Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Tìm hiểu tôn giáo, tín ngưỡng của người việt, văn hóa giao tiếp và nghệ thuật sử dụng ngôn từ, nghệ thuật thanh sắc và hình khối, lễ hội của người việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.18 MB, 31 trang )

I. Tôn giáo của người Việt Nam
1. Khái niệm tôn giáo và 3 tôn giáo bản sắc của người việt:
a. Khái niệm tơn giáo:
Tơn giáo bao gồm hệ thống hồn chỉnh các quan niệm, ý thức tín ngưỡng, thể hiện
tập trung ở lịng tin, tình cảm tơn giáo, hành vi và hoạt động tơn giáo. Tơn giáo
là hình thức tín ngưỡng có giáo lý, giáo luật, lễ nghi và giáo hội, được tổ chức
chặt chẽ.
Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vơ hình, mang tính thiêng liêng,
được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm
lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó
được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa
lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành
bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã
hội tôn giáo khác nhau.
b. 3 tôn giáo bản sắc của người việt:
 Phật giáo:
Phật giáo được truyền vào Việt Nam từ rất sớm và bằng nhiều con đường
khác nhau.
Phật giáo Việt Nam gắn bó với dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh dựng
nước và gi0 nước, thấm đượm chủ nghĩa yêu nước của người Việt.
Phật giáo đã từng là cơ sở của khối đại đoàn kết các dân tộc trên lãnh thổ
Việt Nam.
 Nho giáo:
Từ thế kỷ I đến thế kỷ X và từ 1407 đến. 1427 là giai đoạn du nhập nho giáo
mạnh mẽ vào Việt Nam.
Mục tiêu tiếp thu Nho giáo của người Việt là để gi0 v0ng quyền độc lập tự
chủ của mình.
Nho giáo bị khúc xạ tâm lý qua tâm lý làng xã của người Việt
 Đạo giáo:
Đạo giáo du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ thứ II.



Đạo giáo ở Việt Nam không tồn tại biệt lập mà hịa trộn với tín ngưỡng bản
địa.
Ở Việt Nam, Đạo giáo còn hòa nhập với Nho giáo, tạo nên triết lý sống an
nhàn ở ẩn, không màng danh lợi của nhiều nhà nho Việt Nam.
2. Vai trò của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo trong việc hình thành văn hóa
Việt nam:
a. Vai trị của Nho giáo trong việc hình thành văn hóa Việt nam:
Nho giáo tồn tại lâu bền nhất và có ảnh hưởng sâu sắc nhất. Nho giáo đã đem
lại một bước tiến khá căn bản trong lĩnh vực văn hóa tinh thần của xã hội,
trước hết nó làm cho nền giáo dục phát triển hết sức mạnh mẽ. Nền giáo
dục ấy cùng với chế độ thi cử đã đào tạo ra một đội ngũ trí thức đơng đảo
cho dân tộc Việt Nam như: Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du …
Không thể phủ nhận được rằng Nho giáo đã tham gia một phần tạo nên
diện mạo tinh thần dân tộc vào sự hình thành văn hóa dân tộc, cho nên
chúng ta cần thiết phải có sự hiểu biết về Nho giáo, về nh0ng ảnh hưởng
của nó đối với nền văn hóa dân tộc cũng như với đời sống tinh thần của
con người Việt Nam.

b. Vai trò của Phật giáo trong việc hình thành văn hóa Việt nam
Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của mình, đạo Phật được xem là quốc
giáo với hệ tư tưởng chủ đạo là Phật giáo vào hai thời kỳ: Nhà Lý (10101225) và nhà Trần (1225-1400).
Có thể khẳng định rằng Phật giáo đã có nh0ng đóng góp xứng đáng vào kho
tàng văn hóa phong phú và độc đáo của dân tộc với nhiều di sảng văn hóa
vật chất và tinh thần có giá trị như: kiến trúc chùa tháp, các tác phẩm
điêu khắc tượng thờ, tranh thờ Phật giáo, đồ thờ cúng,… cùng nh0ng giá
trị về tư tưởng, đạo đức, văn học và nhiều nghi lễ Phật giáo khác. Ảnh
hưởng của Phật giáo với dân tộc và nền văn hóa dân tộc là rất sâu rộng.
Tinh thần Phật giáo đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các vua triều Lý – Trần
trong trị nước, an dân mặc dù Đạo giáo và Nho giáo ở thời kỳ này cũng

phát triển. Các vị vua tài đức đã tạo nên một triều đại lấy đức từ bi làm
căn bản cho chính trị và ln sống vì dân nên đã cố kết lịng dân để vua
tơi, dân chúng đồn kết chung lịng chống ngoại xâm, xây dựng đất nước.


Hành đạo từ bi, đạo đức trong dân chúng nên đời sống xã hội đời Lý –
Trần trở thành thuần từ và đẹp đẽ, làm cho dân giàu nước mạnh. Thực sự,
an được dân thì nước sẽ cường thịnh, an được dân chính là yêu nước và
gi0 nước. Việc an dân là truyền thống của Phật giáo nên được các triều đại
đương thời giao phó và coi trọng.
c. Vai trị của Đạo giáo trong việc hình thành văn hóa Việt nam
Đạo giáo khi vào Việt Nam, hòa quyện với văn hóa tín ngưỡng dân gian đã
hình thành một khuynh hướng của nh0ng người thật sự khơng phải là tín
đồ đạo Lão nhưng có tư tưởng gần với phái Tiên Đạo hay Đạo giáo Thần
Tiên, tức ưa thích đời sống thanh tĩnh nhàn lạc. Đó là nh0ng bậc trí thức
Nho giáo, sinh khơng gặp thời, gặp chuyện bất bình nơi chốn quan trường
hay các bậc anh hùng đã làm xong phận sự nam nhi đến lúc công thành
thân thối lui về ẩn dật, vui thú điền viên cùng với thiên nhiên thi phú, cuộc
cờ chén rượu mà theo dòng lịch sử, chẳng hạn như Nguyễn Trãi, Chu Văn
An, Nguyễn Công Trứ,... với cuộc sống "tri túc, tiện túc, đãi túc, hà thời
túc; tri nhàn, tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn" của học thuyết Lão
Trang.

3. Vị trí, vai trị của tơn giáo trong đời sống của người Việt hiện nay
Tôn giáo là nhịp cầu giao lưu văn hóa gi0a các quốc gia
Trước hết, tơn giáo là văn hóa và là một bộ phận cấu thành của văn hóa mỗi quốc
gia nên tơn giáo có đóng góp đầu tiên là về văn hóa. Tơn giáo khi du nhập vào
mỗi quốc gia, nó đã đi trước vấn đề của tồn cầu hóa ngày nay là tạo ra sự giao
lưu văn hóa giữa các nước với nhau. Chính nó góp phần làm phong phú văn
hóa nước sở tại bằng nh0ng gì văn minh tiến bộ mà tơn giáo ấy mang theo

từ bên ngồi vào đồng thời cũng giới thiệu được đất nước, con người, văn
hóa của nước chủ nhà ra thế giới bên ngồi.
Tơn giáo góp phần phát triển kinh tế bền v0ng.
Ngày nay việc du lịch tâm linh là loại hình rất được ưa chuộng . Nh0ng chùa
Hương Sơn, Yên Tử, Bái Đính, nhà thờ Phát Diệm, Đà Lạt, nhà thờ Đức
Bà Sài Gòn… chẳng những thu hút khách du lịch mà còn tạo ra công ăn việc
làm cho nhiều người nữa.


Tơn giáo cịn mang vai trị kiến tạo và củng cố hịa bình
Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hịa ra đời đã xác định “Tín ngưỡng tự do,
lương giáo đồn kết”. Chính điều này đã góp phần giữ được sự đồn kết giữa
các tơn giáo hiện nay và đem đến hồ bình cho con người Việt Nam nói riêng.
Tơn giáo tham gia phát triển xã hội ngày một lớn mạnh
Một truyền thống và là thế mạnh của các tôn giáo đấy là làm giáo dục và y tế. Bởi
đây là những lĩnh vực cần đến tình yêu thương con người. Trước năm 1970,
một thống kê cho biết, riêng Giáo hội Công giáo ở miền Nam đã quản lý
1030 trường tiểu học với 258.409 học sinh Công giáo và 97.347 học sinh
không Công giáo; 226 trường trung học với 82.827 học sinh Công giáo và
70.101 học sinh không Công giáo; 41 bệnh viện với 7000 giường, 239 trạm
phát thuốc; 36 nhà hộ sinh; 9 trại phong với 2.500 bệnh nhân; 82 cô nhi
viện với 11.000 trẻ em; 29 nhà dưỡng lão (13)

a.

II. Tin ngưỡng của người Việt:
Khái niệm tín ngưỡng và 4 tín ngưỡng bản sắc của người Việt
Để chỉ những hình thức sơ khai của tơn giáo, những trạng thái tâm lý đặc biệt của
con người (cá nhân hoặc cộng đồng) bao gồm: sự tơn thờ, thành kính và sợ hãi
đối với những đối tượng đã được thần thánh hóa, những hoạt động mang sắc

thái tâm linh của cá nhân và cộng đồng

b. 4 tín ngưỡng bản sắc của người Việt
i. Tín ngưỡng Phồn thực
 Đây là tín ngưỡng tơn thờ sự giao hợp, sinh nở, nó bắt nguồn từ “ logic
khách quan” của đời sống con người. Để duy trì đời sống, con người ln
phải thực hiện hai dạng hoạt động: sản xuất vật chất, và sản xuất ra chính
con người về mặt sinh học
 Việt Nam thuộc văn hóa gốc nơng nghiệp, bởi vậy, nó cũng có đầy đủ các
đặc tính văn hóa của nền văn hóa ấy.
 Cùng với sự phát triển lịch sử, con người ngày càng trở nên độc lập hơn với
giới tự nhiên, và những chuẩn mực đạo đức của xã hội văn minh dần trở
thành yếu tố chi phối hành vi của các cá nhân trong xã hội khiến các hình
thức tín ngưỡng phồn thực bị mai một
 Những khu vực ở Việt Nam cịn lưu lại dấu tích của tín ngưỡng phồn thực:
Hà Tây, Phú Thọ, Nam Định…


ii. Tín ngưỡng thờ Thành Hồng
 Thành Hồng được người Trung Quốc suer dụng vào koangr thế kỷ thứ VI,
đẻ chỉ vị thần làm chủ một thành lũy
 Khi du nhập vào Việt Nam, Thành Hoàng dùng để chỉ vị thần che chở cho
làng xóm
 Với chức năng che chở, Thành Hồng của n gười Việt có thể là : người khai
phá, mở đất để hình thành nên làng, người có cơng với đất nước và mang lại
danh tiếng cho làng…
 Việc thờ phụng Thành Hoàng được diễn ra tại đình làng, và trong các dịp lễ
hội
iii. Tín ngưỡng thờ Mẫu
 Do ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ rất mạnh đốiv ới văn hóa gốc nơng nghiệp

nên người Việt có truyền thống thờ các nữ thần, xuất phát từ truyền thống
này, tín ngưỡng thờ Mẫu ở người Việt dần phát triển thành hệ thống mai tính
thứ lớp và được lưu hành phổ biế trong nhân dân.
 Cho phép hình dung về vũ trụ quan của người Việt- một khoảng khơng gian
mang tính thứ bậc được các nữ thần cai quản (các Thánh Mẫu): Thành Mẫu
Thượng Thiên, Thánh Mẫu Thoải, Thánh Mẫu Thượng Ngàn, Thành Mẫu
Địa Phủ (người ta gọi là Tứ Phủ), sau đó là 5 ơng quan thừa hành. Tầng thấp
hơn là bốn thánh Bà. Sau đó đến 10 Ơng Hồng. Kế tiếp là 12 Cơ Tiên.
Ngang hàng với họ là 4 Cậu quận phục vụ thánh mẫu. Tầng thấp hơn là
Quang Ngũ hổ. Cuối cùng là Ông Lốt
 Nơi thờ cùng các vị này được gọi là: Phủ, Đền, Điện; riêng Ơng Lốt được
thờ tại Miếu
 Tín ngưỡng thờ mẫu là một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể. Gắn bó
với tín ngưỡng này là hệ thống các huyển thoại, thần tích…. Trong đó hầu
bóng và lên đồng được xem là biểu hiện đặc thù của tín ngưỡng thờ Mẫu ở
người Việt.
iv. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
 Cơ sở để hình thành nên tính ngưỡng này là:
o Niềm tin vào việc những người đã khuất ln có mối liên hệ vơ hình
đối với những người đang sống
o Ý thức tôn trọng cội nguồn và đức tính hiếu thảo của người Việt. Mặc
dù tín ngưỡng này là tồn tại ở nhiều dân tộc Đông Nam Á song nó vẫn
được xem như là tín ngưỡng đặctrung cho người Việt vì tính phổ biến
của nó đối với cộng đồng: hầu như trong mỗi gia đình người việt
ddefu có bàn thờ gia tiên


2. Vị trí, vai trị của tín ngưỡng thờ mẫu và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong
văn hóa Việt Nam
a. Vị trí vai trị của tín ngưỡng thờ mẫu

 Tín ngưỡng thờ Mẫu đóng vai trị quan trọng trong việc dung nạp các
tín ngưỡng, tơn giáo khác ở Việt Nam. Góp phần trong truyền thống hịa
đồng các tơn giáo, tín ngưỡng: Thánh, Thần, Phật…đều phù hộ độ trì cho
con người. Tín ngưỡng thờ Mẫu với tư cách là một tín ngưỡng bản địa, cịn
có sự ảnh hưởng ngược lại đối với tôn giáo ngoại nhập như Phật giáo, Công
giáo…
 Tín ngưỡng thờ Mẫu cịn có vai trị là liên kết tinh thần gi0a nh0ng người
có cùng một niềm tin vào các “Mẫu”, người ta có thể liên kết với nhau đôi
lúc rất chặt chẽ trên nhiều phương diện ngay cả khi họ khơng cùng ý thức
chính trị. Bởi vì, bản thân tín ngưỡng này đã có sức mạnh cố kết tinh thần
mạnh mẽ. Sự cố kế ấy được nâng lên nhờ sự “linh thiêng” của các “Mẫu” và
các thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu.
 Tín ngưỡng thờ Mẫu cịn là nơi gửi gắm niềm tin, hy vọng, là chỗ dựa
tâm linh cho một bộ phận dân cư khi họ tin và đi theo thứ tín ngưỡng
này. Ngồi ra, lễ hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu cịn mang tính thiêng liêng,
phản ánh tình cảm, sự ngưỡng mộ về vai trị của người mẹ trong các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Trong sinh hoạt của tín ngưỡng thờ Mẫu đã giúp
liên kết mọi người, thậm chí vượt ra khỏi giới hạn của tư tưởng định kiến
tôn giáo hoặc sự cục bộ địa phương để cùng hướng về một đối tượng linh
thiêng, với một lễ hội thống nhất. Nó cịn phát khởi mối thiện tâm trong mỗi
con người trong các mối quan hệ xã hội.
b. Vị trí vai trị của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
 Thờ cúng để lưu gi0 kí ức về tổ tiên: Theo “Kính Lễ” lời nói sau đây là
của Khổng Tử “ Coi người chết như là đã chết rồi thì sẽ là vơ nhân.
Chẳng nên làm thế. Nhưng cọi họ như nh0ng người đang sống thì sẽ là
vơ lý. Chẳng nên làm thế” Như vậy khơng nên coi người chết như đã
chết rồi, có nghĩa là khơng chăm nom gì đến họ n0a, qn bẫng luôn đi,
cũng chẳng nên coi hoj như con sống, nghĩa là tin là họ còn sống thật.
Sự thật, họ vẫn tồn tại trong ký ức của chúng ta, bằng sự sống động,
tính nồng nhiệt của cái tình cảm mà chúng ta gọi là đức hiếu, để biết tơn

kính nh0ng người đã cho ta sự sống và ý thức, khiến cho họ cịn tồn tại
mãi, ni giữ ký ức về họ, truyền nối việc thờ cúng mãi mãi cho con cháu
chngs ta, bằng cách đó tạo cho ta cái ảo tưởng, một thứ ảo tưởng tốt lành
không ảnh hưởng đến ai. Việc thờ cúng người chết là tơn kính ký ức về họ,


cơ sở trên đức hiếu đễ và tình cảm về sự vĩnh hằng của gia đình và nịi
giống.
 Nhắc nhở ý thức về cội nguồn: Về mặt tâm linh thông qua các nghi lễ
con người bày tỏ niềm tin long ngưỡng mộ của mình đối với các lực
lượng siêu nhiên. Vơ hình chung qua đó con người cũng thỏa mãn
nh0ng nhu cầu và khát vọng của mình vào đời sống thực. Nh0ng điều
mà thực tế không mang lại cho họ, đó là một ccachs để giải quyết nh0ng
nhu cầu mà cuộc sống trần tục không mang lại cho họ. Về mặt xã hội:
nh0ng chuẩn mực đạo đức được quy ước có tác dụng điều chỉnh hành vi
của con người trong cuộc sống. Con người có cảm giác khơng chỉ phaits
sống có trách nhiệm với cuộc sống thực mà trong đời sống tinh thần ln có
một cái gì đó thơi thúc họ phải làm điều tốt tránh xa những điều xấu xa. Đó
phải chăng là lí do cho của sự tồn tại tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Triết lý người Việt
Triết lý của con người Việt Nam
Triết lý Âm – Dương, thuyết Ngũ Hành và hệ thống Lịch Âm thể hiện quan điểm
của người Việt về thế giới xung quanh và những quy luật phổ quát của thế giới.
Mặc dù đây là những văn hóa du nhập từ nước ngồi nhưng người Việt Nam đã
ứng dụng sáng tạo các triết lí ấy trong việc giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã
hội.
1. Triết lí Âm – Dương:
a. Sự ra đời:
 Triết lí Âm – Dương ra đời vào thời Ân – Thương (XVII-XI. TCN).
 Trong văn hóa Trung Hoa, thuyết Âm- - Dương luôn được bổ sung bởi

thế hệ người kế tiếp nhau.
 Việc truyền bá văn hóa Trung Hoa vào Việt Nam, một mặt, đã mang đến
Kinh dịch, tư tưởng của Đạo gia và Nho gia…mà tất cả lại thấm đẫm tinh
thần của thuyết Âm Dương. Mặt khác, bản thân người Việt cũng đã có
sẵn từ trước những quan điểm về các hiện tượng đối ngẫu và có sẵn quan
niệm coi giao hòa âm dương là nguồn gốc của mọi sự phồn thực.
 Kết hợp cả hai mặt đó, thuyết âm dương đã bắt rễ sâu trong đời sống tâm
linh của người Việt và trở thành triết lý sống của dân tộc.
b. Những nội dung cơ bản:
 Thái cực: là trạng thái âm dương chưa phân, vũ trụ còn nằm trong tình
trạng hỗn mang, khơng định hình, khơng giới hạn.


 Lưỡng nghi: là việc tự phân đôi của Thái cực thành Dương (ký hiệu bằng
một vạch liền, tượng trời, tượng số lẻ) và Âm (ký hiệu bằng một vạch
đứt, tượng đất tượng số chẵn)

Tử tượng: khi đã tồn tại Âm, Dương – chúng gặp gỡ nhau và gặp gỡ
chính bản thân mình để tạo thành bốn tổ hợp: Dương – Dương (Thái
Dương); Âm – Dương (Thiếu Dương); Dương – Âm (Thiếu Âm); Âm –
Âm (Thái Âm). Đó chính là tứ tượng.
 Bát quái (tám quẻ): tứ tượng lại phối hợp với nhau để tạo thành tám tổ
hợp gọi là bát quái.
 Bát quái (những quẻ cơ bản) lại tiếp tục kết hợp với nhau để tạo thành 64
quẻ - biểu trưng cho những trạng thái thường gặp ở giới tự nhiên và con
người.
 Các quy luật cơ bản của Âm Dương bao gồm: Âm Dương đối lậ, Âm
Dương là gốc của nhau (trong dương có âm trong âm có dương); Âm tiêu
Dương trưởng và ngược lại; Âm Dương chuyển hóa (biến dịch); và âm
Dương giao hịa (cân bằng động).

 Áp dụng vào đời sống con người,c ác quy luật cơ bản của Âm – Dương
tạo ra triết lý quân bình trong cuộc sống. Có nghĩa là mọi sự vật từ tự
nhiên đế xã hội, để tồn dương mà không biến thành cái khác – thì phải
cân bằng âm dương. Do đó, mỗi con người cần duy trì trạng thái cân
bằng Âm Dương trên cả hai phương diện: thể chất và tinh thần.
2. Thuyết ngũ hành:
a. Sự ra đời:
 Thuyết ngũ hành gắn liền với triết lý Âm Dương và được coi như một
nhánh của triết lý này.
 Ngũ hành là sự kết hợp Âm Dương ở những độ số khác nhau và được
hiện hữu dưới dạng thể tính.
b. Những nội dung cơ bản:
 Ngũ hành gồm các yếu tố sau: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
 Cơ chế sinh: Kim -> Mộc -> Hỏa -> Thổ. (Trong đó Kim được coi là sinh
xuất cho thủy, cịn thủy thì được xem alf sinh nhập – cái được sinh).
 Cơ chế khắc: Kim -> Mộc -> Thổ -> Thủy. (Trong đó, đi theo chiều mũi
tên gọi là khắcs xuất, còn theo chiều ngược lại gọi là khắc nhập).
 Việc ứng dụng ngũ hành rất linh động tùy từng trường hợp cụ thể. Về cơ
bản, quy tắc sinh khắc ngũ hành phải lấy lý Âm Dương làm trọng.


 Ngũ hành thường được người Việt sử dụng để bói tốn, áp dụng trong y
lý, địa lý (dương trạch và âm phần), trong việc xác định hôn nhân, kết
bạn, hợp tác làm việc, đặc biệt để xác định mùa và thời tiết…
3. Lịch Âm – Dương và hệ Can Chi:
a. Sự ra đời:
 Lịch Âm – Dương (thường được gọi là Âm lịch để phân biệt với Dương
Lịch (Tây lịch) là sự kết hợp giữa thuyết Âm Dương với Ngũ hành để
lượng hóa thời gian nên ra đời muộn hơn thuyết Âm Dương và Ngũ
hành.

 Thời điểm xuất hiện của nó cũng khơng được xác định chính xác, chỉ biết
rằng từ trước thời Xuân thu – Chiếc quốc (XIII – III TCN) người Hạ của
Trung Hoa đã biết dùng lịch này rồi.
b. Những nội dung cơ bản:
 Dựa trên thuyết Âm Dương: Lấy Thái Âm chủ tháng (nguyệt lệnh), lấy
Thái Dương chủ ngày và giờ (nhật chủ).
 Dựa trên thuyết Ngũ hành: lấy độ dài của một chu kì biến đổi ngũ hành
làm Năm (khởi từ tiết khí từ lập xuân – khí mộc được tính là đầu một
Năm cho đến tiết đơng chí – khí thủy là hết một Năm).
 Âm Dương và Ngũ hành hóa từng năm theo hệ can chi tạo thành chu kỳ
60 năm (lục thập hoa giáp).
 Hệ can chi của năm (còn gọi là thiên can – gốc là khí dương) bao gồm 10
đơn vị: Giáp (dương mộc), ất (âm mộc), bính (dương hỏa), đinh (âm
hỏa), mậu (dương thổ), kỷ (âm thổ), canh (dương kim), tân (âm kim),
nhâm (dương kim), dậu (âm kim), tuất (dương thổ), hợi (âm thủy).
 Hệ chi gồm 12 đơn vị (còn gọi là địa chi – gốc là khí âm) dựa trên các
con giáp: tý (dương thủy), sửu (âm thổ), dần (dương mộc), mão (âm
mộc), thìn (dương thổ), tỵ (âm hỏa), ngọ (dương hỏa), mùi (âm thổ), thân
(dương kim), dậu (âm kim), tuất (dương thổ), hợi (âm thủy).
 Kết hợp thiên can chi với địa chi tạo thành một chuỗi các năm với chu kì
60 năm quay vịng lại một lần (lục thập hoa giáp).
 Với quy tắc Âm Dương giao hịa, thì mỗi một năm đều là kết quả của sự
kết hợp thiên nhiên (can) với địa (chi) để tạo ra nhân còn gọi là hành của
năm.
 Đây chính là bản chất của thuyết tam tài: thiên – địa – nhân (thiên địa
hợp thành nhân) và được áp dụng như một hệ tọa độ để xác định sự sinh
thành, phát triển cũng như diệt vong của mọi sự kiện diễn ra trong thế
giới.



 Thông thường, người Việt sử dụng hệ thống lịch này trong hoạt động sản
xuất nơng nghiệp, trong dự đốn số phận, chuẩn mạch, bốc thuốc, cưới
gả, tang ma… và tất cả những ứng dụng khả dĩ – tùy theo nhu cầu cũng
như tùy theo trình độ hiểu biết cảu người vận dụng nó.

III. Văn hóa giao tiếp và nghệ thuật sử dụng ngôn từ
1. Các đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt
 Vừa cởi mở, vừa rụt rè
Đặc trưng này bắt nguồn từ văn hóa làng xã: Làng xã Việt Nam là nh0ng
khơng gian văn hóa khép kín, mà ở trong đó mỗi cá nhân sẽ cảm thấy thoải
mái trong cộng đồng quen thuộc vì họ hành xử theo nh0ng quy tắc đã có sẵn.
Nhưng vượt ra ngồi cộng đồng thân thuộc mang tính thứ bậc, họ sẽ trở nên lung
túng (do không định vị được chính xác vị thế của mình), và bởi vậy mà mất tự chủ,
dẫn đến việc tự khép mình lại (rụt rè).
Mặt khác, người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi
trọng việc gi0 gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng,
chính tính cộng đồng này là nguyên nhân khiến người Việt Nam đặc biệt coi
trọng giao tiếp và trở nên cởi mở hơn. Người Việt Nam cịn có tính thích thăm
viếng. Đã thân với nhau, thì cho dù hàng ngày có gặp nhau bao nhiêu lần đi
n0a, lúc rảnh rỗi, họ vẫn tới thăm nhau. Thăm viếng khơng cịn là nhu cầu cơng
việc mà là biểu hiện tình cảm, tình nghĩa có tác dụng thắt chặt thêm quan hệ.
Người Việt Nam cịn có tính hiếu khác. Có khách đến nhà, dù quen hay lạ. thân
hay sơ, người Việt dù nghèo khó đến đâu cũng cố gắng tiếp đón chu đáo và tiếp đãi
thịnh tình, dành cho khách các tiện nghi tốt nhất, đồ ăn ngon nhất.
Sự tồn tại đồng thời của hai tính cách tưởng như trái ngược nhau (cởi mở và
rụt rè) nhưng thưc ra chúng lại không hề mâu thuẫn với nhau vì chúng bộc lộ
trong nh0ng mơi trường khác nhau, chúng chính là hai mặt của cùng một bản
chất. Là biểu hiện cho cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam.
 Xử sự nặng về tình cảm hơn lý trí
Xét về quan hệ giao tiếp, văn hóa nơng nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫn

người Việt Nam tới chỗ lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử: “ Yêu nhau yêu cả
đường đi, Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”, “ Yêu nhau củ ấu cũng tròn,


Ghét nhau củ hòn cũng méo”, “ Yêu nhau mọi việc chẳng nề, Dẫu trăm chỗ
lệch cũng kê cho bằng”….
Nếu nói khái qt, người Việt Nam lấy sự hài hịa âm dương làm trọng nhưng
vẫn thiên về âm hơn, thì trong cuộc sống, người Việt Nam sống có lí có tình
nh0ng vẫn thiên về tình hơn: “Một bồ cái lí khơng bằng một tí cái tình”…
Người Việt Nam ln coi trọng tình cảm hơn mọi thứ ở đời. Ai giúp mình một chút
đều phải nhớ ơn, ai bảo ban một chút cũng phải tơn làm thầy.
Đây chính là ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo, văn hóa sơng nước và chủ nghĩa
tập thể của văn hóa làng xã.
 Trọng danh dự thái quá đến mức trở thành bệnh sĩ diện
Danh dự gắn với năng lực giao tiếp: lời hay nói ra để lại dấu vết, tạo thành tiếng
tăm; lời dở truyền đến tai nhiều người tạo nên tai tiếng. Chính vì quá trọng danh
dự nên người Việt Nam mắc bệnh sĩ diện: “Ở đời muôn sự của chung, hơn
nhau một tiếng anh hùng mà thôi”, “ Đem chuông đi đấm nước người, Không
kêu cũng đấm ba hồi lấy danh”…. Ở làng quê, thói sĩ diện thể hiện trầm trọng qua
tục lệ ngơi thứ nơi đình trung và tục chia phần. Do danh dự (sĩ diện), các cụ già
bảy tám mười vẫn có thể to tiếng với nhau vì miếng ăn: “Một miếng giữa làng
bằng một sang xó bếp”. Thói sĩ diện đã tạo nên giai thoại “cá gỗ” nổi tiếng.
Đặc điểm này bắt nguồn từ cơ chế thứ bậc của làng xã và từ quan niệm của Nho
giáo về mẫu người quân tử. Cũng vì đặc điểm này mà người Việt Nam rất sợ dư
luận và thường thì sống theo dư luận. Lối sống trọng danh dự dẫn đến cơ chế tin
đồn, tạo nên dư luận như một thứ vũ khí lợi hại bậc nhất của cộng đồng để duy trì
sự ổn định của làng xã. Người Việt Nam sợ dư luận tới mức như có nhà văn đã
viết: họ “chỉ dám dựa theo dư luận mà sống chứ không ai dám dẫm lên dư luận
mà đi theo ý mình”.
 Gi0 ý trong giao tiếp

Trong khi các ngôn ng0 phương Tây và Trung Hoa chỉ sử dụng các đại từ
nhân xưng thì Tiếng Việt cịn sử dụng một số lượng lớn các danh từ chỉ quan
hệ họ hang để xưng hơ, và nh0ng danh từ thân tộc này có các đặc điểm: tính
chất thân mật hóa ( trọng tình cảm), coi mọi người trong cộng đồng như bà
con họ hàng trong một gia đình; tính chất cộng đồng hóa cao- trong hệ thống
này, khơng có những từ xưng hơ chung chung mà phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị,
thời gian, khơng gian giao tiếp cụ thể; tính tơn ti kĩ lưỡng: người Việt Nam xưng


hô theo nguyên tắc xưng khiêm hô tôn. Việc tôn trọng, đề cao dẫn đến tục kiêng
tên riêng: xưa kia chỉ gọi đến tên riêng khi chửi nhau; đặt tên con cần nhất là
không được trùng với tên của những người bề trên trong gia đình, gia tộc cũng như
ngồi xã hội.
Nghi thức trong cách nói lịch sự cũng rất phong phú. Do truyền thống tình cảm
và linh hoạt nên người Việt Nma khơng có một từ “ cảm ơn”, “ xin lỗi” chung
chung cho mọi trường hợp như phương Tây. Với mỗi trường hợp có thể có
một cách cảm ơn, xin lỗi khác nhau: “ Con xin chú” ( cảm ơn khi nhận quà), “
Chị chu đáo quá” (cảm ơn khi được quan tâm), “ Quý hóa quá” ( Cảm ơn khi
khách đến thăm)….
Văn hóa nơng nghiệp ưa ổn định, sống chú trọng đến không gian nên người Việt
phân biệt kĩ lời chòa theo quan hệ xã hội và thoe sắc thía tình cảm. Trong khi đó
văn hóa phương Tây ưa hoạt động lại phân biệt kĩ các lời chào theo thời gian như
chào gặp mặt, chào chia tay, chào buổi sáng,…
Và người Việt Nam không thường bộc lộ trực tiếp cảm xúc, nguyện vọng hay
nhu cầu trước mặt người khác. Tính tế nhị khiến cho người Việt Nam có thói
quen giao tiếp “vịng vo tam quốc”, khơng bao giờ mở đầu tực tiếp, đi thẳng
vào đề như người phương Tây. Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là
phải xấn xá cầu điền, hỏi thăm nhà cửa ruộng vườn. Cũng để đưa đẩy tạo khơng
khí là truyền thống miếng trầu là đầu câu chuyện. Với thời gian, chức năng “mở
đầu câu chuyện” này của “miếng trầu” được thay thế bởi chén trà, điều thuốc

lá… Lối giao tiếp ưa tế nhị, ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối tư duy
trong các mối quan hệ. Nó tạo nên thói quen đắn đo cân nhắc kỹ càng khi nói
năng: “Ăn có nhai, nói có nghĩ”; “Chó ba quanh mới nằm, người ba năm mới
nói”; “Biết thì thưa thốt, khơng biết thì dựa cột mà nghe”; “Người khơn ăn nói
nửa chừng, để cho người dại nửa mừng nửa lo” …
 Thiếu tính quyết đốn
Chính sự đắn đo cân nhắc gi0 ý trong giao tiếp đã khiến cho người Việt Nam
có nhược điểm là thiếu tính quyết đốn, nhưng đồng thời gi0 được sự hịa
thuận, khơng làm mất lòng ai. Người Việt Nam rất hay cười, nụ cười là một bộ
phận quan trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt; người ta có thể gặp nụ
cười Việt Nam vào cả lúc ít chờ đợi nhất. Tâm lý ưa hịa thuận khiến người Việt
Nam ln chủ trương nhường nhịn: “Một sự nhịn là chín sự lành”; “Chồng
giận thì vợ bớt lời, cơm sơi nhỏ lửa có đời nào khê” … Nhưng cũng do đó mà


trong kinh doanh người Việt Nam thường không lựa chọn phương án kinh doanh
mạo hiểm mà thiên về phương án mà họ coi là chắc ăn, mặc dù không đạt hiệu quả
cao.
2. Các đặc trưng trong nghệ thuật ngôn từ.
-

Mang tính ước lệ cao:

Xu hướng ước lệ bộc lộ ở chỗ Tiếng Việt thích diễn đạt bằng các con số biểu trưng.
Trong khi người Pháp nói de toutes parts (từ tất cả các phía), người Anh nói he
opens his eyes (nó mở những con mắt của nó) thì người Việt nói từ ba bề bốn bên,
từ khắp bốn phương trời; nó mở to đơi mắt. Ở những trường hợp, khi người châu
Âu dùng từ “tất cả” thì người Việt dùng các từ chỉ số lượng ước lệ [Phan Ngọc
1989: 24]: ba thu, nói ba phải, ba mặt một nhời, năm bè bảy mối, tam khoanh tứ
đốm, trăm khôn ngàn khéo, tiền trăm bạc vạn, trăm họ, vạn sự, ngàn thu…

Lối tư duy tổng hợp mọi yếu tố, lối sống ổn định có quan hệ tốt với hết thảy mọi
người dẫn đến xu hướng trọng sự cân đối hài hòa trong ngơn từ – một biểu hiện
khác của tính biểu trưng.
Tính so sánh và tương phản ca (Câu đối ứng)
Lối tư duy tổng hợp mọi yếu tố, lối sống ổn định có quan hệ tốt với hết thảy mọi
người dẫn đến xu hướng trọng sự cân đối hài hịa trong ngơn từ . Tính cân xứng là
một đặc tính rất điển hình của tiếng Việt. Theo nguyên lý cấu trúc loại hình, tiếng
Việt là một ngơn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng không nhỏ các từ song
tiết; điều quan trọng hơn nữa là mỗi từ đơn tiết lại hầu như đều có thể có những
biến thể song tiết, dạng láy, cho nên thực chất trong ngôn từ, lời nói Việt thì cấu
trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ng0, tục ng0 tiếng Việt đều cấu tạo theo
cấu trúc có hai vế đối ứng: trèo cao / ngã đau; ăn vóc / học hay; một quả dâu da
/ bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt / không biết dựa cột mà nghe… Tiếng
Việt rất phát triển hình thức câu đối là một loại sản phẩm văn chương đặc biệt, nó
vừa cơng phu tỷ mỷ, lại vừa cô đúc ngắn gọn. Trong một tác phẩm “mini” ấy thể
hiện đủ cả cái đẹp cân đối nhịp nhàng của hình thức và cái uyên thâm của chiều
sâu triết lý phương Đơng. Ở Việt Nam xưa kia, nhà nhà, đình đình, chùa
chùa… nơi nào cũng đều có treo câu đối. Và trong mọi dịp, người ta đều làm
câu đối từ việc hiếu cho đến việc hỷ. Câu đối ch0 Hán có, ch0 Nơm có,vừa
Hán vừa Nơm cũng có.
 Giàu tính nhịp điệu và tiết tấu( chất thi ca)


Ở Việt Nam, văn xuôi truyền thống cũng là một thứ văn xi thơ, thế mạnh đó cịn
do tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu thanh điệu, tự thân các thanh điệu đã tạo nên
tính nhạc cho câu văn rồi. Từ nh0ng bài văn xuôi viết theo lối biền ngẫu như
Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, hoặc viết theo lối tự do như thơ dụ hàng
của Nguyễn Trãi gửi địch, cho tới nh0ng lời văn nơm bình dân … khắp nơi,
ta đều gặp một lối cấu trúc cân đối, nhịp nhàng, chặt chẽ và có tiết tấu vần
điệu. Thậm chí ngay cả trong việc chửi nhau, người Việt cũng chửi nhau một cách

có bài bản, cân đối, nhịp nhàng, đầy chất thơ (không chỉ lời chửi, mà cả cách thức
chửi, dáng điệu chửi)… cũng mang đầy tính nhịp điệu. Không phải ngẫu nhiên
mà ngôn ng0 dân gian Việt Nam vẫn gọi đùa việc chửi bằng các từ chỉ các loại
hình nghệ thuật diễn xướng như ca, hát, tế… (ta thường nghe thanh niên nói
với nhau: Mày nói vậy, bà ấy tế cho một trận bây giờ; Tao vừa bị mẹ tao ca cho
một bài…).
Ở Việt Nam, văn chương truyền thống là văn chương thơ; và thơ truyền thống
là thơ có vần điệu, cấu trúc cân đối, nhịp nhàng. Chỉ có sau này, từ đầu thế kỷ
XX, do ảnh hưởng của phương Tây, thơ tự do và tiểu thuyết mới xuất hiện. Nhưng
ngay trong thể loại tiểu thuyết mới xuất hiện do ảnh hưởng của văn xuôi phương
Tây này cũng vẫn bộc lộ rất đậm nét dấu ấn của truyền thống cân đối nhịp nhàng,
biểu trưng ước lệ. Đây là những câu văn tả người của Tản Đà: Tiếng nói nhẹ bao
nhiêu, dáng người mềm bấy nhiêu; mềm bao nhiêu, chín bấy nhiêu
Khơng chỉ tiểu thuyết mà ngay cả văn chính luận Việt Nam cũng có thể mang
đầy chất thơ nhờ sự cấu tạo cân đối nhịp nhàng. Đọc Tuyên ngôn độc lập hay
nh0ng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hoặc nh0ng câu sau đây của
Người, ta thấy rất rõ chất thơ đó: “Nếu khơng có nhân dân thì khơng đủ lực
lượng. Nếu khơng có chính phủ thì khơng ai dẫn đường”; “Việc gì có lợi cho
dân, ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh.”
 Giàu chất biểu cảm (ảnh hưởng của một nền văn hóa trọng tình)
Về mặt từ ng0, chất biểu cảm này thể hiện ở chỗ các từ, bên cạnh yếu tố gốc
mang sắc thái nghĩa trung hịa, thường có rất nhiều biến thể với những sắc thái
nghĩa biểu cảm: Bên cạnh màu xanh trung tính, có đủ thứ xanh rì, xanh rờn,
xanh rợn, xanh ngắt, xanh um, xanh lè, xanh lét… Bên cạnh màu đỏ trung
tính thì có đỏ rực, đỏ au, đỏ lịm, đỏ loét, đỏ hoe…
Các từ láy mang sắc thái biểu cảm mạnh cũng rất phổ biến trong tiếng Việt. Ở
trên vừa nói tiếng Việt thiên về thơ, mà thơ là mang đậm chất tình cảm rồi, cho nên


từ láy với bản chất biểu cảm rất phù hợp với nó. Chính nhờ sức biểu cảm của các

từ láy mà thơ Nguyễn Du đã khắc họa rất đạt một Tú Bà với hình ảnh Nhác
trơng nhờn nhợt màu da, Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao… Một Mã Giám Sinh với
hình ảnh Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao, Trước thầy sau tớ lao xao…
Về mặt ng0 pháp, tiếng Việt sử dụng rất nhiều các hư từ có sắc thái biểu cảm:
à, ư, nhỉ, nhé, chăng, chớ, hả, phỏng, sao, chứ … Cấu trúc “iếc hóa” mang sắc
thái đánh giá (sách siếc, bàn biếc…) cũng góp phần quan trọng trong việc tăng
cường hệ thống các phương tiện biểu cảm cho tiếng Việt.
Khuynh hướng biểu cảm còn thể hiện ở chỗ trong lịch sử văn chương truyền thống
không có những tác phẩm anh hùng ca ca ngợi chiến tranh; có nói đến chiến tranh
chăng thì chỉ là nói đến nỗi buồn của nó (ví dụ: Chinh phụ ngâm, một truyện thơ
Nơm dài nói về nỗi lịng của người vợ có chồng đi chinh chiến).
 Linh hoạt và mềm dẻo (ảnh hưởng của văn hóa sơng nước và văn hóa giao
tiếp)
Tính động, linh hoạt này trước hết bộc lộ ở hệ thống ngữ pháp. Trong khi ngữ pháp
biến hình của các ngôn ngữ châu Âu là một thứ pháp chặt chẽ tới mức máy móc thì
ngữ pháp tiếng Việt tổ chức chủ yếu theo lối dùng các từ hư để biểu hiện các ý
nghĩa và quan hệ ngữ pháp, khiến cho người sử dụng được quyền linh hoạt tối đa.
Ngữ pháp của các ngôn ngữ phương Tây là ngữ pháp hình thức, cịn ngữ pháp Việt
Nam là ngữ pháp ngữ nghĩa. Chính vì linh hoạt như vậy mà tiếng Việt có khả năng
diễn đạt khái quát rất cao: Chẳng hạn, trong khi người Việt có thể nói một câu
khơng thời, khơng thể, khơng ngơi như Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng (tục
ngữ), thì người Anh và Pháp bắt buộc phải nói: Near the ink, you are black; near
the light, you will shine
3. Mặt tích cực và hạn chế về văn hóa giao tiếp của người Việt trong bối cảnh
tồn cầu hóa hiện nay.
3.1. Mặt tích cực
- Thái độ giao tiếp: và trau dồi kiến thức giao tiếp năng động trong giao tiếp,
giúp tích cực trong việc học hỏi, tạo nên một mơi trường sơi nổi hịa đồng thân
thiện…
- Quan hệ giao tiếp: Lấy tình cảm là nguyên tắc chủ đạo là đặc trưng trong

văn hóa giao tiếp của người Việt, bày tỏ được sự trân trọng, kính mến khi giao


tiếp, tạo thiện cảm và mối quan hệ giao tiếp tốt. Vận dụng vào trong nghề luật
với các bản án phức tạp để xét xử vừa có lý vừa có tình…
- Đối tượng giao tiếp: vẫn gi0 được đặc trưng giao tiếp cả người Việt. Việc tìm
hiểu về tuổi tác, gia đình, nghề nghiệp, trình độ học vấn… của đối tượng giao tiếp
giúp chúng ta lựa chọn được đối tượng giao tiếp thích hợp. Trong xã hội ngyaf này
nhu cầu kết bạn ngày càng trở nên cần thiết, do đó nếu khơng biết rõ điều kiện,
hồn cảnh của hồn của đối tượng giao tiếp thì sẽ rất khó để nói chuyện và chia sẻ
những vấn đề khác. Nhưng người Việt Nan cũng rất linh hoạt khi không quá đi sâu
vào tìm hiểu trực tiếp đối tượng giao tiếp mà chỉ tìm hiểu một cách căn bản nhất,
gián tiếp nhất thơng qua những câu nói bâng quơ, tránh gây cảm giác khó chịu cho
người giao tiếp với mình. Và chúng ta cũng mở rộng được rất nhiều đối tượng giao
tiếp khác nhau bên ngoài xã hội với nhiều thành phần, nhiều tầng lớp, nhiều lứa
tuổi để có thêm cơ hội trỉa nghiệm thực tế cũng như tiếp thu thêm kinh nghiệm
giao tiếp và hiểu biết trong xã hội.
- Chủ thể giao tiếp: Người Việt Nam rất coi trọng danh dự. Do ý thức cao nhân
cao nên mọi người luôn cố gắng có trách nhiệm trong cơng việc mà mình đảm
nhận, siêng năng chăm chỉ cần cù học hỏi tìm tịi để làm giàu vốn hiểu biết và kinh
nghiệm cho cá nhân, từ đó khi giao tiếp có thể chia sẻ tốt hơn. Bên cạnh đó, người
Việt Nam cởi mở, chủ động trong giao tiếp nhưng vẫn giữ được sự nghiêm túc,
đĩnh đạc đúng chuẩn mực giao tiếp, vừa có ý thức tạo khơng khí thân thiện trong
giao tiếp, vừa gây hứng thú khi giao tiếp.
- Cách thức giao tiếp: Mọi người đều rất khéo léo, ý tứ, trọng sự hòa thuận .
Cách nói giảm, nói tránh, nói vịng vo ý nhị vẫn được áp dụng linh hoạt trọng rất
nhiều trường hợp làm giảm mức độ quan trọng của sự việc khi cần thiết cũng như
mang lại cảm giác nhẹ nhàng đối với người đang giao tiếp. Không chỉ phát huy đặc
trưng tốt đẹp trong văn hóa người Việt chúng ta mà mọi người còn tiếp thu các cáh
thức giao tiếp khác phù hợp với xã hội năng động thời nay: nói ngắn gọn sức tích,

dễ hiểu, tránh gây cảm giác phiền hà, đem lại hiệu quả giao tiếp cao, nhanh chóng
tiếp nhận và xử lí thơng tin. Điều này nổi bật hơn cả ở thế hệ trẻ ngày nay.
- Hệ thống nghi thức lời nói: duy trì hệ thống nghi thức lời nói đặc trưng, phát
huy hơn cả là nghi thức lời nói mang tính xã hội cao, tính cộng đồng cao để dễ
dàng thích ứng trong mọi trường hợp giao tiếp, áp dụng với nhiều đối tượng
khác nhau, dễ nhận được sự đồng tình từ mọi người trong hoạt động giao tiếp.
3.2. Mặt hạn chế


- Thái độ giao tiếp: Vẫn còn nh0ng người rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin trong
giao tiếp, khả năng thích ứng chưa cao nên chưa thể hội nhập và giao tiếp một
cách thoải mái nhất. Nổi bật là những người từ những vùng nông thôn lên thành
phố để lập nghiệp song chưa bắt nhịp được lối sống đô thị nên còn nhiều lung túng
cần thay đổi bản thân, bớt ngại ngùng, trau dồi thêm kiến thức xã hội, rèn luyện
chăm chỉ để có một thái độ giao tiếp tốt hơn.
- Quan hệ giao tiếp: Một bộ phận người quá thiên về cái “tình” và quên mất đi
cái “ lý”, cơng tư khơng phân minh, để tình cảm cá nhân lấn át lên cơng việc,
khơng “ chí cơng vơ tư”. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả công việc
( đặc biệt trong khi hành nghề luật). Tốt hơn hết, mọi người cần cân bằng giữa cảm
xúc và lí trí trong giao tiếp. Và muốn được như vậy, mọi người cần trau dồi, rèn
luyện từ những việc nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày.
- Đối tượng giao tiếp: Đa số nh0ng người từ nh0ng vùng nông thôn khi bước
chân lên thành phố lập nghiệp, họ vẫn gi0 lối ứng xử văn hóa làng xã thân
thuộc, vẫn có thói quen quan sát, tìm hiểu đánh giá, tị mị đối phương một
cách hơi sâu khiến người tiếp xúc không được thoải mái. Điều này làm phản tác
dụng vốn cso của đặc trưng giao tiếp này. Không những không tạo sự gần gũi mà
còn khiến cuộc hội thoại trở nên ngượng ngịu, không đạt được kết quả như mong
đợi.
- Chủ thể giao tiếp: Nhiều người quá đề cao bản thân mà trở nên kiêu ngạo,
khó gần và khơng tránh khỏi “ bệnh sĩ diện” trong giao tiếp. Do đó nhiều

người đã trở nên ba hoa, khốc lác, “ ăn khơng nói có” tạo tính khơng trung thực
giao tiếp, thậm chí cịn gây ra những hậu quả không thể ngờ trước được.
- Cách thức giao tiếp: Nhiều bộ phận người ăn nói bộp chộp, thiếu ý tứ, có gì
nói đấy, khơng suy nghĩ. Điều này nhiều khi gây mất thiện cảm và làm mất lịng
đối phương. Mọi người vẫn thường nói nên “ uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” “ Lời
nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau”. Bên cạnh đó cũng
khơng ít người nói vịng vo, thái quá khiến câu chuyện trong cuộc giao tiếp trở nên
tẻ nhạt, thiếu sức hút, thậm chí thơng tin hướng đến người nhận còn bị hạn chế.
Điều này bộc lộ sự thiếu kĩ năng mềm dẻo và linh hoạt trong giao tiếp, cần khắc
phục nhược điểm này.
- Hệ thống nghi thức lời nói: Bên cạnh mặt tích cực, mặt tiêu cực của khía cạnh
này cũng được bộc lộ một cách rõ ràng. Sự “lai căng” trong ngôn ngữ của một
lớp thế hệ trẻ xuất hiện. Với xu thế hội nhập cũng như tồn cầu hóa, Tiếng Anh
ngày càng trở nên thiết yếu, nhiều người lợi dụng sự thông dụng của tiếng Anh sử


dụng đồng thời với tiếng Việt một cách không hợp lí như (“ sorry bạn nhé” ). Hơn
nữa là một bộ phận lớp trẻ sử dụng “teencode” một cách lạm dụng (“đừng ween
mk tke nke: đừng quên mình thế nhé”). Đó chính là những lối nói đang làm hỏng
giá trị và sự trong sáng của Tiếng Việt, cần khắc phục để khơng làm mất đi bản sắc
văn hóa người Việt.
IV.Nghệ thuật thanh sắc và hình khối
1.

Nghệ thuật thanh sắc
a. Tính biểu trưng:

Giống như nghệ thuật ngôn từ và nghệ thuật hình khối, nghệ thuật thanh sắc Việt
Nam cũng có tính biểu trưng như một nét dặc thù tiêu biểu nhất: Mục đích của
nghệ thuật ở đây là thơng qua nh0ng biểu tượng để nhằm diễn đạt nội dung

chứ không phải hình thức, cái cốt lõi chứ khơng phải các chi tiết phụ trợ. Điều
này khác hẳn với truyền thống nghệ thuật phương Tây đi theo con đường tả thực.
Giống như trong nghệ thuật ngơn từ, tính biểu trưng, trong Nghệ Thuật
Thanh Sắc Việt Nam thể hiện trước hết ở nguyên lý đối xứng, hài hòa. Âm
nhạc cổ truyền việt nam chỉ có nhịp chẵn (nhịp 2/4). Từng câu nhạc

cũng

chia

thành các ô chẵn một cách cân đối (2,4,6,8,16,32). Sự cân xứng, hài hòa này thể
hiện rõ rệt nhất trong nghệ thuật múa. Nghệ thuật múa Việt Nam tuân thủ luật âm
dương rất chặt chẽ. Đội hình múa phổ biến là các đội hình hình trịn và vng.
Quan niệm về cái đẹp của người Việt múa nói chung và múa tuồng chèo nói riêng
xây dựng trên cơ sở những mối tương quan cặp đôi giữa các bộ phận của cơ thể,
các phần của động tác:Thượng hạ tương phù : động tác phải có trên có dưới, có gốc
có ngọn, có đầu có đi, có tiến có lùi,... - các bộ phận này phải phù hợp với nhau
tạo nên một chỉnh thể;Tả hữu tương ứng : động tác phải có phải có trái, có trước có
sau,..


Tính biểu trưng trong nghệ thuật thanh sắc Việt Nam còn được thực hiện
bằng thủ pháp ước lệ, chỉ dùng một bộ phận, một chi tiết để gợi cho người
xem nghĩ đến, hình dung ra sự thực ngồi đời. Bằng những động tác ước lệ với
một cái roi, diễn viên có thể làm cho người xem hình dung dược dễ dàng cảnh cưỡi
ngựa; với một mái chèo để hình dung cảnh đi thuyền; với một vịng trịn đề hình
dung cảnh vượt hàng trăm dặm dường xa...
Tính biểu trưng ước lệ trong nghệ thuật thanh sắc còn được thực hiện một
cách xuất sắc bằng thủ pháp mơ hình hóa. Trong tuồng các nhân vật được phân
thành các loại gọi là đào, kép, lão, mụ, vua, quan, tướng, soái.... Đào chia thành

đào chiến là những nữ tướng cầm quân ra trận; đào thương là những có gái gặp
nhiều đau khổ; đào lẳng là những cô gái ong bướm lẳng lơ (như Thị Màu); đào
cảnh là những cô gái nhàn hạ loại tiều thư, công chúa... Kép được chia theo cách
vẽ mặt thành kép đỏ là những anh hùng trung dũng văn võ kiêm toàn, kép đen là
những hảo hán bộc trực (như Hớn Minh trong vở Lục Vân Tiên): kép xanh là
những hào kiệt nơi rừng núi, kép trắng đỏ lốm đốm là kẻ lịng dạ phản trắc, tráo
trở... Lơng mày, bộ râu cũng là những mơ hình nói lên tính cách nhân vật: mày lưỡi
mác là kẻ anh hùng; mày nhọn mũi dùi là kẻ nham hiểm; mày viền nét đỏ là kẻ
nóng tính; râu quai nón lởm chởm là kẻ có sức mạnh; râu năm chịm dài là người
trung dũng; râu ba chịm dài là người đơn hậu; râu chuột, râu dê là kẻ hèn hạ, ti
tiện; râu cáo là kẻ quỷ quyệt ranh ma,... Loại hình cải lương xuất hiện vào những
năm 20 của thế kỷ XX ở Nam Bộ – nơi chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây
sớm
b. Tính biểu cảm, tính tổng hợp và tính linh hoạt của nghệ thuật
thanh sắc Việt Nam:
Bên cạnh tính biểu trưng, nghệ thuật thanh sắc Việt Nam với tính cách là sản
phẩm của một nền văn hóa nơng nghiệp trọng âm cịn mang TÍNH BIỂU


CẢM cao độ. Âm nhạc và các làn điệu dân ca Việt Nam đều mang đậm chất
tr0 tình với nhịp điệu chậm và chú trọng luyến láy, âm sắc trầm... gợi nên tình
cảm quê hương với nh0ng nỗi buồn man mác... Không chỉ âm nhạc và dân ca,
mà cả múa cũng không ầm ĩ, ồn ào. Múa của người Việt khơng có những động tác
mạnh mẽ nhảy cao, nhảy dài, những bước xoạc cẳng rộng, những động tác quay
tròn cho áo váy tung lên như ở phương Tây. Ngược lại, phổ biến là nh0ng đường
nét tròn trĩnh, uốn lượn mềm mại, khơng gãy góc, đơi chân khép kín…
Nét phổ biến trong múa n0 cịn là sự kín đáo, tế nhị - kín đáo tế nhị trong cách
ăn mặc; kín đáo tế nhị trong động tác : động tác che nửa mặt bằng chiếc quạt,
bằng chiếc nón quai thao.. Khác với các dân tộc gốc du mục thiên về múa chân,
người Việt nơng nghiệp múa tay là chính.Sân khấu Chèo gần gũi với cuộc sống

nơng thơn, tính biếu cảm của nó thể hiện ở chỗ vai trò của người phụ nữ luôn được
nhấn mạnh và tô đậm : từ bi như Thị Kính, lẳng tính như Thị Mầu (chèo Quan Âm
Thị Kính ); hiếu thảo như Thị Phương (chèo Trương Viên); tiết hạnh như Châu
Long (chèo Lưu Bình Dương Lễ) ; si tình và phụ bạc như Súy Vân ( chèo Ki m
Nhan ) , . .
Tính Tổng Hợp của văn hóa nơng nghiệp Việt Nam cũng bộc lộ rõ nét trong
nghệ thuật thanh sắc. Khác với sân khấu phương Tây, trong sân khấu truyền
thống Việt Nam khơng hề có sự phân biệt các loại hình ca, múa, nhạc - tất cả đều
có mặt đồng thời trong một vở diễn, một đêm diễn, một đoạn diễn.
Không phải ngẫu nhiên mà người Việt Nam có cách nói tưởng chừng phi lí:
xem hát chèo, xem hát tuồng, xem hát bội. Đây chính là cách nói tổng hợp để
diễn đạt một khái niệm tổng hợp về một nền nghệ thuật tổng hợp có cả xem
(diễn) và nghe (hát). Sân khấu truyền thống Việt Nam là sự tổng hợp của mọi thể
thơ, mọi loại văn, mọi điệu hát, mọi phong cách ngôn ngữ - từ thơ, văn, phú cho
đến ăn lối nói bằng văn xi và khẩu ngữ dân gian. Tất cả luôn đan xen vào nhau


như trong thực tế ngoài đời. Sân khấu truyền thống Việt Nam còn tổng hợp các thể
loại bi, hài..., trong khi sân khấu phương Tây phân biệt rành mạch từng thể loại.
Trong tuồng chèo khơng bao gìơ thiếu yếu tố hài. Trong vở chèo Quan Âm Thị
Kính, khơng có gì bi hơn là cuộc đời của Thị Kính, nhưng cũng khơng có gì hài
hơn những cảnh Thị Mầu lên chùa, xã trưởng - mẹ Đốp... Người xem khóc đấy rồi
lại cười ngay đấy. Tất cả luôn đan xen vào nhau như trong thực tế ngồi dời.
Nghệ thuật Việt Nam cịn bộc lộ rõ TÍNH LINH HOẠT của văn hóa nơng
nghiệp. Nhờ thủ pháp biểu trưng ước lệ mà nghệ thuật thanh sắc Việt Nam có
thể đưa lên sân khấu bất cứ cái gì - từ cảnh người đàn bà trở dạ đẻ cho đến
con voi. Âm nhạc truyền thống không địi hỏi mọi nhạc cơng chơi giống hệt nhau.
Chỉ cần bắt đầu và kết thúc giống nhau và chơi đúng theo hơi quy định (ví dụ bắt
đầu bằng chữ "xang", kết thúc bằng chữ "xê" theo hơi Nam hay hơi Xn), cịn ở
các phách giữa thì mỗi nghệ nhân có thể bộc lộ hết tài năng của mình.

Sân khấu truyền thống khơng địi hỏi diễn viên tn thủ chặt chẽ bài bản của tích
diễn. Nắm vững cái thần của vở, người nghệ nhân tùy trường hợp có thể biến báo
lời diễn cho thích hợp. ..Chính sự linh hoạt này là lí do cắt nghĩa tại sao một bản
nhạc, một tích tuồng chèo của ta thường có nhiều dị bản. Tính linh hoạt còn thể
hiện ở sự giao lưu mật thiết gi0a sân khấu với người xem . Sàn diễn thường là
bốn manh chiếu giữa sân đình. Khác với phương Tây muốn tạo ra ảo giác thực nên
phải đẩy người xem ngồi ra xa, sân khấu biểu trưng Việt Nam công khai coi mọi
thứ trên sàn diễn đều là ước lệ nên để cho người xem ngồi vây kín sát tận mép
chiếu. Người xem có thể bình phẩm khen chê hoặc chen vào những câu ngẫu hứng
mà người diễn phải có phản ứng thích hợp. Quan hệ "diễn viên - khán giả" ở văn
hóa nơng nghiệp rõ ràng là mang tính dân chủ hơn nhiều so với quan hệ diễn viên khán giả" ở các nền văn hóa phương Tây. Điều này dẫn đến sự hình thành một loại
lời thoại đặc biệt trong sân khấu cổ truyền là tiếng đế. "Tiếng đế" trở nên mang


tính nước đơi : nó vừa là tiếng nói của người xem ở ngoài vở diễn, lại vừa là một
bộ phận của vở diễn. Với tư cách của người xem, thấy chỗ nào thắc mắc thì hỏi,
chỗ nào vơ lý thì bác lại, chỗ nào đáng cười thì cứ việc châm biếm, mỉa mai...Tiếng
đế làm cho khơng khí của vở diễn trở nên uyển chuyển linh hoạt - đang bi chuyển
thành hài, đang nghiêm trang chuyển thành đùa cợt. Sự giao lưu của sân khấu với
người xem còn thể hiện ở vai trò của người cầm chầu. Phường chèo, phường tuồng
đến diễn ở một làng nào, làng đó sẽ cử ra một người cầm chầu, ngồi sát chiếu diễn
với chiếc trống chầu trong tay, giữ chịch cho đêm hát. Đó phải là người sành nghệ
thuật, thuộc nhiều tích, biết nhiều làn điệu để đại diện cho dân làng nói lên tiếng
nói đánh giá thưởng phạt khen chê. Việc cầm chịch và khen chê thưởng phạt được
thể hiện qua tiếng trống chầu. Trong trường hợp đặc biệt, người cầm chầu có thể
cho hiệu lệnh đuổi diễn viên khỏi chiếu diễn, bác Thơ phải đưa người khác thế
vào...Sự giao lưu của sân khấu với người xem còn bộc lộ trong múa rối nước. ở
đây có những con rối chuyên lo việc giao lưu với khán giả (điển hình là nhân vật
chú Tễu) : đimời khán giả ăn trầu, dẹp trật tự, giáo trò, khép trò,...Lại cũng do kỹ
thuật trên nước phức tạp, dễ xảy ra tình huống bất ngờ nên diễn viên rối nước

thường có khả năng rất cao trong việc ứng diễn, ứng tác một cách linh hoạt.
Giống như nghệ thuật ngơn từ, nghệ thuật thanh sắc và hình khối Việt Nam
cũng có tính biểu trưng như một nét dặc thù tiêu biểu nhất: Mục đích của
nghệ thuật ở đây là thông qua nh0ng biểu tượng để nhằm diễn đạt nội dung
chứ khơng phải hình thức, cái cốt lõi chứ khơng phải các chi tiết phụ trợ. Điều
này khác hẳn với truyền thống. Nghệ thuật phương Tây đi theo con đường tả thực.
Trong nghệ thuật hình khối thì chủ nghĩa tự nhiên (naturalisme) thống trị ở phương
Tây: Ngay cả những đề tài tưởng tượng như thiên thần bay lượn, Thiên chúa giáng
trần, v.v. người ta cũng vẽ một cách rất thực.
a. Tính biểu trưng của nghệ thuật hình khối:


Trong NGHỆ THUẬT HÌNH KHỐI, biện pháp đơn giản nhất để thể hiện tính
biểu trưng là nhấn mạnh. Đồng thời với nhấn mạnh là giảm thiểu và lược bỏ.
Nhấn mạnh cái này thì giảm thiểu và lược bỏ cái kia.Nghệ thuật hình khối Việt
Nam chú trọng diễn tả nội tâm, tình cảm nhân vật, do vậy mà sơ sài, giản lược về
mặt hình thức; nếu dựa vào đó để đánh giá trình độ nghệ thuật của tác giả thì sẽ sai
lầm.Chẳng hạn, hình người trong bức trai gái đùa vui ở đình Hương Lộc
(Nam Hà, tk. XVII) được chạm bằng nh0ng nhát đục to, thô, tạo nên nh0ng
mảng, khối; nhưng nh0ng hình hoa lá trang trí trên cây cột phía sau lại hết
sức tinh tế. Hơn thế n0a, chính nh0ng nhát đục thô sơ ấy lại tạo nên bốn nhân
vật với bốn thế giới nội tâm khác hẳn nhau, người bạn trai ơn cơ gái thì bạo
dạn, cơ bạn gái thì tâm trạng ngập ngừng, vừa như muốn hất tay bạn ra, lại
vừa như muốn níu gi0 lại. Người bạn gái ngồi phía bên trái cịn lúng túng khó xử.
Người bạn trai ngồi bên phải thì, với tính cách bạo dạn phóng khống của đàn ơng,
anh ta khối chí cười ngả cười nghiêng, hở rốn hở răng, tay chỉ vào hai bạn... Mỗi
người một vẻ,tạo nên những thế đối lập phản ánh rất chính xác tâm lí nhân vật: đối
lập nam - nữ, người trong cuộc – người ngoài cuộc...Nghệ thuật hình khối Việt
Nam chú trọng làm nổi bật trọng tâm của đề tài với sự đầy đủ , trọn vẹn của nó ,
bất chấp u cầu về tính hợp lý của hiện thực - cái mà hội họa châu âu gọi là góc

nhìn, là luật viễn thị. Trên trống đồng, hình chim bay ngang được vẽ với đơi cánh
giang theo phương thẳng đứng như nhìn từ trên xuống.
Thủ pháp "nhìn xuyên vật thể" (chiếu X-quang) này ta cũng thấy trên bức chạm gỗ
Chèo thuyền ở đình Phủ Lưu (Hà Bắc, đầu tk.XVll) : Nhìn con thuyền từ bên
ngồi, ta thấy cả người cầm lái và chân của những người chèo thuyền lẽ ra bị che
khuất trong lòng thuyền.Nghệ thuật hình khối Việt Nam cịn chú trọng làm nổi bật
nhân vật trung tâm hoặc phân biệt vị trí xã hội bằng cách phóng to hoặc thu nhỏ
kích thước của chúng. Trên bức tranh Đám cưới chuột, con mèo (đại diện cho tầng


lớp thống trị) được phóng to, con ngựa (vật cưỡi của con chuột) được thu nhỏ,
thành ra con mèo to hơn con ngựa nhiều lần. Việc phóng to - thu nhỏ khơng chỉ áp
dụng trong việc xử lí các các nhân vật mà còn áp dụng đối với cả các bộ phận của
nhân vật. Bức chạm gỗ Tiên cưỡi hạc ở đền Hai Bà Trưng (Vĩnh Phú) đã khắc
khuôn mặt và đôi cánh cô tiên to rõ (tiên phải đẹp và có cánh) cịn thân mình chân
tay thì thu nhỏ lại.
Khơng chỉ dừng ở mức thu nhỏ, nghệ thuật hình khối Việt Nam còn áp dụng
thủ pháp lược bỏ. Trên các tác phẩm hội họa, điêu khắc, từ truyền thống
Đông Sơn cho đến sau này, khơng bao giờ có chi tiết thừa. Cảnh Đánh vật trên
bức tranh dân gian Đông Hồ chỉ có hai chi tiết duy nhất cần thiết để tạo nên
khơng khí hội hè là hai tràng pháo, ngồi ra khơng có cỏ cây, hoa lá, khơng có
cả người xem (hai đô vật ngồi chờ lượt kiêm luôn chức năng người xem).
Rất phổ biến là các mơ hình trang trí mang tính triết lý sâu sắc. Bộ Tứ LINH
với Long (rồng) biểu trưng cho uy lực, cho nam tính; li (long mã) hoặc lân (kì lân,
một con vật tưởng tượng đầu sư tử rất hiền lành, ăn cỏ, không hề làm hại một sinh
vật nào) biểu trưng cho ước vọng thái bình, quy (rùa) biểu tượng cho sự sống lâu
và phượng (phụng) biểu tượng cho nữ tính. Cặp rồng-phượng biểu tượng cho hạnh
phúc lứa đôi. Tứ linh kết hợp thêm với 4 con vật nữa để thành Bát Vật. Bốn con
vật đó là ngư - phúc - hạc - hổ. Ngư (cá) gắn với truyền thuyết "cá hoá rồng" biểu
tượng cho sự thành đạt. Chữ "phúc" nghĩa là phúc đức viết gần giống với chữ

"bức" nghĩa là "con dơi", vì vậy người xưa lấy con dơi để biểu tượng cho phúc
đức.. Để tạo mơ hình và biểu tượng, người Việt rất hay dùng thủ pháp liên tưởng
bằng ngôn từ: người dân Nam Bộ bày mâm ngũ quả ngày Tết với 5 thứ trái cây;
mãng cầu (na), sung, dừa, đu đủ, xoài, để hiểu thành (do đọc chệch thành): Cầu
sung túc ,vừa đủ xài.


Một trong nh0ng mơ hình rất phổ biến là mơ hình ý NGHĩA PHồN Thực. Dấu
hiệu điển hình nhất của nó là số nhiều: Tượng cóc đàn, tranh gà đàn, lợn
đàn… Biểu tượng âm dương cũng là một dấu hiệu điển hình khơng kém nói
lên ý nghĩa phồn thực: hình âm dương thay các xốy lơng trên lưng lợn, hình
âm dương trên trống… Các biến thể của âm dương như rồng- phượng - mặt
trời... nh0ng thứ có liên quan đến mùa màng và tiếng sấm như bơng lúa, con
cóc, cái trống,... cũng đều trực tiếp thể hiện ước vọng phồn thực - con cháu
đông đúc và mùa màng tốt tươi.
Mọi nghệ thuật đều phản ánh khát vọng của con người vươn tới một cái gì khác
với cái mà người ta đang sống. Loại hình văn hóa gốc du mục do trong cuộc sống
thường ngày coi thường và chế ngự thiên nhiên nên trong nghệ thuật bộc lộ khát
vọng trở về với tự nhiên. Loại hình văn hóa gốc nơng nghiệp do thường ngày sống
hoà hợp với thiên nhiên nên trong nghệ thuật bộc lộ khát khao thoát khỏi tự nhiên
trong chốc lát để vươn tới cái biểu trưng ước lệ.
b. Tính biểu cảm, tính tổng hợp và tính linh hoạt của nghệ thuật
hình khối Việt Nam
 Tính biểu cảm:
Người Việt Nam tuy phải chịu cảnh chiến tranh liên miên, nhưng với bản tính
trọng tình cảm, hiếu hịa, nên hầu như trong suốt cả lịch sử nghệ thuật hình
khối, khơng hề sáng tạo ra nh0ng tác phẩm hội hoạ, điêu khắc về đề tài chiến
tranh với cảnh đầu rơi máu chảy rùng rợn là mảng đề tài khá thịnh hành ở
các nền văn hóa trọng dương. Trong khi đó, tranh tượng thể hiện những tình cảm
đằm thắm của con người thì lại rất nhiều. Cảnh trai gái đùa vui cùng một đề tài tình

cờ có tới hai bức chạm với hai cách thể hiện khác nhau ở hai địa phương khác hẳn
nhau Cảnh tắm ao cũng khá phổ biến, cảnh hứng dừa với cơ gái nhí nhảnh và hớ


×