1. LỆNH GIỚI HẠN (LO)
a. Khái niệm
- Là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn.
- Lệnh giới hạn có hiệu lực kể từ khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến lúc
kết thúc ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ, nghĩa là có giá trị trong cả
phiên giao dịch.
- Lệnh giới hạn được áp dụng trong cả khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa, đóng
cửa và khớp lệnh liên tục.
b. Sàn áp dụng lệnh
- Trên sàn HNX: Kể từ ngày 14/7/2005, áp dụng 2 phương thức giao dịch là khớp lệnh
liên tục và thỏa thuận.
- Trên sàn HSX: Từ khi chính thức mở phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000,
HSX đã áp dụng lệnh LO như trên để tiến hành giao dịch.
- Trên sàn UPCOM: Sau khi được ký quyết định thành lập, đi vào hoạt động vào ngày
24/6/2009, UPCOM đã chính thức giao dịch bằng lệnh LO ngày 19/7/2010, cách thức
sử dụng tương tự với sàn HNX, theo sự quản lý của Sở giao dịch CK HN.
Phương thức giao dịch khớp lệnh liên tục: là phương thức trong đó bên mua,
bên bán nhập lệnh vào hệ thống, hệ thống sẽ tự so khớp các lệnh giao dịch theo các
nguyên tắc sau đây:
- Ưu tiên số 1: Ưu tiên về giá: giá mua cao hơn được ưu tiên thực hiện trước, giá bán
thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
- Ưu tiên số 2: Ưu tiên về thời gian: các lệnh cùng phía có giá như nhau thì lệnh nào
vào trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
Giá thực hiện là giá của lệnh được nhập vào hệ thống trước
Phương thức giao dịch thỏa thuận: là phương thức trong đó bên mua, bên
bán có thể thỏa thuận trước và báo cáo kết quả vào hệ thống giao dịch hoặc tìm các
lệnh quảng cáo có trên hệ thống để thỏa thuận các điều kiện giao dịch.
1
Đối với cổ phiếu mới được niêm yết và cổ phiếu bị tạm ngừng giao dịch trên
25 phiên, trong ngày giao dịch đầu tiên hoặc ngày giao dịch trở lại, HNX chỉ nhận
lệnh mua và lệnh bán chứng khoán theo phương thức giao dịch khớp lệnh liên tục;
HNX không thực hiện nhận lệnh mua, lệnh bán chứng khoán theo phương thức giao
dịch thỏa thuận cho đến khi có giá cơ sở được xác lập.
d. Ví dụ về lệnh LO
Cổ phiếu AAA trong phiên giao dịch khớp lệnh liên tục có sổ lệnh như sau :
Thời gian được nhập vào hệ thống là theo thứ tự chữ cái A,B,C,D, Giả sử một
lệnh mua (LO) D được nhập vào hệ thống thì kết quả khớp lệnh sẽ như sau
Thì kết quả khớp lệnh sẽ như sau:
Chúng ta dựa vào nguyên tắc khớp lệnh ưu tiên về giá bán càng thấp hay mua
càng cao sẽ ưu tiên khớp trước, ưu tiên về thời gian, lệnh được nhập vào hệ thống
trước nếu cùng mức giá đặt lệnh sẽ ưu tiền khớp trước.
- 1000 cổ phiếu lệnh A sẽ khớp với 1000 cổ phiếu lệnh D. giá khớp là 98.000đ (ưu tiên
về giá)
- 3000 cổ phiếu lệnh B sẽ khớp với 3000 cổ phiếu lệnh D. giá khớp 100.000đ (ưu tiên
vê thời gian)
- 1000 cổ phiếu lệnh C sẽ khớp với 1000 cổ phiếu lệnh D. giá khớp 100.000đ. sổ lệnh
sẽ còn dư 1000 cổ phiếu lệnh C chưa khớp hết.
c. Ưu và nhược
- Với lệnh giới hạn, bạn có thể chủ động mua vào được chứng khoán với giá phù hợp
hoặc bán ra chứng khoán với giá tốt nhất.
2
- Tuy nhiên, trong những lúc thị trường tăng giá mạnh thì việc đặt lệnh giới hạn có thể
làm mất đi cơ hội mua gom chứng khoán, và ngược lại khi thị trường sụt giảm bất ngờ
thì bạn có thể mất đi cơ hội thoát hàng nhanh chóng. Do giao dịch chứng khoán ở Việt
Nam vẫn còn bị hạn chế biên độ dao động giá nên điều này có thể không có nhiều tác
động, vì có thể đặt mua/bán với giá trần/sàn.
2. Lệnh Thị Trường (MP)
a. Khái niệm
- Là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán chứng khoán tại
mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.
- Lệnh thị trường chỉ được khớp lệnh trong phiên Khớp lệnh liên tục
- Là loại lệnh không xác định giá tại thời điểm nhập lệnh
- Bị huỷ ngay trên hệ thống nếu không có lệnh đối ứng
b. Cách thức khớp lệnh của thị trường
Khi được nhập vào hệ thống giao dịch, lệnh MP mua sẽ khớp tại mức giá bán
thấp nhất, lệnh MP bán sẽ khớp tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.
Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh MP vẫn chưa được thực hiện hết, lệnh MP sẽ
được xem là lệnh mua tại mức giá bán cao hơn hoặc lệnh bán tại mức giá mua thấp
hơn tiếp theo hiện có trên thị trường.
Nếu khối lượng đặt lệnh vẫn còn (khi khối lượng bên đối ứng đã hết), lệnh MP
mua sẽ chuyển thành lệnh giới hạn mua cao hơn mức giá khớp cuối cùng một đơn vị
yết giá, hoặc lệnh MP bán sẽ chuyển thành lệnh giới hạn bán thấp hơn mức giá khớp
cuối cùng một đơn vị yết giá.
- Đối với lệnh MP mua: Nếu giá khớp cuối cùng là giá trần, lệnh MP mua sẽ chuyển
thành lệnh giới hạn mua tại mức giá trần.
- Đối với lệnh MP bán: Nếu giá khớp cuối cùng là giá sàn, lệnh MP bán sẽ chuyển
thành lệnh giới hạn bán tại mức giá sàn.
c. Ví dụ về lệnh MP
Cổ phiếu ABC có giá tham chiếu 10.5, giá trần 11 và giá sàn 10 có diễn biến
giao dịch như sau:
Lệnh thị trường MUA 5000 ABC được nhập vào hệ thống giao dịch.
3
Kết quả khớp lệnh: Khớp 1600 giá 10.4; 3400 giá 10.5
Lệnh thị trường MUA 10000 ABC được nhập vào hệ thống giao dịch:
Kết quả khớp lệnh: Khớp 400 giá 10.5; 1000 giá 10.6 và 6000 giá 11. Khối
lượng còn lại 2600 cổ phiếu của lệnh thị trường chuyển thành lệnh giới hạn mua giá
trần 11 do mức giá khớp cuối cùng là giá trần.
Như vậy kết quả cuối cùng hiện trên sổ lệnh sẽ là lệnh dư mua trần 2600 cổ
phiếu.
Lệnh thị trường BÁN 17000 cổ phiếu ABC được nhập vào hệ thống
giao dịch:
4
Kết quả khớp lệnh: Khớp 7300 giá 10.3; 3300 giá 10.2. Khối lượng còn lại
6400 cổ phiếu của lệnh thị trường chuyển thành lệnh giới hạn bán giá 10.1 (Lệnh thị
trường bán không khớp hết và chuyển thành lệnh giới hạn bán với mức giá thấp hơn
giá khớp cuối cùng một đơn vị yết giá).
d. Ưu và nhược điểm
- Giá của lệnh thị trường được xác định là mức giá tốt nhất của lệnh đối ứng sau khi đã
vào sổ lệnh
- Lệnh MP sẽ khớp ngay với lệnh đối ứng sau khi nhập vào hệ thống giao dịch. Do vậy,
lệnh MP sẽ góp phần làm gia tăng thanh khoản cho thị trường.
- Do chấp nhận giá thị trường nên có thể nhà đầu tư phải chịu một mức độ rủi ro nhất
định về giá.
- Do có độ trễ trong quá trình xử lý của hệ thống giao dịch, lệnh MP có thể bị từ chối
nếu hệ thống giao dịch chưa hoàn tất quá trình khớp lệnh xác định giá mở cửa hoặc hệ
thống đang chuẩn bị dữ liệu tại thời điểm đầu phiên giao dịch buổi chiều.
e. Sàn giao dịch sử dụng lệnh
- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có công văn chấp thuận cho Sở Giao dịch chứng
khoán TPHCM (HSX) áp dụng chính thức lệnh thị trường kể từ ngày 3/10/2012. Tuy
nhiên, nhà đầu tư rất ít sử dụng lệnh thị trường, chỉ có những nhà đầu tư lớn mới sử
dụng.
- Từ ngày 29/07/2013, sàn chứng khoán Hà Nội (HNX) đưa vào sử dụng thêm 3 loại
lệnh mới: MAK, MOK và MTL
5
- Lệnh thị trường giới hạn (MTL) : Là lệnh thị trường có thể thực hiện toàn bộ hoặc
một phần, phần còn lại của lệnh sẽ chuyển thành lệnh LO.
- Theo các chuyên gia của VNDirect, lệnh này phù hợp với những nhà đầu tư có mong
muốn mua hoặc bán đủ số lượng chứng khoán và chấp nhận chờ đợi khi chưa đủ.
- Lệnh thị trường khớp và hủy (MAK) : Là lệnh thị trường có thể thực hiện toàn bộ
hoặc một phần, phần còn lại của lệnh sẽ bị hủy ngay sau khi khớp.
- Lệnh này chỉ khác lệnh MTL ở chỗ là tạo thêm lựa chọn cho những nhà đầu tư không
muốn chờ đợi để được giao dịch nốt phần khối lượng chưa được khớp.
- Lệnh thị trường khớp toàn bộ hoặc hủy (MOK) : Là lệnh thị trường nếu không được
thực hiện toàn bộ thì bị hủy trên hệ thống ngay sau khi nhập.
Loại lệnh này phù hợp với những nhà đầu tư muốn chắc chắn việc mua hoặc bán
đủ số lượng chứng khoán cố định nào đó và không muốn thực hiện lệnh, khi bên đối
ứng không đủ số lượng.
Điểm khác biệt cơ bản giữa lệnh MP và lệnh LO
- Thời gian lệnh được sử dụng: Lệnh MP chỉ được sử dụng trong khớp lệnh liên tục,
trong khi lệnh LO được sử dụng trong tất cả các đợt khớp lệnh.
- Giá khớp lệnh: Lệnh MP được khớp tại mức giá đối ứng tốt nhất trên thị trường, trong
khi lệnh LO khớp mức giá bằng hoặc tốt hơn mức giá đặt lệnh.
Chỉ tiêu LO MP
Thời gian sử
dụng
Tất cả các đợt khớp lệnh Khớp lệnh liên tục
Giá khớp lệnh Mức giá đã đặt hoặc tốt
hơn
Mức giá đối ứng tốt
nhất
3. LỆNH ATO (At-The-Opening order- Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh
xác định giá mở cửa)
6
a. Khái niệm
- Là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá mở cửa, khi đặt lệnh ATO chỉ đặt
khối lượng, không đặt mức giá, giá mở cửa sẽ là giá khớp của lệnh ATO
- Tự động bị hủy bỏ sau thời điểm xác định giá mở cửa nếu lệnh không được thực hiện
hoặc không được thực hiện hết.
- Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh LO trong khi so khớp lệnh
- Lệnh ATO có được nhập vào hệ thống vào lúc mở cửa của phiên khớp lệnh định kỳ.
(phiên 1: 9h-9h15)
- Về bản chất lệnh mua ATO giống như lệnh mua trần nhưng còn được ưu tiên xếp
trước khi khớp lệnh, và lệnh bán ATO giống như lệnh bán sàn nhưng còn được ưu tiên
xếp trước khi khớp lệnh.
b. Ví dụ
Giá tham chiếu của cổ phiếu A trong ngày là: 13.8 (hay 13.800 đồng/ cổ
phiếu), nên với biên độ 4% thì giá trần của A là 14.3 và giá sàn là 13.3.
Vào đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa có các lệnh mua và bán mô
phỏng như sau:
Lệnh mua Lệnh bán
Giá Khối lượng Giá Khối lượng
ATO 10.000 ATO 5.000
13.9 5.000 (M1) 13.6 5.000 (B1)
13.8 8.000 (M2) 13.7 2.000 (B2)
13.7 7.000 (M3) 13.8 4.000 (B3)
7
Trong đó: M1 là ký hiệu thêm của người mua số 1, M2 là ký hiệu thêm của
người mua số số 2… B1 là ký hiệu thêm của người bán số 1, B2 là ký hiệu thêm của
người bán số 2…
Như vậy, khi hết giờ, hệ thống sẽ được tính toán khớp lệnh như sau (Ở đây
trình bày tất cả các mức giá theo thứ tự ưu tiên mua thì từ giá cao xuống thấp và bán
thì từ giá thấp lên giá cao):
Khối lượng
mua
Người mua Giá
Người
bán
Khối lượng bán
Khớp
thực
10K ATO 14.3
ATO, B1,
B2, B3
5+5+2+4=16K 10K
10K ATO 14.2
ATO, B1,
B2, B3
5+5+2+4=16K 10K
10K ATO 14.1
ATO, B1,
B2, B3
5+5+2+4=16K 10K
10K ATO 14.0
ATO, B1,
B2, B3
5+5+2+4=16K 10K
10+5=15K ATO, M1 13.9
ATO, B1,
B2, B3
5+5+2+4=16K 15K
10+5+8=23K ATO, M1, M2 13.8
ATO, B1,
B2, B3
5+5+2+4=16K 16K
23+7=30K
ATO, M1, M2,
M3
13.7
ATO, B1,
B2
5K+5K+2K=12K 12K
30K
ATO, M1, M2,
M3
13.6 ATO, B1 5K+5K=10K 10K
30K
ATO, M1, M2,
M3
13.5 ATO 5K 5K
30K
ATO, M1, M2,
M3
13.4 ATO 5K 5K
30K
ATO, M1, M2,
M3
13.3 ATO 5K 5K
8
- Giá khớp lệnh sẽ là 13.8, là do ở mức giá 13.8 thì tổng cầu là 23K, tổng cung là 16K,
nên tổng khớp là 16K, tổng sô khớp lệnh đạt mức cao nhất.
- Cột khớp thực cho biết sô lượng khớp trên thực tế, tất cả đều ở mức giá 13.8.
- Khi đặt mua ATO có nghĩa là thể hiện ý muốn mua bằng được, kể cả là giá khớp cuối
cùng là giá trần, vì mua ATO được ưu tiên khớp trên cả mua giá trần, tuy nhiên đó là
trong ưu tiên, còn khi khớp thực tế, chúng ta chỉ khớp thực tế theo giá khớp mà thôi,
trong ví dụ trên nếu ta thấy người mua đặt lệnh ẢTO có đặt mua 10K giá ATO, tức là
họ sẵn sàng mua kể cả giá là 14.3 nhưng thực tế chỉ khớp là giá 13.8 và chi phí thanh
toán đặt mua thực tế cuối cùng của họ sẽ chỉ là 13.800 (13.8) x 10.000 (10K) =
138.000.000 đồng, không phải 143 triệu đồng, tất nhiên khi ra lệnh như thế số tiền
trong tài khoản của họ ít nhất phải có 143 triệu đồng thì mới ra được lệnh mua ATO
có thể bị chi phí cao nhất là mua giá trần 14.3.
c. Ưu và nhược
Ưu:
- Mục đích của việc đưa ra lệnh ATO nhằm tăng tính thanh khoản của thị trường.
- Buộc nhà đầu tư phải suy nghĩ kĩ trước khi đặt lệnh vì lệnh chỉ được ưu tiên ở phiên 1,
nếu không khớp lệnh thì sẽ phải đặt lại lệnh ở phiên 2, như vậy sẽ mất quyền ưu tiên
so với lệnh sàn vào trước đó. Điều này giúp lệnh sàn bớt chồng chất.
Nhược:
- Hai lệnh này là tranh mua, tranh bán: mua bán bằng mọi giá nên dễ dẫn đến bán sàn
và mua trần.
- Tạo điều kiện cho các đại gia “làm giá”, tức đẩy giá chứng khoán lên cao hoặc hạ giá
xuống thấp, không phản ánh khách quan cung cầu.
4. LỆNH ATC (At-The-Closing order- Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh
xác định giá đóng cửa): Giống như lệnh ATC nhưng được thực hiện vào thời điểm
đóng cửa của phiên định kỳ.
9