Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Tổng quan các công trình nghiên cứu trước kia 0011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.17 KB, 1 trang )

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BCTC KHDN
PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CÁC
NGÂN HÀNG TMCP
2.1. Khái quát chung về phân tích BCTC KHDN phục vụ hoạt động cho vay
tại các ngân hàng TMCP
2.1.1. Khái quát chung về ngân hàng thương mại
2.1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại
Theo luật Tổ chức tín dụng Việt Nam, ngân hàng được định nghĩa “là một loại
hình tổ chức tín dụng được phép thực hiện tồn bộ các hoạt động Ngân hàng và các hoạt
động khác có liên quan”.
Trong khi đó, theo Tổ chức tín dụng thế giới IMF, ngân hàng được định nghĩa là
các trung gian giữa người cho vay (được hiểu là người cho ngân hàng vay tiền) và người
đi vay (người ngân hàng cho vay tiền).
Ngoài ra, còn rất nhiều định nghĩa khác về ngân hàng thương mại. Tại một số quốc
gia như Pháp, Mỹ, ngân hàng thương mại được coi là những công ty hay tổ chức kinh
doanh với sản phẩm chính là các dịch vụ tài chính mà hoạt động nền tảng là nhận tiền từ
công chúng hay khách hàng là những đối tượng dư thừa nguồn lực được thể hiện dưới
hình thức nhận tiền gửi, nhận ký thác cho những đối tượng có nhu cầu về nguồn vốn
thông qua các dịch vụ cho vay. Ngồi ra, ngân hàng cịn cung cấp các dịch vụ tài chính
khác như dịch vụ tài khoản, dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh và kinh doanh ngoại tệ.
Theo Luật Tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại Việt Nam, ngân hàng
thương mại là những tổ chức tín dụng chịu sự điều chỉnh của Luật Ngân hàng Việt Nam,
bao gồm các đối tượng: Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ
phần, Ngân hàng thương mại liên doanh, Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngồi.
Trong đó, việc tổ chức hoạt động của các đối tượng khác nhau sẽ chịu sự điều chỉnh từ
những điều khoản khác nhau trong Luật Ngân hàng Việt Nam.



×