Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Mô hình nuôi Trăn làm giàu doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.03 KB, 5 trang )




Mô hình nuôi Trăn làm
giàu

Nông dân ngày nay có thể làm làm giàu nhanh chóng mà không cần diện tích
đất quá rộng bằng việc áp dụng các mô hình chăn nuôi hiệu quả. Mô hình
nuôi trăn của ông Nguyễn Văn Ngọc Lợi, ấp An Nhơn 1, xã Đa Phước Hội,
huyện Mỏ Cày Nam là một điển hình thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

- Mê thích nuôi trăn từ nhỏ, nhờ biết tìm tòi, học hỏi tham quan nhiều nơi,
anh Nguyễn Văn Ngọc Lợi, ấp An Nhơn 1, xã Đ
a Phước Hội, huyện Mỏ Cày
Nam đã chọn con trăn trong phát triển kinh tế và anh đã rất thành công với
mô hình này. Năm 2002, anh Lợi bắt đầu chuyển sang nghề nuôi trăn. Ban
đầu với nguồn vốn ít ỏi nên anh chỉ mua 10 trăn con với giá 200.000 đồng
mỗi con về nuôi thử nghiệm. Sau thời gian khoảng 1 năm, trăn lớn nhanh đạt
trọng lượng từ 5-6 kg/con, anh bán lứa trăn đầu tiên đã thu được lợi nhuận
trên 30 triệu đồng. Từ đó anh
đã quyết định mua thêm trăn về nuôi và duy trì
nghề nuôi trăn cho đến nay.
- Kinh nghiệm nhiều năm nuôi trăn đem lại hiệu quả kinh tế cao anh Lợi cho
biết: Nuôi trăn không khó, trăn lớn nhanh nếu cung cấp đầy đủ thức ăn. Từ
lúc nuôi trăn đến nay, lúc nào gia đình anh Lợi cũng duy trì tổng số ngoài 50
con trăn thịt và ngoài 200 trăn con. Bình quân mỗi năm, gia đình anh bán
khoảng 20 con trăn với giá từ 220.000 – 250.000 đồng/kg tùy lọ
ai, trừ đi mọi
khoảng chi phí gia đình anh thu lãi từ 120 triệu đồng đến 150 triệu đồng. Hiện
tại gia đình anh Lợi còn 25 con trăn với trọng lượng từ 50 – 60 kg và 15 con
trăn trọng lượng 5 – 6 kg.


- Ngoài nuôi trăn thịt, anh Lợi còn nuôi trăn sinh sản để duy trì đàn. Số trăn
hiện tại do anh gầy giống đều do trăn nhà đẻ, ấp nở được nhốt trong chuồng.
Trăn cái sinh sản mỗi n
ăm một lần, mỗi lần từ 50 – 60 trăn con, tỷ lệ hao hụt
rất ít. Trăn thường đẻ trứng vào tháng 2 tháng 3 hàng năm, ấp trứng kéo dài
khoảng 2 tháng trứng bắt đầu nở ra trăn con. Trăn con rất háo ăn nếu cung cấp
đủ thức ăn thường xuyên ở giai đoạn này trăn sẽ mau lớn. Trăn ngay khi nở
đã biết ăn, thức ăn của chúng là gà con và chuột nhỏ… Đặ
c biệt trăn là loài
máu lạnh, ưa ấm và rất nhạy cảm với nhiệt độ thấp. Trong suốt thời gian mùa
lạnh trăn rất ít ăn và ít cử động, nông dân không nên cho trăn ăn vào mùa này.
Năng lượng cung cấp cho sự sống lúc này là nhờ lớp mỡ tích tụ trong cơ thể
để duy trì sự sống.
- Hiện nay, trăn có trọng lượng từ 5 – 6 kg, anh Lợi bán với giá từ 250.000 –
270.000 đồng/kg. Trăn có trọng lượng từ 30 – 40kg bán với giá từ 200.000 –
220.000 đồng/kg. Nuôi trăn nhẹ công và ít vốn không sợ rủi ro hay lỗ vốn.
Nuôi trăn cho ăn thức ăn cũng không nhiều nhưng lợi nhuận rất cao. Trung
bình đầu tư 6 kg thức ăn, trăn sẽ tăng trọng lên 1 kg. Để giảm bớt chi phí thức
ăn cho trăn anh Lợi tìm mua nh
ững con mồi như: gà con và heo con chết
ngạt, giá thấp từ 15.000 – 20.000 đồng/kg để có nhiều lời hơn. Theo anh Lợi
tính toán nếu đầu tư 6 kg thức ăn, trăn sẽ tăng trọng 1 kg. Với giá thức ăn cho
trăn bình quân khoảng 60.000 đồng đến lúc bán trăn mỗi kg trăn bán được
bình quân 250.000 đồng, nông dân lãi gần 200.000 đồng mỗi kg trăn.
- Chuồng là yếu tố quan trọng trong khi nuôi trăn, bởi trăn rất khỏe. Chuồng
được đóng thùng hình chữ nhật bằng cây ở lớp trên và lớp dưới, xung quanh
được phủ kín bằng lưới chì lỗ vuông để tạo sự thông thoáng cho trăn. Nhốt
trăn ở trong chuồng đậy nắp cẩn thận để trăn không xổng chuồng mà đi. Cách
khoảng 1,5 tháng anh Lợi vệ sinh chuồng một lần tránh hôi thối mùi thức ăn
còn dư thừa.

- Trăn là loài háo nước, trong chuồng lúc nào cũng dự trữ nướ
c để cung cấp
nước uống cho trăn, nếu bị thiếu nước sẽ làm lớp da bên ngoài bị khô và dễ
bong tróc, Nuôi trăn khỏe mạnh bình thường, cách 2 tuần cho ăn một lần
hoặc có thể mỗi tháng cho ăn từ 2- 3 lần. Khi trăn lớn nên tách ra nhốt riêng
tránh để chung chuồng vì trăn sẽ tranh giành thức ăn với nhau. Theo anh Lợi:
nuôi trăn là cách phát triển kinh tế nhanh và bền vững mà không sợ rủi ro. Để
tiết ki
ệm chi phí thức ăn người nuôi có thể tận dụng những động vật hoang dã
như bẫy chuột trên cây dừa làm thức ăn cho trăn, vừa bảo vệ năng suất vườn
dừa không bị chuột xâm hại còn có lợi đối với việc nuôi trăn.
- Từ nuôi trăn đạt hiệu quả cao của anh Lợi, ở địa phương có nhiều nông dân
đến tham quan và nhân rộng mô hình.

×