Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài giảng Các vị thuốc từ chanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.15 KB, 3 trang )

Bài thuốc từ chanh
Chanh được sử dụng rộng rãi trong dân gian để làm thuốc. Các bộ phận trong cây chanh được
dùng làm thuốc là quả, lá và rễ.
Theo y học cổ truyền, quả chanh có vị chua, tính bình có tác dụng sinh tân, kiện vị, hòa đàm chỉ khải
(long đờm, cầm ho), khứ thử (chống nắng nóng). Lá chanh vị ngọt, tính ôn, có tác dụng hòa đàm chỉ
khái, hành khí (làm thông hơi) khai vị. Rễ chanh vị đắng, tính ôn, có tác dụng chỉ khái, bình xuyên (cầm
ho, hen), hành khí.



Những bài thuốc từ chanh
- Chữa trẻ sốt cao, co giật: Vắt nước quả chanh cho uống liên tục từng chút nhỏ một; dán lát
chanh vào thóp, gan bàn chân, lòng bàn tay; giã nát vỏ chanh bọc và khăn mỏng đắp vào ngực,
kheo tay kheo chân. Chú ý: cách này chỉ dùng trong trường hợp trẻ bị dị ứng Paracetamol hoặc ở
trên đường đi bệnh viện. Còn khi trẻ đã sốt cao, co giật thì phải hạ sốt ngay bằng đặt đạn hạ sốt
cho trẻ, và chỉ được cho nhấp ướt môi bằng dịch quả chanh, không được đổ nhiều, tránh sặc.
- Chữa ho, nôn ọe (cách này thường dùng trong gia đình): Cắt quả chanh đã rửa sạch thành từng
lát, ngâm một chút muối hoặc mật ong, ngậm và nuốt nước.
- Chữa ho khan, mất tiếng: Vỏ, rễ chanh tươi (cạo bỏ lớp vỏ ngoài), vỏ rễ dâu tươi, tầm gửi, bưởi
hoặc chanh tươi, mỗi thứ 15g, sắc đặc lấy nước, ngậm từng ngụm, uống dần.
- Chữa ho gà: Lá chanh tươi 5g, lá táo tươi 5g, rễ cỏ gà tươi 5g, vỏ quýt tươi 2g, vỏ trứng gà 1 quả,
tất cả rửa sạch, đun sôi 20 phút chắt lấy nước uống, ngày 2 - 3 lần, cho tới khi khỏi.
- Chữa cảm cúm: Không ra được mồ hôi, đau nhức mình mẩy... mà không tìm được nồi lá xông
"bài bản" là hương nhu, kinh giới, lá bưởi, lá sả... thì bạn lấy lá chanh tươi 1 nắm to (50 - 60g), lá
ngải cứu, lá cúc tần một chét (20g), cỏ mần trầu một nắm (30 - 40g) đun sôi, xông sẽ thấy đỡ đau
mỏi và người nhẹ nhàng ngay. Chú ý: rửa sạch lá, khi sôi kĩ chắt một bát nhỏ vừa xông vừa uống
trong khi xông, tác dụng càng cao.
- Chữa trẻ em ho dai dẳng: Hạt chanh 20 hạt, hoa đu đủ đực 15g, lá hẹ 15g, giã nhỏ nhuyễn, cho
một thìa mật ong hấp cơm, uống nhiều lần trong ngày.
- Chữa côn trùng, rắn cắn: Ngoài những biện pháp cấp cứu khẩn trương ra, có thể cho uống bài
thuốc gồm: rễ chanh 10g, hạt chanh 5g, phèn chua 3g, gừng tươi 3g, giã nhỏ cho 100ml nước đun


sôi 20 phút, lọc lấy nước uống, bã đắp ngoài. Với rắn rết, côn trùng chỉ gây ngứa, sưng đau luôn
có tác dụng tốt, còn với loại trùng gây độc cũng có tác dụng giảm sưng đau. Bài thuốc này được áp
dụng rộng rãi cho bộ đội thời chống Mỹ cứu nước.
Quả chanh giữ da mịn màng, sáng đẹp, trị trứng cá
Chanh là một loại quả thuộc họ cam quýt, có chứa đường, canxi, sắt và các vitamin B1, B2, A, đặc
biệt là hàm lượng vitamin C rất cao. Do phong phú vitamin nên chanh có thể ức chế và giảm
huyết áp, hoãn giải sự căng thẳng thần kinh, hỗ trợ tiêu hoá, đồng thời có thể phân giải được độc
tố của cơ thể.
Những người bị cao huyết áp, tắc nghẽn cơ tim uống nước chanh có tác dụng bổ trợ cho trị liệu.
Nước trong quả chanh có chứa nhiều muối, axít xitric có thể phòng trị bệnh thận kết sỏi, đồng
thời làm giảm sự kết sỏi thận mãn. Thường xuyên ăn chanh còn tốt cho người bị bệnh viêm khớp
do phong thấp, bệnh tiểu đường, tiêu hoá kém.
Chanh còn có tác dụng làm đẹp và bảo vệ da, chất axít trong chanh có thể trung hoà kiềm của
biểu bì từ đó phòng trừ việc xuất hiện các sắc tố lạ trên da. Ngoài ra, các loại vitamin trong chanh
còn hấp thụ thông qua da làm cho da giữ được sự mịn màng, sáng đẹp.
Những người bị bệnh trứng cá có thể xoa hoặc bôi vài giọt dầu chanh sẽ làm cho mặt sáng sạch.
Sử dụng kiên trì có thể tan hết mụn trứng cá mà không để lại sẹo.
Mùa hè, uống nươc chanh có tác dụng giải khát. Quả chanh còn có tác dụng hoá đờm, chống ho,
kiện tì tiêu thực, sinh tân giải rượu. Những người bị viêm loét dạ dày không nên dùng. Trong nhà
bạn đặt vài quả chanh có thể điều tiết không khí trong phòng, nhỏ vài giọt chanh trong tủ có thể
khử được mùi hôi.
(Theo PNTĐ)

Trẻ em bị viêm họng, ho, thở khò khè khi ngủ dẫn đến giấc ngủ không sâu, hay giật mình do thiếu
không khí.
Nguyên liệu: 5-7 quả chanh (nếu là chanh đào càng tốt), một ít hạt bồ kết, đất sét.
- Cách làm: Quả chanh (nếu là chanh đào càng tốt), lấy một chiếc que nhọn châm xung quanh quả
chanh, nhét hạt bồ kết vào các lỗ đã châm (khoảng 7-9 hạt). Lấy đất sét bọc quả chanh đó lại đem
đặt lên bếp nung đến khi quả chanh bên trong cháy thành than, để nguội, đập vỏ lấy quả chanh
đã cháy đem tán nhỏ thành bột.

- Liều dùng: Mỗi ngày 1 quả chia 2 lần.
Việt Báo (Theo Afamily)
Hạt chanh giảm ho, giải độc
Hạt chanh, một dư phẩm thường bị loại bỏ khi sử dụng quả chanh, lại là vị thuốc được dùng khá
phổ biến theo kinh nghiệm dân gian.
Khi trẻ bị ho, lấy hạt chanh, hạt quất, lá thạch xương bồ - mỗi vị 10g, mật gà đen một cái. Tất cả
dùng tươi, giã nhỏ, thêm đường, hấp cơm cho chín rồi uống làm 2-3 lần trong ngày.
Hoặc hạt chanh 10g, lá hẹ 15g, hoa đu đủ đực 15g, nước 20ml. Các dược liệu đem nghiền nát, hòa
với nước rồi thêm mật ong hoặc đường kính, uống làm 3 lần trong ngày, dùng vài ngày.
Để giải độc chữa rắn cắn, lấy hạt chanh tươi hoặc phơi khô 10-20g nhai nhỏ, nuốt nước, lấy bã
đắp vào vết cắn (đây là kinh nghiệm của nhân dân ở một số vùng miền núi nước ta và ở một vài
địa phương của Ấn Độ).
Về cơ chế tác dụng của hạt chanh đối với nọc rắn, theo kinh nghiệm dân gian, những vị thuốc có
chất đắng thường có tác dụng giải độc tốt (chất đắng trong hạt chanh đã được xác định là lemonin
hay pepolimonin).
Dùng riêng hoặc phối hợp hạt chanh 15g, mướp đắng 10 hạt, rễ thạch xương bồ 12g, củ gấu 20g,
muối ăn vài hạt. Tất cả để tươi giã nhỏ, ngâm với 30ml nước sôi trong 10 phút, khuấy đều rồi chắt
hoặc lọc. Người lớn uống làm hai lần cách nhau 20 phút; trẻ em dưới 15 tuổi uống 1/4 đến 1/3 liều
người lớn.
Ngoài ra, hạt chanh vừa tách khỏi múi quả (10-20g) ngâm ngay vào một chén nước nóng trong vài
giờ. Chất nước dính bao quanh hạt sẽ nở và tan ra thành một dung dịch đặc nhầy, thêm đường,
uống một lần trong ngày, chữa táo bón

×