Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2018. ISBN: 978-604-82-2548-3
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THỦY LỢI
Tơ Mạnh Cường, Nguyễn Như Quảng
Khoa Lý luận chính trị - Trường Đại học Thủy lợi, email:
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Sau cách mạng tháng Tám, việc xây dựng
và kiến thiết nước nhà trở thành một trong
những nhiệm vụ cấp bách của chính quyền
cách mạng. Giặc đói, giặc dốt là kẻ thù nguy
hiểm hơn cả giặc ngoại xâm. Việc phát triển
kinh tế, (bấy giờ chủ yếu là kinh tế nông
nghiệp), giải quyết các vấn đề an sinh xã hội
đòi hỏi phải chú trọng vấn đề nước. Chính vì
vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến
công tác thủy lợi. Cả về lý luận lẫn thực tiễn,
chúng ta đều nhận thấy Người có những đóng
góp quan trọng cho cơng tác thủy lợi
nước nhà.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Bài báo sử dụng phương pháp duy vật
biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử;
phương pháp hệ thống; phương pháp lơgíc và
lịch sử,v.v…
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, khảo
cứu tài liệu.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hồ Chí Minh đã đánh giá đúng vai
trị của thủy lợi và dành nhiều sự quan
tâm cho thủy lợi
Vấn đề thủy lợi chiếm vị trí rất quan trọng
trong tư tưởng của Người. Nhiều lần Người
từng dặn, muốn sản xuất tốt, phải chú ý đến:
nhất nước, nhì phân, tam cần và tứ là cải tiến
kỹ thuật. Trước hết phải chú ý tới nước là
đúng, vì xứ ta hầu như năm nào cũng bị hạn,
bị lụt, vì vậy chúng ta phải bắt buộc nước
phục vụ nông nghiệp [5]. Ngay từ ngày đầu
thành lập Mặt trận Việt Minh, trong chương
trình Việt Minh có bẩy nhiệm vụ kinh tế quan
trọng, Người đã đề ra nhiệm vụ “Mở mang
dẫn thủy nhập điền, bồi đắp đê điều làm cho
nông nghiệp phồn thịnh” [2].
Sau khi cách mạng tháng Tám thành cơng,
trong mn vàn khó khăn, chủ tịch Hồ Chí
Minh và chính quyền cách mạng Việt Nam
dân chủ cộng hoà mới thành lập đã dành vốn
đầu tư, bắt tay ngay vào việc tổ chức động
viên toàn dân nhằm chỉ đạo nhân dân nhanh
chóng khắc phục hậu quả lũ lụt, khơi phục
cơng trình thuỷ lợi.
Chỉ một năm sau cách mạng tháng Tám,
hệ thống đê biển đã được đắp như Danh Giáo
ở Thái Bình, đê Bạch Long – Hà Bát ở Nam
Định, đê Kim Sơn, đê Đáy ở Ninh Bình, kéo
dài kênh Nam của hệ thống Bái Thượng, đê
ngăn mặn ở Hà Tĩnh…, một số đập lớn bị lũ
phá hoại (như đập Đáy) đã được khôi phục,
con đường thủy có tên là Kênh nhà Lê để nói
Bắc Bộ với Thanh Nghệ Tĩnh được nạo vét
thông suốt nhằm phục vụ vận tải cho kháng
chiến, một số cơng trình thuỷ lợi mà thực dân
Pháp bỏ dở được tiếp tục xây dựng [1]. Trong
những năm kháng chiến chống Pháp, công
tác thuỷ lợi vẫn được duy trì và nổi lên như
một cơng tác lớn của hậu phương. Trong
những năm xây dựng CNXH ở miền Bắc và
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với
Trung ương Đảng, Bác vẫn rất quan tâm đến
công tác thủy lợi và dành cho ngành sự quan
tâm quý báu. Thành quả to lớn mà các cơng
trình thủy lợi mang lại khơng chỉ là ngơ
khoai lúa mà chính là lịng dân, thế dân.
Với Người, làm thủy lợi cũng như cơng tác
phịng bệnh. Khi chưa ốm, phải uống thuốc
phịng bệnh thì hơn là đợi ốm rồi mới uống
thuốc. Bởi đê vỡ, ruộng mất, dân nghèo lo
291
Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2017. ISBN: 978-604-82-2548-3
đói, điền chủ mất thóc mà thương gia cũng ít
phát tài.
3.2. Tư tưởng về Nhà nước và Nhân dân
cùng làm cơng tác thuỷ lợi
Tư tưởng Hồ Chí Minh về thủy lợi có sự
kế thừa tư tưởng "thân dân" của ông cha
trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong
công tác thuỷ lợi không thể không "lấy dân
làm gốc".
Thủy lợi là lĩnh vực có tầm quan trọng bậc
nhất đối với sản xuất nông nghiệp và dân
sinh, liên quan tới việc quản lý và vận hành
nguồn tài nguyên nước. Công tác thủy lợi là
công việc rất nặng nhọc, tiêu tốn nhiều tiền
của và sức lực mới có thể làm được. Chính vì
vậy, trong tư tưởng của Người, đây khơng
phải là cơng việc của riêng ai. Nhà nước và
nhân dân phải cùng làm thủy lợi.
Ngay sau ngày đất nước độc lập, trong thư
gửi đồng bào trung du và hạ du để chỉ đạo
cơng tác phịng chống lũ lụt, Người căn dặn
phải coi lũ lụt như giặc. Chúng ta phải ra sức
ngăn giặc lụt cũng giống như chống giặc
ngoại xâm. Chính phủ đã cố gắng săn sóc đê
điều nhưng như vậy cũng chưa đủ. Tồn thể
đồng bào phải phải hăng hái giúp Chính phủ
trong cơng việc hộ đê cũng như đang giúp
Chính phủ trong cơng việc kháng chiến.
Trong cơng việc thủy lợi thì với những
cơng trình thủy lợi lớn, Nhà nước bỏ tiền,
nhân dân góp sức. Với những cơng trình vừa
thì Nhà nước và nhân dân cùng làm. Cịn với
những cơng trình nhỏ thì do nhân dân làm.
Có như vậy thì đời sống của đồng bào được
cải thiện nhanh chóng [7].
Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh phải dựa
vào nhân dân. Trong thư gửi đồng bào huyện
Quỳnh Cơi (Thái Bình) sau khi huyện đắp
xong bốn con đê năm 1949, Người viết: “Đưa
tiền của dân và sức của dân để làm việc ích
lợi cho dân, thì bao giờ dân cũng hăng hái,
việc cũng thành cơng. Việc gì dù to lớn tốn
kém mấy, dân đồng sức, đồng lịng thì cũng
làm được” [3].
Dân khơng chỉ góp cơng, góp sức, dân cịn
góp tiền của để làm cơng trình thủy lợi. Người
chỉ rõ, trong nông nghiệp cũng đang làm các
cơng trình thủy nơng. Muốn xây dựng phải có
tiền. Tiền ở nhân dân tức là ở nông dân và
công thương. Phải thu thuế kịp thời, gọn, tốt.
Không bột không gột lên hồ. Tiền của nhân
dân trở lại làm lợi cho nhân dân.
Nhưng làm thế nào để dân hiểu và ủng hộ
Nhà nước?
Câu trả lời là phải làm tốt công tác tuyên
truyền. Phải ra sức giáo dục, tuyên truyền, giải
thích cho mọi người hiểu thật rõ phát triển
thủy nông sẽ đưa lại cho sẽ đưa lại cho họ
những lợi ích gì. Đây thậm chí cịn được coi
làm điểm mấu chốt để làm tốt công tác thủy
lợi. “Điểm mấu chốt là lãnh đạo tư tưởng, làm
cho cán bộ và nhân dân thông suốt đường lối,
phương châm công tác thủy lợi mới. Nước là
khâu quan trọng bậc nhất” [6].
3.3. Tư tưởng về công tác cán bộ thủy lợi
Trong lần nói chuyện tại cơng trường thủy
lợi Bắc Hưng Hải ngày 20-9-1958, người căn
dặn: “Cán bộ lãnh đạo và cán bộ các ngành,
tư tưởng phải thơng, phải thật thơng. Phải có
quyết tâm khắc phục khó khăn làm tròn
nhiệm vụ. Phải đồng cam cộng khổ với nhân
dân. Phải khuyến khích và giúp đỡ nhân dân
phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng
cao năng suất. Phải khéo phối hợp cơng trình
riêng ở địa phương và cơng trình chung ở
cơng trường. Cơng trình chung là chính.
Đồng thời phải chú ý đến vụ mùa và vụ
chiêm. Cuối cùng, mọi người phải đoàn kết
chặt chẽ. Đoàn kết giữa cán bộ với cán bộ,
giữa cán bộ với dân công, giữa dân công với
dân công, giữa cán bộ và dân công với đồng
bào địa phương. Đoàn kết là lực lượng.” [5].
Đối với cán bộ làm công tác thủy lợi, cần
phải khắc phục những khuyết điểm lớn như
thiếu quyết tâm, thiếu tích cực, thiếu đoàn
kết, thiếu tin tưởng vào lực lượng to lớn của
quần chúng. Chưa biết biến quyết tâm của
Đảng và Chính phủ thành quyết tâm của cán
bộ và nhân dân. Một khuyết điểm lớn nữa là
bệnh chủ quan và quan liêu. Người từng chỉ
rõ đắp đê, giữ đê là việc rất quan hệ đến tính
mệnh, tài sản của nhân dân nhưng trái với
292
Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2018. ISBN: 978-604-82-2548-3
tinh thần đó thì một số cán bộ cịn mắc bệnh
quan liêu: Làm kế hoạch không cẩn thận,
việc kiểm tra khơng chu đáo... [4]
Do đó, Người căn dặn cán bộ phải thông
suốt, phải nâng cao tinh thần trách nhiệm,
phải có kế hoạch cụ thể, phải đi sát quần
chúng, phải kết hợp cơng việc giữ đê phịng
lụt với các cơng tác chính như cải cách ruộng
đất, chống úng thủy, làm mùa...
Người cán bộ nói phải đi đơi với làm và
Người đã thực hiện đúng nguyên tắc đó.
Người tham dự các cuộc họp của Trung
ương Đảng, của Hội đồng chính phủ bàn về
thuỷ lợi. Người còn tham dự và huấn thị tại
nhiều hội nghị của ngành Thuỷ lợi và của
nhiều địa phương bàn về công tác thuỷ lợi
Hội nghị thuỷ lợi toàn miền Bắc (Bắc Ninh)
(14-9-1959).
Sinh thời, Người dành nhiều thời gian đi
thăm đê, kè... động viên cán bộ và đồng bào
giữ đê, phịng lụt: thăm kè Cổ đơ (Hà Tây),
thăm cơng nhân đào cống Xn Quan, sơng
Đình Dù và mương Gia Thuận (hệ thống Bắc
Hưng Hải), đến Bát Tràng thăm bộ đội, dân
cơng đào kênh dù đó là ngày đơng mưa giá
rét hay ngày nắng chói chang, tham gia tát
nước chống hạn, chống úng với bà con nông
dân và cán bộ các địa phương: tát nước
chống hạn với nông dân Hà Tây, đích thân đi
kiểm tra chống úng trong vùng Bắc Hưng
Hải, Người từng đi guồng nước chống úng
với nhân dân ở Hải Hưng, cùng đạp guồng
nước chống úng với đồng bào xã Hiệp Lục
(huyện Ninh Giang)...
Nhiều công trường đào sông, đắp đập, hộ
đê chống lụt ... từng in vết chân Người. Mỗi
công trường được Bác về thăm như được tiếp
thêm sức mạnh.
Với sự quan tâm sâu sắc của Người và cả
Chính phủ, cơng tác thủy lợi đã đạt được
những thành tựu quan trọng.
Hưởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ
Chí Minh "Cuốc cày là vũ khí, nhà nơng là
chiến sĩ", ngay sau ngày miền Bắc giải
phóng, phong trào nhân dân làm thuỷ lợi
được tổ chức mạnh mẽ nhằm khơi phục và
khai thác những hệ thống cơng trình lớn để
phục vụ tưới tiêu như đập Bái Thượng sơng
Chu... Ngồi ra khắp nơi đều đẩy mạnh công
tác thuỷ lợi nhỏ, mở rộng diện tích được tưới
và đẩy mạnh khai hoang lấn biển. Tính đến
mùa vụ năm 1955, tất cả các cơng trình bị
Pháp phá hỏng đã được khơi phục từ năng
lực chỉ còn 26.200 ha đã tưới được 202.374
ha vụ mùa và 171.803 ha vụ chiêm.
Từ năm 1966-1971, lũ sông Hồng liên tiếp
lên cao trên 12 m (Hà Nội). Trong tình hình
đê điều liên tiếp nhiều năm bị ném bom,
nhưng nhờ sự quan tâm của Đảng, chính phủ
và của Bác Hồ lúc sinh thời, nhờ sự đóng góp
cơng sức của tồn dân trong cơng tác phịng
chống lụt, nên đã giữ vững được đê điều,
ngoại trừ lũ năm 1971 lớn nhất trong lịch sử.
4. KẾT LUẬN
Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về thủy lợi,
Đảng và Nhà nước ta cần tiếp tục coi trọng
công tác thủy lợi trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong
cơng tác thủy lợi, cần biết phát huy vai trò
của nhân dân, làm tốt cơng tác tun truyền
để tồn dân hiểu về vai trị của thủy lợi và
đặc biệt là cần quan tâm nhiều hơn tới công
tác cán bộ thủy lợi bởi cán bộ là mấu chốt
của mọi thành công.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phan Khánh (chủ biên), 2014, Lịch sử thủy
lợi Việt Nam, NXB Thời đại
[2] Hồ Chí Minh: Tồn tập, Tập 3, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.630
[3] Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 6, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.172
[4] Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 10, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.4
[5] Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 11, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.530
[6] Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 12, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.13
[7] Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 13, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.198
293