Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Giáo trình ván khuôn giàn giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 41 trang )

Bài THÁP
giảng Kỹ thuật cốp pha
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG
KHOA CƠ KHÍ XÂY DỰNG

GIÁO TRÌNH
MĐ: VÁN KHN- GIÀN GIÁO

LƯU HÀNH NỘI BỘ

Biên soạn: Tổ Bộ Môn Xây Dựng

1


Bài giảng Kỹ thuật cốp pha

BÀI 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÁN KHUÔN
I. KHÁI NIỆM
Ván khuôn :Ván khuôn là khuôn mẫu tạm thời bằng gỗ, kim loại hoặc bằng các loại
vật liệu khác (bê tông, nhựa tổng hợp…) được gia công nhằm tạo hình thù cho các kết
cấu bê tông và bê tông cốt thép. Sau khi bê tông đông cứng chúng được tháo ra đem
sử dụng vào các công trình khác.
Ván khuôn có hai chức năng chủ yếu sau:
- Chống lực xô ngang của bê tông khi còn ướt và đảm bảo kích thước hình
học của cấu kiện bê tông theo thiết kế.
- Quyết định đến chất lượng bề mặt bê tông.
Tuy nói là hai chức năng chủ yếu nhưng nay là hai điều kiện quan trọng để kết
cấu bê tông có được hình dạng thiết kế mong muốn.
II. PHÂN LOẠI VÁN KHUÔN.


1. Phân loại theo kết cấu sử dụng: Ván khuôn móng, ván khuôn tường, ván khuôn
cột, ván khuôn dầm, ván khuôn sàn, ván khuôn cầu thang, ván khuôn vòm…
2. Phân loại theo cấu tạo: Ván khuôn cố định, ván khuôn định hình, ván khuôn di
động, ván khuôn ốp mặt, ván khuôn đặc biệt…
a. Ván khuôn cố định:
Ván khuôn thường làm bằng gỗ, ít khi làm bằng kim loại, được gia công tại
hiện trường, loại này chỉ làm theo từng bộ phận kết cấu của công trình nào đó để đổ
bê tông. Sau khi bê tông đong cứng tháo ra thì loại ván khuôn này không thể dùng
ngay cho các công trình khác mà phải gia công lại.
Ưu điểm: Loại ván khuôn này sản xuất dễ dàng.
Nhược điểm: Tiêu hao nhiều vật liệu (vì phải cắt vụn gỗ để thích hợp với nhiều
loại kết cấu công trình), tốn nhiều thời gian gia công và nhân công nên kém kinh tế.

Biên soạn: Tổ Bộ Môn Xây Dựng

2


Bài giảng Kỹ thuật cốp pha

b. Ván khuôn định hình: (Ván khuôn tháo lắp)
Ván khuôn định hình còn gọi là ván khuôn luân lưu. Được chế tạo tại nhà máy
hoặc các phân xưởng là những tấm tiêu chuẩn, định hình sẵn có hình dạng và kích
thước cố định không bị thay đổi trong quá trình sử dụng.
Khi thi công, công nhân chỉ việc lắp dựng, liên kết các tấm với nhau bằng các
phụ kiện liên kết tạo thành hình dạng kết cấu cần sử dụng (cột, tường, dầm, sàn…).
Sau khi bê tông đông cứng tháo ra ván khuôn vẫn giữ nguyên hình dạng và có thể
đem đi lắp ráp vào công trình khác ngay mà không cần bị gia công lại
Ưu điểm: sử dụng được nhiều lần, tháo dỡ và lắp dựng dễ dàng, ít thất lạc hao
tốn, mất mát. Tiết kiệm được vật liệu, nhân công và thời gian thi công công trình.

Nhược điểm: Chi phí ban đầu cho loại ván khuôn này khá cao nên chỉ sử dụng
loại này cho những công trình lớn, nhà cao tầng có độ luân chuyển cao.

Biên soạn: Tổ Bộ Môn Xây Dựng

3


Bài giảng Kỹ thuật cốp pha

c. Ván khuôn di chyển:
- Ván khuôn di chuyển (ván khuôn di động) là loại ván khuôn không tháo rời
từng bộ phận sau khi tháo dỡ ván khuôn mà để nguyên hình dạng đó di chuyển sang
vị trí tiếp theo để đúc bê tông. Ván khuôn có các loại: Di chuyển theo phương đứng
và theo phương ngang.
+ Ván khuôn di chuyển theo phương đứng: Là loại ván khuôn chỉ di
chuyển theo phương thẳng đứng trong quá trình thi công. Chúng được cấu tạo từ
những tấm có chiều cao khoảng 1.2 – 1.5m, ván khuôn được lắp toàn bộ theo chu vi
công trình. Khi di chuyển ván khuôn được nâng lên liên tục cho đến khi thi công xong
chiều cao công trình.

Biên soạn: Tổ Bộ Môn Xây Dựng

4


Bài giảng Kỹ thuật cốp pha

Cốp pha tường di chuyển theo phương đứng
+ Ván khuôn di chuyển theo phương ngang: Là hệ ván khuôn được cấu tạo

bằng những tấm khuôn, liên kết bằng khung đỡ. Khung đỡ lắp trên hệ thống bánh xe,
chạy trên đường ray theo chiều dài công trình.
Ván khuôn di chuyển theo phương ngang dùng để thi công các công trình
bê tông cốt thép nhưng mái nhà công nghiệp, vòm cuốn đơn giản, các công trình có
chiều dài lớn, tiết diện không thay đổi như: Đường hầm, kênh dẫn nước…

Biên soạn: Tổ Bộ Môn Xây Dựng

5


Bài giảng Kỹ thuật cốp pha

d. Ván khuôn ốp mặt.
Là loại ván khuôn rất kiên cố. Sau khi thi công loại ván khuôn này được để lại
làm bề mặt kết cấu, nó có thể chịu được tải trọng trong quá trình thi công và tải trọng
nén - uốn của kết cấu.
Cấu tạo: loại ván khuôn này có thể làm bằng bê tông cốt thép hoặc bằng kim
loại. Chúng được dùng ở những công trình đặc biệt như: Công trình cách nhiệt, công
trình chống phóng xạ…

Ván khuôn ốp mặt tường
3. Theo vật liệu sử dụng.
Theo vật liệu sử dụng người ta có thể phân ra:
- Ván khuôn gỗ: làm bằng gỗ tròn, gỗõ dán chịu nước, gỗ ép bền nước.
- Ván khuôn kim loại: làm bằng tôn mỏng, nhôm cứng (hợp kim nhôm…)
- Ván khuôn làm bằng cao su, chất dẻo…
- Ván khuôn ốp mặt làm bằng bê tông, bê tông cốt thép, kim loại….
- Ván khuôn làm bằng các tấm định hình, liên kết các tấm với nhau bằng
bulông hoặc dây thép vặn xoắn.

* Tóm lại: dù phân loại ván khuôn như thế nào thì trong thực tế cũng chỉ có hai
loại chủ yếu là ván khuôn cố định và ván khuôn luân lưu.
Biên soạn: Tổ Bộ Môn Xây Dựng

6


Bài giảng Kỹ thuật cốp pha

III. YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI VÁN KHUÔN.
Ván khuôn chủ yếu làm bằng gỗ hoặc kim loại, được sản xuất trong nhà máy,
công xưởng hoặc tại công trường xây lắp. Nhưng dù sản xuất ở đâu, lắp dựng như thế
nào thì ván khuôn vẫn phải đáp ứng được những yêu cầu chủ yếu sau:
- Ván khuôn cần phải tạo được hình dáng, kích thước của các bộ phận kết cấu
(cột, dầm, sàn…) của công trình theo đúng thiết kế.
- Ván khuôn phải ổn định, bền vững, cứng cáp, không cong vênh, không nứt
tách.
- Ván khuôn phải gọn nhẹ di chuyển dễ dàng, dễ lắp dựng và dễ tháo dỡ. Khi
tháo dỡ không gây sứt mẻ, vỡ nứt bê tông, cũng như hư hỏng ván khuôn, không gây
khó khăn cho việc lắp đặt cốt thép và đổ bê tông.
- Ván khuôn phải sử dụng được nhiều lần. (bằng gỗ 3 - 7 lần, bằng kim loại
50 - 200 lần)
- Ván khuôn phải chịu được tải trọng của bản thân vá n khuôn, bê tông, cốt
thép, trọng lượng của người khi thi công, sức gió…
- Ván khuôn phải kín khít không làm chảy mất nước và vữa xi măng. Phải tạo
được bề mặt bê tông phẳng và nhẵn.

Biên soạn: Tổ Bộ Môn Xây Dựng

7



Bài giảng Kỹ thuật cốp pha

BÀI 2
DÀN GIÁO TRONG XÂY DỰNG
I. KHÁI NIỆM.
Dàn giáo : Dàn giáo là hệ thống chống đỡ bằng khung cứng, có nhiệm vụ đảm
bảo cho ván khuôn ở độ cao nhất định theo yêu cầu, chống đỡ và nhận tất cả những
tải trọng tác dụng lên nó, truyền tải trọng qua các cột chống xuống nền hoặc các bộ
phận công trình hiện có.
Dàn giáo trong công tác ván khuôn, có chức năng chống đỡ ván khuôn tạo nên
các sàn thao tác để lắp dựng ván khuôn và làm các công việc khác như: lắp đặt và
buộc cốt thép, đổ bê tông… Đôi khi dàn giáo còn được dùng để tạo nên các sàn che
chắn an toàn cho không gian bên dưới công trình đang sử dụng. Ngoài ra dàn giáo còn
có tác dụng chống các lực xô ngang phát sinh trong quá trình thi công.
II. MỘT SỐ GIÁO CHỐNG THÔNG DỤNG TRONG XÂY DỰNG.
1. Giáo chống bằng tre:
Tre sử dụng để làm cột chống phải là tre đực, đặc trắc, không bị sâu mọt, mục
nát. Kích thước tiết diện phải đồng đều không có cây quá nhỏ hay bị giảm tiết diện
cục bộ trên thân cây.
Cột chống tre dùng làm giáo chỉ nên dùng cho những công trình có chiều cao
nhỏ, ít tầng, độ luận chuyển thấp hoặc không có điều kiện sử dụng dàn giáo công cụ.
2. Giáo chống bằng gỗ.
Là loại cột chống được làm từ các ván xẻ dày, gỗ tròn hoặc gỗ 10 x 10cm, 12
x 12cm. Với giằng làm bằng ván liên kết các cột chống bằn đinh.
Cột chống gỗ được sử dụng trong những công trình nhỏ, vừa và thấp tầng, loại
này có độ ổn định và độ bền cao hơn cột chống bằng tre. Trong xây dựng hiện nay hệ
dàn giáo bằng gỗ cũng được sử dụng khá thông dụng do giá thành thấp, nhưng có
nhược điểm là hao tốn vật liệu, độ luân chuyển thấp trong quá trình sử dụng.


Biên soạn: Tổ Bộ Môn Xây Dựng

8


Bài giảng Kỹ thuật cốp pha

a. Đối với gỗ vuông; b. đối với gỗ tròn; c: chi tiết khác nhau của đầu cột bằng gỗ tròn

3. Giáo chống bằng thép.
Giáo chống bằng thép có nhiều loại: Giáo chống theo phương đứng có các loại
chủ yếu: hệ giáo gồm các cột chống đơn (được liên kết với nhau bằng giằng, tạo thành
hệ thống ổn định vững chắc) . Hệ dàn giáo khung không gian, hệ giáo PAL…
a. Cột chống đơn điều chỉnh được chiều cao.
Hiện nay được sử dụng khá phổ biến, loại này có thể điều chỉnh được chiều
cao bằng cách nối chồng các đoạn ống lại với nhau.
Cấu tạo của loại cột chống là ống trong và ngoài lồng vào nhau, đầu ống
ngoài có ren vuông (ren ngoài). Trên phần ren ốc có khoét hai rãnh thông nhau (hai
rãng này đói xứng nhau) để cắm chốt. Chốt xuyên qua một trong những lỗ của ống
trong là tựa lên vòng quay điều chỉnh. Vòng quay điều chỉnh là đai ốc có ren vuông
có thể xoay tròn trên toàn bộ phần ren ốc ở đầu ống ngoài. Vòng quay điều chỉnh có
tai để tra tay vặn, nhờ vậy người điều khiển có thể đứng ở một vị trí mà vẫn có thể
điều chỉnh độ cao cột chống một cách dễ dàng.
Chân cột chống có đế hình vuông, có lỗ để có thể đóng đinh giữ chặt vào ván
lót và có những lỗ để nối chồng các loại cột chống khác.

Biên soạn: Tổ Bộ Môn Xây Dựng

9



Bài giảng Kỹ thuật cốp pha

Tải trọng cho phép P phụ thuộc chiều cao cột và cách sử dụng cột (lực đặt đúng tâm hay lệch tâm)
1. Đỉnh và chân cột không ổn định
P = 30/h kN
2. Đỉnh và chân cột ổn định chắc chắn P = (30/h )(L/h) kN
3. Cột chịu lực đúng tâm
P = 1,5(30/h)(L/h) kN
4. Cột chịu lực ngang phải tăng độ cứng bằng giằng ống thép hay gỗ
Ghi chú: h: chiều cao cột; L: chiều dài max của cột

Biên soạn: Tổ Bộ Môn Xây Dựng

10


Bài giảng Kỹ thuật cốp pha

Cột chống kim loại nối chồng tại mặt bích
a. cột chống;
b. mặt bích
1. các đoạn ống bên dưới; 2: đoạn ống trên
cùng; 3: mặt bích; 4: bộ phận điều chỉnh;
5: bulông ốc liên kết.

Kết cấu điều chỉnh độ cao ở đầu cột giáo
1. thép hình U14 dài 60mm; 2. đai ốc;
3. bulông; 4. ống giáo kim lọai; 5. vít;

6. vành đệm

b. Hệ giáo PAL:
Đặc điểm chung: Giáo PAL được nhiều nước sử dụng. Với ưu thế là một chân
chống “vạn năng”, đảm bảo an toàn và kinh tế, giáo PAL có thể sử dụng thích hợp
cho mọi công trình xây dựng với những kết cấu nặng, đặt ở chiều cao lớn.
Ưu điểm: giáo PAL làm bằng thép nhẹ, đơn giản, thuận tiện cho việc lắp
dựng, tháo dỡ, đạt được chiều cao thích hợp theo mong muốn, dẫn đến giảm giá thành
trong quá trình thi công công trình.
- Cấu tạo: giáo PAL bao gồm các bộ phận sau:
+ Kích ren được hàn vào tấm đế (phía dưới) và tấm đầu (phía trên cùng).
+ Các thanh giằng ngang và giằng chéo. (thanh giằng: là bộ giữ cố định
cho dàn giáo, liên kết với các bộ phận khác)
+ Khung tam giác tiêu chuẩn (S – 1215).
+ Khớp nối.
+ Chốt giữ khớp nôi.

Biên soạn: Tổ Bộ Môn Xây Dựng

11


Bài giảng Kỹ thuật cốp pha

Bộ phận

Kiểu

Ống đứng
Ống ngang

Ống chéo
Giằng ngang
Giằng chéo
Trọng lượng

STK51
STK41
STK41
SN – 12
SN – 12

Đường kính
(mm)
76,3
42,7
42,7
34,0
42,7

Độ dày
(mm)
3,2
2,4
2,4
2,2
2,4

Dài
(mm)
1500


1200
1697

18 kg

- Trình tự lắp dựng:
+ Đặt bệ kích (gồm chân và đế kích). Liên kết các bệ kích lại với nhau
bằng giằng nằm ngang và giằng chéo.
+ Lắp dựng khung tam giác vào từng bệ kích, điều chỉnh các bộ phận cuối
của khung tam giác tiếp xúc với đai ốc cánh.
+ Lắp các thanh giằng ngang và giằng chéo.
+ Lồng khớp nối và làm chặt các khớp giữ khớp nối. Sau đó tiếp tục chồng
các khung tam giác cho đến khi đạt độ cao yêu cầu. Cuối cùng, lắp các
bệ kích đỡ phía trên, ở các góc của khung tam giác.

* Toàn bộ hệ chống của giá đỡ khung tam giác, sau khi lắp dựng xong, có thể điều
chỉnh độ cao nhờ bệ kích phía trên và phía dưới (chiều cao điều chỉnh có thể trong
khoảng từ 1 – 750mm)

Biên soạn: Tổ Bộ Môn Xây Dựng

12


Bài giảng Kỹ thuật cốp pha

Chú ý:
+ Lắp các thanh giằng nằm ngang theo hai phương vuông góc và chống
chuyển vị bằng gằng chéo. Trong khi lắp dựng không được thay thế các

bộ phận và phụ kiện của chân chống bằng các đồ vật khác. (như bằng
gỗ, gạch…)
+ Toàn bộ hệ thống phải được liên kết vững chắc và điều chỉnh đai ốc
bằng đai ốc của các bệ kích.
c. Hệ giáo khung không gian.
Hệ dàn giáo này cũng được sử dụng khá phổ biến trong xây dựng. Chúng
được dùng để chống đỡ ván khuôn, được dựng bao quanh theo chu vi công trình để
làm lưới chắn bao quanh công trình, hạn chế tai nạn khi có vật hoặc người rơi từ trên
cao xuống thông qua màn chắn an toàn. (Màn chắn an toàn: là một tấm chắn đặt giữa
tay vịn và thanh chắn chân, để ngăn dụng cụ lao động hoặc vật liệu không rơi khỏi dàn
giáo )
Hoặc làm sàn thao tác cho các công tác như: Lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn,
xây, trát, lăn sơn…
Hoặc làm sàn thao tác bao quanh công trình, dàn giáo được neo vào công
trình bằng khóa giáo và các bộ phận liên kết. (Neo: bộ phận liên kết giữa dàn giáo với
công trình hoặc kết cấu, để tăng cường ổn định cho dàn giáo)
- Cấu tạo: giáo khung phẳng cũng tương tự như giáo PAL bao gồm các bộ phận
chủ yếu sau:
+ Kích ren có thể điều chỉnh được độ cao.
+ Các thanh giằng chéo.
+ Khung giáo tiêu chuẩn.
+ Sàn công tác.
+ Khóa giáo.

Dàn giáo khung không gian
Biên soạn: Tổ Bộ Môn Xây Dựng

13



Bài giảng Kỹ thuật cốp pha

- Trình tự lắp dựng:
+ Xác định vị trí cần lắp dựng, đặt bệ kích sao cho vừa với khoảng cách
chiều rộng khung giáo.
+ Nếu nền đặt chân bệ kích là nền đất thì nên đặt tấm gỗ để chống lún.
+ Lắp khung giáo vào từng bệ kích.
+ Điều chỉnh các đai kích sao cho khung giáo được ngang bằng.
+ Lắp các thanh giằng chéo.
+ Sau đó tiếp tục chồng các khung giáo cho đến khi đạt độ cao yêu cầu.
Cuối cùng, lắp các bệ kích đỡ phía trên ở các góc của khung giáo.
III. MỘT SỐ YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI DÀN GIÁO.
Dàn giáo là hệ khung cứng có thể bằng tre, gỗ, kim loại… Nhưng cho dù làm
bằng vật liệu nào đi chăng nữa thì dàn giáo cũng phải đảm bảo được những yêu cầu
sau đây:
- Dàn giáo phải ổn định, chắc chắn, không cong vêng, không bị xê dịch, gẵy
đổ trình quá trình thi công.
- Dàn giáo phải đảm bảo dễ sản xuất, dễ lắp dựng, dễ tháo dỡ.
- Dàn giáo phải được liên kết với nhau bằng các thanh giằng ngang, giằng
dọc và giằng chéo.
- Các môi nối liên kết với nhau phải ổn định chắc chắn để dàn giáo không bị
biến dạng.
- Dàn giáo phải đảm bảo cho ván khuôn ở độ cao nhất định theo thiết kế.
- Dàn giáo phải chịu được mọi tải tải trọng trong quá trình lắp dựng, ghép
ván khuôn, đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông cũng như tải trọng của người, dụng
cụ thi công…
- Dàn giáo phải an toàn và tiết kiệm vật liệu.
IV. CÁC LOẠI DÀN GIÁO.
1. Giáo chống khi chiều cao nhỏ hơn 6m.
Giáo chống cho ván khuôn dầm, sàn và các kết cấu khác trong xây dựng, các

công trình dân dụng và công nghiệp nhiều tầng phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Qua các tầng khác nhau. Trụ giáo phải nằm trên một đường thẳng đứng
để tải trọng ở các cột tầng trên truyền trực tiếp xuống cột tầng đưới mà không truyền
xuốâng sàn bê tông.
- Cột giáo có thể làm bằng: cột chống gỗ có chiều dài cố định, giáo công cụ
có thể điều chỉnh độ cao (cột chống đơn điều chỉnh được chiều cao bằng ren ốc, cột
chống gỗ, thép kết hợp…)
 Giáo công cụ điều chỉnh được chiều cao cho phép chống ván khuôn ở độ
cao khác nhau, lắp dựng tháo dỡ thuận tiện. Giáo có thiều dài cố định nên chỉ dùng khi
sử dụng nhiều lần, độ luân chuyển cao, phù hợp với điều kiện kinh tế – kỹ thuật cho
phép.
Biên soạn: Tổ Bộ Môn Xây Dựng

14


Bài giảng Kỹ thuật cốp pha

- Với cột giáo từ 3 – 6m, cần phải được liên kết với nhau bằng các giằng
ngang, giằng chéo. Giằng ngang phía dưới phải cách mặt nền sàn ít nhất là 1,8m để
không cản trở giao thông trong quá trình thi công, phía trên cách ván khuôn khoảng
1,6m để đảm bảo thông thoáng khi tháo dỡ và lắp đặt ván khuôn.
- Giằng chéo được bố trí theo chu vi hệ giáo chống còn phía trong bố trí
cách quãng từ một đến hai hàng cột.
2. Giáo chống khi chiềøu cao bằng hoặc lớn hơn 6m
Để chống đỡ ván khuôn sàn, dầm và các kết cấu đặt ở độ cao bằng nhau hoặc
lớn hơn 6m người ta dùng cột giáo nối dài tại chỗ, theo yêu cầu độ cao cần thiết và
liên kết giữa các cột bằng các giằng ngang và giằng chéo. (giằng ngang theo hai
phương ngang và dọc)
- Tiết diện cột chống phải được xác định theo tính toán.

- Cột giáo phải có giằng nằm ngang, liên kết theo hai phương thẳng góc với
nhau. Để nhằm mục đích:
+ Tạo sự ổn định không gian cho dàn giáo.
+ Giảm chiều dài tự do của cột.
+ Đỡ sàn thao tác (dùng để lắp ván khuôn, buộc cốt thép, kiểm tra ván
khuôn trong quá trình đổ bê tông và tháo ván khuôn)
- Giằng nằm ngang đỡ sàn thao tác hoặc nhận tải trọng thẳng đứng, làm
bằng ván có chiều dày không nhỏ hơn 40mm. Giằng được liên kết với cột bằng bu
lông hoặc đinh.
- Giằng chéo làm bằng ván có tiết diện 25 x 120mm hoặc 25 x 150mm. Nếu
kích thước bé hơn thì khi tháo ván khuôn giằng dễ bị gãy.

Biên soạn: Tổ Bộ Môn Xây Dựng

15


Bài giảng Kỹ thuật cốp pha

Biên soạn: Tổ Bộ Môn Xây Dựng

16


Bài giảng Kỹ thuật cốp pha

BÀI 3
VÁN KHUÔN
CHO MỘT SỐ CẤU KIỆN CÔNG TRÌNH
I. VÁN KHUÔN MÓNG.

Móng thường có cấu tạo hình vuông, chữ nhật hoặc hình dáng bất kỳ tùy theo
thiết kế, điềøu kiện sử dụng và chức năng của móng. Thông thường trong các công
trình dân dụng và công nghiệp thường sử dụng loại móng đơn (móng cột) hoặc móng
chạy dài theo chu vi công trình (móng băng)
1. Ván khuôn móng đơn.
a. Ván khuôn móng cột dật cấp: có cấu tạo gồm đế móng, bậc móng và cổ
móng.
- Ván khuôn móng cột dật cấp gồm các hộp khuôn hình chữ nhật đặt chồng
lên nhau. Mỗi hộp gồm hai tấm khuôn (gồm cặp nằm trong và cặp nằm ngoài). Chiều
dài cặp tấm khuôn ngoài lớn hơn cặp tấm khuôn trong từ 200 – 250mm. Chiều cao
mỗi bậc khuôn bằng chiều cao bậc móng. Ở đầu các tấm ngoài có nẹp cữ để cố định
đầu các tấm trong. Số lượng, kích thước đinh liên kết nẹp cữ với tấm ngoài tùy thuộc
vào chiều cao của bậc móng. (Nẹp cữ được làm bằng gỗ nằm ở đầu tấm để làm cữ,
làm điểm cố định cho ván khuôn)
- Khi lắp ván khuôn, tấm ngoài được cố định bằng dây thép giằng, tấm trong
được cố định bằng nẹp cữ và thanh giằng. Khi cạnh của móng lớn phảo có nẹp giữ
thành và nêm chèn để chống phình cho ván khuôn.

Biên soạn: Tổ Bộ Môn Xây Dựng

17


Bài giảng Kỹ thuật cốp pha

b. Khuôn móng cột vát cạnh
Ván khuôn móng cột vát cạnh có cấu tạo gần giống với móng cột dật cấp.
Bậc dưới cùng của móng giống như của móng cột dật cấp, nhưng ởû loại móng này bậc
trên không dật lên mà lại vát lên theo chiều cao móng và hướng vát vào chân cột.
Khi chiều cao móng nhỏ thì phần vát lên này không cần phải đóng ván

khuôn. Nhưng nếu chiều cao móng lớn thì vẫn phải đóng ván khuôn theo chiều vát
lên chân cột. (thông thường khi góc nghiêng lớn hơn 20o thì mới cần phải đóng vát
cạnh)

2. Ván khuôn móng băng
Móng băng thường có tiết diện hình chữ nhật, tiết diện dật cấp hoặc tiết diện
phức tạp. Nhưng chủ yếu có cấu tạo gồm hai phần: Đế móng và sườn móng.
Tùy theo công trình mà sử dụng móng băng lớn hay nhỏ, có tiết diện đơn giản
hay phức tạp. Thông thường các công trình dân dụng và công nghiệp hoặc các công
trình như nhà kho, nhà xưởng thường hay sử dụng móng có tiết diện đơn giản. Còn các
công trình lớn hơn thì thường sử dụng móng băng loại lớn, có tiết diện phức tạp.
a. Móng băng có tiết diện hình chữ nhật, tiết diện dật cấp.
+ Với móng có chiều cao nhỏ hơn 200mm, ván khuôn được làm bằng ván có
chiều dày từ 40 – 50mm, cố định thành móng bằng giằng ngang và cọc đóng xuống
nền đất (nếu nền bằng bê tông thì khi đổ bê tông phải đặt sẵn cọc chống). Khi nền đất
tốt, có thể lợi dụng nền đất tốt để làm ván khuôn cho móng. (Đương nhiên phải có
biện pháp chốâng sạt lở thành hố móng và ngăn không cho nước vào hố móng)
+ Khi móng có chiều cao dưới 500mm, ván khuôn được tăng cường bằng các
nẹp, áp lực ngang của bê tông mới đổ tác dụng lên thành ván khuôn do các chống
xiên và cọc chịu hoặc được truyền qua các thanh chống tựa lên thành hố móng.
+ Khi móng có chiều cao nhỏ hơn 750mm, ván khuôn được làm từ các tấm
khuôn và gông kẹp. Gông kẹp có thể được làm bằn gỗ hoặc kim loại. Khi lắp ván

Biên soạn: Tổ Bộ Môn Xây Dựng

18


Bài giảng Kỹ thuật cốp pha


khuôn, các tấm khuôn được cố định theo vị trí thiết kế bằng các cọc đóng xuống nền
đất, chốâng xiên và gông kẹp.

b.

Móng băng có tiết diện phức tạp.

Lọai móng băng này được cố định bằng hệ sườn cứng. Hệ sườn cứng của ván
khuôn được tạo nên từ các khung ngang. Khi lắp ván khuôn các khung được đặt lên
các thanh định vị đã được chôn sẵn trong quá trình đổ bê tông lót móng và được liên
kết với nhau bằng đinh. Các khung này được liên kết với nhau bằng ván giằng chạy

Biên soạn: Tổ Bộ Môn Xây Dựng

19


Bài giảng Kỹ thuật cốp pha

dọc theo chiều dài móng. Khi đã có hệ sườn cứng chỉ việc lắp dựng và liên kết các
tấm ván rời vào các khung bằng các dải thép và bulông.

II. VÁN KHUÔN CỘT.
Cột bê tông cốt thép có thể hình chữ nhật, hình vuông, hình đa giác hay hình
tròn…Tùy theo hình dạng cột mà thiết kế ván khuôn có hình dạng thích hợp.
a. Cấu tạo:
- Ván khuôn cột bao gồm có bốn hoặc nhiều mảnh ván ghép lại với nhau
bằng nẹp. Giữ các mảnh ván khuôn liên kết với nhau thành hình dạng kết cấu bằêng
hệ thống gông đai. Khoảng cách giữa các gông và chiều dày của ván được thiết kế
chống lực xô ngang của bê tông mới đổ.

- Gông cột có thể làm bằng gỗ hoặc kim loại, được tính toán cụ thể tùy theo
từng loại cột, tiết diện cột, vật liệu làm ván khuôn và biện pháp thi công… thông
thường lấy từ 40 – 60cm.
 Trong xây dựng hiện nay sử dụng loại gông bằng kim loại là phổ biến vì
chúng có nhiều ưu điểm như: Sử dụng bền lâu, tháo lắp nhanh gọn, khả năng luân
chuyển cao, thay đổi theo tiết tiện cột dễ dàng bằng cách rút chốt nới ra hoặc co lại…
- Khi lắp ván khuôn cột chân hộp đặt lên khung định vị. Khung định vị được
liên kết với móng hoặc sàn bê tông. Khung định vị phải đặt đúng vị trí, cốt cao độ để
lắp ván khuôn dầm vào ván khuôn cột được chính xác.
- Chân cột có chừa một cửa nhỏ để làm vệ sinh chân cột. (Cửa này thường
bố trí tại tấm có kích thước lớn và được bịt kín lại trước khi đổ bê tông)

Biên soạn: Tổ Bộ Môn Xây Dựng

20


Bài giảng Kỹ thuật cốp pha

- Khi thiết kế ván khuôn các cột có chiều cao h > 2.5m phải chừa của để đổ
bê tông ở khoảng giữa. Khi chiều cao cột dưới 6m, cố định ván khuôn cột bằng chốâng
xiên; khi chiều cao cột lớn hơn 6m cố định ván khuôn bằng dàn giáo.

b. Trình tự lắp dựng ván khuôn cột:
+ Xác định tim ngang và dọc của cột, vạch mặt cắt của cột lên mặt nền và
ghim khung định vị chân ván khuôn cột lên móng hoặc sàn bê tông.
+ Dựng tấm ván khuôn thành hộp theo thiết kế. Tùy theo điều kiện thực tế
mà lắp dựng ván khuôn trước hoặc sau khi lắp đặt cốt thép. Nếu lắp đặt cốt thép trước
thì có thể ghép ba mặt ván khuôn trước (gồm hai tấm trong và một tấm ngoài). Sau đó
mới ghép tấm còn lại, gông chặt và chống sơ bộ ván khuôn.

+ Kiểm tra vị trí tim trục và độ thẳng đứng của ván khuôn bằng dây dọi,
(hoặc bằng máy kinh vó, máy trắc địa toàn đạc để đảm bảo độ chính xác cao)
+ Cuối cùng chống cố định ván khuôn bằng cột chống, dây thép hoặc dàn
giáo.
+ Kiểm tra lại vị trí, hình dáng, kích thước, cao độ tại vị trí đầu tiên của ván
khuôn cột.

Biên soạn: Tổ Bộ Môn Xây Dựng

21


Bài giảng Kỹ thuật cốp pha

1. THÉP CHỜ
2. CHỐT
3. GÔNG THÉP L75x25x25
4.VÁN KHUÔN THÉP
5. TĂNG ĐƠ ĐK10mm
6. BULÔNG GÔNG
7. CỘT CHỐNG THÉP TỔNG HP
8. CỬA DỌN VỆ SINH
9. DÂY THÉP NEO XUỐNG NỀN ĐK6mm
10. KUNG ĐỊNH VỊ
11. BÊ TÔNG SÀN

Chú ý : Nếu thi công bằng cơ giới thì có thể lắp ván khuôn cột thành hộp và dùng
cần trục vận chuyển lắp dựng ván khuôn.
III. VÁN KHUÔN DẦM.
a. Cấu tạo.

Ván khuôn dầm chính và dầm phụ thường có dạng hình hộp. Cấu tạo gồm ván
khuôn đáy và hai ván khuôn thành:
- Ván đáy chịu trọng lượng của bê tông, ván dày 40 – 50mm. Đáy hộp kín
khít do hai thành hộp ép chặt vào. Nếu cấu tạo không đúng, ván đáy có thể bị uốn
dưới trọng lượng bản thân của bê tông, tạo khe hở làm chảy vữa xi măng.
- Ván thành chịu áp lực ngang của bê tông, ván dày 19 – 40mm. Tại mép
dưới của tấm thành, do nẹp giữ chân (thanh riều) hoặc khung đỡ của khung nối (hoặc
khung kẹp) ván khuôn dầm chịu.

Biên soạn: Tổ Bộ Môn Xây Dựng

22


Bài giảng Kỹ thuật cốp pha

- Áp lực ngang của bê tông, tại mép trên của tấm thành do ván khuôn sàn
chịu. Khi không có ván khuôn sàn thì dùng các thanh chống chéo vào thành ván
khuôn phía ngoài hoặc dùng gông ngang liên kết với nẹp đứng của thành ván khuôn.
- Khi ván khuôn dầm có chiều cao lớn, có thể bổ sung thêm bằng dây thép
hoặc bulông để liên kết giữa hai thành ván khuôn. Tại các vị trí giằng, cần có các
thanh cữ tạm thời (hoặc các ống lồng) nằm trong hộp khuôn để cố định bề rộng ván
khuôn dầm. Trong quá trình đổ bê tông, các thanh cữ sẽ được lấy dần ra (các ống lồng
sẽ nằm lại trong bê tông)
- Khi ván khuôn sàn tựa lên ván khuôn dầm, tải trọng từ ván khuôn sàn
phải được truyền xuống các cột chống, qua dầm đỡ sàn, nẹp đỡ dầm, rồi đến con độn
(hoặc nêm)

Biên soạn: Tổ Bộ Môn Xây Dựng


23


Bài giảng Kỹ thuật cốp pha

b. Trình tự lắp dựng:
+ Kiểm tra lại vị trí tim đường trục dầm.
+ Kiểm tra cốt cao độ mặt dưới của dầm.
+ Lắp giá, cột chống ván khuôn dầm.
+ Lắp dựng tấm ván đáy dầm theo đúng tim trục.
+ Dựng các tấm ván hai bên thành dầm.
+ Cố định ván thành bằng các thanh nẹp, thanh chống ngang, chống xiên.
+ Kiểm tra lại vị trí tim trục, hình dáng, kích thước, độ ổn định của ván
khuôn dầm.

1. VÁN THÀNH
2. THANH NẸP
3. THANH CHỐNG XIÊN
4. NẸP GIỮ CHÂN
5. BULÔNG
6. VÁN ĐÁY
7. THANH NẸP
8. XÀ GỒ NGANG
THANH GIẰNG
9. XÀ GỒ DỌC
10. GIÁO CHỐNG ĐƠN

Biên soạn: Tổ Bộ Môn Xây Dựng

24



Bài giảng Kỹ thuật cốp pha
500

4

700

1. VÁN SÀN
2. VÁN THÀNH DẦM
3. DẦM RÚT
4. NẸP VÁN THÀNH
5. BULÔNG
6. NẸP GIỮ CHÂN
7. NẸP CHỐNG CHO DẦM RÚT
8. VÁN ĐÁY DẦM
9. XÀ GỒ NGANG
10. XÀ GỒ DỌC
11. GIÁO CHỐNG

100

1

5

3

6


3

2
8
7

9

10

11
12000

IV. VÁN KHUÔN SÀN.
a. Cấu tạo:
- Ván khuôn sàn được ghép bởi các ván riêng lẻ liên kết lại với nhau thành
một mảng lớn, kích thước của chúng bằng diện tích một phòng. Độ lớn của phòng nhỏ
hay to tùy theo thiết kế và yêu cầu sử dụng. Các mảng ván này được đặt trên hệ xà
gồ bằng gỗ hoặt kim loại.
- Dưới xà gồ được chống đỡ bằng hệ cột chống. Khoảng cách giữa các xà
gồ và cột chống được xác định qua tính toán để đảm bảo độ võng cho phép của sàn.
Hệ cột chống này có thể được làm bằng gỗ hoặc bằng kim loại.
- Toàn bộï hệ ván khuôn, cột chống dầm sàn cần được giữ ổn định trong
suốt quá trình thi công. Nó phải chịu được mọi loại tải trọng: Đối với lực xô ngang
gây ra do gió, do chất tải không đều trên ván khuôn, hoặc do bị chấn động…Để đảm
bảo ổn định thường người ta bố trí hệ giằng theo cả hai phương dọc và ngang.

Biên soạn: Tổ Bộ Môn Xây Dựng


25


×