Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Tổ chức hạch toán nghiệp vụ tài sản cố định tại công ty cổ phần giấy Lam Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.2 KB, 50 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
Lời nói đầu
Cùng với xu hướng đa dạng hoá và quốc tế hoá nền kinh tế nhu cầu thông tin
ngày càng đòi hỏi một cách cấp thiết. Kế toán với tư cách là công cụ cung cấp thông
tin hữu hiệu cho các nhà quản lý lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Do đó để trở thành một cán bộ kế toán, không những chỉ nắm đơn thuần về mặt
lý thuyết mà còn phải đi sâu tìm hiểu tình hình thực tế xuất phát từ thực tế đó trong
suốt quá trình học tập hai năm tại trường Trung học Thương mại TW 5 mà trong đó là
chuyên ngành kế toán em đã có dịp học tập nắm bắt những kiến thức về mặt lý thuyết.
Tuy nhiên để có sự kết hợp giữa mặt lý luận với thực tế, được sự phân công của nhà
trường mà cụ thể là các thầy cô giáo bộ môn Kế toán cùng với sự tiếp nhận của Công
ty cổ phần giấy Lam Sơn Thanh Hoá, em vinh dự được về thực tập tại công ty. Trong
suốt quá trình thực tập, tuy bước đầu còn khó khăn do hiểu biết và năng lực hạn chế,
song em đã hoàn thành nhiệm vụ thực tập với nội dung, yêu cầu mà nhà trường đề ra.
Có được kết quả đó, ngoài nỗ lực của bản thân em phải kể đến sự tận tình giúp
đỡ của các thầy cô giáo bộ môn Kế toán và toàn thể các bác, các cô chú trong Công
ty, đặc biệt là phòng Tài chính kế toán. Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết tới các
thầy cô giáo, các bác, các cô chú trong công ty đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian
vừa qua.
Qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần giấy Lam Sơn Thanh Hoá em được
phân công đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu chuyên đề “Tổ chức hạch toán nghiệp vụ tài
sản cố định tại doanh nghiệp”. Qua quá trình thực tập tại công ty, sau một thời gian
tìm hiểu thực tế em xin trình bày bản báo cáo với các nội dung chính như sau:
Phần I: Khái quát chung về đơn vị thực tập
Phần II: Nội dung tổ chức công tác hạch toán nghiệp vụ
Phần III: Một số ý kiến nhận xét và kiến nghị
Phần IV: Bài học thu được
Trong thời gian thực tập được sự giúp đỡ của các cán bộ kế toán tại công ty,
cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo Đoàn Xuân Thắng, em đã hoàn thành bài báo
cáo này. Tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng do trình độ còn hạn chế, bài viết của em
chắc không tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân em rất mong được sự giúp đỡ của


các thầy cô giáo, các cô chú trong công ty, đặc biệt là cô giáo Đoàn Xuân Thắng để
em hoàn thành bản báo cáo tốt nghiệp đạt kết quả cao.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, tháng 07 năm 2013
Học sinh
Đoàn Thị Thắng
HS: Đoàn Thị Thắng 1 Lớp: 37KT8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
PHẦN I:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty.
Công ty cổ phần giấy Lam Sơn tiền thân là Nhà máy giấy Lam Sơn được thành
lập ngày 20/12/1948 đến nay đã được hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành. Từ khi
thành lập đến năm 1962 Công ty trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ. Trong những năm
đầu Công ty sản xuất các loại sản phẩm giấy in, giấy in báo, giấy viết, giấy bao gói và
vả giấy in bạc phục vụ kháng chiến chống Pháp và thực hiện kế hoạch Nhà nước giao.
Năm 1985 Công ty đầu tư thêm 01 dây chuyền sản xuất Carton sóng công suất
1.500tấn/năm sản xuất các loại hộp Carton tiêu thụ trực tiếp sản phẩm giấy của Công
ty, đên thời kỳ này sản phẩm của Công ty đã khá đa dạng: Giấy in, giấy viết, giấy bao
gói Carton hòm hộp sóng…
Sự đầu tư và phát triển sản xuất của Công ty liên tục tăng đáp ứng nhu cầu của
thị trường. Năm 1992 Công ty đầu tư thêm máy xeo giấy khổ 1.092mm, sản xuất giấy
bao bì công nghiệp phục vụ cho dây chuyền Carton sóng, cung cấp cho trường bao bì
hòm hộp. Thị phần và giá trị sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng một tăng, do
nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, thị trường đòi hỏi chất lượng sản phẩm ngày càng
cao nên các máy móc thế hệ cũ không còn đáp ứng thị trường. Vì vậy, năm 1995
Công ty đầu tư tiếp 1 máy xeo mới công suất 4.500tấn/năm. Năm 2000 đầu tư nâng
cấp máy nghiền dĩa thay thế bớt máy nghiền kiểu Hà Lan để giảm chi phí sản xuất
nâng cao chất lượng sản phẩm.

1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
a, Phạm vi: Công ty Cổ Phần Giấy Lam Sơn Thanh Hóa chuyên Sản xuất, kinh
doanh sản phẩm giấy các loại, bao bì và in trên bao bì, kinh doanh xuất nhập khẩu vật
tư thiết bị nguyên liệu, vật liệu, hoá chất.
b. Quy mô: Công ty cổ phần Giấy Lam Sơn Thanh Hoá có sự đa dạng về ngành kinh
doanh, vì vậy mà nó có quy mô rộng lớn tập trung chủ yếu ở địa bàn Huyện Nông
Cống tỉnh Thanh Hoá.
c. Ngành hàng sản xuất kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh sản phẩm giấy các loại, bao
bì và in trên bao bì, kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị nguyên liệu, vật liệu,
hoá chất.
HS: Đoàn Thị Thắng 2 Lớp: 37KT8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
2. Đặc điểm về tổ chức
2.1. Bộ máy tổ chức của Công ty
- Sơ đồ( S2.1): Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hiện tại
Cơ cấu tổ chức của Công ty gồm bộ máy lãnh đạo, các phòng ban giúp việc lãnh đạo
trong công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức sản xuất.
Bao gồm:
- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, gồm tất
cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ
đông quyết định các vấn đề được pháp luật và điều lệ Công ty quy định Đại hội đồng
cổ đông thông qua các nội dung bằng hình thức giơ thẻ biểu quyết. Bầu, miến nhiệm,
bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát bằng hình thức bỏ
phiếu kín.
- Hội đồng quản trị Công ty: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân
danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty (Trừ
những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông) Hội đồng quản trị của
Công ty gồm có 03 thành viên, có nhiệm kỳ là 05 năm. Thành viên Hội đồng quản trị
có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
- Ban kiểm soát Công ty: Do Đại hội đồng bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ

kiểm soát mọi mặt hoạt động quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty.
Ban kiểm soát có 03 thành viên có nhiệm kỳ là 05 năm và có thể đựơc bầu lại với số
HS: Đoàn Thị Thắng 3 Lớp: 37KT8
Đại Hội đồng
cổ đồng
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Phó giám đốc
Phân xưởng sản
xuất
Giám đốc điều hành
P.Tổ chức
hành chính
P.Tài chính
kế toán
P.Kế hoạch
vật tư, tiêu
thụ
Trợ lý
Giám đốc
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và
Ban giám đốc.
- Giám đốc Công ty: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước
Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông và trước pháp luật về điều hành, quản lý mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, Tổ chức thực hiện các nghị quyết của
HĐQT
- Phó giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc.
- Phó Giám đốc được điều hành hoặc ký các văn bản hoặc chứng từ khi có giấy uỷ
quyền của Giám đốc.

- Trợ lý Giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc, tổng hợp tình hình sản
xuất, kế hoạch mua vật tư nguyên liệu, vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Phòng Tổ chức: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc: Quản lý giám sát và
hướng dẫn các phòng ban, phân xưởng trong Công ty thuộc các lĩnh vực sau:
+ Theo dõi, kiểm tra, giám sát phục vụ bữa ăn cơm ka cho người lao động.
Thực hiện sắp xếp nhân viên công nhân lao động . Chế độ chính sách Nhà nước đối
với cán bộ công nhân viên trong Công ty, trình Giám đốc phế duyệt và chịu trách
nhiệm quản lý bộ phận Bảo vệ Công ty
- Phòng Kế hoạch vật tư – tiêu thụ: Nghiên cứu xây dựng chương trình kế
hoạch cho toàn Công ty, thiết lập mối quan hệ giữa Công ty với khách hàng, tham
mưu cho Giám đốc về kế hoạch tiêu thụ, nhu cầu thị trường, thu tiền bán hàng cho
công ty đầy đủ đúng hạn Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc cung cấp thông
tin giá cả vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu cũng như chất lượng hàng hoá đầu vào.
- Phòng Tài chính kế toán: Có nhiệm vụ hạch toán toàn bộ chi phí tài chính
của Công ty, tổ chức công tác hạch toán chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
theo luật kế toán phù hợp với quy định của Nhà nước. Tổ chức giám sát các khoản thu
chi, các nghĩa vụ thu nộp, thanh toán công nợ, kiểm tra việc sử dụng tài sản của Công
ty. Theo dõi các chỉ tiêu định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu và cân đối tài chính
theo chế độ hiện hành, và điều hoà vay vốn phục vụ cho sản xuất và kinh doanh của
Công ty, xây dựng mức chi phí tiền lương.
- Phân xưởng sản xuất: Chịu sự điều hành trực tiếp của phó Giám đốc phục
trách sản xuất, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, hàng tháng mà Giám đốc đã phê
HS: Đoàn Thị Thắng 4 Lớp: 37KT8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
duyệt theo từng công đoạn được giao, áp dụng công nghệ, quy trình sản xuất của công
ty, tiếp nhận kiểm tra chất lượng nguyên, nhiên, vật liệu đưa vào các công đoạn trong
dây chuyền để khi sản xuất ra sản phẩm bảo đảm chất lượng hàng hoá theo yêu cầu,
đảm bảo đúng định mức kinh tế kỹ thuật an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Đề
xuất với Giám đốc công ty khi có yêu cầu liên quan đến sản xuất.
2.2. Trình độ cán bộ công nhân viên

Để công ty ngày càng phát triển, kinh doanh ngày càng có hiệu quả phải có đội
ngũ cán bộ công nhân có tay nghề cao và trình độ vững vàng, có kinh nghiệm trong
kinh doanh. Hiện nay công ty có 196 lao động, trong đó lao động có trình độ đại học,
cao đẳng trở lên là 59 người, trung cấp 72 người, công nhân kỹ thuật 25 người, còn lại
là lao động phổ thông và sơ cấp. Hàng năm công ty vẫn tạo điều kiện cho cán bộ công
nhân viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hoà nhập với môi trường
kinh doanh mới.
3. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012
Đứng trước nền kinh tế thị trường hôm nay, với sự cạnh tranh của nhiều doanh
nghiệp, nhiều thành phần kinh doanh, song với sự nỗ lực cố gắng, sự lãnh đạo đúng
đắn cùng với sự quyết tâm cao của cán bộ công nhân viên kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh vẫn ổn định và phát triển. Vì vậy năm 2012 công ty đã đạt được kết quả
kinh doanh như sau:
HS: Đoàn Thị Thắng 5 Lớp: 37KT8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
BÁO CÁO
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2012
ĐVT : đồng
Chỉ tiêu Mã số Năm nay Năm trước
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1 32.189.508.465 63.843.677.831
2. Các khoản giảm trừ (3=4+5+6+7)
3
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ (10=01-02)
10 32.189.508.465 63.843.677.831
4. Giá vốn hàng bán
11 30.078.051.262 61.560.163.022
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp

dịch vụ (20=10-11)
20 2.111.457.203 2.283.514.809
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21 49.045.902 38.201.192
7. Chi phí tài chính
22 446.931.595 521.628.724
Trong đó: Chi phí lãi vay
23 446.931.595 521.628.724
8. Chi phí bán hàng
24 1.247.977.651 1.185.237.069
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25 231.027.890 271.439.045
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh (30=20+(21-22)-(24+25)
30 234.565.969 343.411.163
11. Thu nhập khác
31 130.278.454 24.381.823
12. Chi phí khác
32
13. Lợi nhuận khác (40=31-32)
40 130.278.454 24.381.823
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50=30-40)
50 364.844.423 367.792.986
Ngày 31 tháng 12 năm 2012
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, đóng dấu, họ tên)
PHẦN II:
NỘI DUNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ
1. Tổ chức bộ máy kế toán

1.1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
HS: Đoàn Thị Thắng 6 Lớp: 37KT8
Kế toán
vốn bằng
tiền, vay
và thanh
toán
Kế toán
TL và
các khoản
trích theo
lương
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
Công ty cổ phần giấy Lam Sơn Thanh Hoá là một công ty chuyên sản xuất các
loại giấy Carton duplex, có đội ngũ nhân viên kế toán đã được đào tạo qua các trường
Đại học, Cao đẳng kế toán. Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình
công ty đã vận dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung, tức là các nhân viên kế toán
tập trung về phòng kế toán. Đứng đầu bộ máy kế toán là kế toán trưởng trực tiếp quản
lý các nhân viên của mình và chịu trách nhiệm trước Ban lãnh đạo Công ty . Mô hình
bộ máy kế toán của công ty được thể hiện như sau
- Sơ đồ (S2.2) bộ máy kế toán Công ty CP giấy Lam Sơn
1.2. Hình thức kế toán áp dụng trong Công ty.
Công ty Cổ Phần Giấy Lam Sơn Thanh Hoá áp dụng “hình thức kế toán nhật
ký chung trên máy vi tính” với phần mềm kế toán SAS INNOVA 8.0, do Công ty
Cổ phần SIS Việt Nam phát triển và ứng dụng tại phòng kế toán.
Phần mềm kế toán SAS INNOVA 8.0 phân thành các phân hệ riêng như: Cập
nhật chứng từ gốc; cập nhật khấu hao TSCĐ; cập nhật phân bổ công cụ dụng cụ, chi
phí; bảng kê, báo cáo thuế GTGT; báo cáo thu mua không hóa đơn, in phiếu thu; in
phiếu chi; in phiếu nhập; in phiếu xuất; in hóa đơn bán hàng Bộ tài chính; mẫu uỷ
nhiệm chi; xem và in sổ quỹ; sổ kế toán.

Phần mềm được thiết kế dựa trên hình thức kế toán nhật ký chung nên các loại
sổ của công ty bao gồm: Nhật ký chung, sổ cái, sổ nhật ký thu tiền chi tiền, các sổ chi
tiết,
HS: Đoàn Thị Thắng 7 Lớp: 37KT8
Kế toán
TSCĐ
và KH
TSCĐ,
SC TSCĐ
Kế toán
NVL
và tập hợp
CP tính
giá thành
Kế toán
thành
phẩm và
tiêu thụ
Kế toán tổng hợp
Kế toán trưởng
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối quý, cuối năm
Kiểm tra, đối chiếu
- Sơ đồ (S 2.3) : Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy
Hàng ngày, kế toán căn cứ chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế
toán cùng loại đã được kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi
Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu được thiết kế
sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào

các sổ tổng hợp (Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái…) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên
quan.
Cuối tháng (hoặc bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các tao tác
khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với
số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo
thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu
giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.Thực hiện các thao tác để in
báo cáo tài chính theo quy định.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy,
đóng thành quyển và thực hiện thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng
tay.
2. Tổ chức hạch toán nghiệp TSCĐ tại Công ty
2.1. Vị trí nghiệp vụ TSCĐ
HS: Đoàn Thị Thắng 8 Lớp: 37KT8
Chứng từ kế
toán
Bảng tổng hợp
chứng từ kế
toán cùng loại
Sổ kế toán
+) Sổ tổng hợp
+) Sổ chi tiết
+) BCTC
+) BC KTQT
+) BC Thuế
Máy vi tính
Phần mềm kế
toán SIS
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
Như chúng ta đã biết TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu. Bởi vì trong quá

trình sản xuất kinh doanh TSCĐ không thay đổi về hình thái ban đầu cho đến khi hư
hỏng, song quá trình sử dụng giá trị của chúng bị hao mòn và chuyển dịch dần vào giá
trị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Chính vì vậy đòi hỏi hạch toán nghiệp vụ TSCĐ phải
chính xác. Do đặc điểm của TSCĐ có giá trị lớn nên công ty cần phải quản lý chặt chẽ
về mặt giá trị hiện vật tức là phải phản ánh được ba chỉ tiêu đó là nguyên giá, giá trị
hao mòn, giá trị còn lại. Đồng thời phải quản lý chặt chẽ về số lượng và tình hình biến
động hiện trạng của TSCĐ. Ngoài ra phải tiến hành kiểm tra giám sát việc bảo quản
sử dụng TSCĐ ở từng bộ phận trong công ty.
Mặt khác theo chuẩn mực kế toán Việt Nam các tài sản được xem là TSCĐ phải
đồng thời thoả mãn cả 4 tiêu chuẩn sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
- Thời gian sử dụng trên một năm.
- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (hiện nay tiêu chuẩn này là từ
10.000.000đ).
Tài sản cố định trong công ty bao gồm mỗi loại khác nhau thì có những đặc
điểm kỹ thuật và yêu cầu quản lý riêng. Nhưng chúng giống nhau ở giá trị đầu tư ban
đầu lớn và thời gian hoàn vốn trên 1 năm.
Hạch toán nghiệp vụ chính xác kịp thời sẽ góp phần phát triển sản xuất, thu hồi
Việt Nam nhanh để trang bị thêm và không ngừng đổi mới TSCĐ.
2.2. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ
TSCĐ trong Công ty cổ phần giấy Lam Sơn Thanh Hóa ngày càng được đổi mới
do việc hiện đại hoá tăng nhanh về mặt số lượng theo sự phát triển của nền sản xuất
xã hội và những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Điều đó đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối
với công tác quản lý TSCĐ. Chính vì thế để đáp ứng yêu cầu quản lý TSCĐ kế toán
TSCĐ phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Thu thập, xử lí thông tin, số liệu về số hiện có và tình hình biến động tăng (giảm)
của từng loại số lượng theo địa điểm quản lý sử dụng tài sản cố định.
- Tính toán chính xác giá trị hao mòn của TSCĐ một cách hợp lý khoa học trong
quá trình sử dụng để phân bổ các đối tượng sử dụng TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh

doanh. Giám đốc chặt chẽ nguồn vốn khấu hao.
HS: Đoàn Thị Thắng 9 Lớp: 37KT8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
- Tham gia lập dự toán TSCĐ, tính toán, phản ánh chi phí sửa chữa TSCĐ và
xác định chính xác giá trị công trình sửa chữa TSCĐ của đơn vị.
- Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho các nhà quản lý về tình hình quản lý
của đơn vị.
2.3. Mối quan hệ của nghiệp vụ TSCĐ với các bộ phận có liên quan trong Công ty
Nghiệp vụ TSCĐ với các bộ phận có liên quan trong Công ty luôn luôn có sự
liên quan mật thiết với nhau cùng tồn tại và phát triển bởi vì: như chúng ta đã biết
TSCĐ tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh với vai
trò là tư liệu lao động sản xuất kinh doanh chuyển dịch dần từ bộ phận vào chi phí sản
xuất kinh doanh hay giá thành sản phẩm dịch vụ. Bộ phận giá trị chuyển dịch này là
một yếu tố chi phí, nó được thu hồi khi sản phẩm dịch vụ được tiêu thụ.
3. Quy trình hạch toán nghiệp vụ TSCĐ
3.1. Kế toán tăng, giảm TSCĐ
3.1.1. Hạch toán chi tiết nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ
a. Hạch toán ban đầu
* Vị trí hạch toán: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều thông qua việc ghi
chép ban đầu đó là quá trình hạch toán tại chỗ trực tiếp vào chứng từ đây là cơ sở
quan trọng, là căn cứ pháp lý để phục vụ cho hạch toán ban đầu có tính quyết định cho
sự chính xác của quá trình hạch toán tổng hợp. Vì vậy phải luôn chú trọng lưu ý và
cẩn thận trong khâu hạch toán ban đầu.
* Nhiệm vụ hạch toán ban đầu:
- Ghi chép phản ánh điều tra đối chiếu tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố
định.
- Thường xuyên theo dõi việc bảo quản, sửa chữa TSCĐ.
- Trường hợp thay đổi nguyên giá TSCĐ phải theo quyết định của nhà nước.
- Phản ánh kịp thời trung thực khách quan các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ phát
sinh.

* Chứng từ kế toán: Hạch toán ban đầu sử dụng những chứng từ sau:
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Thẻ TSCĐ
- Biên bản thanh lý (nhượng bán) tài sản cố định.
- Hoá đơn mua bán TSCĐ
HS: Đoàn Thị Thắng 10 Lớp: 37KT8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
Về mục đích lập, phạm vi áp dụng, phương pháp và trách nhiệm ghi, kết cấu của
từng chứng từ cụ thể chúng ta vào từng phần hạch toán tăng giảm TSCĐ.
* HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
- Mục đích lập: hoá đơn giá trị gia tăng là chứng từ của đơn vị bán xác nhận số
lượng, đơn giá và số tiền bán sản phẩm hàng hoá cho người mua là căn cứ để người
bán ghi sổ doanh thu và các sổ kế toán liên quan, là chứng từ cho người mua vận
chuyển hàng trên đường, lập phiếu nhập kho, thanh toán tiền hàng và ghi sổ kế toán.
- Phạm vi áp dụng: áp dụng cho mọi trường hợp bán buôn bán lẻ.
- Phương pháp và trách nhiệm: hoá đơn giá trị gia tăng do người bán lập hoặccung
ứng, lao vụ, dịch vụ thu tiền cùng với mỗi hoá đơn được lập cho những dịch vụ có cùng
thuế suất. Hoá đơn giá trị gia tăng được lập thành 3 liên.
+ Liên 1: kế toán đơn vị mua
+ Liên 2: giao cho người mua làm chứng từ đi đường và sổ kế toán đơn vị mua
+ Liên 3: dùng cho người bán làm chứng từ thu tiền và ghi sổ kế toán có liên
quan.
- Kết cấu :
HS: Đoàn Thị Thắng 11 Lớp: 37KT8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
Hoá đơn GTGT
Liên 2: Giao khách hàng
Ngày 05 tháng 10 năm 2012
Mẫu số 01 GTKT3/001
AA/11P

Số: 00001005
Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần giấy Lam Sơn Thanh Hoá
Địa chỉ: Xã Vạn Thắng – huyện Nông Cống – tỉnh Thanh Hoá
Số tài khoản:
Điện thoại: MST: 2800228740
Họ tên người mua hàng:
Tên đơn vị: Công ty cổ phần bao bì Sabeco – Sông Lam
Địa chỉ: Số 3 - Trần Phú – TP Vinh Nghệ An
Hình thức thanh toán: CK MST: 290078281
STT Tên hàng hoá dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3=1x2
1 Giấy cuộn Kg 19.053 9.600 182.908.800
Cộng tiền hàng: 182.908.800
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 18.290.880
Tổng cộng tiền thanh toán: 201.199.680
Số tiền (viết bằng chữ): (Hai trăm lẻ một triệu, một trăm chín chín nghìn, sáu trăm
tám mươi đồng)
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
* BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
HS: Đoàn Thị Thắng 12 Lớp: 37KT8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
- Mục đích lập: Nhằm xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau khi hoàn thành xây
dựng, mua sắm, được cấp trên cấp, được tặng, biếu, viện trợ, nhận góp vốn, TSCĐ
thuê ngoài đưa vào sử dụng tại đơn vị hoặc tài sản của đơn vị bàn giao cho đơn vị
khác theo lệnh của cấp trên, theo hợp đồng góp vốn không sử dụng biên bản hợp đồng
giao nhận TSCĐ trong trường hợp nhượng bán, thanh lý hoặc TSCĐ phát hiện thừa
thiếu khi kiểm kê. Biên bản giao nhận TSCĐ là căn cứ để giao nhận TSCĐ và kế toán
ghi sổ (thẻ) tài sản cố định, sổ kế toán có liên quan.
- Phạm vi áp dụng: Doanh nghiệp áp dụng đối với các loại TSCĐ mua sắm,

được cấp trên cấp, được tặng, biếu, viện trợ, hoàn thành xây dựng
- Phương pháp và trách nhiệm ghi:
+ Góc bên trái của biên bản giao nhận TSCĐ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu
đơn vị) bộ phận sử dụng. Khi có tài sản mới đưa vào sử dụng hoặc điều tài sản cho
đơn vị khác, đơn vị phải lập hội đồng bàn giao gồm: đại diện bên giao, đại diện bên
nhận và một số uỷ viên.
+ Biên bản giao nhận TSCĐ lập cho từng TSCĐ đối với trường hợp giao nhận
cùng một lúc nhiều tài sản cùng loại cùng giá trị và do cùng đơn vị giao có thể lập
chung một biên bản giao nhận TSCĐ.
+ Bảng kê phụ tùng kèm theo: Liệt kê số phụ tùng dụng cụ đồ nghề kèm theo
TSCĐ khi bàn giao. Sau khi bàn giao xong các thành viên bàn giao, nhận tài sản cố
định cùng ký vào biên bản.
+ Biên bản giao nhận TSCĐ dược lập thành 2 bản, mỗi bên (giao, nhận) giữ một
bản chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán và lưu.
- Kết cấu:
HS: Đoàn Thị Thắng 13 Lớp: 37KT8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
Đơn vị: Công ty Cổ phần giấy
Lam Sơn Thanh Hóa
Mẫu số 01-TSCĐ
(Ban hành ngày 20/3/2006
của Bộ trưởng BTC)
BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ
Ngày 10 tháng 12 năm 2012
- Căn cứ vào yêu cầu của khoa học kĩ thuật và sự phát triển của doanh nghiệp.
- Căn cứ vào quyết định số 27/TVXD ngày 3 tháng 3 năm 20012 của giám đốc
công ty về bàn giao TSCĐ: xe TOYOTA và thiết bị, dụng cụ quản lý.
Ban bàn giao TSCĐ gồm có:
Ông (bà) Lê Duy Chính - Chức vụ: Giám đốc - đại diện bên giao
Ông (bà) Phạm Văn Nhung - Chức vụ: Phó giám đốc - đại diện bên nhận

Ông (bà) Đồng Thị Mai - Chức vụ: phòng kế toán - đại diện bên nhận
Địa điểm giao nhận TSCĐ: Công ty cổ phần giấy Lam Sơn Thanh Hoá
Xác nhận việc bàn giao TSCĐ như sau:
ĐVT : đồng
ST
T
Tên, kí
hiệu quy
cách cấp
hạng
TSCĐ
Số hiệu
TSCĐ
Nước
sản
xuất
XD
Năm
sản
xuất
Năm
đưa
vào
sử
dụng
Công
suất
diện
tích
thiết

kế
Tính nguyên giá TSCĐ
Thời
gian
hao
mòn
Tài
liệu

thuật
kèm
theo
Giá mua giá
thành sản xuất
Cước
phí
vận
chuyển
Chi
phí
chạy
thử
Nguyên giá
TSCĐ
A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 E
1 Xe ôtô
con
TOYOTA
Nhật
Bản

2012 360.000.000 360.000.000 10
năm
2 Dàn máy
vi tính
Việt
Nam
2012 12.000.000 12.000.000 5 năm
Cộng: 372.000.000 372.000.000
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người nhận Người giao
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
PHIẾU CHI
HS: Đoàn Thị Thắng 14 Lớp: 37KT8
Số 12
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
- Mục đích lập: Nhằm xác định các khoản tiền mặt, ngoại tệ thực tế xuất quỹ và
làm căn cứ để thủ quỹ xuất quỹ, ghi sổ quỹ và kế toán ghi sổ kế toán.
- Phạm vi áp dụng: Doanh nghiệp dùng khi phải thanh toán cho các đơn vị bán
sản phẩm cho mình.
- Phương pháp và trách nhiệm ghi:
Góc bên trái của chứng từ ghi rõ tên đơn vị và địa chỉ của đơn vị
+ Phiếu chi phải đóng thành quyển, mỗi quyển chi phải ghi số quyển và số của
từng phiếu chi, số phiếu chi phải đánh liên tục trong một kỳ kế toán. Từng phiếu chi
phải ghi rõ ngày, tháng năm chi tiền.
+ Ghi rõ họ, tên người nhận tiền.
+ Dòng “Lý do chi” ghi rõ nội dung chi tiền.
+ Dòng “Số tiền” ghi bằng số hoặc bằng chữ số tiền xuất quỹ, ghi rõ đơn vị tính
là đồng Việt Nam hay USD.
Dòng tiếp theo ghi số lượng chứng từ gốc kèm theo phiếu chi.
- Phiếu chi được lập thành 3 liên và chỉ sau khi có đủ chữ ký (ký theo từng liên)
của người lập phiếu, kế toán trưởng, giám đốc, thủ quỹ mới được xuất quỹ. Sau khi đã

nhận đủ số tiền người nhận tiền phải ghi số tiền đã nhận bằng chữ, ký tên và ghi rõ họ,
tên vào phiếu chi.
Chú ý:
+ Nếu là chi ngoại tệ phải ghi rõ tỷ giá, đơn giá tại thời điểm xuất quỹ để tính ra
tổng số tiền ghi sổ.
+ Liên phiếu chi giữ ra ngoài doanh nghiệp phải đóng dấu.
- Kết cấu:
HS: Đoàn Thị Thắng 15 Lớp: 37KT8
BO CO THC TP TT NGHIP GVHD: NGUYN XUN TRNG
N V: Cụng ty C Phn Giy Lam Sn
Thanh Húa
Mu s 02-TT
(Ban hnh theo Q s
15/2006/Q-BTC ngy
20/3/2006 ca b trng
BTC)
a ch: Xó Vn Thng Nụng Cng Thanh Húa
Phiu chi
Ngy 18 thỏng 3 nm 2012
Quyn s:
Số: 15
Nợ TK 211 372.000.000
Có TK 133 18.600.000
Có TK 1111 390.600.000
Họ và tên ngời nhận tiền: Lê Văn Thông
Địa chỉ:
Lý do chi: Thanh toán tiền mua TSCĐ
Số tiền: 390.600.000đ
Viết bằng chữ: Ba trăm chín mơi triệu sáu trăm nghìn đồng chẵn.
Kèm theo 01 chứng từ gốc

Giám đốc Kế toán Thủ quỹ Ngời lập phiếu Ngời nhận tiền
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ):
+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý):
+ Số tiền quy đổi:
TH TI SN C NH
- Mc ớch lp: Theo dừi chi tit tng TSC ca doanh nghip, tỡnh hỡnh thay
i nguyờn giỏ v giỏ tr hao mũn ó trớch hng nm ca tng TSC.
HS: on Th Thng 16 Lp: 37KT8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
- Phạm vi áp dụng: Thẻ TSCĐ được lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ và dùng
chung cho mọi TSCĐ như nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải.
- Phương pháp và trách nhiệm ghi:
+ Thẻ được lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ. Thẻ TSCĐ bao gồm 4 phần
chính:
. Ghi các chỉ tiêu chung về TSCĐ như: tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) số
hiệu, nước sản xuất (xây dựng) năm sản xuất, bộ phận quản lý, sử dụng, năm bắt đầu
đưa vào sử dụng, công suất (diện tích) thiết kế, ngày, tháng năm và lý do đình chỉ sử
dụng TSCĐ.
. Ghi các chỉ tiêu nguyên giá TSCĐ ngay khi bắt đầu hình thành TSCĐ và qua
từng thời kỳ do đánh giá lại, xây dựng trang thiết bị thêm hoặc tháo bớt các bộ phận
và ghi giá trị hao mòn đã trích qua các năm.
. Cuối tờ thẻ ghi giảm TSCĐ: ghi số ngày, tháng, năm của chứng từ ghi giảm
TSCĐ và lý do giảm.
. Thẻ TSCĐ do kế toán tscd lập, kế toán ký, xác nhận và giám đốc ký. Thẻ được
lưu ở phòng ban kế toán suốt quá trình sử dụng tài sản.
- Kết cấu:
HS: Đoàn Thị Thắng 17 Lớp: 37KT8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
ĐƠN VỊ: Công ty Cổ Phần Giấy Lam Sơn

Thanh Hóa
Mẫu số S23-DN
(Ban hành theo QĐ số
15/2006/QĐ-BTC ngày
20/3/2006 của bộ trưởng
BTC)
Địa chỉ: Xã Vạn Thắng – Nông Cống – Thanh Hóa
THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Số 20
Ngày 12 tháng 3 năm 2012
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 12 ngày 3 tháng 3 năm 2009
Tên, ký mã hiệu quy cách (cấp hạng) TSCĐ ôtô con TOYOTA
Nước sản xuất (xây dựng): Nhật Bản ; Năm sản xuất: 2009
Bộ phận quản lý sử dụng: Bộ phẩn sản xuất năm đưa vào sử dụng năm 2012
Công suất (diện tích thiết kế)
Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày tháng năm
Lý do đình chỉ:
ĐVT : Đồng
Số hiệu
chứng
từ
Nguyên giá tài sản cố định Giá trị hao mòn TSCĐ
Ngày
tháng
năm
Diễn giải Nguyên giá Năm
Giá trị
hao mòn
Cộng
dồn

A B C 1 2 3 4
20 2/4/2006 Ôtô con
TOYOTA
360.000.000 10
Dụng cụ kèm theo
Tên quy cách, dụng cụ, phụ tùng ĐVT Số lượng Giá trị
A B C 1 2
Ghi tăng TSCĐ chứng từ số 20 ngày 12/3/2012
Lý do tăng: mua sắm
Ngày 12 tháng 3 năm 2012
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
ĐƠN VỊ: Công ty Cổ Phần Giấy Lam Sơn
Thanh Hóa
Mẫu số S23-DN
(Ban hành theo QĐ số
15/2006/QĐ-BTC ngàyĐịa chỉ: Xã Vạn Thắng – Nông Cống – Thanh Hóa
HS: Đoàn Thị Thắng 18 Lớp: 37KT8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
20/3/2006 của bộ trưởng
BTC)
THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Số 21
Ngày 12 tháng 3 năm 2012 lập thẻ
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 02 ngày 29 tháng 6 năm 2012
Tên, ký mã hiệu quy cách (cấp hạng) TSCĐ dàn máy vi tính
Nước sản xuất (xây dựng): Việt Nam; Năm sản xuất: 2009
Bộ phận quản lý sử dụng: Bộ phẩn sản xuất năm đưa vào sử dụng năm 2012
Công suất (diện tích thiết kế)
Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày tháng năm

Lý do đình chỉ:
ĐVT : Đồng
Số hiệu
chứng từ
Nguyên giá tài sản cố định Giá trị hao mòn TSCĐ
Ngày
tháng
năm
Diễn giải Nguyên giá Năm
Giá trị
hao mòn
Cộng
dồn
A B C 1 2 3 4
02/NNDC 2/4/2009 Máy vi tính 12.000.000 5
Dụng cụ kèm theo
Tên quy cách, dụng cụ, phụ tùng ĐVT Số lượng Giá trị
A B C 1 2
Ghi tăng TSCĐ chứng từ số ngày tháng năm
Lý do tăng:
Ngày 12 tháng 3 năm 2012
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
BẢNG KÊ PHÂN LOẠI
BÊN CÓ: TK 111
Ngày 12/3/2012
Số 20/BB
HS: Đoàn Thị Thắng 19 Lớp: 37KT8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
ĐVT : đồng

STT Nội dung Số tiền
Ghi nợ các TK
211 133
1 Xe ôtô TOYOTA 378.000.000 360.000.000 18.000.000
2 Dàn máy vi tính 12.600.000 12.000.000 600.000
Tổng cộng 390.600.000 372.000.000 18.600.000
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
HS: Đoàn Thị Thắng 20 Lớp: 37KT8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
* Hạch toán giảm TSCĐ
TSCĐ giảm trong trường hợp TSCĐ bị hư hỏng đến mức không thể khắc phục
được hoặc việc sử dụng TSCĐ không đem lại hiệu quả kinh tế gây lãng phí thì đơn vị
sản xuất TSCĐ có thể đề nghị xin phép công ty thanh lý số TSCĐ trên. Do vậy TSCĐ
chủ yếu thanh lý và nhượng bán nhưng TSCĐ không còn có hiệu quả trong công việc
và những TSCĐ giảm phải tập hợp đủ chứng từ hồ sơ TSCĐ để làm căn cứ ghi sổ kế
toán.
Các chứng từ ghi giảm TSCĐ gồm: đơn xin thanh lý và biên bản thanh lý.
Khi có TSCĐ cần thanh lý các đơn vị sử dụng TSCĐ cần phải chủ động làm tờ
trình thanh lý, khi có quyết định thanh lý của giám đốc, thành lập hội đồng gồm có:
đại diện phòng kế toán, phòng kế hoạch, đơn vị sử dụng TSCĐ và biên bản theo mẫu
quy định, biên bản thanh lý được lập thành 2 bản, 1 bản giao cho phòng kế toán để
theo dõi ghi số, 1 bản giao cho đơn vị sử dụng. Sau đó làm đầy đủ thủ tục thanh lý.
Kế toán ghi thẻ TSCĐ vào sổ TSCĐ.
- Kết cấu:
HS: Đoàn Thị Thắng 21 Lớp: 37KT8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________________

ĐƠN XIN THANH LÝ
Kính gửi: Giám đốc Lê Văn Thực
Bộ phận quản lý xin thanh lý nhà cấp 4C được xây dựng từ ngày đầu thành lập
công ty.
Nguyên giá: 70.000.000đ
Đã khấu hao: 0đ
Giá trị còn lại: 0đ
Hiện nay đã hư hỏng nặng, đơn vị không có nhu cầu sử dụng, đề nghị ông (bà)
giám đốc Công ty cổ phần giấy Lam Sơn Thanh Hoá xét duyệt cho được thanh lý nhà
cấp 4C theo đúng thủ tục quy định.
Rất mong sự quan tâm giúp đỡ.
Nơi nhận: ĐẠI DIỆN VĂN PHÒNG
- Phòng giám đốc Trưởng phòng tổ chức
- Lưu
Sau khi có ý kiến đồng ý cho thanh lý của giám đốc đã tiến hành lập biên bản
thanh lý TSCĐ.
HS: Đoàn Thị Thắng 22 Lớp: 37KT8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
ĐƠN VỊ: Công ty Cổ Phần Giấy Lam Sơn
Thanh Hóa
Mẫu số 02-TT
(Ban hành theo QĐ số
15/2006/QĐ-BTC ngày
20/3/2006 của bộ trưởng
BTC)
Địa chỉ: Xã Vạn Thắng – Nông Cống – Thanh Hóa
BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ
Ngày 10 tháng 3 năm 2012
Số 09
Nợ: TK 2141: 70.000.000

Có TK 2112: 70.000.000
Căn cứ quyết định số 15 ngày 7/3/2009 của Công ty cổ phần giấy Lam Sơn
Thanh Hoá đã được giám đốc Công ty cổ phần giấy Lam Sơn Thanh Hoá phê duyệt
về thanh lý TSCĐ.
I. Ban thanh lý TSCĐ gồm
Ông/Bà: Phạm Văn Nhung - Phó giám đốc - trưởng ban
Ông/Bà: Bùi Thị Tuyết - Trưởng phòng kế toán - uỷ viên
Ông/Bà: Nguyễn Thị Thuỷ - Phó phòng kế toán - uỷ ivên
II. Tiến hành thanh lý TSCĐ
- Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạn) TSCĐ: Nhà làm việc cấp 4C.
- Số hêịu TSCĐ: 125.530
- Nước sản xuất (xây dựng): Công ty Xây dựng I
- Năm đưa vào sử dụng: Tháng 6 năm 1975.
- Nguyên giá TSCĐ: 70.000.000đ
- Giá trị còn lại của TSCĐ: 0đ
- Giá trị hao mòn tính đến thời điểm thanh lý: 70.000.000đ
III. Kết luận của ban thanh lý TSCĐ
Tình trạng thực tế nhà làm việc cấp 4C đã hư hỏng nặng không thể sửa chữa
được.
Ngày 10 tháng 3 năm 2012
Trưởng ban thanh lý
HS: Đoàn Thị Thắng 23 Lớp: 37KT8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
IV. Kết quả thanh lý TSCĐ
- Chi phí thanh toán TSCĐ: 300.000 đồng bằng chữ (Ba trăm ngàn đồng chẵn).
- Giá trị thu hồi: 500.000 bằng chữ (Năm trăm ngàn đồng chẵn).
Đã ghi giảm số thẻ: thẻ TSCĐ 02
Ngày tháng năm
Giám đốc Kế toán trưởng
(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên)

THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Ngày 10 tháng 6 năm 1975
- Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ ngày 12 tháng 3 năm 2012
- Tên, quy cách TSCĐ: nhà làm việc cấp 4C số hiệu 125530
- Nước sản xuất (xây dựng) Công ty xây dựng I Năm sản xuất:
- Bộ phận quản lý sử dụng: Công ty cổ phần giấy Lam Sơn Thanh Hoá
năm đưa vào sử dụng: 1975
Công suất (diện tích thiết kế)
Đình chỉ sử dụng thanh lý tài sản cố định ngày 2 tháng 2 năm 2012
Lý do đình chỉ: Hỏng hoàn toàn không sử dụng được nữa.
ĐVT : đồng
Số
hiệu
chứng
từ
Nguyên giá tài sản cố định Giá trị hao mòn TSCĐ
Ngày
tháng
năm
Diễn giải Nguyên giá Năm
Giá trị hao
mòn
Cộng
dồn
A B C 1 2 3 4
02 Nhà làm việc cấp
4
70.000.000 5 70.000.000
Ghi giảm TSCĐ số 01/BBTL ngày 24 tháng 6 năm 2011
Lý do giảm: Hỏng hoàn toàn không sử dụng được nữa

Kế toán trưởng Người lập
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
* Sổ kế toán: kế toán sử dụng biên bản giao nhận TSCĐ thẻ TSCĐ. Căn cứ vào
hoá đơn GTGT và phiếu chi.
HS: Đoàn Thị Thắng 24 Lớp: 37KT8
BO CO THC TP TT NGHIP GVHD: NGUYN XUN TRNG
N V: Cụng ty C Phn giy Lam Sn
Thanh Húa
Mu s 02-TT
(Ban hnh theo Q s
15/2006/Q-BTC ngy
20/3/2006 ca b trng
BTC)
a ch: Xó Vn Thng Nụng Cng Thanh Húa
PHIU CHI
Ngy 10 thỏng 3 nm 2012
Quyển số: 1
Số: 29
Nợ TK 811 300.000
Có TK 111 300.000
Họ và tên ngời nhận tiền: Nguyễn Thị Mai
Địa chỉ: 175 Trần Phú - Thanh Hoá
Lý do chi: Chi thanh lý tài sản cố định
Số tiền: 300.000đ
Viết bằng chữ: Ba trăm nghìn đồng chẵn.
Kèm theo 01 chứng từ gốc
Giám đốc Kế toán trởng Thủ quỹ Ngời lập
phiếu
Ngời nhận tiền
(Ký, họ tên,

đóng dấu)
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ):
+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý)
+ Số tiền quy đổi:
(liên gửi ra ngoài phải đóng dấu)
Đơn vị: Cụng ty C Phn giy Lam Sn
Thanh Húa
Địa chỉ: Xó Vn Thng Nụng Cng
Thanh Húa
Mẫu số 01-TT
Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-
BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trởng
BTC
PHIU THU
Quyển số
Ngày 10 tháng 3 năm 2013 Số: 19
Nợ TK 1111 500.000
Có TK 711 450.000
Có TK 33311 50.000
HS: on Th Thng 25 Lp: 37KT8

×