Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Vấn đề tha hóa lao động trong Bản thảo kinh tế triết học năm 1844, liên hệ với vấn đề phát triển con người hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.57 KB, 15 trang )

TIỂU LUẬN
TÁC PHẨM KINH ĐIỂN MÁC - ĂNGGHEN - LÊNIN
ĐỀ TÀI: VẤN ĐỀ THA HÓA LAO ĐỘNG TRONG TÁC
PHẨM “BẢN THẢO KINH TẾ - TRIẾT HỌC NĂM 1844”
VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI HIỆN NAY
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................3
NỘI DUNG
I. Giới thiệu tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”................4
1.1. Hồn cảnh ra đời, mục đích và kết cấu của tác phẩm..........................4
1.2. Nội dung của tác phẩm.........................................................................5
II. Vấn đề lao động bị tha hóa trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế triết học năm 1844”...................................................................................5
2.1. Khái niệm.............................................................................................5
2.2. Nội dung và cơ sở của vấn đề lao động bị tha hóa trong tác phẩm
“Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”....................................................7
2.3. Giá trị của “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”............................10
III. Liên hệ với vấn đề phát triển con người ở Việt Nam hiện nay.............11
3.1. Các hiện tượng tha hóa và vấn đề phát triển con người ở
Việt Nam hiện nay.......................................................................................11
3.2. Ý nghĩa của việc vận dụng tư tưởng Mác - Lênin vào vấn đề
phát triển con người ở Việt Nam hiện nay..................................................14
KẾT LUẬN.................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................16

1


MỞ ĐẦU
Từ khi triết học bắt đầu xuất hiện, các khái niệm liên quan dần được hình
thành, trong đó, khi bàn về vấn đề con người và giai cấp thời ấy, khơng thể
khơng bỏ qua khái niệm “tha hóa”, có lẽ đây cũng chính là khái niệm được đề


cập nhiều nhất trong lịch sử triết học. Nguồn gốc tư tưởng về tha hóa có thể tìm
thấy ở những đại diện của triết học Pháp và Đức thời cận đại như Rútxo, Gớt,
Sinlo,… Song, phải đến thời kỳ của Hêghen, phạm trù tha hóa mới được giải
quyết một cách triệt để nhất và trở thành một trong những đặc trưng trong hệ
thống triết học đồ sộ của ông. Tuy nhiên, Hêghen vẫn mang trong mình tư
tưởng rằng giới tự nhiên chính là do ý niệm tuyệt đối tha hóa thành, triết học
của ông vẫn mang bản chất duy tâm triết học. Sau này, C.Mác đã nêu lên quan
niệm của mình về tha hóa đối lập với Hêghen và khác căn bản cả quan niệm của
Phoiobac, Mác khơng quy sự tha hố thành những hiện tượng của ý thức mà
xem xét nó trong chính đời sống hiện thực và hoạt động thực tiễn của con
người. Điều này được C.Mác làm rõ trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết
học năm 1844”, ông đã chỉ ra sự tha hóa là hiện tượng cơ bản của đời sống xã
hội - hiện tượng lao động, sự tha hóa của lao động là kết quả tất yếu khách quan
của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Vấn đề tha hóa lao động mặc dù đã được đề cập từ rất lâu, song đến hiện
nay nó vẫn còn giữ nguyên giá trị, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề về lao động và giai cấp cơng nhân có lẽ vẫn còn
những mặt hạn chế nhất định và những vấn đề chưa được giải quyết. Học thuyết
Mác về vấn đề tha hóa lao động cùng tư duy tổng hợp, phân tích và giải quyết
vấn đề của ơng được thể hiện trong tác phẩm này là một trong những vấn đề có
ý nghĩa trong q trình phát triển của con người nói chung và vấn đề giải phóng
giai cấp cơng nhân nói riêng. Một số nhà tư tưởng phương Tây xem tác phẩm
Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 như là điểm nút của toàn bộ sự phát triển
trí tuệ của C.Mác, cịn một số khác thì coi tác phẩm này là sự kết thúc thời kỳ
hình thành của chủ nghĩa Mác và bắt đầu thời kỳ mới về chất trong sự nghiệp
của Mác, thơng qua đó, tác phẩm cũng mang trong mình ý nghĩa to lớn đối với
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như Việt Nam hiện nay. Đặc
biệt là vấn đề lao động bị tha hóa được C.Mác làm rõ cũng như chỉ ra những
hạn chế của chủ nghĩa tư bản.


2


NỘI DUNG
I. Giới thiệu tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”
1.1. Hoàn cảnh ra đời, mục đích và kết cấu của tác phẩm
“Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844” ra đời trong bối cảnh vào mùa
xuân năm 1843 đến 1844, đây là thời kỳ mà C.Mác cùng lúc nghiên cứu và phê
phán Triết học pháp quyền của Hêghen, đánh giá kinh tế chính trị học tư sản,
tìm hiểu các vấn đề chính trị, trước hết là vấn đề quyền lực của cách mạng xã
hội và quyền lực Nhà nước. C.Mác viết “Bản thảo” trong bối cảnh như vậy.
Trước đó Ăngghen cũng đã phân tích tình hình cuộc sống cơng nhân ở Anh bị
bóc lột, Mác đọc được tác phẩm này và nghiên cứu sâu hơn về tình hình của
giai cấp vơ sản Anh, từ đó Mác đánh giá lại vấn đề Nhà nước, nghiên cứu sâu
hơn phép biện chứng của Hêghen cùng các vấn đề chính trị, bởi Mác nhận thấy
rằng, vấn đề giải phóng giai cấp phải được thực hiện bằng cách mạng xã hội
chứ không thể bằng phương pháp thỏa hiệp như phái Hêghen trẻ.
Bản thảo chỉ là một loạt những ghi chú được C.Mác chép lại và nó cũng
chưa từng được xuất bản, vậy nên kết cấu của tác phẩm cũng được trình bày
một cách khá khó hiểu, khơng theo trình tự như các mục sắp xếp thông thường.
Vào thời gian này, Mác cũng bị ảnh hưởng bởi Hêghen cùng trường phái triết
học cổ điển Đức, vậy nên phương thức trình bày của ơng phần nào cũng khó
hiểu hơn.
“Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844” có thể coi là một cơng trình
nghiên cứu kinh tế, song mục đích của nó lại rộng hơn nhiều và những giá trị
mà nó mang lại cịn sâu xa hơn thế. Nó chứa đựng những phân tích sơ khai của
C.Mác về kinh tế chính trị học, mục đích của ơng là kết hợp kinh tế học với các
luận điểm triết học, dựa trên cơ sở khoa học để nêu ra những hạn chế của chủ
nghĩa tư bản và đưa ra con đường giải phóng giai cấp công nhân một cách triệt
để nhất thông qua việc xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Với mục đích

nghiên cứu kinh tế, Mác đã mở rộng ra rất nhiều vấn đề, vừa phê phán quan
niệm duy tâm của Hêghen và phái Hêghen trẻ về xã hội để từ đó thay thế bằng
một quan điểm triết học mới đầy đủ, hoàn thiện hơn, lấy dân chủ và tự do cách
mạng làm tiêu chí hàng đầu để có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Cũng từ đó, C.Mác nghiên cứu sâu hơn về phương thức sản xuất tư bản
đương thời, phê phán các quan niệm không tưởng về xã hội. Khẳng định rằng
3


chỉ có đấu tranh cách mạng thực sự mới có thể đạt đến mơ hình xã hội khơng
tưởng ấy chứ khơng thể dùng thỏa hiệp được. Ơng đi sâu vào vấn đề tha hóa lao
động để chứng minh cho luận điểm của mình, và từ đây C.Mác tìm ra được sợi
chỉ đỏ xuyên suốt của chế độ tư bản và vạch trần những mặt tiêu cực mà nó gây
ra cho con người ở xã hội đương thời.

1.2. Nội dung của tác phẩm
Nội dung tác phẩm đi lần lượt vào từng vấn đề: tiền công, lợi nhuận tư
bản, địa tô, sau đó ơng chỉ ra những mặt tiêu cực mà xã hội tư bản gây ra cho
con người, kết luận về vấn đề sở hữu và phân phối sản phẩm lao động được giải
quyết khơng phải bằng lời nói, mà bằng cuộc đấu tranh của những người vơ
sản, phân tích vị trí của người cơng nhân trong mơi trường cạnh tranh tư bản
chủ nghĩa, và sau cùng là quan điểm của Mác về sự bần cùng thường xuyên của
công nhân đối lập với quan niệm của các nhà kinh tế chính trị học đương thời
về sự thống nhất lợi ích cơng nhân và lợi ích tồn xã hội.
C. Mác phân tích xã hội bằng việc lần lượt đi vào từng vấn đề đơn giản
nhất, sau đó ơng đi vào giải thích vấn đề lao động bị tha hóa, cuối cùng là phê
phán triết học pháp quyền của Hêghen. Trong thời điểm những năm 1844,
những vấn đề đặt ra trong tác phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với q trình đấu
tranh chống lại chủ nghĩa tư bản, xác lập xã hội mới. Đặc biệt là vấn đề lao
động bị tha hóa được C.Mác cho rằng đó chính là nguồn gốc đối kháng của xã

hội, và là nguyên nhân, Bản thảo kinh tế triết học năm 1844 đã chỉ rõ phương
hướng và vạch ra đường lối lý luận để giai cấp công nhân tự cứu lấy mình. Tác
phẩm đã mở đầu cho thời kỳ sáng tạo mới mang tính bước ngoặt, thể hiện hình
ảnh nhà lý luận và nhà hoạt động thực tiễn sắc sảo của C.Mác.

II. Vấn đề lao động bị tha hóa trong “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”
2.1. Khái niệm
C.Mác xuất phát từ tiền đề của kinh tế chính trị học và dùng những ngơn
ngữ đó để giải thích về vấn đề tha hóa lao động. Trong lao động bị tha hóa, Mác
nhận thấy được sự bần cùng hóa của giai cấp cơng nhân, sự bất cơng của giai
cấp vơ sản và phê phán tính vơ nhân đạo của tư bản khi coi sức lao động của
con người là hàng hóa. Chính sự đồng cảm của ông đã tạo nên nét đặc thù trong
chủ nghĩa nhân văn mác - xít. Hơn nữa, tại thời điểm ấy, các nhà kinh tế chính
trị học tư sản cổ điển đã biến các quá trình kinh tế hiện thực thành hệ thống các
khái niệm trừu tượng, cho nên nó khơng thể giải thích được những mâu thuẫn
trong xã hội. Thơng qua đó, C.Mác muốn làm rõ những khái niệm này và giải
quyết nó trên cơ sở các quan hệ xã hội trong chủ nghĩa tư bản.
4


“Tha hóa” theo từ điển tiếng Việt có nghĩa là trở nên khác đi, biến thành
cái khác, hoặc trở thành cái khác nó nhưng vẫn là chính nó. Trước đấy, các triết
gia, các nhà kinh tế học cũng đã đưa ra những khái niệm khác nhau về tha hóa,
như Hêghen thì cho rằng: Ý niệm tuyệt đối là điểm xuất phát, nó tha hóa thành
giới tự nhiên, hay giới tự nhiên là biểu hiện của ý niệm tuyệt đối, biến thành cái
đối lập với mình. Như ơng giải thích thì có nghĩa rằng biến thành cái khác nó
nhưng chính là nó ở trạng thái khác và hình thái khác, niệm tuyệt đối trong sự
phát triển biện chứng của nó, sau khi đạt tới sự phát triển đầy đủ trong thế giới
tinh thần thuần tuý, đã tha hoá thành giới tự nhiên để tiếp tục tự nhận thức chính
mình. Trong khi Hêghen nói đến sự tha hóa của ý niệm tuyệt đối thì theo quan

điểm của Phoiobac, ơng nói đến sự tha hóa. Dưới góc nhìn của một nhà duy vật
như Phoiobac, ơng cho rằng tơn giáo là sự tha hóa bản chất của con người,
Thượng Đế chính là sự tuyệt đối hóa của con người. Bản chất của con người là
hướng tới cái chân - thiện - mỹ, hướng tới những gì tốt đẹp nhất, nhưng trong
thực tế thì con người không thể đạt tới được nên đành gửi gắm những khát vọng
đó vào thần linh. Chính con người đã sáng tạo ra Thượng Đế, khi họ bị tha hóa
về tinh thần và thể xác, họ sẽ bắt đầu đi vào con đường sùng bái tín ngưỡng, và
theo đó, chính bản chất của tơn giáo là sự tha hóa đặc tính của con người.
Đến với C.Mác, quan điểm của ơng về tha hóa đối lập với quan điểm của
Hêghen và khác căn bản với khái niệm của Phoiobac. Khi bắt đầu sự nghiệp
triết học của mình, C.Mác cũng đã chịu ảnh hưởng rất lớn của triết học Hêghen.
Giống như các môn đệ khác của phái Hêghen trẻ, C.Mác bắt đầu nghiên cứu về
phạm trù tha hóa - một phạm trù triết học nổi bật nhất, trung tâm nhất của triết
học Đức cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu, C.Mác
phát hiện ra rằng, xuất phát điểm của phạm trù tha hóa của Hêghen có cái gì đó
khơng ổn, khơng hợp lý. Đó chính là việc xuất phát điểm ấy được xây dựng và
vận động trên nền tảng ý thức.“Sự tha hóa của tự ý thức là cái sinh ra tính vật
thể...,- C.Mác viết, - trong sự tha hóa ấy, tự ý thức giả định mình là vật thểhoặc
giả định vật thể là chính mình. Mặt khác, q trình đó đồng thời cịn bao gồm
một nhân tố khác, tức là tự ý thức đồng thời lại tước bỏ sự tha hóa và tính vật
thể đó của mình và thu hút chúng trở về với bản thân... Đấy là vận động của ý
thức”. Theo C.Mác, để giải thích, nghiên cứu về tha hóa thì: “Khơng thể lại
dùng những khái niệm khác, không thể lại dùng “tự ý thức”, hoặc những cái
nhảm nhí tương tự như thế được, mà phải xuất phát từ toàn bộ phương thức sản
xuất và giao tiếp hiện đang tồn tại, phương thức sản xuất và giao tiếp này không
phụ thuộc vào khái niệm thuần túy, cũng như việc phát minh ra máy dệt tự động
và việc sử dụng đường sắt không phụ thuộc vào triết học Hêghen”.
Như vậy, Mác đã bắt đầu một hình thức tiếp cận mới cho vấn đề tha hóa
khác với các quan niệm trước đó, cách tiếp cận ấy được dựa trên cơ sở của hiện
thực và tuân thủ theo các quy luật của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Mác khơng

quy sự tha hóa thành những hiện tượng của ý thức mà xem xét nó trong chính
đời sống hiện thực và hoạt động thực tiễn của con người. Tất cả được ơng giải
thích trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844.
5


2.2. Nội dung và cơ sở của vấn đề lao động bị tha hóa trong “Bản thảo kinh
tế - triết học năm 1844”
Những luận điểm của C.Mác về nội dung của tha hóa lao động:
Vấn đề lao động bị tha hóa chính là phần ghi chép có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn quan trọng của bản thảo, tạo nên nét đặc thù của chủ nghĩa nhân văn
mác - xít ngay từ những ngày đầu hình thành. Trong tác phẩm, Mác nói rằng
vật phẩm do lao động sản xuất ra, tức sản phẩm của lao động, đối lập với lao
động như một thực thể xa lạ, như một lực lượng khơng phụ thuộc vào người sản
xuất. Trong q trình lao động và sản xuất, sức lao động của người công nhân
trở thành hàng hóa bị bóc lột, mà biểu hiện đầu tiên của lao động bị tha hóa là
ở ngay trong quá trình lao động và liên quan đến bản chất của sở hữu và phân
phối. Khi mà người công nhân càng tạo ra nhiều hàng hóa thì giá trị thặng dư
của anh ta càng bị chiếm hữu, con người càng mất đi giá trị của chính mình.
Qua đó như khẳng định rằng, sở hữu tư nhân là cơ sở, nguyên nhân của lao
động bị tha hóa, nhưng mặt khác nó lại là phương tiện để thực hiện được sự tha
hóa ấy.
Trong lao động, người cơng nhân và lao động như là hai thực thể riêng
biệt tách rời không phụ thuộc vào chủ thể, vì vậy nên, chỉ khi thốt ra khỏi lao
động, người cơng nhân mới trở thành chính mình, cịn trong q trình lao động
thì anh ta cảm thấy bị tách khỏi bản thân mình, bị vắt kiệt sức lao động, hủy
hoại tinh thần của mình. Người cơng nhân khơng có tư liệu sản xuất, khơng có
quyền phân phối sản phẩm lao động, chỉ có thể sử dụng sức lao động của mình
và khiến nó trở thành hàng hóa để có thể ni sống bản thân và gia đình. Sự tha
hóa lao động này đối với Mác là kết quả tất yếu của của quan hệ sản xuất tư bản

chủ nghĩa.
Trong điều kiện của chế độ bóc lột tư bản, sự tha hóa lao động của người
cơng nhân được Mác phân tích trên các phương diện, đầu tiên là tha hóa trong
sản phẩm lao động. Bởi lẽ người công nhân ban đầu không sở hữu được tư liệu
sản xuất, họ buộc phải bán sức lao động của mình cho tư bản, trong q trình
lao động ấy, người cơng nhân tạo ra được sản phẩm, chỉ có sản phẩm lao động
mới gắn bó với anh ta, biểu hiện cho năng lực lao động của anh ta và là kết quả
xứng đáng mà anh ta làm được thông qua lao động, tuy nhiên kết quả ấy cuối
cùng lại không thuộc về anh ta mà bị tước đoạt mất. Và dần nó khiến lao động
ấy bị tha hóa, người cơng nhân càng tạo ra nhiều sản phẩm thì càng bị tước đoạt
nhiều giá trị thặng dư, giá cả hàng hóa tăng lên thì giá trị sức lao động con
6


người giảm xuống. Như vậy người cơng nhân bị chính sản phẩm của mình
thống trị mình, đấy chính là bản chất của tư bản. Vậy nên người công nhân đối
với sản phẩm của mình như một thực thể xa lạ, điều này trái ngược hồn tồn so
với mục đích ban đầu của quá trình lao động của con người.
Thứ hai, về phương diện lao động, bên cạnh vấn đề về tha hóa trong sản
phẩm thì Mác cũng cho rằng, sự tha hóa ấy dẫn đến người cơng nhân bị tha hóa
trong lao động, bởi lao động là hoạt động bản chất của con người, khi con
người hoang dã tự nhiên trở thành con người xã hội thì buộc anh ta phải tham
gia vào quá trình lao động và sản xuất, thơng qua đó, con người được khẳng
định mình, lao động giúp con người phát huy hoạt động thể xác tự do và hoạt
động tinh thần, nó như một nhu cầu của con người và thực sự khiến cho cho
người cảm thấy họ được là chính mình. Song, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã
phủ nhận đi ý nghĩa thực sự ấy trong lao động, bởi do người công nhân đã bị
tha hóa trong sản phẩm lao động, vậy nên bản thân lao động tất yếu cũng trở
thành sự tha hóa. Nó biểu hiện ở chỗ, người cơng nhân khơng coi lao động như
là sự vinh quang nữa, đó khơng phải là sự khẳng định bản thân anh ta trong xã

hội nữa mà hiện nó chỉ là sự ép buộc, khơng có tư liệu sản xuất, sản phẩm lao
động thì bị chiếm đoạt, con người tha hóa, lao động cũng tha hóa, nghiễm nhiên
q trình lao động ấy cũng trở thành một thực thể xa lạ nằm bên ngoài con
người, khơng cịn phụ thuộc vào vai trị của người cơng nhân nữa.
Và từ đấy, Mác khẳng định trên phương diện thứ ba của tha hóa lao động,
đấy chính là tha hóa trong q trình lao động đã dẫn đến tha hóa bản thân con
người, tha hóa đời sống có tính lồi của con người. Theo phân tích của C.Mác,
con người là một động vật có tính lồi, điều này biểu hiện ở việc con người
cũng giống như con vật, cũng phải sống và tồn tại phụ thuộc vào giới tự nhiên
vô cơ. Tuy nhiên, con người được phân biệt với con vật ở chỗ con người với tư
cách là một cá nhân trong xã hội có quyền tham gia vào hoạt động sản xuất vật
chất, thì ở đây, khi tham gia vào q trình ấy, người cơng nhân lại chỉ thấy đó
như một sự bắt buộc, vì đối với họ, lao động là của người khác, tư liệu sản xuất
là của người khác và thành quả lao động cũng là của người khác, như vậy khi
tham gia vào hoạt động sản xuất thì người cơng nhân lại cảm thấy rằng họ chỉ
hành động như lồi vật, cịn khi thốt ra khỏi lao động, trở về cuộc sống sinh
hoạt với các nhu cầu tối thiểu của con người (ăn, ngủ, đi lại,…) - nó giống như
hoạt động sống, sinh tồn của lồi vật, thì người cơng nhân mới cảm thấy họ là
chính mình. Lao động khi ấy đối với họ chỉ cịn là sự bắt buộc vì cuộc sống
mưu sinh và vì gia đình, khi đó họ lại cần nhiều nguồn nhân lực hơn để có thể
ni gia đình của họ, sản sinh thêm lao động mới và thế hệ lao động sau tiếp tục
bị tha hóa giống thế hệ trước, quá trình ấy lại lặp lại và tiếp tục kéo dài, người
cơng nhân mãi khơng thể thốt ra được lao động và sự tha hóa bản chất của
mình.
Sự tha hóa của lao động đã dẫn tới hệ quả là con người mất dần đi tính
lồi của mình, giới tự nhiên cũng như tài sản tinh thần của con người bị biến
thành một bản chất xa lạ với con người, trở thành phương tiện duy trì sự tồn tại
7



cá nhân của con người. Kết quả trực tiếp của nó tồn bộ dẫn tới việc con người
tha hóa với chính sản phẩm lao động của mình, với hoạt động sống của mình và
với bản chất có tính lồi của mình. Từ đó, con người vốn có bản chất lồi hay
chính là bản chất xã hội dần bị cá biệt hóa trong q trình tha hóa, tất yếu dẫn
đến sự mất đi bản chất loài, và rồi con người chỉ còn là những cá nhân riêng lẻ,
đơn độc, mất đi bản chất xã hội chính là mất đi tính người, điều này đe dọa trực
tiếp đến sự phát triển của xã hội loài người trong tương lai.
Như vậy sự tha hóa lao động đã được thể hiện rõ, nó đã làm nảy sinh nên
những vấn đề tha hóa chính bản thân con người. Khơng những thế nó cịn tha
hóa cả đời sống có tính lồi của con người, bởi con người là một sinh vật có ý
thức, vì thế mà hoạt động của con người là hoạt động tự do. Tuy nhiên lao động
bị tha hóa lại đảo ngược quan hệ đó khiến cho con người từ một sinh vật có ý
thức, biến hoạt động sinh sống của mình, bản chất của mình thành phương tiện
để duy trì sự tồn tại của mình mà thơi. Thậm chí người cơng nhân đã bị chính
sản phẩm lao động của mình thống trị mình, nếu khơng có phương pháp triệt để
nhằm xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì e rằng tha hóa lao động sẽ
khơng bao giờ có thể chấm dứt, và người công nhân cũng không thể nào thốt
ra khỏi cái vịng luẩn quẩn của tư bản bóc lột.
Cơ sở xã hội của tha hóa lao động:
C.Mác cho rằng sở hữu tư nhân vừa là cơ sở vừa là nguyên nhân của lao
động bị tha hóa, song trong thực tế thì nó lại là kết quả của lao động bị tha
hóa, song trong thực tế thì nó lại là kết quả của lao động bị tha hóa. Như vậy,
theo Mác, mối quan hệ giữa sở hữu tư nhân và lao động bị tha hóa khơng mang
tính một chiều, mà là sự tác động lẫn nhau, đây chính là mối quan hệ biện
chứng giữa sở hữu tư nhân và tha hóa lao động, khơng chỉ có sở hữu tư nhân
dẫn đến lao động bị tha hóa mà lao động bị tha hóa cũng chính là nguồn gốc
của sở hữu tư nhân. Phần nội dung này là biểu hiện cho tính chất phức tạp, khó
hiểu của chủ nghĩa Mác, song nó lại mang đến những giá trị to lớn cho việc
nghiên cứu kinh tế chính trị học thời mấy giờ. Mác đã chứng minh được mối
quan hệ có tính chất quy luật giữa chế độ tư hữu và lao động bị tha hóa, sự tha

hóa của lao động là cơ sở của mọi hình thái tha hóa khác, kể cả sự tha hóa về tư
tưởng.
Như vậy, theo Mác, mối quan hệ giữa sở hữu tư nhân và lao động bị tha
hóa khơng mang tính một chiều mà là sự tác động lẫn nhau, biện chứng hai
chiều. Một khi xã hội vẫn tồn tại sở hữu tư nhân, tức là giai cấp tư sản nắm toàn
bộ tư liệu sản xuất, thì khi đó, giai cấp tư sản vẫn sẽ có điều kiện để sản xuất,
thuê công nhân, người công nhân khi ấy vẫn chỉ có thể bán sức lao động của
mình cho giai cấp tư sản để nhận tiền cơng và duy trì hoạt động sống của mình,
sở hữu tư nhân tạo điều kiện cho chủ sở hữu bóc lột sức lao động, chiếm đoạt
giá trị thặng dư và tăng giờ làm của người công nhân mà người công nhân
không có quyền địi hỏi bất cứ quyền lợi gì, lao động tiếp tục bị tha hóa, sản
8


phẩm bị chiếm đoạt, và vịng lặp này sẽ khơng thể nào kết thúc. C.Mác cho rằng
nền sản xuất sản sinh ra con người khi chịu sự quy định của hàng hóa sẽ như là
một thực thể mất tính chất người cả về mặt tinh thần lẫn thể xác, điều đó được
xem như là tính vơ đạo đức, là sự biến chất của cả công nhân và nhà tư bản.
Để có thể khắc phục, thủ tiêu sự tha hóa ấy chỉ có phương pháp duy nhất
đó chính là giải phóng giai cấp công nhân, cải tạo lại xã hội theo chủ nghĩa
cộng sản nhằm giải phóng tồn diện con người. Vậy nên cần phải xóa bỏ một
cách tích cực chế độ tư hữu, sự phủ định nó nhằm mục tiêu tiến bộ xã hội. Nhất
định phải dùng bạo lực cách mạng để xác lập được chế độ xã hội mới - chế độ
công hữu về tư liệu sản xuất. Đồng thời, theo Mác, vấn đề về giải phóng con
người được nhấn mạnh rằng sự giải phóng xã hội khỏi sở hữu tư nhân, khỏi sự
nơ dịch ấy trở thành hình thức chính trị của sự giải phóng cơng nhân, và vấn đề
khơng chỉ nằm ở đó, mà sự giải phóng giai cấp cơng nhân này cịn bao hàm cả
sự giải phóng của tồn thể xã hội lồi người. Trong trạng thái xã hội, việc giải
quyết sự đối lập trong các vấn đề lý luận chỉ có thể thực hiện được bằng con
đường thực tiễn, thông qua con người, vậy nên việc giải quyết chúng hồn tồn

khơng phải chỉ là nhiệm vụ của nhận thức mà còn là nhiệm vụ hiện thực của đời
sống xã hội, vậy nên bên cạnh vấn đề lý luận nhận thức, thì vấn đề thực tiễn
mới thực sự là vấn đề quan trọng, bởi không thể nào chỉ có lý luận sng mà
thực hiện được cách mạng xã hội, bắt buộc đó phải là con đường bạo lực và đấu
tranh cách mạng của giai cấp công nhân mới có thể xác lập được chế độ mới
của thời đại ấy.
Đặt trong bối cảnh kinh tế xã hội thời bấy giờ thì có thể thấy được rằng,
bản chất của nhà nước quân chủ Phổ thời ấy đã trở nên lạc hậu, lỗi thời, nặng về
lý luận và phản động, xa rời thực tiễn, mang tính chất lý luận nặng nề và không
đáp ứng được các nhu cầu của thời đại. Tư tưởng của phái Hêghen trẻ mang
đậm tính duy tâm, xã hội thời ấy tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa tư bản
lớn mạnh và phát triển. Đặt ra vấn đề to lớn cho việc giải phóng giai cấp, giải
phóng con người khỏi sự tha hóa lao động và bóc lột, Mác một mực phủ định,
phê phán các quan niệm không tưởng về xã hội ấy, ông nghiên cứu sâu về
phương thức sản xuất tư bản đương thời, đi sâu vào vấn đề tha hóa trong lao
động - bản chất trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nguyên nhân,
nguồn gốc và từ đó đưa ra con đường giải phóng chính trị, giải phóng giai cấp
vơ sản ra khỏi giai cấp tư sản.
2.3. Giá trị của Bản thảo kinh tế triết học năm 1844
Thông qua bản thảo, khái niệm “tha hóa” trong lịch sử triết học có thể
được hiểu là q trình và những kết quả chuyển hóa của các sản phẩm hoạt
động của con người cũng như của những đặc tính và năng lực của con người
thành một thứ riêng biệt độc lập với con người và thậm chí là thống trị con
người. Bên cạnh đó, sự chuyển hóa của những hoạt động và quan hệ nào đó

9


thành một cái gì khác với bản thân chúng, đó là sự bóp méo và xuyên tạc trong
ý thức của con người cũng như những quan hệ sinh sống hiện thực của họ.

Vấn đề tha hóa lao động trong Bản thảo kinh tế triết học năm 1844 có giá
trị lịch sử to lớn không chỉ trong thời đại ấy mà còn mang lại nhiều giá trị về
sau, nhất là trong quá trình đổi mới, phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Bản
thảo kinh tế triết học năm 1844 là một trong những tác phẩm mở đầu cho thời
kỳ sáng tạo mới mang tính bước ngoặt, thể hiện hình ảnh nhà lý luận và nhà
hoạt động thực tiễn sắc sảo của C.Mác. Việc phân tích và làm rõ nguyên nhân
khiến lao động bị tha hóa trong thời điểm ấy đã làm nổi lên một cuộc tranh cãi
về vấn đề thay đổi chế độ xã hội từ công hữu sang tư hữu, có thể coi đây như là
một điểm nút cho tồn bộ sự phát triển trí tuệ của C.Mác, bởi lẽ những lý luận
của ơng về vấn đề tha hóa lao động mang lại những ý nghĩa to lớn cho phong
trào giải phóng giai cấp cơng nhân sau này. Một số nhà tư tưởng phương Tây thì
lại cho rằng tác phẩm Bản thảo kinh tế triết học năm 1844 là sự kết thúc thời kỳ
hình thành của chủ nghĩa Mác và bắt đầu thời kỳ mới nổi bật về chất trong sự
nghiệp của C.Mác.
Những lý luận về tha hóa lao động như chiếc chìa khóa mở ra một cánh
cửa mới cho xã hội lồi người nói chung và giai cấp cơng nhân nói riêng. Nhà
nước qn chủ Phổ với những chế độ khắc nghiệt cùng những tư tưởng lỗi thời
đã và đang làm trì trệ một xã hội cần phải có sự thay đổi này. Quan niệm duy
tâm của Hêghen cùng với phái Hêghen trẻ cũng đã tạo nên sức ảnh hưởng
không nhỏ đến các quan niệm của xã hội hiện thời. Q trình nghiên cứu, đánh
giá kinh tế chính trị học tư sản, các vấn đề quyền lực của cách mạng xã hội và
quyền lực nhà nước, xác lập lại một hệ tư tưởng mới khác hoàn toàn so với tư
tưởng của chế độ hiện thời có thể nói là một việc làm khó khăn, song nó mang
tính bước ngoặt quan trọng và tạo tiền đề cho các quan niệm triết học cũng như
kinh tế chính trị học sau này.
Bản thảo kinh tế triết học năm 1844 là một cơng trình nghiên cứu kinh tế,
nhưng trong đó bàn rất nhiều đến các vấn đề về triết học cũng như giải phóng
con người, phê phán các quan niệm đã lỗi thời và tìm ra con đường thực tiễn
cho lý luận về giải phóng lao động bị tha hóa… Tác phẩm chính là sự vận dụng
tư duy tổng hợp khả năng thâu tóm các vấn đề của tồn tại. Việc nghiên cứu bản

thảo khơng chỉ có ý nghĩa to lớn về mặt thế giới quan và phương pháp luận mà
cịn có ý nghĩa đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay.
III. Liên hệ với vấn đề phát triển con người ở Việt Nam hiện nay
3.1. Các hiện tượng tha hóa và thực trạng phát triển con người ở Việt Nam
hiện nay
Tha hóa đến các vấn đề tha hóa ở Việt Nam:
Sau sự phân tích của C.Mác về tha hóa lao động trong Bản thảo kinh tế
triết học năm 1844, có thể nhận thấy rằng tha hóa vốn là một hiện tượng xã hội
10


xuất phát từ con người và khởi nguồn từ xã hội lồi người, lao động bị tha hóa
dẫn đề hệ quả rằng con người dân mất đi bản tính lồi vốn có của mình và dần
khơng cịn là chính mình mà quay trở lại chi phối, nơ dịch chính xã hội lồi
người. Theo cách tiếp cận đó, tha hóa chính là một hiện tượng xã hội phổ biến
mà cho đến tận ngày nay, nó vẫn chưa thể nào chấm dứt, hơn thế nữa nó cịn tồn
tại trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như: tha hóa về hành vi sản xuất
(hình thái lao động) và sản phẩm lao động, tha hóa về các quan hệ xã hội, tha
hóa các giá trị xã hội, tha hóa quyền lực, tha hóa hành vi tín ngưỡng và niềm tin
tơn giáo,…
Hiện nay, lao động được coi là một phương tiện để kiếm sống, một
phương thức để có thể đảm bảo các nhu cầu sống hằng ngày của con người, vậy
nên đôi khi họ tìm đến lao động cũng chỉ vì thu nhập chứ chưa thực sự vì đam
mê hay nguyện vọng cá nhân. Thực tế cho thấy rằng, có rất nhiều sinh viên ra
trường không kiếm được việc làm, phải xin vào làm ở các công ty tư nhân, lấy
lương theo giờ, hay là tỉ lệ sinh viên ra trường làm trái ngành ngày một tăng
cao,... Tất cả đều là biểu hiện của tha hóa về hình thái lao động và sản phẩm lao
động. Lao động lúc này chưa thể trở thành một hoạt động tự do, do nhiều những
nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau gây nên thực trạng này, song cần

phải nhìn nhận rõ vấn đề để có thể tìm ra phương hướng giải quyết một cách
đúng đắn nhất.
Bên cạnh tha hóa lao động, các hiện tượng tha hóa khác trong nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội cũng đã hiện hữu. Tha hóa về các quan hệ xã hội và các
giá trị xã hội như chủ nghĩa quan liêu, nạn tham nhũng, lãng phí dần trở nên
phổ biến trong xã hội hiện đại, những giá trị, chuẩn mực đạo đức tốt đẹp cũng
dần bị phai nhạt, nghiêm trọng nhất là sự tha hóa về đạo đức, hành vi, lối
sống… Trong xã hội nguyên thủy, quyền lực chính trị được được chia đều và
được thực hiện bởi tất cả mọi người, đến khi chế độ tư hữu xuất hiện và các
quan hệ xã hội mới nảy sinh khiến cho các cá nhân có xu hướng phân ly và đối
nghịch nhau, vậy nên nhà nước xuất hiện nhằm mục đích điều hịa lợi ích của
xã hội và liên kết các thành phần xã hội loại với nhau. Bộ máy nhà nước vốn
khơng có quyền lực mà được gửi gắm quyền lực bởi nhân dân lao động trao cho
bộ máy đó để nó trở thành một bộ máy có quyền lực, phù hợp với nhu cầu và
đảm bảo lợi ích cho nhân dân. Tuy nhiên, sự tha hóa quyền lực này đã dần hiện
hữu ở Việt Nam, từ chỗ là cái vốn có của mình, quyền lực của người dân đã bị
những người trong bộ máy tước đoạt, bị tách khỏi người dân và thậm chí cịn
trở lại thống trị người dân, trở thành nguyên nhân chính của nạn tham nhũng,
lạm dụng nhân quyền và tha hóa đạo đức trong xã hội hiện nay. Hiện tượng tha
hóa trong xã hội Việt Nam hiện nay đang là một thách thức lớn cho sự phát
triển của đất nước. Đã đến lúc cần có một “cuộc chiến” chống “tha hóa”một
cách nghiêm túc, triệt để với quyết tâm chính trị cao, nhằm phát huy được sức
mạnh của toàn dân tộc trong xây dựng và phát triển đất nước.
Thực trạng phát triển con người ở Việt Nam hiện nay:
11


Vấn đề con người từ xưa tới nay luôn là một trong những vấn đề trọng tâm
của mọi xã hội, con ngưiờ là chủ thể của tự nhiên nhưng đồng thời cũng chịu sự
chi phối của tự nhiên. Xét đến cùng thì con người ln có mối quan hệ biện

chứng với tự nhiên, bởi vậy cho nên phát triển con người phải đi đôi với vấn đề
bảo tồn và phát triển tự nhiên. Phát triển con người là mục tiêu cao cả nhất của
toàn dân, đưa loài người tới một kỷ nguyên mới, mở ra nhiều khả năng để tìm
ra những con đường tối ưu đi tới tương lai con đường khả quan nhất cho sự
nghiệp phát triển con người trong sự nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hố đất
nước.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề con người, Đảng ta
đã và đang xây dựng và phát triển đất nước toàn diện về nhiều mặt. Minh chứng
vào điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước ta những năm kháng chiến, Hồ Chí
Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã trên cơ sở xác định giải phóng dân tộc là
cơ sở để giải phóng xã hội, giải phóng con người, để lãnh đạo nhân dân Việt
Nam tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc mùa Thu năm
1945, sáng lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa nhân dân Việt Nam
từ thân phận nô lệ thành chủ nhân một nước độc lập. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, với khát vọng “Khơng có gì quý hơn độc lập, tự do”, nhân dân ta đã kiên
cường đấu tranh giành được những thắng lợi vĩ đại, có ý nghĩa lịch sử trong
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày nay, thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa phát triển, nhân tố con
người lại càng được chú trọng hơn bao giờ hết, hội nghị lần thứ tư của ban chấp
hành trung ương Đảng khoá VII đã đề ra và thông qua nghị quyết về việc phát
triển con người Việt Nam toàn diện với tư cách là "Động lực của sự nghiệp xây
dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội". Đó là "con người
phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất phong phú về tinh thần, trong
sáng về đạo đức". Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng
đã khẳng định "Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của
con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi cuả công cuộc đổi mới đất
nước". Thực tiễn đã chứng tỏ xã hội ta hiện nay tình trạng mất hài hồ về mặt
bản thể của mỗi cá nhân là chủ yếu, là tất cả bản thể cá nhân phát triển toàn
diện và hài hồ về đạo đức, trí tuệ, thể lực là mục tiêu xây dựng con người trong
chủ nghĩa xã hội nhưng mục tiêu cơ bản và quan trọng hơn cả là vấn đề con

người phải trở thành nhân tố quyết định lịch sử xã hội và lịch sử của chính
mình.
Bên cạnh đó, khơng chỉ là phát triển con người theo xu hướng thời đại mới
mà còn là sự phát triển con người một cách toàn diện về mọi mặt, tại đại hội XII
của Đảng, vấn đề phát triển con người tồn diện chính là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm được khẳng định: “Phát huy nhân tố con người trong mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân
cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc”. Một trong những nhiệm vụ tổng
quát phát triển đất nước 5 năm 2016-2020 là xây dựng “con người Việt Nam
phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và bảo vệ
12


vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” và “Xây dựng con người Việt Nam phát
triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển”. Đây là
quan điểm mới, phù hợp với thực tiễn phát triển văn hóa, con người Việt Nam
trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng. Đây cũng là một bước tiến quan
trọng của Đảng khi không chỉ nhận thức đúng về yêu cầu tất yếu phải phát triển
con người mà đã biến thành nhiệm vụ, thành hoạt động thực tiễn phải được thực
hiện đồng bộ với các nhiệm vụ quan trọng khác trong công cuộc xây dựng và
phát triển đất nước.
3.2. Ý nghĩa của việc vận dụng những tư tưởng triết học Mác - Lênin vào
vấn đề phát triển con người ở Việt Nam hiện nay
Theo các quan điểm của C.Mác về việc xóa bỏ chế độ tư hữu, ơng nhận
định rằng đây sẽ là một quá trình lâu dài và khó khăn trong hiện thực, khơng thể
xóa bỏ chế độ tư hữu ở bất kỳ trình độ phát triển nào của nền sản xuất xã hội
bằng mệnh lệnh hành chính hay theo ý muốn chủ quan của con người. Những
người cộng sản chỉ đặt ra cho mình nhiệm vụ xóa bỏ chế độ tư hữu bằng cách
xóa bỏ sở hữu tư sản mà thơi, ngay cả khi nhiệm vụ đó được đặt ra thì việc xóa
bỏ chế độ tư hữu cũng không thể thực hiện được ngay lập tức. Việc xóa bỏ chế

độ tư hữu phải tuân theo các quy luật khách quan của sự vận động, phát triển xã
hội và được thực hiện triệt để khi sự tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hóa lao
động khơng cịn thích hợp với cái vỏ tư bản chủ nghĩa của chúng nữa. Khi đó,
cái vỏ ấy sẽ vỡ tung ra với phương thức sản xuất mới có quan hệ sản xuất phù
hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất mà Mác gọi đó là
“sự phủ định cái phủ định”.
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn trung thành
và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thể của đất nước,
nhất là trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. Những
vấn đề về tha hóa lao động hay các vấn đề tha hóa đang hiện hữu cũng đã được
Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Trong thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Miền Bắc, tại Đại hội III Đảng ta đã đề ra chủ trương cải tạo hệ thống các
quan hệ sản xuất cũ thành quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa, với 2 hình
thức sở hữu chủ yếu là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Trong thời gian này,
chúng ta đã tập trung chú trọng, tạo mọi điều kiện để phát triển các thành phần
kinh tế xã hội chủ nghĩa, cải tạo, hạn chế để đi đến xoá bỏ dần các thành phần
kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, đã giải quyết khá tốt các nhu cầu dân sinh vốn khá
yếu kém ở các nước chậm phát triển như ở nước ta; giúp cho việc huy động sức
người, sức của cho cơng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ đất nước.
Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta đặt ra yêu cầu phải đổi mới tư duy, tôn
trọng và hành động theo quy luật khách quan mà quan niệm duy vật lịch sử đã
đặt ra. Đảng đã chủ trương đa dạng hố các hình thức sở hữu với nhiều thành
phần kinh tế khác nhau. Các thành phần kinh tế được hình thành trên cơ sở của
ba hình thức sở hữu cơ bản là: sở hữu tồn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư
13


nhân. Điều quan trọng cần nhấn mạnh là nếu như trước đây, các thành phần
kinh tế chủ yếu được xây dựng trên cơ sở của sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể
thì hiện nay, nhiều thành phần kinh tế được xây dựng và phát triển trên cơ sở

của sở hữu tư nhân hoặc sở hữu hỗn hợp về tư liệu sản xuất. Thêm vào đó,
những chủ trương, chính sách đối với các thành phần kinh tế qua các kỳ Đại hội
đều đã có những thay đổi để phù hợp với mỗi giai đoạn.
Vấn đề phát triển con người ln là vấn đề trọng tâm của q trình xây
dựng và phát triển đất nước, việc vận dụng tư tưởng triết học Mác - Lênin vào
vấn đề lý luận và thực tiễn đó mang lại những kết quả tích cực, đặc biệt trong
quá trình phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội, những vấn đề tha hóa lao động như
Mác đề cập trong Bản thảo kinh tế triết học năm 1844 hiện vẫn mang trong đó
những giá trị thời đại to lớn mà chúng ta không ngừng phải học hỏi. Đảng ta
cũng luôn nhấn mạnh rằng Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là
nền tảng tư tưởng, cơ sở lý luận của cách mạng Việt Nam. Chủ nghĩa Mác ra
đời có thể coi là thành tựu trí tuệ của loài người, phản ánh thực tiễn xã hội, nhất
là cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, đáp ứng yêu cầu phát triển của cách
mạng thế giới, là một tất yếu khách quan trong tiến trình phát triển lịch sử của
tư tưởng nhân loại.

KẾT LUẬN
Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 là một trong những tác phẩm mở
đầu cho thời kỳ sáng tạo mang tính bước ngoặt, thể hiện hình ảnh nhà lý luận và
nhà hoạt động thực tiễn sâu sắc C.Mác, nghiên cứu bản thảo khơng chỉ có tác
dụng to lớn về mặt thế giới quan và phương pháp luận mà cịn có ý nghĩa về
mặt thực tiễn, nhất là đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa như Việt Nam hiện nay. Dù bản thảo đã được ra đời cách đây gần hai thế
kỷ, song những giá trị mà nó mang lại đến nay vẫn không ngừng phát huy tác
dụng đối với sự phát triển của xã hội loài người hiện nay. Đó chính là những giá
trị mang tính lịch sử và thời đại mà tác phẩm mang lại, dù nó chỉ được viết ở
dạng “bản thảo”, khơng được C.Mác viết với chủ đích xuất bản thành sách,
song đây thực sự là những ghi chép có ý nghĩa thể hiện tư duy lý luận và thực
tiễn sâu sắc của ông.
Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 là một cơng trình nghiên cứu kinh

tế, nhưng mục đích của nó lại rộng hơn nhiều: chủ thể kinh tế kết hợp các luận
điểm triết học để làm rõ mục đích của C.Mác là giải thích trên cơ sỏ khoa học
về đời sống con người, thái độ phê phán đối với Triết học Hêghen và phát
Hêghen trẻ, cũng như đối với phương pháp luận kinh tế chính trị đương thời,
các quan niệm khơng tưởng về xã hội, phân tích triết học vấn đề tha hóa trong
lao động và khắc phục tha hóa, vấn đề giải phóng chính trị và giải phóng con
người thơng qua xóa bỏ chế độ tư hữu. Tồn bộ thể hiện một quá trình nghiên
14


cứu sâu sắc, khoa học, có giá trị to lớn đối với thời đại và sự phát triển của xã
hội loài người, hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn.
Việc làm rõ vấn đề lao động bị tha hóa trong Bản thảo kinh tế - triết học
năm 1844 đã giúp vạch trần bản chất của nhà nước quân chủ Phổ lỗi thời, mang
tính phản động, lý luận nặng nề, xa rời thực tiễn, không đáp ứng được nhu cầu
của xã hội mới, đồng thời giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về mặt tối của xã hội
tư bản và chế độ tư hữu, vạch ra con đường giải phóng giai cấp cũng chính là
giải phóng xã hội cũ vì một xã hội tương lai tốt đẹp hơn. Nghiên cứu quan niệm
của C.Mác về tha hóa lao động góp phần khẳng định giá trị của lý luận về tha
hóa nói riêng và học thuyết Mác nói chung, đồng thời là cơ sở lý luận giúp
chúng ta nhận thức đúng đắn về hiện tượng tha hóa lao động trong điều kiện
kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mác - Ăngghen toàn tập - tập 24
2. Lý luận chính trị và truyền thơng - “Bước đầu tìm hiểu khái niệm “tha hóa”
trong triết học” - TS. Bùi Thị Thanh Hương
3. Lý luận chính trị - “Từ cách tiếp cận của C.Mác về tha hóa đến các hiện tượng
tha hóa ở Việt Nam hiện nay” - PGS.TS. Ngơ Đình Xây

15




×