Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.31 KB, 3 trang )

Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2018. ISBN: 978-604-82-2548-3

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM
CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ BẢO VỆ TỔ QUỐC

TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
Nguyễn Thị Ngọc Dung
Trường Đại học Thủy lợi, email:

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Bảo vệ Tổ quốc luôn luôn là nhiệm vụ vơ
cùng thiêng liêng trong suốt tiến trình phát
triển của lịch sử dân tộc Việt Nam. Sinh thời
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng vấn
đề xây dựng, bảo vệ chủ quyền và sự toàn
vẹn lãnh thổ quốc gia. Những tư tưởng đó
của Người đã và đang định hướng cho Đảng
Cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng và
triển khai thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ
quốc trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Báo cáo được thực hiện trên cơ sở lý luận
tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc,
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
vấn đề bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ hội nhập
quốc tế hiện nay.
Báo cáo sử dụng các phương pháp nghiên
cứu cụ thể trong liên ngành khoa học xã hội
và nhân văn như phân tích, tổng hợp, so sánh.


3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Thứ nhất, theo Hồ Chí Minh, bảo vệ Tổ
quốc là một nhiệm vụ quan trọng, quyết định
sự tồn tại của quốc gia
Trên cơ sở quan điểm của V.I.Lênin, giành
chính quyền đã khó, giữ chính quyền cịn khó
hơn. Vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực
tiễn của Việt Nam, đặc biệt kế thừa truyền
thống quý báu của dân tộc: dựng nước đi đôi
với giữ nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều

lần khẳng định tầm quan trọng của nhiệm vụ
bảo vệ Tổ quốc, điều này được thể hiện trong
nhiều bài viết, bài nói của Người.
Ngày 19-9-1954, khi về thăm đền Hùng,
Người nhấn mạnh: “Các Vua Hùng đã có công
dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ
lấy nước”1 . Câu nói tuy ngắn gọn mà xúc
tích, thể hiện quy luật bất di, bất dịch của đất
nước trong tiến trình phát triển, dựng nước
phải đi đơi với giữ nước. Nâng lên ở tầm cao
hơn thì đó là quy luật tồn tại và phát triển của
quốc gia.
Thứ hai, phải quyết tâm giành và giữ vững
độc lập dân tộc
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên
trong bối cảnh đất nước dưới ách thống trị

của thực dân Pháp, nhân dân rên xiết dưới
gót giày nơ lệ. Hơn ai hết Người hiểu được
giá trị của độc lập dân tộc và tự do cho nhân
dân. Đó cũng chính là động lực thơi thúc
Người quyết tâm chiến đấu và hy sinh cho
nền độc lập của dân tộc. Trong hành trình tìm
đường cứu nước cũng như đến khi trở thành
người trực tiếp lãnh đạo cách mạng, ở những
thời điểm quyết định, Hồ Chí Minh ln
khẳng định rõ ý chí và quyết tâm đấu tranh
cho độc lập, tự do của dân tộc. Tháng Tám
năm 1945, khi thời cơ tổng khởi nghĩa tới,
Người chủ trương: “Dù hy sinh tới đâu, dù
phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải
kiên quyết giành cho được độc lập”2 . Câu nói
1

Hồ Chí Minh: Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,
năm 2011, tập 9, tr.59
2
Võ Nguyên Giáp: Những chặng đường lịch sử, NXB.
Chính trị Quốc gia, năm 1994, tr.196

288


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2018. ISBN: 978-604-82-2548-3

đó thể hiện ý chí quyết tâm, sự khao khát
giành độc lập cho dân tộc của Hồ Chí Minh.

Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày
2-9-1945, trong bản Tuyên ngôn độc lập,
Người trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân
đồng bào rằng: “Nước Việt Nam có quyền
hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành
một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt
Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng,
tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do
và độc lập ấy”3 . Đó là lời tuyên bố, lời khẳng
định về chủ quyền của dân tộc, mà khơng ai
có thể dễ dàng xâm phạm được.
Tháng 12 năm 1946, cuộc kháng chiến
chống Pháp bùng nổ, Người kêu gọi:
“Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ
nhất định không chịu mất nước, nhất định
không chịu làm nô lệ”4 . Trước lúc đi xa,
trong Di chúc để lại cho nhân dân Việt Nam,
Người không quên căn dặn: “…Dù sao chúng
ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi
hoàn toàn”5 . Những lời căn dặn ấy của Hồ
Chí Minh thể hiện tinh thần yêu nước nồng
nàn, ý chí quyết tâm sắt đá của nhân dân ta
trong việc giành và giữ độc lập, tự do của Tổ
quốc. Đó cũng là tư tưởng xuyên suốt của Hồ
Chí Minh, là nỗi niềm đau đáu, là mục tiêu
mà Người phấn đấu trọn cả cuộc đời của
mình, mục tiêu vì độc lập cho Tổ quốc, tự do,
hạnh phúc cho nhân dân.
Những quan điểm trên đây của Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã trở thành cơ sở lý luận quan

trọng để Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng
chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn
hiện nay.
3.2 Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc
trong thời kỳ Hội nhập quốc tế hiện nay
Kế thừa, vận dụng quan điểm của Hồ Chí
Minh về bảo vệ Tổ quốc. Trong thời kỳ đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
3

Hồ Chí Minh, năm 2011: Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội, tập 4, tr.3.
4
Hồ Chí Minh, năm 2011: Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội, tập 4, tr.534
5
Hồ Chí Minh, năm 2011: Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội, tập 15, tr.623

nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội, Đảng Cộng sản
Việt Nam nhấn mạnh bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng yếu,
thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ
thống chính trị và toàn dân. Trong hoàn cảnh
mới, nội dung và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
như có nhiều điểm mới. Điều đó thể hiện:
Một là, “Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn

vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự
an tồn xã hội và nền văn hóa”6
Việc xác định rõ nội dung, nhiệm vụ bảo
vệ Tổ quốc của Đảng trong thời kỳ hội nhập
là cơ sở để Đảng xác định đúng phương
hướng, biện pháp tăng cường tiềm lực và sức
mạnh bảo vệ Tổ quốc. Trong giai đoạn hiện
nay, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Bởi,
các thế lực trên thế giới dùng mọi thủ đoạn
để xâm phạm chủ quyền, từng bước can thiệp
vào nội bộ của quốc gia. Vì vậy, bảo vệ Tổ
quốc trước hết là phải bảo vệ được độc lập,
chủ quyền quốc gia dân tộc trước âm mưu
thủ đoạn của các lực lượng bên ngồi.
Trong q trình hội nhập, bảo vệ Tổ quốc
cịn là bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc, chống lại mọi âm mưu làm biến đổi hoặc
chuyển hoá các giá trị văn hoá dân tộc.
Bên cạnh đó, trong hội nhập quốc tế, bảo
vệ Tổ quốc còn thể hiện ở việc kiên định mục
tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội. Bởi đó là bản chất, là đặc trưng thể hiện
sự ưu việt của chế độ ta hiện nay so với các
chế độ khác trong lịch sử phát triển của dân
tộc. Đây là một nhiệm vụ quan trọng, có ý
nghĩa sâu sắc của việc giữ nước trong thời
bình và hội nhập quốc tế.
Hai là, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân

và chế độ xã hội chủ nghĩa
Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI (2013)
về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình
mới xác định: “Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân
6

Ban Tư tưởng - văn hóa T rung ương, 2001, Tài liệu nghiên
cứu văn kiện đại hội IX của Đảng, NXB Chính trị quốc gia,
tr.182

289


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2018. ISBN: 978-604-82-2548-3

dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự
nghiệp đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc”7 . Có
thể nói, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời
bình có nội hàm rộng hơn và có nhiều điểm
mới so với thời kỳ trước. Bảo vệ Đảng, bảo
vệ Nhà nước, bảo vệ nhân dân, làm thất bại
mọi âm mưu và thủ đoạn của các lực lượng
làm suy yếu Đảng và vai trò lãnh đạo của
Đảng là một trong những nhiệm vụ mới của
giai đoạn hiện nay. Trong điều kiện Đảng cầm
quyền, bảo vệ Tổ quốc cịn là bảo vệ tồn bộ
hệ thống chính trị, hệ thống tổ chức bộ máy
nhà nước, để hệ thống các tổ chức đó thực sự
là của nhân dân, do nhân dân, vì dân nhân.

Ba là, bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích
quốc gia, dân tộc
Sự nghiệp đổi mới của đất nước đã trải qua
chặng đường hơn 30 năm và thu được những
thắng lợi to lớn. Đổi mới chính là con đường
tồn tại và phát triển của đất nước. Vì thế, bảo
vệ sự nghiệp đổi mới là bảo vệ con đường
phát triển đi đến sự thành công của Tổ quốc
Việt Nam. Ngay từ thời kỳ đầu đất nước ta
bước vào công cuộc đổi mới, các thế lực thù
địch đã nhận thức rõ tầm quan trọng của sự
nghiệp đổi mới ở Việt Nam, chúng không
ngừng tấn công, xuyên tạc, phá hoại sự
nghiệp đổi mới của nước ta dưới nhiều hình
thức. Do đó, bảo vệ sự nghiệp đổi mới cũng
chính là nhiệm vụ của bảo vệ Tổ quốc trong
giai đoạn này.
Ngoài ra, Đại hội XII (2016) của Đảng cịn
xác định bảo vệ Tổ quốc trong q trình hội
nhập là giữ vững mơi trường hịa bình, ổn
định; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại,
chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Cùng
với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc là bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp
cơng nghiệp hố, hiện đại hố, bảo vệ lợi ích
quốc gia - dân tộc; giữ vững mơi trường hồ
bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia. Bảo
vệ Tổ quốc phải bảo vệ được chủ quyền quốc


gia trong mối quan hệ quốc tế, bảo vệ được
lợi ích chân chính của dân tộc Việt Nam.
Về động lực để bảo vệ Tổ quốc hiện nay,
Đảng chỉ rõ: Phát huy sức mạnh tổng hợp của
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ
thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng,
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại, sức mạnh của lực lượng và thế trận quốc
phịng tồn dân và thế trận an ninh nhân dân.
Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm
của Hồ Chí Minh về vai trị sức mạnh của
quần chúng nhân dân cũng như sức mạnh của
khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4. KẾT LUẬN

Với quan điểm bảo vệ Tổ quốc là nhiệm
vụ thiêng liêng của cả dân tộc, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã suốt đời chiến đấu cho chân lý
Khơng có gì q hơn độc lập tự do. Người
ln nêu cao tinh thần và ý chí quyết tâm bảo
vệ nền độc lập của dân tộc trong bất kỳ hoàn
cảnh nào. Ngày nay, những tư tưởng, quan
điểm của Hồ Chí Minh được Đảng Cộng sản
Việt Nam tiếp thu vận dụng linh hoạt, sáng
tạo vào công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước
trong thời bình và hội nhập quốc tế. Bảo vệ
Tổ quốc được triển khai với nội hàm rộng
hơn và sâu sắc hơn trong bối cảnh hội nhập
khu vực và quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ.

5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013: Nghị quyết
số 28- NQ/TW ngày 25-10-2013 về Chiến
lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 2016: Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Nxb. Chính trị Quốc gia.
[3] Hồ Chí Minh, năm 2011: Tồn tập, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 4, 9, 15.

7

Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013: Nghị quyết số 28- NQ/TW
ngày 25-10-2013 về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới, tr.3

290



×