Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Các loại hình cạnh tranh 0006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.94 KB, 1 trang )

CHƯƠNG 1: KHUNG LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm cạnh tranh và các loại hình cạnh tranh
1.1.1. Khái niệm
Theo Từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh) thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường được
định nghĩa là “Sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài ngun sản xuất cùng
một loại hàng hố về phía mình”.
Theo tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm trong tác phẩm Thị trường, chiến lược, cơ cấu thì cạnh tranh
trong thương trường khơng phải là diệt trừ đối thủ của mình mà chính là phải mang lại cho khách hàng
những giá trị gia tăng cao và mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ khơng lựa chọn đối thủ cạnh
tranh. [6, tr.118]
Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của chuyên đề này, tác giả sử dụng định nghĩa về cạnh tranh
của tác giả Đồn Hùng Nam bởi nó phù hợp với nội dung nghiên cứu của chuyên đề. Tác giả Đoàn Hùng
Nam trong tác phẩm Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh thời hội nhập cho rằng: “Cạnh tranh là
một quan hệ kinh tế, tất yếu phát sinh trong cơ chế thị trường với việc các chủ thể kinh tế ganh đua gay
gắt để giành giật những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm chiếm lĩnh thị trường,
giành lấy khách hàng để thu được lợi nhuận cao nhất. Mục đích cuối cùng trong cuộc cạnh tranh là tối
đa hóa lợi ích đối với DN và đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi”.[5, tr. 74]
Tóm lại, có thể hiểu: “Cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các chủ thể hiện đại
trên thị trường với nhau để giành giật những điều kiện sản xuất thuận lợi và nơi tiêu thụ hàng hóa, dịch
vụ có lợi nhất, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển”.

1.1.2 Các loại hình cạnh tranh
- Cạnh tranh quốc gia
Trong báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 1997 đã nêu khái niệm: “Năng lực cạnh tranh của một
quốc gia là năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao
trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác. Năng lực cạnh
tranh quốc gia (NLCTQG) phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng nguồn lực con người, tài nguyên




×