Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Kỹ thuật xử lý mãng cầu ra hoa trái vụ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.54 KB, 2 trang )

Kỹ thuật xử lý mãng cầu ra hoa trái vụ
Để có thể xử lý vườn cây mãng cầu ra hoa nghịch
vụ bà con nên chọn những vườn cây phát triển tốt, có độ tuổi từ 5-7 năm,
được bón phân và nước đầy đủ giai đoạn sau thu hoạch vụ chính.
Khi bà con xử lý trái vụ nên tính đến khí hậu thời điểm ra hoa và đậu trái sao
cho khi đó nhiệt độ không quá cao hay quá thấp, giá bán lúc thu hoạch. Thực
hiện xử lý nghịch vụ cho cây vào giai đoạn vườn đã khôi phục nguồn dinh
dưỡng đã mất sau thu hoạch vụ chính và giai đoạn tăng thời gian khai thác.
Để xử lý ra hoa trái vụ cho cây mãng cầu có thể áp dụng kỹ thuật sau:
Kỹ thuật bấm tỉa cành: tiến hành sau khi đã siết nước và sử dụng hóa chất
gây rụng lá (10-14 ngày) cũng là thời điểm bón phân lần 1 cho vụ nghịch. Nếu
vườn không xử lý hóa chất thì sau khi bấm tỉa cành cần tuốt lá còn sót lại. 7-
10 ngày sau thì tưới trở lại và thực hiện bón phân lần 1. Trước khi bấm tỉa
cành nên loại bỏ những cành khô, cành sâu bệnh và cành vượt.
Có thể sử dụng chế phẩm Dola 0.2X phun 1 lần trực tiếp vào tán lá của cây,
nồng độ 35g/8 lít nhằm ức chế sinh trưởng, tăng cường quá trình rụng lá,
kích thích mầm hoa và tăng thời gian khai thác của cây.
Nhằm tăng khả năng đậu trái vào vụ nghịch bà con nên chú ý các vấn đề sau
Nước tưới: trước khi tuốt lá cần cắt nước từ 20-25 ngày và tưới lại giai đoạn
7 – 10 ngày sau khi bấm cành. Lượng nước tưới vào giai đoạn sau đậu trái
có thể tăng dần từ tưới nhẹ đến tưới giữ ẩm với chu kỳ tăng dần từ 5
ngày/lần đến 2 ngày/lần tùy vào độ ẩm đất.
Phân bón: khi bón phân cho cây từ 5 tuổi trở lên nên bón phân hữu cơ vi
sinh (1-2 kg), phân NPK 20-20-15 (0,7 kg), DAP (0,6 kg), KCL (0,7 kg)
Nên chia làm nhiều đợt: đợt 1 vào 10 ngày sau khi cắt cành, các đợt tiếp theo
bón sau khi cây đậu trái, thời gian mỗi đợt cách nhau 12-15 ngày.
Bên cạnh đó bà con cũng nên loại bỏ những trái méo, sâu bệnh và phát triển
không bình thường để có tỷ lệ trái loại 1 cao. Mỗi cây chỉ nên để 50 - 60 trái.
Phòng trừ sâu bệnh: mãng cầu có hơn 15 loài côn trùng gây hại và trên 10
loại bệnh hại. Do vậy cần phải theo dõi kỹ và áp dụng các biện pháp phòng
trừ tổng hợp (IPM) nhằm hạn chế dịch hại, tránh dùng những nhóm thuốc quá


độc, lâu phân hủy để sản phẩm đạt chất lượng và an toàn cho người sử
dụng.

×