Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Một số mô hình nuôi ếch Thái Lan hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.82 KB, 2 trang )

Một số mô hình nuôi ếch Thái Lan hiệu quả
Đặc tính của ếch Thái Lan: Ếch Thái Lan là một loài lưỡng cư, ở giai đoạn nòng nọc
ếch sống hoàn toàn trong môi trường nước và ăn những động vật phù du nhưng đến khi
đạt đến trọng lượng từ 2-300 gr ếch Thái thích sống trên cạn nơi có gần nước, thức ăn
chính là côn trùng, giun, ốc,…
Giai đoạn ếch mới nở (nòng nọc) sống hoàn toàn trong môi trường nước nên khi
nuôi bà con cần chuẩn bị nguồn nước nuôi ếch thật kĩ, nước phải ngọt hoàn toàn, độ
mặn trong nước không được vượt quá 5 phần ngàn, độ pH khoảng 6,5 - 8,5. Nếu nước
quá phèn phải tiến hành xử lý ao khi cho ếch vào nuôi, nhiệt độ nước tốt nhất cho ếch
phát triển là từ 28-30
0
C.
Các mô hình nuôi ếch phổ biến:
- Nuôi ếch trong bể xi măng: mô hình này thích hợp cho những vùng ven đô thị có
diện tích nuôi giới hạn.
+ Bể: có diện tích trung bình 6-30 m
2
, độ cao bể từ 1,2 – 1,5 m, đáy bể nên có độ
nghiêng khoảng 5
0
để tiện cho việc thay nước. Phía trên của bể bà con nên che lưới để
tránh ánh nắng trực tiếp làm tăng nhiệt độ trong nước nhưng không nên che hết bể, lúc
quá nắng bà con có thể phun tưới nước cho ếch. Mực nước trong bể khoảng 1/2 – 2/3
thân ếch.
+ Mật độ thả nuôi: chia làm 3 giai đoạn. Tháng thứ nhất thả từ 150 – 200 con/m
2
.
Tháng hai từ 100-150 con/m
2
. Tháng ba từ 80-100 con/m
2


.
Sau khi thả 7-10 ngày bà con nên tách ếch lớn vượt đàn ra để tránh hiện tượng ăn
lẫn nhau, đến khi ếch đạt trọng lượng 50-60g thì hiện tượng này giảm dần. Khi nuôi bà
con cần đảm bảo nước trong ao phải là nước sạch. Ếch ăn mạnh vào ban đêm vì vậy
lượng thức ăn tối phải gấp 2-3 lần so với thức ăn ban ngày, bên cạnh đó bà con cũng
nên bổ sung vitamin C và men tiêu hóa cho ếch để tăng cường sức khỏe và phát triển
tốt. Đồng thời bố trí giá để ếch có chỗ lên bờ (giá có thể bằng gỗ, tấm nhựa nối, bè tre,
…).
Nuôi ếch trong ao đất: thích hợp ở những vùng có diện tích nuôi lớn
+ Ao nuôi: diện tích khoảng 30 – 300 m2, nếu ao quá lớn bà con sẽ rất khó trong
khâu quản lý. Có thể trải bạc nylon trong ao nếu ao không giữ nước, xung quanh ao bà
con nên rào lại bằng lưới, tôn, phên tre cao khoảng 1 – 1,2 m để ếch không nhảy ra
ngoài. Mực nước từ 20-30 cm, có hệ thống thoát nước. Bên cạnh đó bà con cũng nên
tạo giá (khoảng 50% diện tích) để ếch lên cạn, thả thêm lục bình để làm nơi cư trú cho
ếch.
+ Mật độ thả nuôi: trong tháng đầu nên thả từ 90-120 con/m
2
.
Khi nuôi bà con nên thay nước trong ao thường xuyên để tránh làm ếch nhiễm bệnh
(2-3 ngày/lần) nhưng chỉ thay 1/3 – 1/4 tránh thay hết nước. Nuôi ếch trong ao ít tốn
công chăm sóc hơn nuôi trong bể nhưng ếch nuôi thường có tỉ lệ sống thấp do khó kiểm
soát dịch bệnh và hiện tượng ăn lẫn nhau. Do ếch sẽ đào hang để trú ẩn nên dễ xảy ra rò
rỉ.
- Nuôi ếch trong giai hay đăng quầng: thích hợp ở những vùng có ao hồ lớn, có thể
kết hợp nuôi ếch với cá.
+ Giai – đăng quầng: có kích thước từ 6-50 m2 (đăng quầng có kích thước từ 100-
500 m
2
), có đáy, chiều cao khoảng 1 - 1,2m, có nắp, giá (chiếm 2/3 – 3/4 diện tích giai
(đăng quầng) ). Vật liệu làm có thể là lưới nylon, thả thêm lục bình, bè tre, nylon nổi để

làm nơi ếch cư trú.
+ Mật độ thả nuôi: mật độ nuôi trong đăng quầng từ 20-40 con/m
2
(giai: tháng đầu
từ 150-200 con/m
2
)

×