Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

nghiên cứu công nghệ ADSL2/ADSL2+ và đưa ra đề xuất khả năng ứng dụng công nghệ này trên mạng viễn thông của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495 KB, 39 trang )

Khoa Điện Tử Viễn Thông Lớp ĐHĐT1
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, nhu cầu về thông tin đang phát triển như vũ
bão trên thế giới nói chung cũng như tại Việt Nam nói riêng, đặc biệt là nhu cầu
về dịch vụ băng rộng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng các
nhà khai thác và cung cấp dịch vụ viễn thông đã đưa ra nhiều giải pháp khác
nhau. Mỗi giải pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng tuỳ thuộc vào từng
điều kiện cụ thể.
Trong khi việc cáp quang hoá hoàn toàn mạng viễn thông chưa thực hiện
được vì giá thành các thiết bị quang vẫn còn cao thì công nghệ đường dây thuê
bao số (xDSL) là một giải pháp hợp lý. Trên thế giới nhiều nước đã áp dụng
công nghệ này và đã thu được thành công đáng kể. Ở Việt Nam công nghệ
xDSL cũng đã được triển khai trong những năm gần đây và cũng đã thu được
những thành công nhất định về mặt kinh tế cũng như giải pháp mạng và đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng (năm 2003 tổng số thuê bao băng rộng trên thế
giới là 60 triệu thuê bao đến năm 2005 đã đạt tới 107 triệu thuê bao). Tuy nhiên,
do những giới hạn nhất định đặc biệt là về mặt công nghệ nên tốc độ truyền số
liệu vẫn còn thấp chưa đáp ứng được hết những nhu cầu của khách hàng. Chính
vì vậy, nhu cầu đặt ra trong những năm tiếp theo là áp dụng các công nghệ mới
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng đặc biệt là nhu cầu về
dịch vụ băng rộng.
Trong khi công nghệ ADSL/ADSL2+ có thể cho phép cung cấp tốc độ
đường xuống lên tới 8Mbps và 25Mbps tương ứng và ADSL2/ADSL2+ đã được
chuẩn hoá bởi ITU, được phát triển bởi nhiều hãng cung cấp thiệt bị trên thế
giới. Thì các công nghệ này là sự lựa chọn hợp lý có thể áp dụng vào mạng viễn
thông nhằm đáp ứng được các dịch vụ băng rộng hiện tại và trong tương lai.
Nhằm mục đích nghiên cứu công nghệ ADSL2/ADSL2+ và đưa ra đề xuất
khả năng ứng dụng công nghệ này trên mạng viễn thông của Việt Nam, em đã
chọn đề tài “CÔNG NGHỆ ADSL2+”.

Bài tập lớn môn Ghép kênh tín hiệu số


1
Khoa Điện Tử Viễn Thông Lớp ĐHĐT1
Nội dung của đồ án bao gồm:
Chương I: Họ công nghệ xDSL.
Chương II: Công nghệ ADSL2, ADSL2+.
Chương III: Khả năng ứng dụng công nghệ ADSL2+
Tuy nhiên, do công nghệ ADSL2+ còn mới mẻ và còn hạn chế về trình độ,
thời gian cũng như những số liệu cần thiết nên trong quá trình làm đề tài không
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự chỉ dẫn của các
thầy cô giáo và đóng góp ý kiến của các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 23 tháng 1 năm 2012
Sinh Viên thực hiện đề tài
Bài tập lớn môn Ghép kênh tín hiệu số
2
Khoa Điện tử Viễn Thông Lớp ĐHĐT1
MỤC LỤC
Bài tập lớn môn Ghép kênh tín hiệu số
iii
Khoa Điện Tử Viễn Thông Lớp ĐHĐT1
CHƯƠNG I: HỌ CÔNG NGHỆ xDSL
1.1 Tổng quan
Có nhiều giải pháp để giải quyết tắc nghẽn gây ra do hạn chế về băng tần
và các loại lưu lượng khác (chẳng hạn kích thước bút lớn, tốc độ cao, đa phương
tiện…) trên các mạch vòng nội hạt. Thực tế, các vấn đề này không chỉ xảy ra với
mạng truy nhập mà đã mở rộng tới cả mạng trung kế (mạng lõi) và thậm chí tới
cả các chuyển mạch trung tâm. Một trong các giải pháp chìa khoá đó là họ công
nghệ dựa trên cáp đồng có sẵn của các đường dây điện thoại-họ công nghệ
xDSL (x Dgital Subscriber Line), với x biểu thị cho các kỹ thuật khác nhau.
xDSL là từ dùng để chỉ các công nghệ cho phép tận dụng miền tần số cao

để truyền tín hiệu số tốc độ cao trên đôi dây cáp điện thoại thông thường. Các
công nghệ này chủ yếu được sử dụng trong mạng truy nhập để cung cấp dịch vụ
tốc độ cao tới nhà khách hàng.
xDSL không phải là một công nghệ giải pháp cung cấp dịch vụ hoàn chỉnh
(end-to-end) mà chỉ là công nghệ về truyền dẫn, bao gồm 2 modem DSL có
chức năng điều chế, chuyển đổi tín hiệu đường dây được nối với nhau bằng đôi
dây cáp đồng. Hình 2.1 Bộ cung cấp mạch vòng thuê bao số xDSL.
Hình 2.1 Bộ cung cấp mạch vòng thuê bao số xDSL
1.2 Phân loại
xDSL là từ dùng để chỉ các công nghệ cho phép tận dụng miền tần số cao
để truyền tín hiệu số tốc độ cao trên đôi dây cáp điện thoại thông thường.
Modem
DSL
Modem
DSL
xDSL
Mang/nguồn
cung cấp dịch
vụ
Người sử dụng
Khoa Điện Tử Viễn Thông Lớp ĐHĐT1
xDSL là họ công nghệ đường dây thuê bao số gồm nhiều công nghệ, với x
thay cho các ký tự: A, H, V, I, S... Có thể phân biệt dựa vào: tốc độ, khoảng
cách truyền dẫn, và được ứng dụng vào các dịch vụ khác nhau. Có thể sử dụng
kỹ thuật truyền đối xứng với tốc độ truyền hai hướng như nhau, điển hình là
HDSL và SDSL và tuyền không đối xứng với đường xuống có tốc độ cao hơn
đường lên điển hình là ADSL và VDSL. Các đặc trưng của họ công nghệ xDSL
được cho trong Bảng 2.1.
Bảng 2.1 Các đặc trưng của họ công nghệ xDSL
Tên Giải thích Tốc độ dữ

liệu
Chế độ hoạt
động
Chú thích
HDSL/
HDSL2
High data
rate DSL
1.544Mbps
2.048Mbps
Đối xứng
Đối xứng
Sử dụng 2 đôi
dây.
HDSL2 sử dụng 1
đôi dây
SDSL Single line
DSL
768Kbps Đối xứng Sử dụng 1 đôi
dây.
ADSL Asymmetric
DSL
1.5 tới 8Mbps
16 tới
640Kbps
Đường xuống
Đường lên
Sử dụng 1 đôi
dây; max 18ft
RADSL Rate

Adaptive
DSL
1.5 tới 8Mbps
16 tới
640Mbps
Đường xuống
Đường lên
Sử dụng 1 đôi
dây, nhưng có thể
tương thích tốc độ
với các điều kiện
đường dây
CDSL Consumer
DSL
Tới 1Mbps
16 tới
128Kbps
Đường xuống
Đường lên
Sử dụng 1 đôi dây
nhưng không cần
thiết bị xa tại nhà.
Khoa Điện Tử Viễn Thông Lớp ĐHĐT1
IDSL IDSL DSL Giống như
BRI
ISDL
Đối xứng Sử dụng một đôi
dây
VDSL Very high
data DSL

13 tới
52Mbps
1.6 tới 6Mbps
Đường xuống
Đường lên
Tốc độ dữ liệu
cao; chiều dài cực
đại 1 tới 4.5 Kft
Dưới đây chỉ giới thiệu qua về đặc điểm và ứng dụng của các công nghệ
được cho trong bảng trên:
+ HDSL/HDSL2-High bit rate DSl. HDSL chạy với tốc độ 1.544Mbps (Tốc độ
T1) ở vùng Bắc Mỹ và chạy với tốc độ 2.048Mbps (Tốc độ E1) ở hầu hết các
nước còn lại. Cả 2 tốc độ này là đối xứng (Tốc độ cho cả đường lên và đường
xuống). HDSl lúc đầu với tốc độ 1.544Mbps sử dụng 2 đôi dây và chiều dài tối
đa cáp là 15,000ft (khoảng 2,8 dặm). HDSL tốc độ 2.048Mbps cần 3 đôi dây với
cùng chiều dài cáp tối đa như trên. Các phiên bản HDSL mới nhất được gọi là
HDSL2, sử dụng chỉ 1 đôi dây và đây là công nghệ đang được mong đợi sẽ được
chuẩn hoá nhiều hơn nữa để cho phép các nhà sản xuất thiết bị cùng phối hợp
hoạt động.
+ SDSL-Symmetric (or Single pair) DSL. Nếu mục đích của công nghệ xDSL là
để tái sử dụng mạch vòng nội hạt, thì có lẽ sẽ tốt hơn khi chỉ sử dụng một đôi
dây, đó chính là các mạch vòng tương tự có sẵn. SDSL chỉ sử dụng một đôi
nhưng chiều dài tối đa của cáp là 10,000ft (nhỏ hơn 2 dặm). Tuy nhiên, tốc độ là
giống như HDSL.
SDSL thường được cung cấp chạy với tốc độ 768Kbps bằng việc sử dụng
cặp dây đơn HDSL. HDSL2 có thể làm được những cái giống như SDSL đã làm
thậm chí còn tốt hơn nữa do đó người ta hy vọng SDSL sẽ bị thay thế bởi
HDSL2
+ ADSL- Asymmetric DSL. SDSL chỉ sử dụng một dây, nhưng yêu cầu để hỗ
trợ tộc độ song hướng bị hạn chế bởi khoảng cách. ADSL thừa nhận bản chất

Khoa Điện Tử Viễn Thông Lớp ĐHĐT1
đối xứng của nhiều dịch vụ băng rộng, đồng thời mở rộng chiều dài tối đa của
cáp là 18,000ft (khoảng 3,4 dặm).
+ RADSL-Rate-Adaptive DSL. Thông thường khi thiết bị được lắp đặt thì một
số tiêu chuẩn tối thiểu cho các điều kiện phải được đáp ứng để cho phép thiết bị
hoạt động với tốc độ định trước. Điều này cũng đúng cho các công nghệ trước
đây, như là sóng mang –T hay ISDL. RADSL là sự kế thừa của ADSL bằng việc
sử dụng mã hoá đa tần rời rạc (DMT), nó có tương thích thực sự với sự thay đổi
các điều kiện trên đường dây và điều chỉnh tốc độ cho mỗi hướng để tăng tối đa
tốc độ trên mỗi đường dây riêng biệt.
+ CDSL-Consumer DSL. Mặc dù có quan hệ tương đối chặt chẽ với ADSL và
RADSL, CDSL vẫn có những điểm khác biệt tương thích với các đối tượng
phục vụ của nó. CDSL có phần khiêm tốn hơn về mặt tốc độ và khoảng cách so
với ADSL/RADSL, nhưng ngược lại nó cũng có ưu điểm nhất định. Với CDSL
không cần lo lắng về các thiết bị đầu xa như bộ phân tách (spliter) ở nhà khách
hàng. Chức năng của bộ phân tách là để cho phép các dịch vụ và các kiểu thiết
bị khác đang tồn tại, chẳng hạn như máy fax, tiếp tục hoạt động như trước đây.
+ IDSL-ISDL DSL. Kỹ thuật sử dụng các kênh 2B+D thông thường của giao
diện tốc độ cơ bản (BRI) ISDL, có tốc độ 144Kbps và không chạy qua các
chuyển mạch thoại ISDL mà chạy tới các thiết bị xDSL. ISDL cũng chạy trên
một đôi dây dẫn, và chiều tối đa là 18,000Kft như của ADSL.
+ VDSL-Very high speed DSL. Là thành phần mới nhất của họ xDSL, VDSL
được coi như là “mục tiêu cuối cùng” của kỹ thuật xDSL, tốc độ có thể đạt cao
nhất nhưng bị hạn chế về tốc độ tối đa trong khoảng 1.000 đến 4.500ft trên đôi
dây cáp đồng xoắn đôi. Đây không phải là vấn đề của VDSL. VDSL đang mong
đợi sẽ có một bộ nguồn nuôi sợi tại các điểm 1000 tới 4.500ft và nó có xu hướng
được sử dụng để truyền các tế bào ATM. Đây không phải là chức năng có thể
được lựa chọn mà là một khuyến nghị bắt buộc sử dụng.
1.3 Ưu nhược điểm của xDSL
a.Ưu điểm của các họ công nghệ xDSL là:

Khoa Điện Tử Viễn Thông Lớp ĐHĐT1
+ Công nghệ xDSL đã được kiểm nghiệm với nhiều triệu line hoạt động
trên khắp thế giới, ở Châu Á, Hàn Quốc là nước có mật độ thuê bao là cao nhất.
+ xDSL là họ công nghệ đã được chuẩn hoá bởi ITU-T.
+ Sử dụng hệ thống cáp đồng đã được triển khai rất rộng khắp của các nhà
khai thác.
+ Trong điều kiện thuận lợi, đầu tư cho mạng xDSL không lớn đối với nhà
khai thác.
b.Những thách thức của công nghệ này là:
+ Khó khăn khi triển khai mạng lưới, do mạng truy nhập không đồng bộ.
+ Chăm sóc khách hàng, tính cước.
+ Triển khai các dịch vụ ra tăng.
+ Hạn chế bởi khoảng cách và những hệ thống tập chung thê bao công
nghệ cũ đã triển khai.
+ Triển vọng doanh thu tương đối tốt với các nhà khai thác chủ đạo, có cơ sở
hạ tầng viễn thông rộng khắp như VNTP, nhưng sẽ rất khó khăn cho các nhà khai
thác khác cạnh tranh. Điều này đã được kiểm nghiệm trên thị trường viễn thông
Mỹ. Trong những năm qua nhiều nhà khai thác đã liên tục thua lỗ và phải đóng
cửa.
Công nghệ xDSL hướng tới thị trường chính là tư nhân và các doanh
nghiệp vừa/nhỏ. Dịch vụ này có thể không thích hợp với nhiều doanh nghiệp
lớn, do chất lượng dịch vụ không phải thường xuyên được bảo đảm. Dự kiến
năm 2005 ở Mỹ sẽ có 18,5 triệu line hoạt động (FCC). Trong một vài năm tới ở
Việt Nam con số thuê bao ADSL sẽ lên tới hàng nghìn.
Tại Việt Nam, những vấn đề về chất lượng cáp, chất lượng đấu nối trong
mạng truy nhập cũng như một số thiết bị tập chung thuê bao gồm nhiều chủng
loại khác nhau, sử dụng các công nghệ khác nhau là những yếu tố kỹ thuật quan
trọng cần lưu ý khi phát triển thuê bao xDSL.
Khoa Điện Tử Viễn Thông Lớp ĐHĐT1
CHƯƠNG II:CÔNG NGHỆ ADSL2, ADSL2+

2.1 ADSL
2.1.1 Giới thiệu chung về ADSL
Mạng điện thoại chỉ là mạng cung cấp các truy nhập cự ly gần tới các
khách hàng. Số lượng các thuê bao điện thoại trên toàn thế giới vào khoảng 700
triệu (1999). Từ đặc điểm này, mạng truy nhập điện thoại bao gồm các đôi dây
xoắn đồng được thiết kế để truyền tín hiệu tương tự. Tuy nhiên, các nhà kỹ thuật
sau đó phát hiện ra rằng có thể truyền dữ liệu qua cùng kênh thoại. Từ những
modem đầu tiên chỉ có thể truyền với tốc độ 75bps, kỹ thuật này đã được phát
triển đến mức những modem không hề đát có thể truyền với tốc độ gần 56Kbps.
Kỹ thuật modem cuối cùng cũng đã đạt tới giới hạn của nó. Vì bên trong
mạng thoại mã hoá các kết nối tại tốc độ 64Kbps nên những sự phát triển cao
hơn tốc độ modem hay các kết nối quay số là không thể thực tiễn. Tuy nhiên,
giới hạn này có thể lợi dụng bởi các hệ thống chuyển mạch và các thiết bị liên
đài, các đôi dây cáp đồng có dung lượng cao hơn chưa từng được sản xuất trước
đó. ISDL là hệ thống đầu tiên khai thác những đặc điểm đó. ISDL truyền với tốc
độ 144Kbps (2B+D) ở mỗi hướng trực tiếp qua một đôi dây xoắn với khoảng
cách trên 600m. Tại hệ thống tổng đài trung tâm, luồng 144Kbps được chia
thành các kênh chuyển mạch 64Kbps (2 kênh B) và kênh báo hiệu 16Kbps (kênh
D). Các kỹ sư xác định cách thức để quay tới cùng một đầu cuối với 2 kênh và
kết hợp chúng để tạo thành một kết nối 128Kbps. Tuy nhiên, do nhu cầu về tốc
độ truy nhập ngày càng cao của các dịch vụ mới như trang Web, Video và
Multimedia. Các công ty điện thoại một lần nữa nghiên cứu đôi dây cáp đồng để
xem liệu chúng còn khả năng nào để khai thác không?
ADSL là một giải pháp cho câu hỏi này. Băng thông analog của đôi dây cáp
xoắn đồng về cơ bản thì liên quan đến độ dài của nó. Phần lớn các mạch vòng
thuê bao có độ dài nhỏ hơn 4Km và có băng thông analog sử dụng vào khoảng
1Mhz. Các mạch vòng ngắn hơn thậm chí có dung lượng cao hơn. Việc khai thác
băng thông này được thực hiện nhờ những tiến bộ tiến bộ trong kỹ thuật xử lý tín
hiệu số.
Khoa Điện Tử Viễn Thông Lớp ĐHĐT1

Nhận ra các khách hàng có nhu cầu tốc độ download cao hơn tộc độ
upload dữ liệu, ADSL dành phần lớn băng thông của mạch vòng thuê bao cho
kênh download. Phụ thuộc vào độ dài của mạch vòng này, ADSL có thể đạt tốc
độ download tới 7Mbps và upload tới vài trăm Kbps. ADSL thực hiện việc này
đồng thời giữ lại 3Kbps thấp cho dịch vụ thoại thông thường.
2.1.2 Mô hình tham chiếu của hệ thống ADSL
Chuẩn ITU G.922.1 đã đưa ra mô hình các khối chức năng của hệ thống
ADSL như trên Hình 3.1.
Hình 3.1 Mô hình tham chiếu ADSL
+ ATU-C: Khối thu phát ADSL phía mạng.
+ ATU-R: Khối thu phát ADSL phía khách hàng.
+ AN: Nút truy nhập mạng.
+ HPF và LPF: Bộ lọc thông cao và bộ lọc thông thấp.
+ CPE: Thiết bị của khách hàng.
Người sử dụng có thể lựa chọn việc sử dụng đồng thời dịch vụ thoại POTS
bằng cách thêm bộ tách (Splitter) R tại phía thuê bao, khi đó tổng đài PSTN cần
có bộ tách C.
Các giao diện trong mô hình tham chiếu:
ATU-R
P
H
Y
ATU-C
P
H
Y
hpf
hpf
ipf
ifp

Home
networ
k
Customer
spremise
Wireing
Telephone set
voiceiband
modem or
ISDL
terminal
Broatband
network
Narrow-
band
network
V-C
A
N
U-C 2
DSL
U-C U-R
Splitte
R

CP Wirring
carries POTS or
IDSL service
U-R 2
T/ST/R

N
T
Splitte
C

GSTN or ISDN
CPE
CPE
Khoa Điện Tử Viễn Thông Lớp ĐHĐT1
+ V-C: Giao diện giữa điểm truy nhập và mạng băng rộng.
+ U-C: Giao diện giữa đường dây và bộ chia phía tổng đài.
+ U-C2: Giao diện giữa bộ chia và ATU-C.
+ U-R: Giao diện giữa đường dây và bộ chia phía khách hàng.
+ U-R2: Giao diện giữa bộ chia và ATU-R.
+ T-R: Giao diện giữa ATU-R và lớp chuyển mạch (ATM, STM hoặc
gói).
+ T/S: Giao diện giữa kết cuối mạng với CPE.
Để đơn giản, các giao diện U-C và U-R, T-R và T-S được gọi chung là giao
diện U và giao diện T.
2.1.3 Kỹ thuật truyền dẫn trong ADSL
ADSL có thể sử dụng kỹ ghép kênh phân chia theo tần số (FDM) hoặc kỹ
thuật triệt phá tiếng vọng (EC). Với kỹ thuật ghép kênh phân chia theo tần số,
dải tần lên được tách biệt với dải tần xuống bởi một dải bảo vệ Hình 3.2. Vì vậy
tránh được xuyên âm.
Hình 3.2 ADSL sử dụng kỹ thuật ghép kênh theo tần số
Với kỹ thuật xoá tiếng vọng, dải tần hướng lên nằm trong dải tần hướng
xuống Hình 3.3. Như vậy, sử dụng kỹ thuật xoá tiếng vọng cho hiệu suất băng
tần cao hơn nhưng kỹ thuật này gây ra xuyên âm, do đó nó đòi hỏi việc xử lý tín
hiệu số phức tạp hơn.
1 MHz

Downstream
Upstream
POTS
FDM
Frequency
1 MHz
Downstream
Upstream
POTS
Echo Cancellation
Frequency
Khoa Điện Tử Viễn Thông Lớp ĐHĐT1
Hình 3.3 ADSL sử dụng kỹ thuật triệt phá tiếng vọng
Do không bị ảnh hưởng tự xuyên âm tại trạm trung tâm (CO) nên kỹ thuật
FDM cho chất lượng hướng lên tốt hơn nhiều so với kỹ thuật EC, nhưng băng
tần hướng xuống của kỹ thuật EC lớn hơn so với kỹ thuật FDM nên chất lượng
hướng xuống của kỹ thuật EC tốt hơn của kỹ thuật FDM đặc biệt đối với đường
dây có khoảng cách ngắn.
2.1.4 Các phương pháp điều chế trong ADSL
Có 3 phương pháp điều chế được sử dụng trong ADSL đó là:
+ Phương pháp điều chế biên độ cầu phương (QAM).
+ Phương pháp điều chế CAP.
+ Phương pháp điều chế tần số rời rạc (DMT).
2.1.5 Hiệu năng của ADSL
Hệ thống ADSL này cung cấp một băng thông không đối xứng tới nhà thuê
bao. Ở chiều download (tới nhà thuê bao), băng thông của nó có thể tới 7Mbps
trong khi đó hướng upload tối đa khoảng 640Kbp. Nhìn chung, tốc độ dữ liệu tối
đa của ADSL phụ thuộc vào khoảng cách, kích thước dây và nhiễu.
Bảng 3.8 Tốc độ tối đa của ADSL
Khoảng cách Loại cáp

(AWG)
Tốc độ download
(Mbps)
Tốc độ upload
(Mbps)
18.000 FEC 24 1.7 176
13.500 FEC 26 1.7 176
12.000 FEC 24 6.8 640
Khoa Điện Tử Viễn Thông Lớp ĐHĐT1
2.1.6 Sửa lỗi trong ADSL
Để tăng BER hay tăng hiệu năng của hệ thống, tức là tăng dung lượng tại
tốc độ bit cho trước, sửa lỗi trước (FEC) được áp dụng. ANSI xác định rõ việc
sử dụng mã hoá Reed – Solomon kết hợp với chèn. Cũng có thể lựa chọn việc sử
dụng mã hoá Trelis nhưng có thể làm giảm BER hay SNR.
Người ta thực hiện phân biệt dữ liệu nhạy cảm đối với trễ, cho các ứng
dụng như hội nghị truyền hình hay các phiên TCP/IP, dữ liệu không nhạy cảm
đối với trễ ví dụ như Video theo yêu cầu (VOD). Dữ liệu nhạy cảm với trễ
không được chèn và được truyền trong khoảng thời gian nhỏ hơn 2ms (một
chiều). Dữ liệu không nhạy cảm với trễ được chèn để nó có thể chống lại tốt hơn
nhiễu tác động. Tiêu chuẩn ANST cho phép truyền dẫn đồng thời dữ liệu nhạy và
không nhạy đối với trễ.
2.2 Công nghệ ADSL2
2.2.1 Một số tính năng mới của ADSL2
ADSL2 phát triển trên nền tảng ADSL nên nó mang đầy đủ các đặc tính
của ADSL, ngoài ra ADSL2 còn có một số cải tiến đặc biệt. Do có những cải
tiến đặc biệt nên nếu ADSL trên đường dây điện thoại có xuất hiện nhiễu băng
hẹp thì ADSL2 đạt được hiệu năng tốt hơn. Kết quả là ADSL2 cải thiện đáng kể
tốc độ và khoảng cách so với ADSL. Có được kết quả này là do ADSL2 cải
thiện hiệu quả điều chế, giảm tiêu đề khung, đạt được độ lợi mã hoá cao hơn, cải
thiện trạng thái khởi tạo và tăng cường thuật toán xử lý tín hiệu... So với ADSL,

ADSL2 bổ xung một số tính năng mới sau.
2.2.2.1 Các tính năng liên quan đến ứng dụng
a. Hỗ trợ ứng dụng ở chế độ hoàn toàn số:
ADSL đưa ra một chế độ tuỳ chọn cho phép truyền số liệu ADSL trên băng
tần thoại do đó tăng thêm 256Kbps cho tộc độ dữ liệu đường lên. Chế độ này là
lựa chọn hấp dẫn đối với các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thoại và số liệu trên
Khoa Điện Tử Viễn Thông Lớp ĐHĐT1
các đường dây riêng biệt bởi vì nhờ chế độ này mà các doanh nghiệp đạt được
các dịch vụ với tốc độ đường lên cao hơn.
Hình 3.17 đưa ra mô hình ứng dụng cơ bản cho dịch vụ số liệu với các
điểm tham chiếu và các thiết bị được triển khai. Trong ứng dụng này ATU-R là
một phần của ADSL NT, ADSL NT kết nối với một hoặc nhiều đầu cuối khách
hàng, bao gồm đầu cuối số liệu, thiết bị viễn thông hoặc các thiết bị khác. Các
kết nối tới phần thiết bị đầu cuối được thực hiện qua điểm tham chiếu S/T. Kết
nối giữa ATU-R và ATU-C được thực hiện trực tiếp qua đường DSL qua điểm
tham chiếu U-R tại kết cuối khách hàng và qua điểm tham chiếu U-C tại kết cuối
mạng. ATU-C là một phần của nút truy nhập, được kết nối tới mạng truy nhập
băng rộng tại điểm tham chiếu V. Trong mô hình ứng dụng này không có dịch
vụ băng hẹp được triển khai trên đường DSL.
ADSL có thể hoạt động trong chế độ hoàn toàn số không có dịch vụ ưu tiên
hay hoạt động ở chế độ có dịch vụ ưu tiên POTS hoặc ISDN nhưng không sử
dụng dải tầndành cho dịch vụ ưu tiên.
b. Hỗ trợ ứng dụng thoại trên băng tần ADSL:
Có ba phương thức cơ bản để truyền lưu lượng thoại trên đường dây cáp
đồng sử dụng băng tần DSL đó là: Thoại qua chế độ truyền dẫn cận đồng bộ
(VoATM), thoại qua giao thức internet (VoIP) và thoại phân kênh trên DSL
(CVoDSL).
+ Phương thức VoATM, thực hiện việc sắp xếp thoại đã được số hoá và
thông tin báo hiệu vào các tế bào ATM, các tế bào này được truyền trên đường
dây điện thoại và truyền qua mạng đến kết nối riêng ảo ATM.

+ Tương tự phương thức thứ hai, VoIP cũng sắp xếp thoại đã được số hoá
và thông tin báo hiệu vào các gói IP và truyền chúng trên đường dây điện thoại
cùng với số liệu khác.
+ Còn phương thức CVoDSL, là một cải tiến của công nghệ đường dây
thuê bao số. Phương thức này truyền lưu lượng thoại TDM một cách trong suốt
qua băng tần DSL. CVoDSL là duy nhất giữa các giải pháp thoại qua DSL
trong đó nó truyền thoại trong lớp vật lý, cho phép truyền các kênh thoại trên
băng tần DSL trong khi vẫn duy trì cả POTS và truy nhập Internet tốc độ cao.
Đây là một phương thức đơn giản, linh hoạt, hiệu quả về mặt chi phí cho phép
thiết bị thế hệ sau có chức năng thoại.
Khoa Điện Tử Viễn Thông Lớp ĐHĐT1
CVoDSL sử dụng kênh 64Kbps của băng tần DSL (Hình 3.18) để truyền
các luồng PCM DS0 từ modem DSL tới kết cuối đầu xa hoặc trạm trung tâm,
giống như POST chuẩn. Sau đó thiết bị truy nhập phát các luồng DS0 thoại trực
tiếp tới chuyển mạch kênh qua PCM. Phương thức này không cần đóng gói lưu
lượng thoại vào các giao thức cao hơn như ATM hay IP (Hình 3.19). Nhiều
đường thoại có thể hoạt động đồng thời phụ thuộc vào độ rộng băng tần đường
lên. Với độ rộng băng tần đường lên là 256Kbps thì có thể sử dụng cực đại là
bốn kênh thoại (256/4≈4)
Hình 3.18 CVoDSL sử dụng các kênh từ băng tần lớp vật lý để truyền các đường
thoại TDM
c. Hỗ trợ chức năng ghép ngược ATM (IMA) trong ATM TPS-TC:
Một yêu cầu chung đặt ra giữa các sóng mang đó là khả năng cung cấp các
mức dịch vụ khác nhau (SLA) cho các khách hàng khác nhau. Tốc độ số liệu tới
khách hàng có thể tăng đáng kể bằng cách ghép nhiều đường điện thoại cùng
nhau. Để thực hiện việc ghép, chuẩn ADSL2 hỗ trợ chức năng ghép ngược ATM
(IMA) được triển khai cho cấu trúc ATM truyền thống. Thông qua IMA,
ADSL2 có thể ghép hai hoặc nhiều đôi dây đồng trong một tuyến ADSL. Kết
quả là đạt được tốc độ đường xuống linh hoạt hơn (Hình 3.20):
+ 20 Mbps trên 2 đôi ghép.

+ 30 Mbps trên 3 đôi ghép.
+ 40 Mbps trên 4 đôi ghép.

×