Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ĐỀ BÀI Phân tích những điểm đặc sắc trong bộ Quốc triều hình luật thời Hậu Lê.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.96 KB, 11 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP
LUẬT
ĐỀ BÀI: Phân tích những điểm đặc sắc
trong bộ Quốc triều hình luật thời Hậu
Lê.

Hà Nội, tháng 3 năm 2022
0

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


HỌ VÀ TÊN:

NGUYỄN THỊ MINH THƯ

MSSV:

460346

LỚP:

4603

1

TIEU LUAN MOI download : moi nhat




MỤC LỤC

I, PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................2
II, NỘI DUNG...................................................................................................2
1. Khái quát sự ra đời và nội dung chính của bộ Quốc triều hình luật........2
2. Những nét đặc sắc trong bộ Quốc triều hình luật....................................4
2.1. Đặc sắc về hình thức..........................................................................4
2.2. Đặc sắc về nội dung...........................................................................5
2.3. Pháp luật Việt Nam hiện nay nên kế thừa và phát huy những kinh
nghiệm quý báu của Quốc triều hình luật trong hoạt động lập pháp..........8
III, KẾT LUẬN.................................................................................................9
IV, DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................9

2

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


I, PHẦN MỞ ĐẦU
Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam, từ khi hình thành đã trải qua
bao thăng trầm. Những pháp luật từ đơn giản và sơ khai đến dần dần được
hoàn thiện. Trong hệ thống pháp luật đó khơng thể khơng kể đến sự ra đời của
bộ Quốc triều hình luật. Bộ Quốc triều hình luật khơng chỉ được đánh giá cao
hơn hẳn so với những thành tựu pháp luật của các triều đại trước đó mà cịn
có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với việc biên soạn nhiều bộ luật khác của các
triều đại phong kiến Việt Nam sau này. Sự ra đời của Quốc triều hình luật đã
mang lại những giá trị lịch sử to lớn, trường tồn và cịn góp phần quan trọng
trong cơng cuộc xây dựng pháp lý tại nước ta hiện nay. Mục tiêu hàng đầu

của bộ Quốc triều hình luật là bảo vệ vương quyền, địa vị quyền lợi của giai
cấp phong kiến, củng cố đẳng cấp, trật tự xã hội và gia đình gia trưởng phong
kiến. Bên cạnh đó bộ Quốc triều hình luật có những nét rất đặc sắc. chính vì
lẽ đó nên em chọn đề tài: “Phân tích những điểm đặc sắc trong bộ Quốc
triều hình luật thời Hậu Lê.”
Do kiến thức và thời gian còn hạn chế của bản thân em. Vậy nên sự thiếu sót
là điều khơng thể tránh khỏi. Em kính mong sự đóng góp của thầy, cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
II, NỘI DUNG
1. Khái quát sự ra đời và nội dung chính của bộ Quốc triều hình luật.
1.1. Khái quát sự ra đời của bộ Quốc triều hình luật
“Quốc triều hình luật” hay còn gọi là bộ Luật Hồng Đức ra đời trong triều
đại nhà Lê khi sự phát triển của chế độ phong kiến tập quyền. Do nhu cầu xây
dựng những trật tự xã hội có phát triển của chế độ Trung ương tập quyền, các
hoạt động lập pháp của nhà Lê được đẩy mạnh nhằm xác lập sự thống trị của
nhà Lê. Các vua đầu triều đã sớm có ý thức xây dựng những quy định, và luật
lệ để quản lý các vấn đề trong nước. Căn cứ vào các thư tịch cổ, bộ luật hành
văn đầu tiên ở nước ta có từ thời Lý, thế kỉ XI. Hình Thư được ban hành vào
tháng 1 năm Nhâm Ngọ, đời Lý Thái Tơng (1042), tuy nhiên vẫn có giả
3

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


thuyết cho rằng trước hình thư của nhà Lý, nước ta đã có những đạo luật
thành văn rồi (thời Ngơ, Đinh, Tiền Lê). Vào thời Trần sau khi đánh thắng
quân Nguyên – Mông Trần Thái Tông ban hành các bộ luật mới, khảo xét và
sửa đổi thành các hình luật lễ nghi, soạn thảo Quốc Triều Thông Chế. Đến
thời Trần Dụ Tơng đã soạn bộ Hồn Triều Đại Điển và khảo soạn bộ Hình
Thư để ban hành. Sau khi lên ngôi vua, Lê Lợi đã huy động một số đại thần

soạn luật lệ về kiện tụng, về phân chia ruộng đất, về hình phạt, ân xá… do đó
những thứ hình phạt, những lễ ân giám trong Quốc triều hình luật phần lớn
đều được quy định trong thời lê Thái Tổ. Đến thời Lê Thái Tông đã xây dựng
những nguyên tắc xử các vụ án kiện cáo, hối lộ và về những hành động giao
thiệp với người nước ngoài. Đời Lê Nhân Tông đã ban hành 14 điều luật về
quyền tư hữu ruộng đất. Và đỉnh cao của quá trình xây dựng hệ thống luật
pháp của nhà Lê chính là việc ban hành “Quốc triều hình luật” (cịn gọi là “Bộ
luật Hồng Đức” hoặc “Lê triều hình luật”) dưới triều Lê Thánh Tơng năm
14831. Quốc triều hình luật đã trải qua một quá trình xây dựng lâu dài, từ thời
vua Lê Thái Tổ đến đời vua Lê Thái Tơng mới hồn thành. Bộ Quốc triều
hình luật bao gồm 6 quyển, 722 điều:2
+ Quyển 1 có 2 chương:
Danh lệ (49 điều) – quy định những vấn đề có tính chất chi phối nội dung
khác
Cấm vệ (47 điều) – quy định bảo vệ cung cấm, kinh thành và các tội về cấm
vệ
+ Quyển 2 có 2 chương:
Vi chế (144 điều) – quy định các hình phạt khi quan lại có hành vi sai trái,
các tội về chức vụ,

1

“Quốc triều Hình luật” đỉnh cao của thành tựu luật pháp Việt ...

2

Trường Đại học Luật Hà Nội (năm 2021) Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam NXB Công an
nhân dân trang 238

4


TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Quân chính (43 điều) – quy định về sự trừng phạt dành cho các tướng, sĩ có
hành vi sai trái, các tội qn sự.
+ Quyển 3 có 3 chương:
Hộ hơn (58 điều) – quy định về hộ tịch, hộ khẩu, hơn nhân gia đình và các tội
phạm trong lĩnh vực này.
Điền sản (59 điều): Quy định về ruộng đất, thừa kế, hương hỏa và các tội
phạm liên quan.
Thông gian (10 điều): Quy định về tội phạm tình dục.
+ Quyển 4 có 2 chương:
Đạo tặc (54 điều): Quy định về tội phạm trộm cướp, giết người và một số tội
phạm chính trị.
Đấu tụng (50 điều): Quy định gồm các tội đánh nhau, tội vu cáo, lăng mạ.
+ Quyển 5 có 2 chương:
Trá nguỵ (38 điều): Quy định tội giả mạo, lừa dối.
Tạp luật (92 điều): quy định các tội không thuộc những chương trên.
+ Quyển 6 có 2 chương:
Bộ vong (13 điều): Quy định về bắt tội phạm chạy trốn và các tội có liên
quan.
Đoản ngục (65 điều): Quy định về xử án giam giữ can phạm và các tội phạm
trong lĩnh vực này.3
“Quốc triều hình luật” là một bộ luật có tính chất tổng hợp, phạm vi điều
chỉnh rất rộng và được xây dựng dưới dạng hình sự, áp dụng chế tài hình luật.
Các nhà nghiên cứu thường chia nội dung của nó thành: luật Hình, luật Dân
sự, luật Hơn nhân gia đình và luật Tố tụng.
2. Những nét đặc sắc trong bộ Quốc triều hình luật.
2.1. Đặc sắc về hình thức

Giáo sư Insun Yu đã đưa ra nhận xét: “Quốc triều hình luật nhà Lê có 249
điều giống luật nhà Đường và 68 điều vay mượn từ luật nhà Minh, nhưng 456
điều của Quốc triều hình luật thì khơng tìm thấy trong hai bộ luật đó của các
triều đại phong kiến Trung Hoa”4. Các nhà làm luật của Đại Việt thời phong
kiến đã tiếp thu có chọn lọc nhiều thành tựu của lập pháp của Trung Quốc.
3

4

Xem Quốc triều hình luật, NXB chính trị Quốc gia Hà Nội 2005.
Insun Yu: Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII,XVIII – NXB Khoa học Xã hội Hà Nội 1994.

5

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Bởi lẽ, luật pháp Trung Quốc có từ lâu đời, bên cạnh đó trình độ lập pháp thời
bấy giờ đã phát triển cao. Vậy nên bộ Quốc triều hình luật vừa chịu ảnh
hưởng của luật pháp nhà Minh, nhà Đường nhưng vẫn có những nét đặc sắc
riêng về cả phương diện hình thức bố cục và nội dung. Có những điểm không
giống hoặc không xuất hiện trong luật pháp Trung Hoa.
Bộ Quốc triều hình luật có 722 điều, 13 chương và gồm 6 quyển. Khi so
sánh với luật pháp nhà Đường là bộ Đường luật sớ nghị gồm có 500 điều chia
thành 12 chương (Danh lệ, Vệ cấm, Chức chế, Hộ hôn, Khai khố, Thiện hưng,
Đạo tặc, Đấu tụng, Trá ngụy, Tạp luật, Bộ vong, Đốn ngục) trong 30 quyển.
Có thể thấy, bộ Quốc triều hình luật có số điều gần gấp rưỡi bộ Đường luật
(hơn 222 điều). Trong đó có hàng trăm điều khơng có trong luật nhà Đường
hoặc ít nhiều có nội dung khác so với luật pháp Trung Hoa. Trong bộ Quốc
triều hình luật các quy định về các nhóm tội tình dục và các vấn đề ruộng đất

được quy định riêng biệt và cụ thể hơn. Như vậy các nhà làm luật triều Lê đã
không nhất thiết theo bố cục của luật pháp Trung Hoa. Điều này thể hiện rõ
khi so sánh cơ cấu của Quốc triều hình luật và bộ Đường luật sớ nghị.
2.2. Đặc sắc về nội dung
Không chỉ thể hiện ở bố cục mà nét đặc sắc của bộ Quốc triều hình luật
cịn thể hiện rõ ở nội dung. Về nội dung, các quy định về hơn nhân-gia đình,
điền sản của luật bộ Quốc triều hình luật được chú trọng hơn so với Đường
luật (quy định cụ thể về văn tự, chúc thư, chế độ và phương thức chia thừa kế,
tài sản của vợ-chồng khi góa bụa v.v). Các nhà làm luật Trung Hoa không
quy định một cách rõ ràng về cách thức thành lập và hình thức các loại văn tự,
chúc thư, chế độ tài sản của vợ chồng khi góa bụa và chế độ thừa kế. Nhiều
quan hệ trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình và lĩnh vực điền sản không được
các nhà làm luật phong kiến Trung Hoa chú trọng. Ngược lại bộ Quốc triều
hình luật lại có những quy định cụ thể về hai lĩnh này. Đặc biệt trong Quốc
triều hình luật đã có ý niệm phân biệt nguồn và các loại tài sản của vợ chồng
6

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


(xuất hiện phu điền sản và thê điền sản, phu gia điền sản và thê gia điền sản).
Chính vì thế, sau này các tòa án thời Pháp thuộc hay Tòa thượng thẩm Sài
Gòn thời Việt Nam Cộng hòa hay dựa trên các quy định này của luật Hồng
Đức để phân xử các vụ kiện tụng liên quan tới tài sản vợ-chồng. Luật hương
hỏa của triều Lê thể hiện sâu sắc phong tục tập quán của người Việt có nhiều
điểm khác xa với pháp luật Trung Hoa như là: Trong quyền thừa kế tài sản
của cha mẹ để lại, pháp luật nhà Lê không phân biệt con trai hay con gái.
Điều 391 có quy định: Người giữ hương hỏa có con trai trưởng thì dùng con
trai trưởng, khơng có con trai trưởng thì dùng con gái trưởng. 5 Ngồi ra ngay
cả cách sử dụng từ ngữ cũng đã có sự khác nhau. Nhà làm luật của triều Lê

dùng từ “hương hỏa” từ ngữ dân gian của người Việt chứ không gọi theo
Trung Hoa là “tự sản”, hoặc “tổ phần sản địa”. Cịn một số chế định như chế
định Ngũ hình, chế định thập ác tội… những chế định kinh điển của luật pháp
Trung Hoa cũng được các nhà làm luật triều Lê vận dụng linh hoạt.
Ngồi ra, quốc triều hình luật chứa đựng nhiều quy định nhân văn, tiến bộ
vượt trội so với ý thức hệ phong kiến đương thời. Bộ Quốc triều hình luật có
tính nhân đạo bảo vệ quyền lợi của con người như dân đinh phụ nữ, nô lệ…
Nhà làm luật triều Lê đã bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. Trong gia
đình tuy người chồng là gia trưởng nhưng khi có việc hệ trọng, người chồng
thường bàn bạc với người vợ Trong hôn nhân, người phụ nữ cũng có thể u
cầu ly hơn (đâm đơn kiện). Điều 322 - "Quốc triều hình luật" ghi: "Con gái
thấy chồng chưa cưới có ác tật có thể kêu quan mà trả đồ sính lễ", nếu "con rể
lăng mạ cha mẹ vợ, đem thưa quan, cho ly dị". Không những thế, luật pháp
còn bảo vệ người phụ nữ. Họ được phép đến nhà đương chức xin ly hôn trong
trường hợp chồng khơng chăm nom, săn sóc vợ trong 5 tháng (1 năm - nếu vợ
đã có con). Nếu vợ đem đơn đến cơng đường thì bộ luật cho phép cưỡng bức
ly hơn. Quy định này khơng có trong bất kỳ bộ luật nào của Trung Quốc cũng
5

Xem Quốc triều hình luật, NXB chính trị Quốc gia Hà Nội 2005

7

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


như các văn bản cổ luật trước hay sau triều Lê. Còn một số điều quy định nếu
người phạm tội là nữ thì được giảm nhẹ (điều 429,441). Đặc biệt người phụ
nữ được hưởng quyền thừa kế, con gái và con trai được hưởng bằng nhau.
Bộ quốc triều hình luật ít nhiều đã có sự bảo vệ và quan tâm đến đời sống

dân thường, đặc biệt người nghèo khổ. Có khơng ít những điều luật bảo vệ
dân đinh, trừng phạt nghiêm khắc những người quyền quý khi bị ức hiếp,
quấy nhiễu như là điều 304: “những người cai quản dân đinh mà làm bậy
nhiễu thì xử đồ hay bãi chức. Tơn thất từ nhị phẩm trở lên thì phạt 100 quan”;
quan lại phải đảm bảo an ninh, an toàn cho dân (các điều 458, 645, 646, 647,
648, 648). Bộ luật cũng có một số quy định bảo vệ cuộc sống của người già,
cô quả, tàn tật trẻ mồ côi không có khả năng tự mưu sống. Phải chăm sóc
những người già cả, trẻ mồ côi, người tàn tật, thấp hèn… (các điều 294,
295…), không được lợi dụng chức quyền để tham ơ, chiếm đoạt tiền bạc, tài
sản của dân. Ngồi ra bộ Quốc triều hình luật cũng có những điều luật mang
tính nhân đạo đối với những người có tội. Đối với người phạm tội: Có những
quy định riêng đối với người phạm tội trên 70 tuổi và dưới 15 tuổi, trong một
số trường hợp không được xử tội hay không được tra khảo. Nghiêm cấm việc
đối xử bạo lực với tù nhân trong một số trường hợp quy định.
Bộ Quốc triều hình luật có những điều luật trừng phạt rất nặng đối với
hành vi phá hoại đê điều (Điều 596), chặt phá cây cối lúa má của người khác
(điều 601), thả trâu ngựa phá hoại hoa màu của nhân dân…
Những nét đặc sắc của bộ Quốc triều hình luật có được trước hết là do Bộ
luật này ra đời trong triều đại nhà Lê – thời kì đất nước ta đạt đến đỉnh cao
của chế độ phong kiến tập quyền. Nhà nước không chỉ bảo vệ quyền lợi của
chế độ phong kiến mà còn đại diện cho cả lợi ích của cả dân tộc và nhân dân.
Nguồn gốc bình dân và sức mạnh của nhân dân trong chiến tranh giải phóng
đã đưa tập đồn phong kiến nhà Lê lên địa vị thống trị là yếu tố cơ bản quyết
định tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc của Bộ luật triều Lê. Lí do tiếp theo
8

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


là do trình độ kĩ thuật của các nhà làm luật triều Lê đã có trình độ cao, có sự

nhìn nhận đúng đắn về xã hội, phong tục tập quán của Việt Nam thời bấy giờ
đồng thời với ý niệm rằng, pháp luật nhà nước chỉ có hiệu lực và hiệu quả
thực tế phù hợp với con người và xã hội Việt Nam. Vì lẽ đó bộ Quốc triều
hình luật mang
những nét đặc sắc riêng của pháp luật Đại Việt. 6 Những nét đặc sắc ấy không
những được các nhà nghiên cứu cổ luật trong nước đánh giá cao mà cịn được
một số học giả nước ngồi ca ngợi. Trong lời giới thiệu và dịch sang pháp bộ
Quốc triều hình luật Deloustal đã đánh giá cao sự sáng tạo mang đậm tính
cách Việt của luật pháp thời Lê, trường Đại học Havard của Mĩ cho dịch sang
tiếng anh bộ Quốc triều hình luật…7
2.3. Pháp luật Việt Nam hiện nay nên kế thừa và phát huy những kinh
nghiệm quý báu của Quốc triều hình luật trong hoạt động lập pháp.
Quốc triều hình luật có chế tài ln gắn chặt với quy định ngay trong điều
luật, có thể là chế tài hình sự, dân sự, luật hơn nhân và gia đình. Kĩ thuật lập
pháp này làm cho cho các điều luật rõ ràng, minh bạch, cụ thể, vừa tạo điều
kiện thuận lợi cho việc thực hiện, áp dụng pháp luật. Đây là kĩ thuật lập pháp
cần được phát huy trong xây dựng pháp luật nước ta hiện nay.
Theo kinh nghiệm pháp điển hóa của Quốc triều hình luật, các giá trị
trong đạo đức, tập quán truyền thống… Những giá trị này kịp thời thể chế hóa
thành luật làm cho luật dễ đi vào cuộc sống, trở thành thói quen, thành sức
mạnh bắt buộc chung của pháp luật trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội. Đây
cũng là kinh nghiệm cần kế thừa trong quá trình lập pháp của nước ta.
Khi so sánh những điều luật trong pháp luật nước ta hiện nay cịn dài
dịng, thiếu chi tiết cụ thể, thiếu tính bao qt nên khó nhớ, khó thực hiện.
Quốc triều hình luật vừa chi tiết, vừa cụ thể, đủ bao quát nên dễ nhớ, dễ đi
6

Trường Đại học Luật Hà Nội (năm 2021) Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam NXB Công an
nhân dân trang 238
7

Trường Đại học Luật Hà Nội (năm 2021) Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam NXB Công an
nhân dân trang 240

9

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


vào cuộc sống. Xét trên phương diện kỹ thuật thể hiện, cần kế thừa kinh
nghiệm quý báu trong hoạt động lập pháp của nước ta hiện nay.
III, KẾT LUẬN
Bộ Quốc triều hình luật là bộ luật tiến bộ nhất, hồn chỉnh nhất trong các bộ
lụât ở Việt Nam thời kỳ phong kiến là di sản văn hóa pháp lí q giá mà ông
cha ta để lại. Không chỉ là thành tựu có giá trị đặc biệt trong lịch sử pháp lụât
Việt Nam mà còn là một trong những thành tựu tiêu biểu của nền văn hiến
nước ta. Bộ luật ấy khơng chỉ có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nội dung tư tưởng
rộng lớn, là cơ sở và nền tảng trong việc xây dựng nhà nước phong kiến thịnh
trị thời Lê mà cịn có nhiều giá trị, ý nghĩa to lớn và những bài học kinh
nghiệm trong việc xây dựng, hoàn thiện nền pháp luật, trong việc thực thi
pháp luật ở nước ta hiện nay.
IV, DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội (năm 2021) Giáo trình lịch sử nhà nước
và pháp luật Việt Nam NXB Cơng an nhân dân
2. Quốc triều hình luật, NXB chính trị Quốc gia Hà Nội 2005
3. Insun Yu: Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII, XVIII – NXB Khoa
học Xã hội Hà Nội 1994
4. Website: “Quốc triều Hình luật” đỉnh cao của thành tựu luật pháp
Việt ... ngày truy cập 14/04/2022

10


TIEU LUAN MOI download : moi nhat



×