Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Kỹ thuật xử lý Thanh Long ra hoa ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 12 trang )




Kỹ thuật xử lý Thanh
Long ra hoa
I. Giới thiệu

- Thanh long (Hylocereus spp.) là loại cây được trồng lấy trái, thuộc họ
xương rồng (Cactaceae) có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ, mọc nhiều nhất
ở Nicaragoa. Nó cũng được trồng ở các nước như Trung Quốc, Đài Loan,
ViệtNam, Malaysia, Thái Lan, Philippines,… Theo Cục Trồng trọt, diện tích
thanh long cả nước trồng mới qua từng năm đều tăng và dự kiến đến cuối
năm 2010 sẽ đạt hơn 16.000 ha, tăng gấp đôi so với năm 2003.
- Trong đó Bình Thuận dẫn đầu với 13.000ha (có 2.337ha được chứng nhận
đủ chuẩn VietGAP), kế đến là Tiền Giang 1.896ha, Long An 1.200ha,…
Thanh long được tiêu thụ dưới dạng trái tươi ở thị trường nội địa khoảng 15
– 20% sản lượng, còn lại xuất khẩu. Trong đó xuất qua đường chính ngạch
15% – 20%, còn lại 60 – 65% được vận chuyển ra các tỉnh biên giới phía
Bắc tiêu thụ tại Trung Quốc theo đường biên mậu. Từ năm 2005, thanh long
loại ruột trắng vỏ đỏ hay hồng trồng ở Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan,
Philippines,… được cho là lấy giống từ Việt Nam (Wikipedia, 2010).
- Theo Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (1999), Nguyễn Văn Kế (2000), Trần Thế Tục
(2000) và Wikipedia (2010), thanh long là loại cây leo có thể dài tới 5 – 7m,
có rễ khí sinh; thân có 3 cạnh (cánh) dẹp mọng nước, mỗi cạnh chia ra làm
nhiều thùy có chiều dài 3 – 4cm, đáy mỗi thùy có 3 – 5 gai ngắn. Hoa to,
hình ống dài 25 – 35 cm, khi nở có đường kính khoảng 30cm, bên ngoài
màu vàng, đầu nhị và nhụy màu trắng sữa, nở về đêm (giống hoa quỳnh); có
thể ăn được hay phơi khô (cùng với thân) sắc nước uống chữa ho,… Trái to
hình trái xoan, nặng trung bình 200 – 300g (có thể lên tới 1,3kg); vỏ nhẵn và
có một ít vảy lá, khi sống có màu xanh, chín có màu đỏ tía, hồng hoặc vàng
tùy giống (Hylocereus undatus thuộc chi Hylocereus, ruột trắng với vỏ hồng


hay đỏ; Hylocereus polyrhizus thuộc chi Hylocereus, ruột đỏ với vỏ hồng
hay đỏ; Hylocereus megalanthus, trước đây được coi là thuộc chi
Selenicereus, ruột trắng với vỏ vàng.



- Hạt thanh long (giống hạt mè đen) nằm lẫn lộn trong ruột không bị tiêu hóa
trong dạ dày. Lớp cùi thịt trong ruột có màu trắng hoặc đỏ, thường được ăn
ở dạng tươi (có thể chế biến thành nước trái cây hoặc rượu vang), mùi vị
thơm dịu, ngọt vừa phải, cung cấp ít calo; được dùng để giải khát, chữa bệnh
thiếu máu, trợ tim,…
- Giá trị dinh dưỡng trong 100g trái thanh long (trong đó có 55g ăn được) có
thể thay đổi tùy theo giống và điều kiện trồng được ghi nhận: (Nguồn:
Wikipedia, 2010).


II. Kỹ thuật trồng và xử lý thanh long ra hoa

Hoa thanh long thuộc loại lưỡng tính, dài trung bình 25 – 35cm, có nhiều lá
đài và cánh hoa dính nhau thành ống, khi nở có đường kính khoảng 30 cm,
bên ngoài màu vàng. Hoa có nhiều tiểu nhị và 1 nhụy cái màu trắng sữa, dài
18 – 24cm, đường kính 5 – 8mm, nuốm nhụy cái chia làm nhiều nhánh. Hoa
thường nở tập trung từ 20 – 23 giờ và đồng loạt trong vườn, từ lúc nở đến
tàn kéo dài 2 – 3 ngày. Thời gian từ khi xuất hiện nụ tới hoa tàn khoảng 20
ngày. Các đợt nụ đầu tiên rụng từ 30% – 40% , về sau tỷ lệ này giảm dần khi
gặp điều kiện ngoại cảnh thuận lợi.

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa

- Quang kỳ


Như đã đề cập ở trên, thanh long là cây cảm ứng ra hoa trong điều kiện ngày
dài. Hoa xuất hiện tự nhiên từ tháng 3 đến tháng 10 (rộ nhất từ tháng 5 tới
tháng 8), trung bình có 4 – 6 đợt ra hoa rộ mỗi năm. Việc thắp đèn vào ban
đêm để xử lý ra hoa thanh long trong điều kiện ngài ngắn được áp dụng rộng
rãi hiện nay là cách đặt cây trong điều kiện ngày dài nhân tạo. Nhiều nghiên
cứu cho thấy, sử dụng bóng đèn cho ánh sáng đỏ và đỏ xa (ánh sáng ban
ngày) có công suất từ 75 – 100W với thời gian chiếu sáng 6 giờ/ngày trong
15 ngày liên tiếp sẽ cho hiệu quả xử lý cao nhất. Tuy nhiên, A. Khaimov và
Y. Mizrahi (2006) cũng dùng bóng đèn tương tự và thắp 3, 6 và 9 giờ/đêm từ
tháng 3 – 7 nhưng không tìm thấy ảnh hưởng của việc thắp đèn, nói cách
khác là quang kỳ, đến sự ra hoa ở loài Hylocereus undatus (ở Israel, ngày
ngắn nhất xuất hiện vào tháng 3 và dài nhất vào tháng 7).
- Nhiệt độ

Thanh long sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 15 – 350C. Nếu dưới
hoặc trên nhiệt độ này cây sẽ không sinh trưởng được hoặc phát triển chậm,
ra hoa và đậu trái ít. Avinoam Nerd et al. (2002) kết luận, nhiệt độ cao (lên
tới 380C) vào mùa hè đã làm giảm số hoa, dẫn tới giảm hơn 4/5 năng suất
trái của loài Hylocereus undatus trong thí nghiệm được bố trí ở Qetura
(Israel).
- Nước tưới

Do thân mọng nước nên thanh long có khả năng chịu hạn khá tốt. Cây sinh
trưởng phát triển tốt ngay ở những nơi có lượng mưa tương đối thấp (50 –
100mm/tháng). Tuy nhiên, cây cần được cung cấp đủ nước với chu kỳ tưới 4
– 6 ngày/lần ở các giai đoạn tạo chồi thân và ra hoa đậu trái để đảm bảo cây
sinh trưởng và phát triển tốt, đạt năng suất cao. Thực tế sản xuất cho thấy,
tạo stress khô hạn bằng cách phơi gốc và ngưng tưới nước trong 2 – 5 ngày
nắng (kết hợp với bón phân và thắp đèn) sẽ giúp cây trổ hoa nhiều và tập

trung hơn vào khoảng 3 tháng sau đó.
- Dinh dưỡng

Thanh long có nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn mức trung bình chung của cây
ăn trái nên có thể được trồng trên đất tương đối nghèo dinh dưỡng (đất xám
bạc màu, đất phèn,…). Tùy thuộc vào loại đất và tình trạng của cây, nếu
được trồng với mật độ 800 trụ/ha thì 1 gốc cần bổ sung khoảng 15 – 20kg
phân chuồng + 1kg urê + 3kg lân + 1kg kali mỗi năm.

Như các cây ăn trái khác, thanh long cần được chuyển từ chế độ dinh dưỡng
thích hợp cho sinh trưởng sinh dưỡng (nhiều đạm, ít kali) sang sinh sản (ít
đạm, nhiều kali). Đối với thanh long thì thời điểm chuyển tiếp này được thực
hiện thích hợp nhất vào khoảng 4 tháng trước khi thu hoạch (ngay sau khi
xiết nước, trong trường hợp xử lý ra hoa mùa nghịch).
- Kỹ thuật canh tác

+ Thanh long thích nghi với nơi có nhiều ánh sáng (độ đường tăng dưới ánh
sáng cao), Do đó, khi trồng cần tận dụng hướng nam và đông nam để cây
tiếp nhận nhiều ánh sáng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của A. Khaimov và
Y. Mizrahi (2006) trên loài Hylocereus undatus vào năm 2003 ở Israel cho
thấy, cây ra hoa nhiều nhất trong điều kiện ánh sáng 60%.

+ Cây thích hợp nhất với đất có sa cấu gồm cát 40%, thịt 40% và sét 20%
(vùng đất núi, gần biển,…), có tầng canh tác tối thiểu là 30cm. Đối với vùng
đất thấp thì cần phải lên luống cao hơn mực nước cao nhất trong năm từ 20 –
30cm.

- Thanh long cần bám vào giá thể để sinh trưởng tốt. Có thể dùng trụ gỗ hay
bê-tông làm giá thể; tuy nhiên, trụ bê-tông hấp thụ nhiệt mạnh vào mùa
nắng, dễ làm đứt các rễ khí sinh của thanh long. Nên trồng trụ thẳng đứng,

trên đầu trụ đóng thêm giá đỡ hình chữ thập hoặc đóng nẹp 2 bên mép giúp
thanh long có chỗ bám.

+ Hết mùa thu hoạch, cần tỉa bỏ cành cũ bên trong tán (không thể mọc mầm
và ra hoa). Giữ lại cành vừa cho trái vụ trước để nuôi cành mới (tỷ lệ 1:1).
Khi cành mới dài 1,2 – 1,5m thì cắt đọt để tạo điều kiện cho cành khỏe và
nhanh cho trái. Nếu cành ra nhiều hoa và đậu nhiều trái thì nên tỉa bớt, chỉ
chừa lại 3 – 4 trái mỗi cành.
2. Kỹ thuật xử lý ra hoa

a) Xử lý bằng hóa chất, dinh dưỡng và chất điều hòa sinh trưởng thực vật

- Theo Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (1999), nếu phun dung dịch KNO3 nồng độ
4.000 ppm ướt đều lên lên cây thì hoa sẽ xuất hiện trước 15 – 30 ngày so với
không xử lý. Ngoài ra, nhà vườn còn có thể sử dụng hỗn hợp dinh dưỡng
VSL-1 chấm vào mắt trên cây thanh long để kích thích ra hoa vào thời điểm
mong muốn (phương pháp do Công ty giống cây ăn quả Đồng Nai
(VACDONA) nghiên cứu). Theo cách này, cây được phun dung dịch VSL-2
kết hợp KNO3 để kích thích mắt nở to đồng đều, sau đó bóc mắt và lựa chọn
mắt có khả năng nở hoa để chấm hỗn hợp dinh dưỡng VSL-1 vào.
- Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, chỉ ba ngày sau cây đã nhú nụ và nở hoa
sau khoảng 22 ngày. Tuy nhiên, để thanh long ra hoa, đậu quả và có hình
dáng quả đẹp cần phải biết kỹ thuật bóc mắt và chấm hỗn hợp dinh dưỡng
đúng thời kỳ cây có khả năng tập trung dinh dưỡng ra hoa, kết quả.
- Nghiên cứu của A. Khaimov và Y. Mizrahi (2006) trên loài Hylocereus
undatus vào năm 2003 ở Israel cho thấy, xử lý CPPU (N-(2-chloro-4-
pyridinyl)-N’-phenylurea) nồng độ 50 và 200 ppm từ tháng 2 – 5 (1
tháng/lần) giúp thanh long tăng tổng số hoa và đợt ra hoa rộ đầu trổ sớm hơn
45 – 75 ngày so với đối chứng. – - Trong khi, xử lý GA3 tương tự ở nồng độ
100 và 500 ppm thì làm giảm tổng số hoa và đợt ra hoa rộ đầu trổ trễ hơn 30

– 60 ngày so với đối chứng.
b) Xử lý bằng cách thắp đèn

- Phương pháp này được nhiều nhà vườn áp dụng có hiệu quả hiện nay,
nhưng cần phải chuẩn bị trước 7 – 8 tháng. Sử dụng điện lưới hoặc máy nổ
đảm bảo điện thế ổn định, bóng đèn tròn 75 – 100W đối với vườn thanh long
từ 4 năm tuổi trở lên. Treo bóng đèn cách mặt đất 0, 7 – 1,2 m và cách tán
cây 0,5 – 1m.
- Về thời gian chiếu sáng thì các nghiên cứu cho thấy có nhiều khác biệt.
Trương Thị Đẹp (1998) kết luận, sử dụng bóng đèn 100W để thắp sáng cho
thanh long 4 giờ liên tục 10 – 15 đêm mới gây được cảm ứng ra hoa. Còn
qua điều tra trên diện rộng của Phan Văn Thu và thí nghiệm của Đỗ Văn
Bảo (1999) tại Hàm Thuận Nam và Phan Thiết thì trong 97 lần thắp sáng
bằng đèn của các vườn được điều tra đã có đến 85% số vườn phải thắp đèn
từ 8 đến 10 giờ/đêm và liên tục từ 15 đến 20 đêm tùy theo mùa.

* Quy trình xử lý ra hoa bằng phương pháp thắp đèn được Nguyễn Thị Ngọc
Ẩn (1999) khuyến cáo (thu hoạch vào dịp Noel hay Tết), như sau:

- Vào tháng 5, tiến hành tỉa cành, sau đó bón 15 – 20kg phân chuồng, 200g
urê, 300g NPK 16-16-8 nhằm thúc mau ra cành và cành mau trưởng thành.
Hai tháng sau khi thúc lần 1, bón 200g urê, 300g NPK 16-16-8 nhằm thúc
cành lần 2.

- Tháng 8, tiến hành xiết nước bằng cách phơi gốc và ngưng tưới nước trong
các ngày có nắng (2 – 5 ngày). Sau đó bón 200g NPK 10-52-17, vun gốc và
tưới đẫm nước lại.

- Tháng 10, sử dụng ánh sáng đèn, giữa các trụ thanh long mắc 1 bóng đèn
tròn 100W, mở đèn khi trời tối (suốt đêm) hoặc từ 18 giờ đến 24 giờ. Khi

thấy các mắt trên cành u lên tức có nụ thì ngưng đốt đèn, thời gian từ khi đốt
đèn đến khi thấy xuất hiện nụ khoảng 20 – 30 ngày.

- Sau mỗi đợt cây ra hoa bón 100g NPK 16-16-8.


Kỹ thuật xử lý ra hoa thanh long, Nguồn: Khuyến Nông Việt Nam.

×