Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty cổ phần hóa dầu VHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.4 KB, 33 trang )

Trường Đại học KTQD
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỔNG HỢP
Đơn vị thực tập: Công ty
cổ phần Hóa dầu VHP
31
Trường Đại học KTQD
LỜI MỞ ĐẦU
Trong một nền kinh tế khó khăn như hiện nay thì việc kinh doanh hiệu quả là
cả một vấn đề vô cùng cấp thiết. Kinh doanh mặt hàng này hay mặt hàng kia
đều cần cất nhắc kỹ lưỡng. Không phải chỉ chú ý tới việc đồng vốn mình bỏ
ra lợi luận thu về ra sao ra mà nó là cả một số vấn đề kéo theo như: Nguồn
hàng , khách hàng ra sao, chiến lược kinh doanh như thế nào để giảm thiểu
chi phí hiệu quả nhất, quản lý tài chính ra sao cho hợp lý nhất….Tất cả là một
bài toán khó đối với các chủ doanh nghiệp trong thời buổi kinh tế như hiện
nay.
Theo số liệu thống kê, tại Việt Nam, sau 10 năm đổi mới (từ năm 2000
đến năm 2009), GDP tăng từ 441,7 nghìn tỷ đồng lên 1661,4 nghìn tỷ đồng
(tăng 2,7 lần). Trong đó nông lâm nghiệp và thủy sản tăng từ 108,4 nghìn tỷ
đồng lên 346,8 nghìn tỷ đồng (tăng 2,1 lần); công nghiệp và xây dựng tăng từ
162,2 nghìn tỷ đồng lên 667,3 nghìn tỷ đồng (tăng 3,1 lần); dịch vụ tăng từ
171,1 nghìn tỷ đồng lên 647,3 nghìn tỷ đồng (tăng 2,7 lần). Tỷ trọng nông
nghiệp/công nghiệp/dịch vụ trong GDP thay đổi nhanh từ năm
2000( 25%/37%/39%) đến năm 2009 (20,9%/40,2%/39%).
Với những bước đi vững chắc, ngành công nghiệp chế biến của Việt
Nam ngày nay đã chiếm một tỷ trọng đáng kể trong toàn ngành công nghiệp
của Việt Nam. Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến đã lên đến
trên 265 nghỉn tỷ đồng với hàng nghìn loại sản phẩm khác nhau phục vụ cho
nhu cầu ngày càng tăng cao của xã hội.
Hiện nay ngành công nghiệp chế biến Việt Nam mới chỉ tập trung ở
các lĩnh vực chế biến các sản phẩm nông – lâm – thủy hải sản, may mặc, giày


da, hóa chất phục vụ ngành nông nghiệp. Sản phẩm chế biến phục vụ ngành
công nghiệp, đặc biệt là các chế phẩm từ dầu mỏ chưa được chú trọng. Một
trong những sản phẩm có giá trị sử dụng cao và rất cần thiết, không thể thiếu
31
Trường Đại học KTQD
trong công nghiệp và tiêu dùng của Việt Nam là dầu nhờn (hay dầu mỡ nhờn),
sản phẩm này ngày càng trở lên bức xúc trong một nước công nghiệp hóa vì
không có sản phẩm thay thế.
Dầu nhờn là hỗn hợp của dầu gốc và phụ gia, là một sản phẩm được sử
dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực ở Việt Nam và trên thế giới. Dầu nhờn
được sử dụng cho: động cơ, công nghiệp, hàng hải …
Dầu gốc được sản xuất từ dầu thực vật, cặn mazut và gudong của quá
trình lọc dầu mỏ hoặc được tổng hợp từ các thành phần khác nhau. Trên thế
giới, cầu về dầu nhờn những năm gần đây tiêu thụ khoảng trên 40 triệu
tấn/năm. Tại Việt Nam, bên cạnh các tập đoàn lớn đầu tư nước ngoài sản xuất
dầu nhờn như: BP, CALTEX, SHELL, MOBILL, CASTROL … còn có các
công ty nhập dầu gốc để sản xuất dầu nhờn được biết đến: Công ty CP Hóa
dầu Petrolimex – PLC, công ty CP Hóa dầu Quân đội – MPC; Công ty Hóa
dầu Dầu khí Vidamo…
Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là đến năm 2020 nước ta cơ bản
thành nước công nghiệp, hay nói cách khác, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ
trong cơ cấu kinh tế gia tăng. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu dầu nhờn
để bôi trơn máy móc trong công nghiệp gia tăng, dầu nhờn sử dụng trong các
ngành dịch vụ vận chuyển và vận tải cũng gia tăng không kém (đến 70% dầu
nhờn ở nước ta sử dụng cho động cơ)
Nắm bắt được nhu cầu phát triển của đất nước, Công ty Cổ phần Hóa
dầu VHP đã xây dựng Nhà máy sản xuất, pha chế dầu nhờn với công suất
25,000 tấn/năm nhằm sản xuất hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu và góp phần
nhỏ tạo đà phát triển cho ngành công nghiệp chế biến dầu mỏ tại Việt Nam.
Sau một thời gian được thực tập và khảo sát thực tế tại phòng Kế toán của

Công ty cổ phần hóa dầu VHP , em đã tìm hiểu, thu thập được một số thông tin
31
Trường Đại học KTQD
cơ bản về công ty cũng như về phòng Kế toán và công tác kế toán tại đây để viết
Báo cáo thực tập tổng hợp. Báo cáo gồm 3 phần chính được nêu cụ thể dưới đây:
Phần 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kĩ thuật và tổ chức bộ máy quản
lí hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần hóa dầu VHP.
Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty cổ phần
hóa dầu VHP.
Phần 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại Công
ty cổ phần hóa dầu VHP.
31
Trường Đại học KTQD
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ
THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
HÓA DẦU VHP.
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN HÓA DẦU VHP.
1.1.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Hóa dầu VHP.
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA DẦU VHP
Tên Tiếng Anh: VHP PETRO - CHEMICAL., JSC
Địa chỉ đăng ký kinh doanh: Km 45, Quốc lộ 5, Thị trấn Lai Cách, Huyện
Cẩm Giàng, Tỉnh Hải Dương.
Vốn điều lệ: 30.000.000.000 đồng (Ba mươi tỷ đồng).
Địa chỉ Văn phòng đại diện: Phòng 1902, tòa tháp Thành Công, 57 Láng
Hạ, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, TP Hà Nội.
Điện thoại: 04.35190268 Fax: 04.35190266
Website: vhp.com.vn
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Hóa dầu

VHP.
Công ty CP Hóa dầu VHP là một Công ty chuyên xuất nhập khẩu và kinh
doanh sản phẩm dầu mỡ nhờn, hóa chất, thiết bị với thương hiệu PETRO-
V/VHP. Công ty CP Hóa dầu VHP nhập khẩu và bán ra thị trường hàng ngàn
tấn sản phẩm dầu mỡ nhờn mỗi năm.
Công ty CP Hóa dầu VHP được thành lập bởi các sáng lập viên có tiểm năng
và có kinh nghiệm nhiều năm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm
hóa dầu (xăng, dầu, ga, dầu nhờn), dung môi, hóa chất, vật tư thiết bị … và
đang đi tiên phong trong lĩnh vực phát triển nhiên liệu sinh học, năng lượng
xanh tại Việt Nam.
Công ty có trụ sở chính tại Hải Dương (Nhà máy tại Hải Dương) và Văn
phòng đại diện tại Hà Nội.
Ngành nghề kinh doanh:
Công ty CP Hóa dầu VHP kinh doanh các ngành nghề sau:
31
Trường Đại học KTQD
- Sản xuất, mua bán sản phẩm dầu mỡ nhờn;
- Sản xuất, mua bán hóa chất (trừ loại Nhà nước cấm);
- Sản xuất, mua bán máy móc chuyên sản xuất dầu mỡ nhờn, nhiên
liệu sinh học;
- Sản xuất, mua bán năng lượng tái tạo, nhiên liệu sinh học (được Nhà
nước cho phép)
- Đại lý mua bán các loại khí hóa lỏng, xăng dầu và các sản phẩm liên
quan;
- Sản xuất, đóng gói phân bón;
- Mua bán phân bón, hóa chất phục vụ nông nghiệp (trừ thuốc bảo vệ
thực vật), giống cây trồng, vật nuôi;
- Mua bán, chế biến hàng lâm – nông – thủy hải sản;
- Mua bán thiết bị máy móc phục vụ nông nghiệp;
- Sản xuất, lắp ráp, mua bán, đại lý mua bán thiệt bị điện, điện tử,

viễn thông, tin học;
- Mua bán , sang chiết nạp gas;
- Mua bán, lắp đặt thiết bị phụ vụ công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa
cháy;
- Mua bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai khoáng, xây dựng
và dầu khí;
- Mua bán hàng thực phẩm, đồ uống, vải, hàng may sẵn, giầy dép,
dược phẩm và dụng cụ y tế, hàng gốm sứ thủy tinh, đồ điện gia
dụng, đèn và
bộ đèn điện, giường, tủ, bàn ghế và đồ dùng nội thất tương tự;
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ;
- Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương;
- Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa;
- Thoát nước và xử lý nước thải;
- Thu gom rác thải độc hại;
- Xử lý và tiêu hủy rác không độc hại, rác thải độc hại;
- Tái chế phế liệu;
- Xử lý ô nhiễm;
- Sản xuất trang thiết bị phục vụ tìm kiếm cứu nạn;
1.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA DẦU VHP.
31
Trường Đại học KTQD
1.2.1 Về hoạt động sản xuất tại Công ty CP Hóa dầu VHP:

Nguồn: Tài liệu từ Công ty Cổ phần hóa dầu VHP
1.2.1.1 Nguyên liệu đầu vào:
Nguồn cung cấp dầu gốc và phụ gia được nhập khẩu tử nhiều nước trên
thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,
Iran, UEA … qua cảng Hải Phòng theo các hợp đồng nhập khẩu. Nguyên vật

liệu được chuyển bằng xe bồn, container, xe tải về Nhà máy. Phương án nhập
dầu khẩu dầu gốc của Nhà máy được thiết kế để phù hợp cho cả nhập bằng xe
bồn, flexitank và nhập dầu từ phuy.
Phụ gia được nhập 100% trong phuy từ hai hãng nổi tiếng là Lubrizol
và Oronite của Mỹ.
Vỏ phuy được nhập từ Nhà máy Cơ khí Hoành Bồ - Quảng Ninh hoặc
Nhà máy Cơ khí 165 – Bần – Yên Nhân.
Lượng nguyên liệu dự trữ cho sản xuất trong khoảng 02 đến 06 tháng.
1.2.1.2 Quy trình sản xuất, pha chế:
Quy trình sản xuất được lựa chọn là hệ thống pha chế từng mẻ. Sau khi
pha chế, hệ thống được súc rửa để chuẩn bị hệ thống sẵn sàng cho sản xuất
loại sản phẩm. Dây chuyển sản xuất đảm bảo sản xuất được 03 đến 04 loại
sản phẩm đồng thời và có thể lên chương trình sản xuất được nhiều loại sản
phẩm.
1.2.1.3 Sản phẩm:
Xuất phát từ yêu cầu thực tế của thị trường cũng như căn cứ vào khả
năng, kinh nghiệm của Công ty trong công tác sản xuất, pha chế dầu nhờn, cơ
cấu sản phẩm của dây chuyền sản xuất, pha chế dầu nhờn của VHP ở Hải
Dương bao gồm:
- Dầu nhờn công nghiệp (cách điện, tuốc bin): 10.000.000 tấn/năm.
- Dầu mỡ nhờn các loại khác: 15.000.000 tấn/năm.
31
Nguyên liệu
đầu vào
Sản xuất
pha chế
Sản phẩm
Trường Đại học KTQD
Trong đó 80% được đóng phuy và lon nhỏ, 20% xuất hàng rời cho ô tô
xe téc. Chi tiết của từng loại sản phẩm được thống kê như sau:

Đơn vị: Tấn.
Năm 2010 2011 2012
Sản lượng 7,000 11,000 13,000
Tỷ lệ so với công suất thiết kế (%) 28 44 52

Vể cơ cấu sản phẩm:
Cơ cầu sản phẩm 100%
Dầu biến thế 30%
Dầu động cơ 20%
Cầu công nghiệp, thủy lực 20%
Dầu gia công kim loại 5%
Dầu bánh răng 5%
Các loại dầu khác 5%
Mỡ các loại 15%
Nguồn: Tài liệu từ Công ty Cổ phần hóa dầu VHP
1.2.2 Về hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hóa dầu VHP:
Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là khu vực Hải Dương, Hà Nội
và các địa phương khác thuộc khu vực Bắc Bộ, mở rộng đến khu vực Bắc
Trung Bộ.
Trong thị trường cạnh tranh với các hãng dầu nhờn lớn và có kinh
nghiệm, Công ty CP Hóa dầu VHP đã xác lập được chiến lược thị trường
riêng và tập trung vào các mặt hàng chủ lực đã được lựa chọn. Công tác phát
triển thị trường và đào tạo đội ngũ nhân viên phát triển thị trường đã được chú
trọng ngay từ khi thành lập và đầu tư đúng mức.
Hiện tại, Công ty đã tăng chủng loại sản phẩm, hạ giá thành đối với các
sản phẩm hiện đang nhập khẩu. Để giảm thiểu được các rủi ro do biến động
thị trường dầu mỏ thế giới tác động đến giá thành sản phẩm , Công ty CP Hóa
31
Trường Đại học KTQD
dầu VHP xây dựng hệ thống bòn bể dự trữ nguyên liệu và sản phẩm, do đó

chủ động được khâu nguyên liệu, Công ty có thể cung ứng sản phẩm kịp thời
cho khách hàng với giá cả cạnh tranh.
1.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA DẦU VHP.
1.3.1 Sơ đồ cơ cầu tổ chức của Công ty CP Hóa dầu VHP:
Ghi chú:
- TCKT : Phòng Tài chính Kế toán.
- TCHC : Phòng Tổ chức Hành chính.
- KD : Phòng Kinh doanh.
- KTSX : Phòng Kĩ thuật sản xuất.
- CK : Bộ phận cơ khí.
Giám đốc
Phó Giám đốc Phó Giám đốc (NM)
KDTCKT TCHC Bảo vệKTSX CK
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
31
Trường Đại học KTQD
Nguồn: Tài liệu từ Công ty Cổ phần hóa dầu VHP
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng, ban Công ty CP Hóa dầu VHP:
a. Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ):
ĐHĐCĐ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyết định
các vấn đề liên quan tới phương hướng hoạt động, vốn điều lệ, kế hoạch phát
triển ngắn và dài hạn của Công ty.
b. Hội đồng quản trị (HĐQT):
HĐQT là cơ quan quản lý Công ty, hoạt động kinh doanh và các công
việc của Công ty phải chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của Hội đồng
quản trị. Hội đồng quản trị có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền
nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Hội
đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Giám đốc và các Phó Giám đốc.

c. Ban Giám đốc:
- Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động hàng ngày của Công ty, chịu sự
giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị
và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giúp
việc Giám đốc là các Phó giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn
nghiệp vụ.
- Các Phó giám đốc: gồm Phó giám đốc phụ trách sản xuất và Phó giám đốc
phụ trách kinh doanh, tổng hợp. Các Phó giám đốc là những người giúp Giám
đốc quản lý điều hành và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Giám đốc
và trước pháp luật về lĩnh vực mình được phân công phụ trách.
d. Phòng Kinh doanh (KD):
Phòng KD quản lý và triển khai công tác kinh doanh của Công ty.
e. Phòng Tổ chức Hành chính (TCHC):
Phòng TCHC quản lý và triển khai hoạt động liên quan đến công tác tổ
chức, hành chính, lao động, tiền lương, bảo hiểm … và các vấn đề về chế độ,
chính sách đối với người lao động trong Công ty; quản lý phương tiện và lên
31
Trường Đại học KTQD
kế hoạch điều xe, phối hợp với phòng Kinh doanh và tổ Hành chính tại Nhà
máy để vận chuyển hàng hóa theo nhu cầu.
f.Phòng Tài chính – Kế toán (TCKT):
Phòng TCKT quản lý và triển khai hoạt động tài chính – kế toán của
Công ty.
g. Phòng Kĩ thuật sản xuất (KTSX):
Phòng KTSX quản lý và triển khai hoạt động liên quan đến công tác kĩ
thuật, sản xuất tại Nhà máy.
h. Bộ phận cơ khí, sửa chữa, bảo dưỡng:
Chịu trách nhiệm về các công việc cơ khí, sửa chữa, bảo dưỡng các
máy móc, thiết bị … phục vụ việc sản xuất tại Nhà máy.
i.Tổ bảo vệ, hành chính tại Nhà máy.

Chịu trách nhiệm về công tác bảo vệ, hành chính tại Nhà máy, bao gồm
cả công tác quản lý kho, vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu công việc kinh
doanh của Công ty.
1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CP HÓA DẦU VHP.
Bảng 1-1: Kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Hóa dầu VHP.
Đơn vị tính: VNĐ
TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
491.270.800 741.920.400 15.300.252.460
2 Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
491.270.800 741.920.400 15.257.622.460
3 Giá vốn hàng bán 479.893.639 362.805.500 12.083.137.304
4 Lợi nhuận gộp về bán 11.377.161 379.114.900 3.174.485.156
31
Trường Đại học KTQD
hàng và cung cấp
dịch vụ
5 Doanh thu hoạt động
tài chính
61.100 7.059.754 3.570.370
6 Chi phí quản lý
doanh nghiệp
24.533.235 495.470.136 1.122.696.836
7 Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
13.094.974 109.295.482 2.055.358.690

8 Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
13.094.974 109.295.482 513.839.672
9 Lợi nhuận sau thuế
TNDN
13.094.974 109.295.482 1.541.519.018.506
Nguồn: Tài liệu từ Công ty Cổ phần hóa dầu VHP
Qua bảng bảng số liệu trên ta thấy được tình hình sản xuất kinh
doanh của Công ty như sau:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ qua 3 năm tài chính đều
tăng, năm 2013 so với năm 2012 tăng lên 14.558.332.060 đ cho thấy năm
2013 Công ty đã đẩy mạnh phát triển doanh thu hàng bán. Sự tăng lên doanh
thu này là do Công ty có mua thêm máy móc để tạo sản lượng sản phẩm tăng
và chất lượng tốt hơn tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV qua 3 năm đều tăng, năm
2013 so với năm 2012 tăng thêm 2.795.570.256đ cho thấy một dấu
hiệu rất tốt về tình hình kinh doanh.
- Ngoài ra, Tổng tài sản của Công ty thể hiện qua 3 năm đều tăng cho thấy
tình hình tái chính cũng như quy mô tài sản của Công ty đều tăng lên.
Có được kết quả trên là sự kết hợp của nhiều nhân tố tạo nên như:
31
Trường Đại học KTQD
- Bộ máy quản lý của Công ty hoạt động có hiệu quả, có trình độ và quản lý
cũng như điều hành tốt.
- Đội ngũ nhân viên trẻ nhiệt tình, nhanh nhẹn và linh hoạt trong công việc,
luôn làm việc với tinhthần trách nhiệm và hiệu quả cao vì lợi ích của Công ty.
Ngược lại, Công ty cũng có nhứng chế độ đãi ngộ tốt để nhằm nâng cao hiệu
quả công việc cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên.
- Mở rộng thêm các ngành nghề kinh doanh tạo thêm nguồn thu nhập đáng kể.
Với mục tiêu không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất – kinh

doanh để thu lợi nhuận tối đa, tạo việc làm ổn định, cải thiện điều kiện làm
việc, nâng cao thu nhập và đời sống của người lao động, đảm bảo lợi ích của
các cổ đông và làm tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, thực hiện chủ
trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng, Nhà nước và của địa
phương; góp phần cải tạo ra sản phẩm cho xã hội và thực hiện các mục tiêu
kinh tế, xã hội khác, trải qua quá trình hoạt động, Công ty VHP đã đạt được
một số thành tựu nổi bật như trên, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
ngày càng được nâng cao, đem lại nhiều lợi nhuận đáng kể.
31
Trường Đại học KTQD
PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ
TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA DẦU VHP.
2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỎ PHẦN HÓA
DẦU VHP.
Xuất phát từ những quy mô hoạt động cũng như đặc điểm kinh doanh
và tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần hóa dầu VHP, bộ máy kế toán được
tổ chức dựa trên mô hình kế toán tập trung tại phòng kế toán của công ty, toàn
bộ các công việc hạch toán được tập trung tại phòng kế toán của công ty.
Chính nhờ việc áp dụng hình thức kế toán tập trung đã đảm bảo sự lãnh
đạo tập trung thống nhất của công tác kế toán.
Bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ là thực hiện và kiểm tra toàn
bộ công tác kế toán thống kê trong công ty, giúp cho Ban giám đốc tổ chức tốt
thông tin kinh tế và phân tích tốt hoạt động kinh tế.
+ Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Công ty cổ phần hóa dầu VHP.
Sơ đồ 2-1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần hóa dầu
VHP.
Kế toán trưởng
(Kiêm kế toán tổng hợp)
Kế toán tiền
mặt, tiền

gửi ngân
hàng
Kế toán
hàng tồn
kho
Thủ quỹ Kế toán
thanh toán
Kế toán BHXH,
BHYT, KPCĐ,
TSCĐ lương và
thuế GTGT
31
Trường Đại học KTQD
+ Chức năng nhiệm vụ của Phòng tài chính kế toán Công ty được tổ chức
theo hình thức tập trung. Gồm 06 người, nhiệm vụ cụ thể của mỗi người trong
phòng kế toán như sau:
-Kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp): Là người phụ trách chung
về công tác tài chính, kế toán của Công ty, trực tiếp quản lý và chịu trách
nhiệm về hiệu quả hoạt động của phòng tài chính; Theo dõi sự biến động của
Tài sản cố định, tính lương; Tổng hợp số liệu kinh doanh toàn công ty và
đồng thời phân tích đánh giá kết quả kinh doanh theo từng loại sản phẩm, xét
duyệt các báo cáo Công ty trước khi gửi lên Ban Giám đốc và các cơ quan
chủ quản về tài chính, ngân sách, nghĩa vụ với Nhà nước & đối với cán bộ
công nhân viên trong Công ty. Kế toán trưởng đồng thời nghiên cứu vận dụng
các chính sách văn bản của Nhà nước để áp dụng vào điều kiện cụ thể của
Công ty.
Kế toán trưởng đồng thời theo dõi, tập hợp, kiểm tra, phân bổ toàn bộ
chi phí trong doanh nghiệp. Giúp cho doanh nghiệp nắm được chi phí của
từng bộ phận và có kế hoạch chi phí cho kỳ sau một cách phù hợp.
- Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: Có nhiệm vụ hạch toán tình

hình thu chi TGNH, theo dõi thu chi, giao dịch về tiền trong ngân hàng đồng
thời cũng chịu trách nhiệm hạch toán tình hình thu chi tiền mặt, theo dõi thu
chi trong nội bộ Công ty, quản lý tiền mặt tại quỹ.
-Kế toán hàng tồn kho : Theo dõi hoạt động nhập, xuất, tồn hàng hoá,
công cụ dụng cụ. Tính toán trị giá vốn thực tế của vật tư, hàng hoá, công cụ
dụng cụ nhập - xuất - tồn kho và trị giá vốn của hàng tiêu thụ.
- Thủ quỹ: Thực hiện quản lý quỹ, thu - chi tiền mặt theo chế độ kế
toán hiện hành.
- Kế toán thanh toán: Theo dõi và phản ánh toàn bộ nợ trong doanh
nghiệp bao gồm cả nợ phải thu và nợ phải trả và tình hình thanh toán các
31
Trường Đại học KTQD
khoản nợ đồng thời tổng hợp số liệu và lên kế hoạch thu hồi công nợ phải thu,
nợ phải trả của công ty.
-Kế toán BHXH, BHYT,KPCĐ, lương, TSCĐ và thuế GTGT: Có
nhiệm vụ tính toán theo dõi các khoản bảo hiểm phải trích, phải thu, phải nộp
và các khoản lương của cán bộ công nhân viên được hưởng theo chế độ
BHXH quy định, theo dõi tình hình biến động tài sản cố định. Kê khai thuế
giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào, tính toán và lập tờ khai thuế giá trị gia tăng
hàng tháng và các công việc có liên quan đến công tác thuế của Công ty nói
chung.
2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA
DẦU VHP.
2.2.1. Các chính sách kế toán chung
Các chính sách kế toán được áp dụng tại Công ty cổ phần hóa dầu VHP
như sau:
Căn cứ vào quy mô hoạt động cũng như ngành nghề kinh doanh, Công
ty đã xây dựng một số chính sách kế toán cơ bản là:
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
31

Trường Đại học KTQD
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Việt Nam đồng
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho theo phương pháp Nhập trước - Xuất
trước.
- Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp khấu hao: Theo phương pháp đường thẳng.
- Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử
dụng trong kế toán: các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy
đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái của các ngân hàng giao dịch tại thời
điểm thanh toán.
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Chế độ chứng từ kế toán được Công ty áp dụng thực hiện theo đúng
nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và
Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ, các văn bản
pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định trong chế
độ này.
Khi công ty có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được tiến hàng kiểm tra,
ghi chép theo đúng mẫu chứng từ trong chế độ kế toán quy định về chứng từ
và các văn bản pháp luật khác hoặc phải được Bộ Tài chính chấp thuận.
Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán được ấp dụng theo Chế độ kế toán
gồm 5 chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu lao động tiền lương;
+ Chỉ tiêu hàng tồn kho;
+ Chỉ tiêu bán hàng;
+ Chỉ tiêu tiền tệ;
+ Chỉ tiêu TSCĐ.
31

Trường Đại học KTQD
Vê lập chứng từ kế toán:Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan tới các
hoạt động tài chính của Công ty đều được kế toán lập và thwuc hiện
theo quy định về chế độ chứng từ kế toán. Ví dụ như: Chứng từ kế toán
chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung
chứng từ kế toán ghi chép đầy đủ các chỉ tiêu, rõ ràng, chính xác nghiệp
vụ kinh tế - tài chính phát sinh. Chữ viết trên chứng từ luôn rõ ràng,
không có hiện tượng tẩy xoá, hay viết tắt. Số tiền viết bằng chữ được
viết khớp, đúng với số tiền viết bằng số.
Các chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính của Công ty luôn đảm
bảo nội dung quy định cho chứng từ kế toán.
Mọi chứng từ kế toánđều được ký đầy đủ chữ ký theo chức danh quy
định trên chứng từ và không ký bằng mực đỏ.
Ngoài ra, còn rất nhiều quy định khác về chữ ký Công ty đều thực hiện đúng
theo Chế độ kế toán và theo đúng chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán
Tất cả các chứng từ kế toán có liên quan tới hoạt động kinh doanh của
Công ty như mua bán, sản xuất đều được tập trung lại và chuyển tới bộ phận
kế toán Công ty. Bộ phận kế toán Công ty tiến hành kiểm tra những chứng từ
kế toán đó xem có đầy đủ, chính xác nghiệp vụ phát sinh hay không, có tính
tính pháp lý của chứng từ không. Khi tiến hành kiểm tra đầy đủ thông tin, tính
hợp pháp bộ phận kế toán Công ty căn cứ và chứng từ đó để ghi sổ kế toán.
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:
- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán;
- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình
Giám đốc doanh nghiệp ký duyệt;
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán:
31

Trường Đại học KTQD
- Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi
chép trên chứng từ kế toán
- Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên
chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên
quan;
- Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán. Khi
kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế
độ, các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, phải từ chối thực
hiện (Không xuất quỹ, thanh toán, xuất kho,…) đồng thời báo ngay cho Giám
đốc công ty biết để xử lý kịp thời theo pháp luật hiện hành.Đối với những
chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không rõ ràng
thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu cầu làm thêm
thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ.
Hóa đơn GTGT được in ở các Công ty được nhà nước cho phép.
Ngoài ra một số hệ thống chứng từ Công ty thực hiện như sau:
-Hệ thống chứng từ tiền tệ: Chứng từ nguồn tiền (Hóa đơn GTGT, Cam kết
góp vốn, Giấy báo nợ của ngân hàng, Hợp đồng cho vay); Phiếu thu; Chứng
từ xin chi; Chứng từ duyệt chi; Phiếu chi, Giấy báo có, Giấy đề nghị tạm ứng,
Giấy thanh toán tiền tạm ứng, Biên lai thu tiền, Bảng kiểm kê quỹ.
-Hệ thống chứng từ hàng tồn kho: Hóa đơn mua hàng; Phiếu nhập kho; Phiếu
xuất kho; Thẻ kho; Biên bản kiểm kê vật tư
-Hệ thống chứng từ lao động và tiền lương: Quyết định tuyển dụng, bổ
nhiệm, bãi nhiệm, sa thải; Bảng chấm công; Phiếu giao khoán; Bảng phân bổ
tiền lương và BHXH; Bảng thanhtoán lương và BHXH; Bảng phân phối thu
nhập theo lao động; Chứng từ chỉ tiền thanh toán cho người lao động.
-Hệ thống chứng từ TSCĐ: Quyết định tăng giảm TSCĐ; Biên bản giao nhận
TSCĐ; Biên bản thanh lý TSCĐ; Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa hoàn
31
Trường Đại học KTQD

thành; Biên bản đánh giá lại TSCĐ; Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ,
Thẻ TSCĐ.
-Hệ thống chứng từ bán hàng: Hợp đồng cung cấp, Hóa đơn bán hàng.
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Chế độ kế toán áp dụng tại công ty là chế độ kế toán áp dụng theo Quyết
định số 48/2006/QĐ - BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Hệ
thống tài khoản cũng được áp dụng điều chỉnh theo và có chi tiết sao cho phù
hợp với tình hình kinh doanh của công ty.
Do đặc thù của công ty là một công ty thương mại và sản xuất nên hệ
thống tài khoản cũng được điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm của mình.
Có 3 loại tài khoản khác biệt chủ yếu là
- Tài khoản liên quan đến hàng hoá và công nợ thì đều được chi tiết tới từng
loại sản phẩm ví dụ như các TK 156, 131, 511, 632, 641, 521, 531, 333, 911,

+Tài khoản 131 : Phải thu của khách hàng
Tài khoản được chi tiết cho từng loại sản phẩm
TK 131102 : Phải thu của khách hàng …
TK 131202 : Phải thu của khách hàng …
+ Tài khoản 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Tài khoản được chi tiết theo từng khoản mục chi phí và được chi tiết theo loại
sản phẩm
. TK 6421 : Chi phí lương nhân viên
TK 6422: Chi phí nguyên vật liệu.
TK: 6423: Chi phí TSCĐ, CCDC
…….
+ Tài khoản 511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tài khoản chi tiết
TK 5111 : doanh thu bán dầu nhờn
31
Trường Đại học KTQD

TK 5112 : doanh thu bán dầu nhờn khác
TK 5113 : doanh thu bán các loại nhiên liệu năng lượng xanh.
……
- Một số tài khoản khác liên quan tới hoạt động sản xuất thì được áp đụng tài
khoản: 621,622,627,154,155…các loại nguyên vật liệu được chi tiết từng loại.
- Ngoài ra còn một số tài khoản không liên quan tới hoạt động bán hàng và
sản xuất thì vẫn được Công ty áp dụng bình thường và không được chi tiết cho
các loại hàng hoá như TK : 111, 112, 211, 141, 214, 411, 412, 413, ……
Ví dụ như
+ Tài khoản 111 : Tiền mặt
+ Tài khoản 112 : Tiền gửi ngân hàng
+ Tài khoản 133 : Tiền hàng chuyển
…….
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Căn cứ vào quy mô hoạt động cũng như ngành nghề kinh doanh, Công ty
đang áp dụng hình thức Sổ nhập ký chung để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh.
+Hệ thống sổ tổng hợp:
- Sổ nhật ký chung: Là sổ tổng hợp nhật ký dùng để phản ánh các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ theo trình tự thời gian. Hàng ngày căn cứ
vào chứng từ gốc kế toán ghi vào Sổ Nhật ký chung ít nhất 2 dòng cho mỗi
nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nguyên tắc TK ghi Nợ trước, TK ghi Có sau,
sau khi ghi xong Sổ Nhật ký chung kế toán chuyển trực tiếp vào Sổ Cái tài
khoản có liên quan.
-Sổ cái: Là sổ mở cho tài khoản cấp 1. Căn cứ vào sổ Nhật ký chung,
kế toán ghi vào Sổ Cái tài khoản liên quan, cuối tháng cộng sổ cái. Kế toán
ghi vào bảng cân đối số phát sinh, bảng này là cơ sở lập báo cáo kế toán tài
chính và các báo cáo kế toán quản trị khác.
31
Trường Đại học KTQD

+Hệ thống sổ chi tiết:
Thẻ kho, thẻ tài sản cố định, sổ chi tiết kế toán – vật tư - hàng hóa, sổ chi tiết
kế toán giá vốn, sổ chi tiết tài sản cố định, sổ chi tiết thanh toán với người
mua, người bán,…
Sơ đồ 2-2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung của
Công ty cổ phần hóa dầu VHP.
31
Chứng từ kế toán
SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
SỔ CÁI
Bảng cân đối số
phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Trường Đại học KTQD
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Đối chiếu kiểm tra:
Nguồn: Tài liệu của Công ty cổ phần hóa dầu VHP.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung
Hàng ngày: Căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn
cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn
cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản
kế toán phù hợp và đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ
phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm: cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân
đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ

Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được
dùng để lập các Báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên
Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát
sinh Có trên sổ Nhật ký chung cùng kỳ.
2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty:
Công ty áp dụng hệ thống báo cáo tài chính được ban hành theo quyết
định số 48/2006/QĐ - BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Hệ thống báo cáo tài chính của công ty do kế toán trưởng lập. Công ty
thực hiện lập báo cáo tài chính hàng năm theo đúng chế độ kế toán hiện hành
phù hợp với biểu mẫu Nhà nước quy định theo đúng yêu cầu đối với loại hình
doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm các loại báo cáo trong bảng số liệu sau:
31
Trường Đại học KTQD
Bảng 2-3: Các loại báo cáo dùng trong Báo cáo tài chính của Công ty cổ
phần hóa dầu VHP.
1. Bảng cân đối kế toán (MS B01 - DNN)
2. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (MS B02 - DNN)
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (MS B03 - DNN)
4. Thuyết minh báo cáo tài chính (MS B09 - DNN)
5. Bảng cân đối tài khoản (MS F01 - DNN)
Nguồn: Tài liệu của Công ty Cổ phần hóa dầu VHP
Thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày
kết thúc năm tài chính. Sau khi thủ trưởng đơn vị ký duyệt, ngoài 1 bản lưu
tại phòng kế toán, báo cáo tài chính được chuyển tới các cơ quan liên quan
như: Chi cục thuế, Cục thống kê, Ngân hàng nơi Công ty mở tài khoản giao
dịch, Sở kế hoạch và đầu tư.
Các loại báo cáo tài chính dung cho tháng, quý, năm sau khi được bộ
phận kế toán Công ty hoàn thiện và chịu trách nhiệm về số liệu trong bản Báo

cáo tài chính sẽ được gửi cho ban Giám đốc ký duyệt, kiểm tra. Các báo cáo
này được lưu trữ và cung cấp cho các Cổ đông, ban lãnh đạo khi có yêu cầu
kiểm tra. Đồng thời các báo cái tài chính này còn được gửi cho bên ngân
hàng trong quá trình vay vốn sản xuất kinh doanh.
Hệ thống Báo cáo quản trị mà Công ty sử dụng gồm có:
-Báo cáo doanh thu, chi phí bán hàng, sản xuất của Công ty từng loại sản
phẩm, hàng hóa, so sánh với dự toán và phân tích đánh giá.
-Báo cáo điểm hoà vốn của từng sản phẩm, báo cáo bảng tính giá thành theo
số dư đảm phí.
-Báo cáo tình hình Nhập – xuất – tồn
- Báo cáo khối lượng hàng hóa mua vào và bán ra trong kỳ theo đối tượng
khách hàng, phân tích, đánh giá và đưa ra phương hướng biện pháp.
-Ngoài ra, lập một số báo cáo theo yêu cầu của ban quản lý.
Các báo cáo quản trị sau khi lập được chuyển đến cho kế toán trưởng, kế
toán trưởng xem xét và gửi cho giám đốc công ty và các bộ phận có liên quan.
31
Trường Đại học KTQD
31

×