TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 58/2022
25
SỰ DUNG HỢP ĐẶC ĐIỂM CỦA THƠ TRỮ TÌNH TRONG
TRUYỆN CỰC NGẮN ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM
Nguyễn Thị Tuyết Minh, Nguyễn Khánh Giang
Trường Đại học Sư phạm Hà Nợi 2
Tóm tắt: Trên văn đàn đương đại Việt Nam, truyện cực ngắn là thể loại ngày càng phát
triển và thu hút được sự chú ý của bạn đọc. Dung lượng cực ngắn khiến thể loại này rất
hàm súc, kích thước nhỏ phù hợp với việc xuất bản trên mạng Internet và tiết kiệm chi phí
in ấn, đồng thời đáp ứng tốt nhu cầu giải trí “tốc độ” của con người thời đại công nghiệp.
Để làm giàu thêm khả năng biểu đạt, truyện cực ngắn đã giao thoa, dung hợp trong nó đặc
điểm của các thể loại khác mà nổi bật là đặc điểm của thơ trữ tình.
Từ khóa: Dung hợp thể loại, truyện cực ngắn, thơ trữ tình.
Nhận bài ngày 11.2.2022; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 25.3.2022
Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Minh; Email:
1. MỞ ĐẦU
Trên văn đàn đương đại Việt Nam, truyện cực ngắn (truyện mini) là thể loại ngày càng
phát triển và thu hút được sự chú ý của bạn đọc. Dung lượng cực ngắn khiến thể loại này rất
hàm súc. Kích thước nhỏ khiến truyện cực ngắn rất phù hợp với việc xuất bản trên mạng
Internet và tiết kiệm chi phí in ấn. Đặc biệt, thể loại này cịn đáp ứng tốt nhu cầu giải trí về
“tốc độ”, yêu cầu “nén thông tin” của người đọc trong thời đại công nghiệp ngày nay. Để
phát huy tối đa ưu thế của thể loại trong biểu đạt, truyện cực ngắn đương đại Việt Nam đã
giao thoa, dung hợp trong nó nhiều đặc điểm của các thể loại khác như kịch, thơ trữ tình,…
Trong bài viết này, chúng tơi tập trung luận giải những biểu hiện của đặc điểm thể loại thơ
trữ tình được giao thoa, dung chứa trong một số truyện cực ngắn đương đại Việt Nam.
2. NỘI DUNG
2.1. Ngắn gọn, hàm súc
Do đặc trưng thể loại, truyện cực ngắn có dung lượng rất ngắn nhưng lại có khả năng
nói được tối đa về nghĩa, cho nên nó rất gần gũi với thơ trữ tình ở sự ngắn gọn, hàm súc. Nói
cách khác, truyện cực ngắn đã tiếp thu, dung chứa trong nó đặc tính hàm súc của thơ trữ tình.
Nó tìm đến hình thức tối giản về số lượng từ ngữ và rút gọn tối đa về cốt truyện, nhân vật,
lời kể. Kì thực, truyện cực ngắn khơng phải là một truyện ngắn thông thường được rút gọn
26
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
mà là một dạng thức tồn tại riêng, bình đẳng về thể loại so với truyện ngắn.
Trước hết, truyện cực ngắn giống như những bài thơ nhỏ với sự tiết chế tối đa về câu
chữ và hình thức trình bày. Khảo sát tập truyện cực ngắn Lời tiên tri của giọt sương (Nhật
Chiêu), chúng tơi nhận thấy: Tập truyện có tất cả 105 truyện, trong đó truyện có số lượng
chữ ít nhất là Chết đánh vần (cả truyện chỉ vỏn vẹn có 5 chữ kể cả nhan đề), truyện có số
chữ nhiều nhất là Sóng (169 chữ kể cả nhan đề). Hình thức trình bày của các truyện giống
như những bài thơ nhỏ hoặc bài thơ văn xi. Ví dụ, truyện Bức tranh như sau:
“Giữa sa mạc. Để làm dịu cơn khát của mình, chàng họa sĩ đã vẽ trên cát một con suối.
Khi chàng bỏ đi, một mạch nước ngầm đã tràn lên bức tranh khe suối ấy.
Đoàn lữ hành đã tìm thấy xác chàng họa sĩ cách đó khơng xa. Dẫu sao đi nữa, họ đã
uống nước thỏa thuê.”
Còn đây là truyện Phép lạ:
“Tượng khóc! Tượng khóc!
Người ta đở xơ đến quỳ lạy. Chật kín đường.
Tượng khóc! Tượng khóc!
Người ta vừa cầu nguyện vừa khóc.
Mợt cơn mưa ập đến. Người ta chạy tán loạn,
giẫm đạp lên nhau. Chết một em bé.
Chết trong mưa mợt em bé.
Tượng khóc! Tượng khóc!”
Rõ ràng, nhìn vào hình thức, ta dễ hình dung đó là những dịng thơ trong một bài thơ tự
do hơn là những truyện. Về cú pháp, tồn bộ truyện Bức tranh chỉ có 5 câu, 60 chữ, được
bố trí thành 3 dịng cũng là 3 đoạn. Tồn bộ truyện Phép lạ chỉ có 53 chữ, được viết xuống
dòng liên tục, rất giống những dịng thơ. Truyện Bức tranh chỉ có hai nhân vật: chàng họa sĩ
và đoàn lữ khách. Các nhân vật bị xóa mờ đường viền lịch sử và nhân thân: khơng họ tên cụ
thể, khơng có những đặc điểm ngoại hình, tính cách. Truyện Phép lạ cũng chỉ có hai nhân
vật: đám đông người ta và một em bé. Nhân vật cũng khơng có thơng tin cụ thể về nhân thân.
Những truyện này khơng nhằm mục đích miêu tả cụ thể mà chỉ tác động đến người đọc bằng
một ám gợi nào đó. Và người đọc cảm nhận được dư ba của nó ngân lên trong tâm tưởng
như những bài thơ. Thứ nữa, về cách thức thể hiện, truyện cực ngắn dung chứa đặc tính của
thơ trữ tình ở điểm thiên về gợi nhiều hơn tả. Sức hấp dẫn của nhiều truyện cực ngắn đương
đại Việt Nam nằm ở những ám dụ “ý tại ngôn ngoại”. Điều này cũng do đặc thù thể loại,
dung lượng câu chữ vô cùng tiết giảm, truyện cực ngắn phải tìm cho mình cách thể hiện
riêng, để qua một ơ cửa nhỏ, có thể chiêm ngắm được cả bầu trời. Vì vậy, hai truyện Bức
tranh, Phép lạ (Nhật Chiêu) ở trên khơi gợi vô vàn những liên tưởng, suy nghĩ từ kinh
nghiệm đời sống và kinh nghiệm thẩm mĩ khác nhau ở mỗi người đọc. Người đọc có thể
nghĩ đến vai trị, số phận của người dẫn đường mở lối, thế hệ tiên phong, thế hệ đi trước hay
sự thừa hưởng thành quả của lớp người đi sau,… trong truyện Bức tranh. Người đọc cũng
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 58/2022
27
có thể nghĩ tới vơ vàn những nghịch lí của đời sống khi đọc truyện Phép lạ. Ngoài ra, ở nhiều
truyện cực ngắn đương đại Việt Nam khác như: Anh Hai (Lý Thanh Thảo), Đò thiêng (Phạm
Minh), Những mảnh vỡ (Nguyễn Xuân Thâm), Sầu riêng (Minh Nhân), Tính cách (Nguyễn
Thị Hồi Thanh),… ta cũng bắt gặp sự ngắn gọn, hàm súc như thế.
2.2. Gợi liên tưởng bằng chi tiết hoặc dòng mạch nội tâm nhân vật
Để tạo hiệu quả nghệ thuật tối đa trong dung lượng ngôn từ tối thiểu, truyện cực ngắn
hướng tới mục tiêu gây ấn tượng mạnh mẽ, gợi liên tưởng cho người đọc thơng qua những
chi tiết hoặc dịng mạch nội tâm nhân vật. Đây cũng là điểm gần gũi giữa thơ trữ tình với
truyện cực ngắn. Nói cách khác, đặc điểm này của thơ trữ tình được dung chứa và thể hiện
thơng qua một hình thức mới: truyện cực ngắn.
Trước hết, nhiều truyện cực ngắn đã sử dụng chi tiết như yếu tố then chốt để gợi ám ảnh
và liên tưởng ở người đọc. Điều này khiến nhiều truyện có sức ngân vang thật xa và thật lâu.
Nhiều khi, đọc xong mà người ta cứ bị ám ảnh mãi bởi những chi tiết. Vì vậy, mới nói, truyện
cực ngắn đích thực là những truyện đọc nhanh nhưng thấm lâu. Chẳng hạn, truyện Nó (Thanh
Hải):
“Ba nó bỏ đi lúc nó cịn đỏ hỏn. Ngoại và mẹ ni nó trong nghèo khó. Đau khở và hạnh
phúc. Được vài năm, cái đói nghèo cướp mất ngoại. Thiếu hơi bà, nó ngằn ngặt khóc đêm.
Mẹ chỉ ơm nó vào lịng, để tay lên ngực trái, dỗ dành: “Ngoại có đi đâu! Ngoại ở đây mà!”
Vậy là nó nín. Rồi mẹ cũng theo bà. Hơm tang mẹ, thấy dì khóc, nó bảo:“Mẹ có đi đâu! Mẹ
ở đây mà!” rồi lấy tay đặt trên ngực trái, chỗ trái tim. Nó dỗ thế mà dì chẳng nín, lại ơm nó
khóc to hơn.”
Câu chuyện gây ám ảnh đặc biệt đối với người đọc bởi chi tiết quan trọng: “đặt tay lên
ngực trái, chỗ trái tim”. Chi tiết ấy khiến người đọc liên tưởng và day dứt không nguôi về
nỗi bất hạnh quá lớn đối với một đứa trẻ còn quá non nớt, ngây thơ trước cuộc đời.
Truyện Anh Hai (Lý Thanh Thảo) lại ám ảnh người đọc bởi chi tiết thằng bé xịe năm
ngón tay cịn dính kem bánh và nói với em gái: “Ừa! Tại anh! Nhưng kem cịn dính tay nè.
Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thơi!”. Chi tiết này khiến người đọc liên tưởng và
suy nghĩ về tình yêu thương hồn nhiên mà sâu nặng của hai anh em đứa trẻ trước nghịch
cảnh trớ trêu của cuộc đời.
Có thể thấy, do độ nén dung lượng, truyện cực ngắn đương đại thường bỏ qua nhiều yếu
tố trong truyện ngắn như: bối cảnh thời đại, văn hóa, xã hội, những miêu tả cụ thể về cốt
truyện, nhân vật,… khiến cho người đọc khó đốn biết được đây là câu chuyện của thời kì
nào, xã hội nào. Thay vào đó, người viết chú trọng sử dụng những chi tiết có sức ám ảnh,
gợi mở nhiều liên tưởng khác nhau từ mỗi cá nhân người đọc.
Không chỉ gợi liên tưởng thông qua chi tiết, nhiều truyện cực ngắn đương đại Việt Nam
còn chú ý đến dịng mạch nội tâm nhân vật, qua đó khơi gợi người đọc “nghĩ tiếp” về những
điều mà câu chuyện chưa nói hết. Vì thế, ẩn chứa bên trong mỗi truyện cực ngắn là những
suy nghĩ, cảm hứng sâu lắng về cuộc đời, tình người, đọng lại những nỗi niềm suy tư, trăn
28
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
trở về nhân thế. Yếu tố chủ đạo trong mỗi truyện cực ngắn, nhiều khi là khơng khí câu
chuyện, là dịng mạch nội tâm con người hơn là bản thân câu chuyện đó. Chẳng hạn, truyện
Hoa muộn (Phan Thị Vàng Anh) là nỗi “bâng khuâng mơ hồ buồn” vì cái cảm giác “mai nở
rồi mà vẫn không thành Tết” từ nội tâm của nhân vật Hạc - một cơ gái sắp lỡ làng. Nó khiến
người đọc không nguôi nghĩ ngợi về mùa xuân, về dun phận, về tình đời để rời thấm thía:
“Cịn dun kẻ đón người đưa/ Hết duyên đi sớm về trưa mợt mình” (Ca dao).
Đọc truyện Đường Tăng (Trương Quốc Dũng), người đọc như cũng bị cuốn vào dòng
suy nghĩ của nhân vật Đường Tăng “đêm cuối cuộc trường chinh đầy gian khổ, ngày mai
vào yết kiến Như Lai để lên kiếp Phật”, từ đó khơng thơi suy tưởng về chân giá trị đích thực
của cuộc đời. Truyện Chị tơi (Nguyễn Thị Thu Huệ) lại ám ảnh người đọc bởi chi tiết nhân
vật “tôi”- cậu em trai lao ra sân trường khóc ngất khi biết tin người chị gái hết lịng vì gia
đình của mình đã chết vì một tai nạn thê thảm. Nó khiến người đọc suy nghĩ day dứt về muôn
nẻo mưu sinh nhọc nhằn, bất hạnh của thân phận người phụ nữ. Truyện Đò thiêng (Phạm
Minh) ám ảnh không nguôi về chi tiết: người phụ nữ và chiếc vali đựng hài cốt liệt sĩ trên
bờ sơng khi đị cập bến. Chị thắp hương rời khóc nấc nghẹn, bởi hịa bình đã nhiều năm rời,
giờ đây chị mới đưa được hài cốt của chồng trở về quê hương. Điều đó khiến người đọc như
chìm đắm vào nội tâm nhân vật, cùng day dứt vì “nỗi buồn chiến tranh”. Ở các truyện Vật
lạ, Thú lạ, Lời tiên tri của giọt sương (Nhật Chiêu), Cam ngọt (Phạm Sông Hồng), Điếu cày
(Phạm Hải Văn), Tám cẳng hai càng (Nguyễn Quang Trung),… cũng có bắt nhiều chi tiết,
đoạn miêu tả dịng mạch nội tâm nhân vật như vậy.
2.3. Giàu hình ảnh và nhịp điệu
Truyện cực ngắn cịn giống thơ trữ tình ở chỗ giàu hình ảnh và nhịp điệu. Nói cách khác,
đặc điểm này của thơ trữ tình được dung chứa và thể hiện theo một cách riêng của truyện
cực ngắn. Mục đích là tạo một ấn tượng, gây một ám ảnh trong tâm hờn người đọc nên hình
ảnh trong truyện cực ngắn thường mang tính ẩn dụ, biểu trưng, có thể gợi mở nhiều cách
hiểu khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau. Do vậy, tính đa nghĩa là điểm dễ thấy ở truyện
cực ngắn. Trong nhiều tập truyện cực ngắn đương đại Việt Nam như: Lời tiên tri của giọt
sương (Nhật Chiêu), 40 truyện rất ngắn, (Nhiều tác giả), 100 Truyện hay cực ngắn (Nhiều
tác giả), Truyện cực ngắn đương đại Việt Nam (Nhiều tác giả),... ta thường xuyên gặp những
hình ảnh có tính biểu tượng. Truyện Bức tranh (Nhật Chiêu) là những hình ảnh: sa mạc, con
suối, họa sĩ, bức tranh, đồn lữ hành. Truyện Con sóng (Nhật Chiêu) là những hình ảnh: con
sóng, biển, làng, bóng ma, đống lửa. Truyện Tám cẳng hai càng (Nguyễn Quang Trung) là
những hình ảnh: người mẹ, con cua thiêng có hình mặt Phật, chân cua quều quào đau đớn,
tiếng gào khóc của cua, đầu gối nhọn hoắt của mẹ như chân cua, người mẹ chết co quắp
như cua trên bờ ṛng…, hình ảnh nào cũng đa nghĩa, thách thức người đọc giải mã.
Có thể thấy, hệ thống hình ảnh giàu tính biểu tượng trong truyện cực ngắn cũng giống
như nhãn tự trong bài thơ trữ tình, chúng được sắp đặt công phu mang dụng ý nghệ thuật.
Các hình ảnh liên kết với nhau, khơi gợi bạn đọc nghĩ tới các tầng bậc ý nghĩa khác nhau
của tác phẩm. Ví dụ, truyện Bức tranh (Nhật Chiêu) những hình ảnh mang tính biểu tượng
như sa mạc, con suối, họa sĩ, bức tranh, đoàn lữ hành liên kết với nhau theo hành trình của
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 58/2022
29
người họa sĩ trên sa mạc: khát - vẽ bức tranh con suối - ra đi - chết. Bức tranh con suối làm
dịu cơn khát của họa sĩ. Mạch nước ngầm hiện lên sau khi họa sĩ bỏ lại bức tranh. Cuối cùng
họa sĩ chết, cịn đồn lữ hành được uống nước thỏa th trên sa mạc. Từ sự liên kết các biểu
tượng, người đọc có thể suy đốn ra ý nghĩa của câu chuyện: sự hi sinh của thế hệ đi trước,
thế hệ mở đường, cái chết “trước bình minh” của lớp người tiên phong. Nhưng cái chết ấy
không vô nghĩa, vì sẽ dẫn lối và để lại giá trị cho thế hệ sau,…
Vậy là, dù nén ngôn từ vào cực hạn, nhưng truyện cực ngắn vẫn cực đại về nghĩa, vẫn
hấp dẫn, sống động chứ khơng cộc lốc nhờ hệ thống hình ảnh. Đờng thời, những hình ảnh
giàu tính biểu tượng cũng mở ra liên tưởng “vô biên” ở mỗi bạn đọc, góp phần làm nên vẻ
đẹp của truyện cực ngắn. Song đơi với hệ thống hình ảnh mang tính ẩn dụ, biểu tượng, nhiều
truyện cực ngắn đương đại Việt Nam còn giàu nhịp điệu như những bài thơ. Đó có thể là sự
trùng phức những từ ngữ, mệnh đề hay những hình ảnh để dựng xây cấu trúc trần thuật. Ở
góc nhìn thể loại, có thể thấy, truyện cực ngắn là sự kết hợp đặc trưng thẩm mĩ của thơ và
truyện. Đọc tập truyện Lời tiên tri của giọt sương (Nhật Chiêu) ta bắt gặp phổ biến những
câu chuyện rất giàu nhịp điệu được viết dưới hình thức như một bài thơ, có khổ, có dịng.
Đó là các truyện: Phép lạ, Cõi người ta, Khoa học, Biến hình, Người xa lạ, Sóng,… Truyện
Phép lạ đã dẫn ở trên là một ví dụ:
“Tượng khóc! Tượng khóc!
Người ta đở xơ đến quỳ lạy. Chật kín đường.
Tượng khóc! Tượng khóc!
Người ta vừa cầu nguyện vừa khóc.
Mợt cơn mưa ập đến. Người ta chạy tán loạn,
giẫm đạp lên nhau. Chết một em bé.
Chết trong mưa mợt em bé.
Tượng khóc! Tượng khóc!”
Rõ ràng, cách sắp xếp từ ngữ, câu văn của truyện tạo nhịp điệu giống như một bài thơ.
Nhịp điệu được tạo ra nhờ hiệu quả của biện pháp điệp: điệp cấu trúc (Tượng khóc! Tượng
khóc!), điệp ngữ (người ta) vừa tạo nhịp điệu cho lời kể, vừa liên kết các sự kiện của câu
chuyện. Bên cạnh đó truyện cực ngắn này cịn xuất hiện những dấu chấm giữa dòng, những
câu văn mang dáng dấp của những câu thơ vắt dòng nhằm diễn tả chuỗi hành động và cảm
xúc của đám đông “người ta”. Nhịp điệu của lời văn nhấn mạnh sự xô bồ của đời sống, thói
vơ cảm và sự giá lạnh của tình người trong một xã hội mà ở đó, con người chỉ nghĩ đến hạnh
phúc cá nhân vơ tình làm tổn thương, làm hại đến người khác.
Truyện Hoa muộn (Phan Thị Vàng Anh) cứ lặp đi lặp lại ý văn như một điệp khúc, khi
là “vườn mai rậm rịt lá”, khi là “khoảng vườn cịn rậm rịt lá mai”, rời “mai bung ra đặc kịt
những hoa vàng nở ṃn”… Nó tạo nhịp điệu chậm chạp, quẩn quanh của câu chuyện, nhấn
mạnh cái mệt mỏi, buồn chán, vô vị, vô nghĩa của cuộc sống một người phụ nữ duyên phận
lỡ làng.
30
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Truyện cực ngắn đương đại Việt Nam có rất nhiều tác phẩm giống như bài thơ trữ tình
với cấu trúc đặc biệt. Sự trùng điệp hình ảnh, từ ngữ, cấu trúc vòng tròn tạo nhịp điệu trong
nhiều truyện gợi người đọc liên tưởng đến phương thức thể hiện của thơ trữ tình. Chính sự
năng động, khả năng bao chứa, dung hòa những thể loại khác, khiến truyện cực ngắn mang
trong mình lunh linh sắc màu thẩm mĩ. Nó giãn nở nịng cốt thể loại để dung chứa, phối hợp,
không ngừng làm phong phú thêm khả năng biểu đạt cho mình. Điều này không làm phương
hại đến các thể loại khác mà chỉ khiến cho các thể loại văn học hôm nay thêm phần phong
phú, vẫy gọi, gợi mở cho hành trình sáng tạo của người viết. Đờng thời, nó khơi gợi ở người
đọc khả năng đồng sáng tạo.
3. KẾT LUẬN
Để tạo hiệu quả nghệ thuật tối đa trong dung lượng ngôn từ tối thiểu, truyện cực ngắn
đương đại Việt Nam đã tiếp thu, dung chứa trong nó nhiều đặc điểm của thơ trữ tình như: sự
ngắn gọn, hàm súc, khơi gợi liên tưởng nơi người đọc thơng qua những chi tiết hoặc dịng
mạch nội tâm nhân vật, hệ thống hình ảnh giàu tính biểu tượng và nhịp điệu. Điều này góp
phần làm nên sự phong phú đa dạng của truyện cực ngắn đương đại. Đờng thời, nó cũng giúp
người nghiên cứu nhận ra một quy luật vận động của truyện cực ngắn đương đại Việt Nam:
một mặt, có những nét ổn định của mã gien thể loại; mặt khác, nó lại khơng ngừng vận động,
biến đổi, dung hợp với đặc điểm các thể loại khác để làm giàu có và phong phú thêm khả
năng biểu đạt, hướng tới mục đích phản ánh bức tranh đa sắc của đời sống hôm nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhật Chiêu (2011), Lời tiên tri của giọt sương (Truyện tuyệt ngắn và truyện một câu), Nxb. Hội
Nhà văn.
2. Nhiều tác giả (1994), 40 truyện rất ngắn, Nxb. Hội Nhà văn.
3. Nhiều tác giả (1999), 100 Truyện hay cực ngắn, Nxb. Văn nghệ TP HCM.
4. Nhiều tác giả (2014), Truyện cực ngắn đương đại Việt Nam, Nxb. Văn học.
5. Nhiều tác giả (2008), Truyện ngắn 1200 chữ (Những truyện ngắn đoạt giải), Nxb Trẻ.
6. Trần Đình Sử (Chủ biên) (2012), Lí luận văn học, tập 2, Nxb. Đại học Sư phạm.
THE FUSION OF OF LYRICAL POETRY
IN VIETNAMESE VERY SHORT STORY
Abstract: In contemporary Vietnamese literature, the very short story is a growing genre
which attracts the attention of readers. Its extreme short form makes this genre concise,
and its small size is suitable for publishing on the Internet and saving printing costs as well
as meets the "speed" entertainment needs of modern industry. In order to enrich the
expressive ability, the very short story has interfered with and fused itself with the
characteristics of other genres, especially the characteristics of lyrical poetry.
Keywords: Genre fusion, very short story, lyrical poetry.