyền thống. Một mạng có thể được xem như là một tập
hợp các hệ thống tự trị AS, trong đó việc định tuyến ở mỗi AS tuân theo giao thức
định tuyến trong miền. Việc định tuyến giữa các AS lại tuân theo định tuyến liên
miền. Các giao thức định tuyến trong miền có thể là RIP, OSPF, IS-IS còn giao thức
định tuyến liên miền đang được sử dụng là BGP. Trong phạm vi một hệ thống tự trị,
cơ chế xác định tuyến trong các giao thức định tuyến trong miền thường tuân theo
thuật toán tối ưu. Ví dụ: Trong giao thức định tuyến RIP thì đó là sự tối ưu về số nút
mạng trên tuyến đường mà gói tin đi từ nguồn tới đích. Có nhiều tuyến đường để đi
từ nguồn đến một đích nhưng mỗi một tuyến đường lại có số nút, băng thông, độ trễ
khác nhau. Do vậy với RIP thì thuật toán Bellman-Ford được sử dụng để xác định
sao cho đường đi qua ít nút nhất.
Đối với định tuyến cưỡng bức, ta có thể xem một mạng như là một tập hợp
các nút mạng và một tập hợp các kết nối gữa các nút mạng đó. Mỗi kênh sẽ có các
đặc điểm riêng. Để kết nối giữa hai nút bất kỳ thì cần phải thoả mãn một số yêu cầu
( ràng buộc ) và coi các ràng buộc này như là các đặc điểm của các kênh. Chỉ có nút
đầu tiên trong cặp đóng vai trò khởi tạo đường kết nối mới biết đặc điểm này.
Nhiệm vụ của định tuyến cưỡng bức là tính toán xác định đường kết nối từ nút này
đến nút kia sao cho thoả mãn một số điều kiện ràng buộc đã được đặt ra với liên kết
đó, các điều kiện ràng buộc có thể là một trong nhiều các tiêu chí. Ví dụ như:
Số nút ít nhất, đường đi ngắn nhất, băng thông rộng nhất, dung lượng đường
truyền, thời gian thực…Tuy nhiên việc tối ưu hoá theo các tiêu chí khác nhau không
thể được đáp ứng một cách đồng thời. Một thuật toán chỉ tối ưu theo một tiêu chí
nào đó chứ không thể đáp ứng một thời điểm nhiều tiêu chí vì hai yêu cầu hai tiêu
chí đó có thể xung đột nhau, chẳng hạn: đường đi ngắn nhất số nút ít nhất chưa chắc
Khoá luận tốt nghiệp
24
băng thông rộng nhất. Do vậy thuật toán định tuyến ràng buộc cũng không thể đáp
ứng tối ưu theo tiêu chí. Nó chỉ thực hiện tối ưu theo một tiêu chí nào đó đồng thời
thoả mãn một số điều kiện ràng buộc được đặt ra. Khi xác định được một đường kết
nối thì định tuyến cưỡng bức sẽ thực hiện thiết lập, duy trì và chuyển trạng thái kết
nối dọc theo các kênh phù hợp nhất trên tuyến đường.
Ngoài các điều kiện ràng buộc được đặt ra đối với kênh, còn có các điều kiện
được đặt ra đối với việc quản trị. Chẳng hạn nhà quản trị muốn ngăn không cho một
lưu lượng nào đó đi qua một số kênh nhất định trong mạng được xác định bởi một
số đặc điểm nào đó. Do đó, thuật toán định tuyến mà nhà quản trị phải thực hiện là
tìm các kênh xác định mà nó cho qua lưu lượng trên, đồng thời thoả mãn một số
điều kiện ràng buộc khác nữa.
Định tuyến cưỡng bức còn có thể là sự kết hợp của cả hai điều kiện ràng
buộc là quản lý và đặc điểm kênh một cách đồng thời chứ không phải chỉ từng điều
kiện riêng rẽ. Ví dụ, định tuyến cưỡng bức phải tìm ra một đường vừa phải có độ
rộng băng tần nhất định, vừa phải loại trừ ra một số kênh có đặc điểm nhất định.
Điểm khác biệt chính giữa định tuyến IP truyền thống với định tuyến cưỡng
bức là: thuật toán định tuyến IP truyền thống chỉ tìm ra một đường tối ưu ứng với
duy nhất một tiêu chí được đặt ra, trong khi thuật toán định tuyến cưỡng bức vừa
tìm ra một tuyến đường tối ưu theo một tiêu chí nào đó đồng thời phải thoả mãn
một số điều kiện ràng buộc nhất định.Chính vì điều này mà thuật toán định tuyến
cưỡng bức trong mạng MPLS có thể đáp ứng được yêu cầu trong khi các mạng sử
dụng các thuật toán tìm đường khác không thể có được, kể cả giao thức định tuyến
IP.
Để làm được điều này, có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân
chính là do định tuyến cưỡng bức yêu cầu đường đi phải được tính toán và xác định
từ phía nguồn. Các nguồn khác nhau có các ràng buộc khác nhau đối với một tuyến
đường trên cùng một đích. Các điều kiện ràng buộc ứng với bộ định tuyến của một
nguồn cụ thể chỉ được biết đến bởi bộ định tuyến đó mà thôi, không một bộ định
tuyến nào khác trên mạng được biết về các điều kiện này. Ngược lại trong bộ định
tuyến IP thì đường đi được xác định và tính toán bởi tất cả các bộ định tuyến phân
tán toàn mạng.
Một nguyên nhân khác là khả năng định tuyến hiện ( hoặc nguồn ) vì các
nguồn khác nhau có thể tính toán xác định các đường khác nhau đến cùng một đích.
Vì vậy, chỉ dựa vào thông tin về đích là không đủ để có thể xác định đường truyền
các gói tin.
Khoá luận tốt nghiệp
25
Một nguyên nhân nữa là đối với phương pháp định tuyến cưỡng bức thì việc
tính toán xác định đường phải tính đến các thông tin về đặc điểm tương ứng của
từng kênh trong mạng. Đối với các phương pháp IP đơn giản không hỗ trợ khả năng
này. Ví dụ giao thức định tuyến truyền thống dựa vào trạng thái kênh ( như
OSPF…)chỉ truyền duy nhất các thông tin bận, rỗi của từng kênh và độ dài của từng
kênh, các giao thức định tuyến vector khoảnh cách như RIP thì chỉ truyền đo các
thông tin địa chỉ nút tiếp theo và khoảng cách.
1.3.3. Giao thức dành trước tài nguyên RSVP ( Resource Reservation
Protolcol ).
RSVP là giao thức báo hiệu đóng vai trò quan trọng trong mạng MPLS, được
sử dụng để dành trước tài nguyên cho một phiên truyền trong mạng Internet. Nó cho
phép các ứng dụng thông báo về các yêu cầu chất lượng dịch vụ ( QoS ) với mạng
và mạng sẽ đáp ứng bằng các thông báo thành công hay thất bại.
RSVP được dùng để cung cấp khả năng vận hành được bảo vệ bằng việc đặt
trước tài nguyên cần thiết tại mỗi máy tham gia vào hỗ trợ luồng lưu lượng ví dụ
như truyền hình hội nghị,… Đối với các giao thức IP là giao thức không kết nối nó
không hỗ trợ việc thiết lập các đường cho luồng lưu lượng, trong khi RSVP được
thiết kế để thiết lập các đường truyền cũng như bảo vệ giải thông trên các đường
truyền.
RSVP yêu cầu các máy nhận lưu lượng về yêu cầu chất lượng dịch vụ QoS
cho luồng dữ liệu. Các ứng dụng tại máy nhận phải giải quyết các thuộc tính QoS sẽ
được truyền tới RSVP. Sau khi phân tích các yêu cầu này, RSVP được sử dụng để
gửi các bản tin tới tất cả các nút nằm trên tuyến đường của gói tin.
RVSP thao tác với tất cả tủ tục đơn hướng và đa hướng, việc liên mạng ở
thời điểm hiện tại là các giao thức đa hướng.
RSVP mang các thông tin sau:
- Thông tin phân loại nhờ nó mà các luông lưu lượng với các yêu cầu QoS cụ
thể có thể được nhận biết trong mạng. Thông tin này bao gồm địa chỉ IP phía gửi và
phía nhận, số cổng UDP.
- Chỉ tiêu kỹ thuật của luồng lưu lượng và các yêu cầu QoS, theo khuôn dạng
TRpec và Rspec bao gồm các dịch vụ yêu cầu ( có bảo đảm hoặc tải điều khiển ).
RSVP phải mang các thông tin trên từ các máy chủ tới tất cả các tổng đài chuyển
mạch và các bộ định tuyến dọc theo đường truyền từ bộ phát tới bộ tu. Vì vậy, tất cả
các thành phần mạng phải tam gia vào việc đảm bảo các yêu cầu QoS của ứng
dụng.