Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

bài báo cáo thực tập nhận thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.93 KB, 12 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC
Được thiết kế thành một hệ thống độc lập nhưng đặt liên hoàn và hài hòa bên cạnh
hệ thống khách sạn 5 sao đẳng cấp quốc tế Vinpearl Resort Nha Trang, Vinpearl Luxury
Nha Trang, Khu Công viên Giải trí Vinpearl Land được xây dựng trên quy mô gần
200.000m2.
Vinpearl Land bao gồm nhiều công trình hiện đại, đặc sắc, sánh ngang với nhiều công
viên giải trí hàng đầu của các nước trong khu vực và trên thế giới như:
- Cáp treo vượt biển dài nhất thế giới: 3.320m;

- Khu Công viên nước Vinpearl rộng 60.000 m2 với nhiều trò chơi cảm giác mạnh
lý thú;

- Thủy cung Vinpearl có diện tích 3.400m2, là một đại dương thu nhỏ với 300 loài
sinh vật biển quý hiếm, lạ mắt;
-Khu sân khấu nhạc nước và biểu diễn ngoài trời, sức chứa hơn 5.000 chỗ ngồi là
nơi du khách có thể thưởng thức các bản nhạc mang đặc trưng của nhiều nền văn hóa trên
khắp thế giới cùng hiệu ứng laser sống động;
-Trung tâm hội nghị và biểu diễn đa năng, sức chứa 1.350 chỗ ngồi với các trang
thiết bị âm thanh ánh sáng tối tân;
-Dãy phố mua sắm có tổng diện tích 6.000m2 với các gian hàng sang trọng và tiện
nghi, được xây dựng từ cảm hứng về sự thanh bình, thơ mộng của phố cổ Hội An;
-Làng Ẩm thực Vinpearl với sự góp mặt của hàng trăm hương vị vùng miền;
- Khu ẩm thực với những hương vị ẩm thực tuyệt vời được chế biến bởi đội ngũ
đầu bếp chuyên nghiệp…
-Chùa Trúc Lâm cùng tổ hợp danh lam thắng cảnh lãng mạn, nên thơ. Đây là
những công trình hiện đại và đặc sắc, có quy mô ngang tầm với nhiều công viên giải trí
hàng đầu khu vực châu Á;
Vinpearl Land hiện đã trở thành khu vui chơi giải trí đẳng cấp đầu tiên tại Việt
Nam cho phép du khách sử dụng tất cả các dịch vụ tại Khu công viên giải trí mà không
hạn chế số lần và số trò chơi tại khu trò chơi trong nhà và ngoài trời.
I. Cáp treo Vinpearl - kỳ quan trên vịnh Nha Trang


Công ty Cổ phần Du lịch Vinpearl Land đã khởi công xây dựng công trình Cáp
treo Vinpearl Land trên Vịnh Nha Trang - Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa từ
tháng 4/2006 và chính thức đưa hệ thống cáp treo này vào hoạt động từ ngày 10/3/2007.
Ngay từ khi còn là bản thiết kế, tuyến cáp treo Vinpearl đã thu hút rất nhiều sự quan tâm,
bởi căn cứ vào độ dài của tuyến cáp, đây sẽ là tuyến cáp treo vượt biển dài nhất thế giới
- một công trình có khả năng được công nhận là kỷ lục thế giới. Chính vì vậy, từ khi
khởi công, kênh truyền hình Discovery Channel đã cử hẳn một ekip chuyên trách ghi lại
những hình ảnh đầu tiên về công trình này để chuẩn bị những thước phim tư liệu về quá
trình xây dựng công trình cáp treo vượt biển dài nhất thế giới này, những hình ảnh sống
động về khả năng phi thường của công nhân xây dựng Việt Nam.
Cuối năm 2003, khu nghỉ dưỡng 5 sao Hòn Ngọc Việt xuất hiện trên bản đồ du
lịch thế giới và đã nhanh chóng trở thành một điểm sáng giữa vô số tour lữ hành đến
Đông Nam Á. Tuyến cáp treo Vinpearl được xây dựng với mục đích tăng thêm tính an
toàn và rút ngắn thời gian di chuyển từ bờ sang đảo là một giải pháp hợp lý, nhưng vô
cùng táo bạo. CP du lịch và thương mại Vinpearl land đã chọn Hãng Poma của Pháp
thiết kế kỹ thuật, cung cấp thiết bị và giám sát chất lượng. Theo dự toán, tổng giá trị đầu
tư trên 13 triệu euro, chiều dài toàn tuyến 3.310m vắt qua 9 cột tháp có chiều cao tính từ
chân móng đến đỉnh từ 95-157m; bao gồm 65 cabin loại 8 chỗ với công suất chuyên chở
1000 - 1500 khách/giờ. Hiện tại Cáp treo Vinpearl đang cho hoạt động với công suất
1000 khách/giờ với 47 cabin loại 8 chỗ. Thời gian đi suốt tuyến khoảng 12phút/ chuyến,
với vận tốc 6m/s Có thể hoạt động an toàn trong điều kiện gió cấp 7.
Cáp treo Vinpearl giờ đã thực sự trở thành một phần không thể thiếu của Vịnh Nha
Trang.
Cáp treo là phương tiện giao thông an toàn, nhanh chóng và tiện nghi. Hơn thế nữa
nó là phương tiện có công suất vận chuyển rất lớn và rất tiết kiệm nhiên liệu.Thế mạnh
của cáp treo là thực hiện công việc vận chuyển trên những địa hình phức tạp mà các
phương tiện khác khó có thể thực hiện được. Do các cabin được treo trên dây cáp được
đỡ bởi hệ thống trụ tháp nên không chiếm không gian xây dựng.
Cáp treo là phương tiện giao thông rất thân thiện với môi trường. Căn cứ vào yêu
cầu về mức độ an toàn, công suất vận chuyển và địa hình trên biển, chủ đầu tư là Công

ty Cổ phần Du lịch Vinpearl Land đã chọn phương án dùng loại cáp treo một dây, cabin
8 người kẹp nhả, do tập đoàn POMA của Pháp thiết kế, chế tạo. Việc tính toán thiết kế
đảm bảo cho hệ thống làm việc ổn định trong điều kiện tốc độ gió 72km/giờ, và đứng
vững trong điều kiện động đất với gia tốc 14m/giây, sóng thần với bước sóng 90m. Toàn
bộ vật tư, thiết bị dùng để chế tạo hệ thống đều có xuất xứ từ Châu Âu và đạt tiêu chuẩn
của Hiệp hội cáp treo thế giới.
Quan trọng hơn, công trình đã đáp ứng được yêu cầu về thẩm mỹ cũng như môi
trường để có thể tôn thêm vẻ đẹp của vịnh Nha Trang - một trong những vịnh biển đẹp
nhất thế giới. Với hình dáng và cấu trúc giống tháp Effel, sang trọng, đồ sộ mà mềm
mại, được thắp sáng bằng laser và đèn trang trí, cáp treo Vinpearl bỗng trở nên lung linh
huyền ảo mỗi khi đêm về trên vịnh Nha Trang. Cáp treo Vinpearl đã thực sự trở thành
một trong những điều hấp dẫn du khách mỗi khi đến thăm thành phố biển xinh đẹp này.
Quá trình thi công cáp treo Vinpearl cũng là một câu chuyện với nhiều chi tiết hấp
dẫn, hồi hộp và li kỳ! Thông thường đối với các dự án cáp treo thì kinh phí để mua
thiết bị lớn hơn kinh phí xây dựng, tuy nhiên đối với hệ thống cáp treo vượt biển
Vinpearl Land thì ngược lại, kinh phí dùng cho xây dựng lớn hơn nhiều lần so với kinh
phí dùng để mua thiết bị. Công trình đã sử dụng hết hơn 6.000 tấn sắt thép và 12.000m3
bêtông, đồng thời công trình cũng đã huy động một số lượng rất lớn máy móc thiết bị
trong quá trình thi công như cẩu 150 tấn, xà lan 2000 tấn, máy khoan cọc nhồi( RCD)
với đường kính mũi khoan vào đá 2,5m…
Chỉ tính riêng tổng chiều dài cọc trên biển dành cho công trình này đã lên đến
1.600 m, trong đó có những cọc sâu tới 92m.Công đoạn hạ ống vách là công đoạn hết
sức khó khăn trong quá trình thi công nhưng lại là công đoạn đóng vai trò quan trọng.
Ống vách có đường kính 2,5m đuợc cuốn bằng tôn dầy 20mm, nặng khoảng 50 tấn với
yêu cầu kỹ thuật độ lệch vị trí không vượt quá 230mm, độ nghiêng khộng quá 1% trong
điều kiện sóng to, gió lớn, dòng chẩy mạnh. Đây là yêu cầu ngặt nghèo và rất khó thực
hiện, đội ngũ thi công công trình cáp treo Vinpearl Land đã rất nhiều lần hạ ống vách
không thành công. Trong khi đó, việc rút ống vách lệ để hạ ống vách lại lần nữa là cực
kỳ khó khăn do chân vách bị mút chặt ở trong bùn. Đội ngũ thi công công trình cáp treo
Vinpearl Land đã phải dùng đến cẩu 150 tấn mà cũng không nhấc nổi ống vách lệ. Khi

đó, các kỹ sư đã có sáng kiến chờ thủy triều xuống thì tiến hành gông chặt ống vách vào
2 xà lan 2000 tấn, sau đó đợi đến khi thủy triều lên kết hợp với việc bơm nước ra khỏi xà
lan thì mới nhấc đước ống vách để tiếp tục thi công lại. Công việc này đã phải làm đi
làm lại rất nhiều lần mới đạt yêu cầu.
Công đoạn khoan cọc nhồi cũng được tiến hành đồng thời. Dựa vào kết quả khoan
thăm dò thì mũi cọc nhồi chỉ cần đến sâu từ 65m đến 75m. Tuy nhiên đối với 4 cọc của
trụ T6 do địa chất vùng này ở độ sâu 75m trước đây là lòng suối cổ. Mũi khoan vào tầng
này không thể xuống được do có sỏi cuội và cát ùa vào. Đội ngũ thi công công trình cáp
treo Vinpearl Land đã phải bơm xi măng và chất phụ gia xuống để làm đông cứng cả
một khu vực sau đó mới khoan tiếp được. Đến độ sâu 85m lại gặp sự cố do máy nén khí
không còn đủ công suất để bơm phoi ra khỏi lỗ khoan. Đội ngũ thi công đã gõ cửa tất cả
các nhà cung cấp ở Việt nam nhưng không ai có máy nén khí lớn hơn. Nếu mua ở
Singapore thì phải mất 2 tháng. Cuối cùng, đội ngũ thi công cáp treo Vinpearl Land đã
có sáng kiến dùng nhiều máy nhỏ cùng đồng thời nạp vào một bình tích áp lớn trước khi
bơm xuống hố khoan.
Song song với thi công các đài móng trên biển, một ekip khác đồng thời tiến hành
khoan cọc trên bờ để thi công 02 trụ trên bờ và hai đầu nhà ga. Phần thi công 12 cọc trên
bờ do công ty 79, ekip này thuộc công ty xây dựng Vinaconex. Phần kết cấu thép 02 đầu
nhà ga và 07 trụ trên biển, 02 trụ trên bờ được bóc tách và đặt vật tư ở nước ngoài. Toàn
bộ vật tư đều tuân theo tiêu chuẩn Châu Âu. Sau khi toàn bộ thép về Việt Nam đã được
gia công bởi công ty Cơ Khí Soecon tại Thành phố Hồ Chí Minh và việc gia công phải
tuân theo các tiêu chuẩn của nhà thiết kế.
Sau khi hoàn thiện phần xây dựng 02 cọc trên bờ, 07 cọc trên biển và 02 đầu nhà
ga, Ban quản lý dự án cáp treo Vinpearl Land bắt đầu việc lắp đặt kết cấu thân trụ cho
các trụ đỡ cáp và kết cấu khung dàn cho 02 đầu nhà ga. Phần kết cấu thép trên biển độ
cao trung bình từ 40 - 54m. Tất cả được liên kết bằng bulông đặc biệt và được lắp đặt
hoàn toàn bằng tay. Việc lắp đặt toàn bộ kết cấu thép cho các trụ và 02 nhà ga ekip thi
công đã phải huy động đến 6 đơn vị có kinh nghiệm về việc lắp dựng kết cấu hàng đầu
trong nước để tham gia thi công. Phần thiết bị đầu trụ và hai nhà ga được lắp sau cùng
và có sự tham gia của các chuyên gia đến từ Poma.

Cuối cùng, để đưa hệ thống vào hoạt động, ekip thi công công trình cáp treo phải
kéo sợi cáp đường kính 52mm từ nhà ga đi tại Phú Quý đến nhà ga đến và vòng lại để
tạo vòng quay liên hoàn, tổng chiều dài cáp là 7400m. Để căng sợi cáp này, ekip thi
công đã phải sử dụng 01 xà lan 2000 tấn để lắp giàn giáo với chiều cao gần 25 mét và
dài 80 mét, 01 xe kéo bánh xích để căng cáp và 100 công nhân thi công trong 03 ngày
đêm.
Ngày 10/3 là một cột mốc đáng nhớ. Sau hơn 14 tháng thi công, sáng 10/3, tuyến
cáp treo vượt biển Nha Trang đã chính thức khánh thành và đi vào hoạt động. Người dân
thành phố biển Nha Trang chứng kiến sự ra đời của tuyến cáp treo này với một niềm vui
khó tả. Ngay ngày đầu tiên cáp treo Vinpearl chính thức hoạt động, chủ đầu tư đã thu
được 1 tỷ đồng. Lãnh đạo công ty quyết định trích 50% để làm từ thiện. 500 triệu đồng
thu được từ tiền bán vé đi cáp treo đã được chuyển vào Quỹ từ thiện xã hội tỉnh Khánh
Hòa để góp phần “xóa đói, giảm nghèo” cho đồng bào các xã vùng sâu, vùng xa.
Hệ thống cáp treo Vinpearl Land nhằm mang lại cho mọi đối tượng khách du lịch
và khách hàng một cảm giác hạnh phúc trong kỳ nghỉ trên đảo và mang đến cho tỉnh
Khánh Hòa một kỳ quan có một không hai. Với hệ thống cáp treo vượt biển này, khách
du lịch đến với Nha trang, Việt Nam sẽ có có hội nhìn ngắm thành phố và phong cảnh
vịnh Nha Trang từ độ cao 60 mét so với mặt nước biển.
Sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, Cáp treo Vinpearl Land đã trở thành một thương
hiệu – sản phẩm du lịch đặc việt của Khu Du lịch & Giải trí Vinpearl Land nói riêng và
của tỉnh Khánh Hòa nói chung. Cùng với Tháp bà Ponarga, Khu bảo tồn sinh thái biển
Hòn Mun, Cáp treo Vinpearl Land đã trở thành một trong những biểu tượng của Du lịch
Nha Trang - Khách Hòa. Trong năm 2008 vừa qua, số lượng du khách trong nước và
quốc tế đến với Nha Trang – Khánh Hòa là khoảng 1,2 triệu lượt người thì đã có đến hơn
800 nghìn người (chiếm gần 70%) đến nghỉ dưỡng và tham quan Khu Du lịch & Giải trí
Vinpearl Land và hầu hết đều sử dụng cáp treo Vinpearl là phương tiện di chuyển và
chiêm ngưỡng vịnh Nha Trang trước khi lên đảo, chính điều này đã nói lên thành công
và sức quyến rũ của Cáp treo Vinpearl Land.
II. Nhà thờ đá tại Nha Trang
Một trong những điểm mà bạn không nên bỏ qua khi đến Nha Trang chính là

nhà thờ đá nằm trên độ cao 12 m giữa trung tâm thành phố.
Hàng năm, thành phố Nha Trang thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan và
nghỉ dưỡng. Ngoài những thắng cảnh nổi tiếng như bãi biển dài với bãi cát trắng tuyệt
đẹp, các hòn đảo nổi tiếng như Hòn Tre, Hòn Tằm với đủ trò chơi trên biển, khu nghỉ
dưỡng Vinpearland, vịnh Vũng Rô, bãi dài Cam Ranh Nha Trang còn có rất nhiều điểm
đến văn hóa và lịch sử nằm ngay trong thành phố.
Nhà thờ đá nằm ngay trung tâm thành phố, dễ tìm và luôn mở cửa đón khách
tham quan
Nằm trên độ cao 12 m giữa trung tâm thành phố, nhà thờ đá Nha Trang là địa
điểmthu hút rất nhiều du khách, các nhà quay phim và nhiếp ảnh trong và ngoài nước.
Tên chính thức của nhà thờ là Nhà thờ Chánh tòa Kitô Vua, nhưng thường được người
dân trong vùng nhắc đến với tên gọi giản dị là nhà thờ đá, nhà thờ Nha Trang, nhà thờ
Ngã Sáu. Phổ biến hơn cả vẫn là tên gọi Nhà thờ Núi. Nhà thờ là một trong những nét
kiến trúc độc đáo mang đậm phong cách Pháp.
Với tư tưởng truyền bá lối sống cao đẹp của Công giáo tại Nha Trang, giáo sĩ
Louis Vallet (1869 - 1945) đã dành tâm huyết của ông để xây dựng nhà thờ.Sau khi mất,
mộ của ông được đặt ở dưới chân núi của nhà thờ.
Nhà thờ công giáo với kiến trúc phương Tây là điểm đến yêu thích của các cặp
uyên ương khi muốn có bộ ảnh cưới đẹp.
Ngày 3/9/1928, nhà thờ được khởi công xây dựng trên một mõm núi nhỏ có tên là
núi Bông. Cái tên nhà thờ Núi cũng do đó mà có. Để tạo mặt bằng trên đỉnh núi, người ta
đã sử dụng khoảng 500 vỏ trái mìn.
Nhà thờ được xây dựng hoàn toàn theo lối kiến trúc nhà thờ Công giáo phương
Tây. Lối kiến trúc này giống với nhà thờ ở Sa Pa và một số địa điểm khác tại Việt Nam.
Một gác chuông cao ở chính giữa có treo 3 quả chuông là điểm dễ nhận biết của các nhà
thờ Công giáo phương Tây.
Bên trong nhà thờ.
Nhà thờ là một không gian đẹp được những nhà nhiếp ảnh và quay phim rất ưa
thích.Những cặp tình nhân cũng lựa chọn nơi đây làm nơi chụp ảnh cưới. Nhà thờ mở
cửa đón khách tất cả các ngày trong tuần từ 8h sáng và vẫn duy trì các buổi giảng đạo vào

buổi sáng và buổi chiều.
III. CHÙA LONG SƠN
Xây dựng từ năm 1963, đã đưa ngôi chùa vào danh sách kỷ lục Việt Nam: “Ngôi
chùa có tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam”.
Chùa đẹp từ ngay cổng ra vào, bởi những cột đá và bức phù điêu bố trí ngay chính điện.
Quanh chùa là vườn cây xanh mướt cộng thế núi vững chãi sau lưng, tạo cảnh sắc chung
hài hòa và sinh động. Khuôn viên chùa khá rộng, do nằm giữa vườn cây nên không khí
thoáng mát và trong lành. Mái chùa theo kiểu chùa truyền thống Việt Nam, nhiều chi tiết
tinh xảo và đẹp mắt.
Chính điện thoáng và rộng đến 1.670m2, đủ cho hàng trăm phật tử và khách hành hương
đến hành lễ. Đặc biệt có một bức tượng Phật tổ bằng đồng đang ngồi thuyết pháp, cao
1,6m, nặng 700kg.
Ngoài hiên chùa là gần 200 bậc thang dẫn lên núi Trại Thủy, để khách hành hương
vừa chiêm bái vừa vãn cảnh chùa thanh tịnh ngay giữa thành phố sầm uất Nha Trang.
Đến bậc thứ 44, du khách sẽ dừng lại để chiêm ngưỡng bức tượng Phật nhập niết bàn giả
đá hoa cương tuyệt đẹp.Phía sau bức tượng là một bức phù điêu lớn mô tả cảnh 49 đệ tử
của Đức Phật ngày đêm niệm Phật.
Tuy mới xây dựng trong thời gian gần đây, khoảng năm 2003, nhưng bức tượng tuyệt đẹp
này đã trở nên quen thuộc với phật tử khắp nơi, thu hút rất nhiều người đến chiêm bái
hằng ngày. Tiếp tục rảo bước lên những bậc tam cấp, du khách còn được chiêm ngưỡng
một đại hồng chung cao đến 5,5m do phật tử ở Huế tặng chùa năm 2002.Và khi lên đến
đỉnh đồi Trại Thủy, ai cũng có cảm giác thanh thản bình an khi nhìn thấy bức tượng Phật
trang nghiêm ngồi thuyết pháp hiện lên giữa trời xanh mây trắng và một không gian
khoáng đạt mênh mông. Bức tượng cao 21m, bên dưới là đài sen cao 7m.Xung quanh đài
sen là chân dung bảy vị hòa thượng và đại đức đã tự thiêu để chống lại chế độ đàn áp
Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm.
Được xây dựng từ năm 1963 bởi sự đóng góp của phật tử trong vùng cũng như các vùng
lân cận, bức tượng tuyệt đẹp và trang nghiêm đã điểm một nét đẹp cao quý và thanh tao
cho ngôi chùa.
Từ nơi này nhìn xuống cảnh vật xung quanh, có thể chiêm ngưỡng thành phố Nha

Trang xinh đẹp hiền hòa bên dưới, quả là một chuyến vãn chùa thú vị, mang đến cảm
giác an nhiên trong tận tâm hồn.
IV. Tháp Bà Ponagar
Khu di tích Tháp Bà Ponagar,Nha Trang,Khánh Hoà là một trong những quần thể
kiến trúc thuộc nền văn hóa Chăm Pa có quy mô vào loại lớn nhất còn lại ở miền Trung
Việt Nam, được xây dựng từ khoảng thế kỉ thứ 8 đến thế kỉ 13, thời kỳ đạo Hinđu(Ấn Độ
giáo) đang cường thịnh tại Vương quốc Chăm Pa cổ.
Po Nagar hay Tháp Bà là ngôi đền nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng
50 mét so với mực nước biển, ở cửa sông Cái , cách trung tâm thành phố Nha Trang
khoảng 2 km về phía bắc, nay thuộc phường Vĩnh Phước. Tên gọi "Tháp Po Nagar" được
dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc này, nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp lớn
nhất cao khoảng 23 mét.
Nữ vương Po Nagar - còn gọi là Yan Pu Nagara, Po Inu Nagar hay Bà Đen (nguời
Việt Nam gọi là Thiên Y Thánh Mẫu Ana) - là vị nữ thần được tạo nên bởi áng mây trời
và bọt biển, người tạo dựng ra trái đất, sản sinh gỗ quí, cây cối và lúa gạo. Tương truyền,
tượng bà Thiên Y Thánh Mẫu Ana theo tín ngưỡng phồn thực của người Chăm, không có
quần áo, nhưng đến nay đã được Việt hoá, nữ thần ăn mặc theo kiểu Phật giáo.
Tổng thể kiến trúc của Po Nagar gồm 3 tầng, đi từ dưới lên trên.Ở tầng thấp,
ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa.Từ đấy có những bậc thang
bằng đá dẫn lên tầng giữa.


Những hàng cột trong quần thể Tháp Bà Po Nagar
Ở tầng giữa gọi là Mandapa ( tức là nhà khách, nhà tĩnh tâm) dành cho khách hành
hương nghỉ ngơi, chuẩn bị lễ vật và sửa soạn trang phục trước khi làm lễ chính thức ở
trên. Mandapa dài 20m, rộng 15m, gồm 4 hàng cột hình bát giác( bao gồm 10 cột lớn và
12 cột nhỏ). Trên thân các cột lớn có các lỗ mộng, khoét sâu vào thân cột , đối xứng
ngang bằng với đỉnh của các cột nhỏ
Tầng trên cùng là nơi các ngọn tháp toạ lạc. Những ngôi tháp được xây dựng theo
kiểu Chăm, gạch xây rất khít mạch, không nhìn thấy chất kết dính.Tháp thờ chính ở dãy

trước khá lớn và cao khoảng 23 mét, là tháp Po Nagar. Tháp có 4 tầng, mỗi tầng đều có
cửa, tượng thần và hình thú bằng đá, ở 4 góc có 4 tháp nhỏ. Bên trong là tượng nữ thần
(cao 2,6 m) tạc bằng đá hoa cương màu đen (trước đó là gỗ trầm hương, và xa hơn nữa là
bằng vàng) ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề.
Đây là một kiệt tác về điêu khắc Chămpa, là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn
và chạm nổi.
Trên đỉnh tháp có tượng thần Shiva cỡi ngưu thần Nandin, và các tượng linh vật
như chim thiên nga, dê, voi v.v. Mặt ngoài tường tháp lại được trang trí bởi những hình
điêu khắc vào đá như những vũ công, người chèo thuyền, xay gạo hay đi săn với cung
tên. Cửa chính ở phía đông dẫn vào một tiền sảnh, ở hai bên cửa có hai trụ đá được khắc
truyền ký, đỡ một phiến đá hình thuẫn có khắc hình nữ thần Durga đang múa giữa hai
nhạc công.Bên trong tháp tối và lạnh. Cuối tháp có một bệ thờ bằng đá đặt tượng Bà Po
Nagar với mười cánh tay. Hai bàn tay dưới đặt trên hai đầu gối, các bàn tay khác thì cầm
những vât dụng như đoản kiếm, mũi tên, chùy và cây lao ở bên phải và chuông, đĩa, cung
và tù và ở bên trái.Các tháp khác thờ: thần Siva (một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ
giáo), thần Sanhaka, thần Ganeca (theo truyền thuyết là con trai thần Siva).
Trong quần thể kiến trúc này còn lưu giữ nhiều bia ký cổ nhất của người Chăm,
ghi lại việc cúng ruộng và dân công nô lệ cho nữ thần, những lời ngợi ca Thánh Mẫu, liệt
kê những cống phẩm quí giá cũng như những tốn kém trong quá trình xây dựng tháp.
Khu di tích Tháp Bà được Bộ Văn hóa xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia
năm 1979. Với lối kiến trúc độc đáo và đặc sắc, quần thể đền tháp Po Nagar là nơi hành
hương của các tín đồ đến tiến hành các nghi lễ tôn giáo, hàng năm thu hút rất nhiều khách
du lịch đến tham quan.
Lễ hội Tháp Bà thường diễn ra từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm
với nhiều hoạt động hoạt động phong phú, đa dạng nhằm giới thiệu, tôn vinh những nét
đẹp của văn hoá Chăm và được xếp hạng là một trong 16 lễ hội quốc gia. Năm nay, Lễ
hội chính thức khai mạc ngày 5/5 (tức 23/3 âm lịch), thu hút hơn 5000 người thuộc 100
đoàn hành hương đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

×