Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Các vị thuốc từ Rắn ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.89 KB, 6 trang )




Các vị thuốc từ Rắn
Không chỉ là con vật khá quen thuộc, là biểu tượng văn hóa phổ biến, là
nguồn thực phẩm ngon bổ và nguyên liệu cho một số ngành đặc biệt,
rắn còn mang tác dụng y dược đa dạng. Tất cả các bộ phận từ cơ thể
rắn đều có thể đem chế được thành thuốc, dùng để tăng cường sinh lực,
phòng chống và chữa trị hiệu quả nhiều bệnh ở người.

THỊT RẮN
Thịt rắn chẳng những là loại thức ăn rất ngon, giàu chất dinh dưỡng mà còn
là vị thuốc quý, dùng để bồi bổ sức khỏe, đồng thời chữa những bệnh thần
kinh, đau nhức, tê liệt, bán thân bất toại, các chứng co giật, cảm trợn mắt
méo miệng (kinh phong), giang mai, tràng nhạc, các loại mụn nhọt độc, lở
loét, chốc đầu (sài chốc…
Thịt rắn được lấy bằng cách chọn rắn sống, béo, khỏe, ngâm vào nước cho
chết rồi chặt bỏ đầu, đuôi, lột da, mổ bỏ phủ tạng (đặc biệt phải tách hết mỡ
vì mỡ rắn rất tanh), lọc bỏ xương. Thịt rắn đem nấu, nướng, rán, hấp, luộc,
hầm… một mình hoặc cùng các gia vị khác đều trở thành những món đặc
sản lạ miệng. Trong Đông y cổ truyền, thịt rắn đem nấu với thịt mèo thành
“long hổ hội” - một vị thuốc cực bổ, chữa được nhiều thứ bệnh.
MỠ RẮN
Mỡ rắn thường tập hợp ở xung quanh ống tiêu hóa làm thành từng phiến
màu trắng ngà. Muốn có mỡ, người ta mổ bụng rắn, dùng kéo và kẹp khéo
léo tách khối mỡ ra khỏi ống tiêu hóa, rán cho nóng chảy rồi để nguội, bảo
quản nơi thoáng mát, khô ráo.
Với tác dụng dưỡng da đặc biệt, mỡ rắn dùng để chữa bỏng lửa, chốc đầu và
làm cho chóng lên da non, bằng cách bôi xoa nhiều lần lên chỗ bỏng, chỗ
chốc.
MÁU RẮN


Máu rắn rất bổ và chữa được nhiều chứng nhức mỏi, động kinh, đặc biệt
công hiệu đối với bệnh đau lưng. Ngay sau khi làm chết rắn, cắt bỏ đầu rồi
dốc ngược hoặc cắt chót đuôi rồi dốc xuôi thân rắn cho máu chảy ra, hứng
vào một cốc rượu, quấy đều lên trước khi uống.
MẬT RẮN
Mật rắn nằm trên gan (màu xanh), đổ vào đầu ruột non. Muốn tách túi mật ra
mà không vỡ, đầu tiên phải dùng kẹp, cặp nhẹ vào đầu ống dẫn mật, nhấc
ống lên. Tiếp đó, dùng mũi kéo nhọn gỡ dần từ đầu ống đến từng phần của
túi mật ra khỏi những bộ phận xung quanh (khi gỡ cần nhấc mũi kéo lên và
theo dõi đầu mũi kéo để không chạm vào thành túi mật). Có thể dùng ngay
mật rắn tươi bằng cách nuốt nguyên cả cái hoặc pha với ít rượu mà uống.
Cũng có thể dùng chỉ mảnh buộc chặt ống dẫn mật lại, đem mật treo ở chỗ
thoáng mát cho khô tự nhiên rồi ngâm với rượu (xà đởm tửu) hoặc tẩm vào
vỏ quýt già đã phơi sấy khô (xà đởm trần bì).
Mật rắn mang vị ngọt hơi cay và đặc biệt không đắng như mật nhiều loại
động vật khác. Có tác dụng chống viêm rõ rệt, mật rắn tươi dùng ngay hoặc
dùng dưới dạng xà đởm tửu để chữa đau sưng, nhức mỏi, thấp khớp, ra mồ
hôi trộm. Còn dùng dưới dạng xà đởm trần bì, nó đặc trị ho hen, đờm suyễn,
nóng sốt co giật, nhức đầu dai dẳng.
NỌC RẮN
Nọc rắn tác động rất nhanh, mạnh tới hệ thần kinh và máu nên dùng để chế
thuốc giảm đau trong điều trị bệnh phong (hủi, cùi), để chữa ung thư, động
kinh, đau cơ, đau thắt ngực, viêm khớp, viêm dây thần kinh…
Muốn lấy nọc, đặt răng độc của rắn tỳ vào một ngăn hộp kính lồng (hộp
Petri) hoặc để mỗi răng cắn vào một ống nghiệm (ống thu nọc) rồi dùng tay
bóp nhẹ vào hai bên mang tai rắn cho nọc chảy ra. Cũng có thể thay tay bóp
bằng dùng hai điện cực áp vào với dòng điện xoay chiều khoảng 4-6 vôn
hoặc dùng máy xung điện để kích thích tuyến nọc tiết độc. Nọc tươi thu
được làm khô bằng hóa chất hoặc sấy trong chân không, rồi đóng vào ống
thủy tinh, hàn kín lại, bảo quản ở nơi thoáng mát, ánh sáng yếu trước khi

đem chế thuốc dùng.
XÁC RẮN LỘT
Mỗi năm, một con rắn lột xác vài lần (thường vào mùa xuân-hè). Xác rắn
mang vị ngọt mặn, hơi tanh, tính bình, có tác dụng sát khuẩn, chống viêm,
giải độc. Xác rắn khô nghiền thành bột dùng bôi xoa bên ngoài làm thuốc sát
trùng, trị chốc mép, tổ đỉa, ghẻ lở, ướt rốn hoặc đốt cháy thành than rồi thổi
vào lỗ tai để chữa thối tai. Dưới hình thức sắc uống (ngày dùng khoảng 6-12
g), nó là thuốc đặc trị chứng đau cổ họng và trẻ em động kinh co giật.
RƯỢU RẮN
Rượu rắn được chế bằng cách ngâm mỗi bộ tam xà (gồm 3 con rắn: 1 hổ
mang, 1 cạp nong, 1 rắn ráo) hoặc ngũ xà (gồm bộ tam xà và 1 rắn hổ trâu, 1
rắn sọc dưa) đã được làm sạch (cắt đầu, mổ bỏ phủ tạng, rửa qua bằng cồn
hay nước gừng) vào khoảng 3-5 lít rượu loại 40-60 độ trong bình kín ít nhất
3 tháng. Nếu rắn đã được nướng chín thì chỉ cần ngâm 15-20 ngày. Để rượu
tăng tác dụng, có thể ngâm kèm các thảo dược (hà thủ ô, kê huyết đằng,
thiên niên kiện, cẩu tích, ngũ gia bì, huyết giác, tiểu hồi, trần bì); hơn nữa,
có thể ngâm kèm bộ tam xà một số con hải sâm, kèm bộ ngũ xà 1 con chim
bìm bịp.
Uống đều đặn mỗi ngày 1 chén nhỏ sau bữa cơm tối, rượu rắn chữa hiệu quả
chứng tê thấp, đau nhức gân - cơ - xương - khớp, đồng thời tăng cường sinh
lực, làm thông máu, tráng dương, sáng mắt, nhuận da…
CAO RẮN
Ngâm một số bộ tam xà đã làm sạch nặng tổng cộng khoảng 10 kg vào 60 lít
cồn loại 60 độ trong bình kín ít nhất 3 tháng. Tiếp đó, lọc bỏ xương, bã rồi
lấy dung dịch thu được đem cô đặc thành cao. Mỗi ngày dùng 2-4 g ngâm
trong rượu hoặc mật ong, cao rắn là thuốc đặc trị của bệnh viêm khớp, thoái
hóa khớp, nhức mỏi.
Điều chế bằng cách tương tự như cao rắn, cao trăn được sử dụng phổ biến
hơn vì dễ bảo quản và nhiều công dụng hơn.
THUỐC TÂY TỪ RẮN

Trong Tây y, các sản phẩm từ rắn được dùng để bào chế ra nhiều loại thuốc
quý. Phần lớn các nước trên thế giới nay đều đã chế được từ nọc rắn huyết
thanh chống độc - bao gồm cả huyết thanh đơn trị (chống được 1 loại độc tố)
và huyết thanh đa trị (chống được nhiều loại độc tố). Ngoài ra, mỗi nước còn
có một vài loại thuốc đặc chủng nổi tiếng chế từ rắn, như: thuốc làm giảm
mao mạch Cobratot của Pháp, thuốc chữa thấp khớp và đau dây thần kinh
Pratox của Đức, thuốc cầm máu Stiven của Anh, thuốc giảm đau Cobratocin
và Vipracin của Nga, thuốc chống viêm và giảm đau Najatox của Việt
Nam…

×