Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân ung thư tại khoa Hóa trị Trung tâm Ung Bướu Bệnh viện Trung Ương Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.79 MB, 5 trang )

HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG BỆNH NHÂN UNG THƯ
TẠI KHOA HÓA TRỊ TRUNG TÂM UNG BƯỚU
BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
PHẠM NGUYÊN TƯỜNG1, PHAN THỊ ĐỖ QUYÊN2
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm bệnh tật,tình trạng dinh dưỡng và tổng trạng của bệnh nhân ung thư điều
trị tại khoa Hóa trị-Trung tâm Ung Bướu Bệnh viện Trung Ương (BVTW) Huế.
Đối tượng và phương pháp: 216 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là ung thư vào viện hóa trị đợt đầu
tiên tại Trung Tâm Ung Bướu-BVTW Huế từ tháng 3 đến tháng 6/2017. Thu thập số liệu dựa vào bệnh án và
khám lâm sàng trong lần đầu bệnh nhân nhập viện. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20 for Windows.
Kết quả: Các loại ung thư phổ biến nhất: ung thư phổi và ung thư ống tiêu hóa, ung thư đầu- cổ, ung thư
vú-phụ khoa. Tuổi trung bình 55, lớn tuổi nhất là 82, nhỏ nhất 20 tuổi. Tỷ lệ nam nhiều hơn nữ. Bệnh nhân đến
từ các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên là chủ yếu. Đa phần bệnh nhân là nông dân hoặc thành phần lao động
chân tay vì vậy thu nhập thường thấp so với mặt bằng chung của xã hội. Tỷ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng là
đáng kể chiểm khoảng 25%. BMI trung bình: 20,67±2,7. Hầu hết bệnh nhân ở giai đoạn muộn, giai đoạn III-IV
chiếm gần 90%. Hầu hết tình trạng suy dinh dưỡng được tìm thấy ở bệnh nhân giai đoạn muộn, trên nhóm
bệnh nhân ung thư đầu cổ và ung thư ống tiêu hóa trên. Các triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân nhiều
nhất là đau, mệt mỏi, chán ăn,lo lắng và mất ngủ. Các triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến sự ngon miệng
của bệnh nhân và gián tiếp ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng. Một số bệnh nhân có tình trạng ăn nuốt kém
do khối u lớn vùng đầu cổ hoặc u ở ống tiêu hóa.
Kết luận: Tình trạng suy dinh dưỡng là khá thường gặp ở những bệnh nhân có chỉ định hóa trị, chiếm
khoảng 25%. Hầu hết tình trạng suy dinh dưỡng xuất hiện ở nhóm bệnh nhân giai đoạn muộn và nhóm bệnh
nhân ung thư đầu cổ và ống tiêu hóa. Hơn 50% bệnh nhân có sụt cân so với 3 tháng trước đó.
Từ khóa: bệnh nhân ung thư, suy dinh dưỡng.
ABSTRACT
Assessment of nutritional status in cancer patients at chemotherapy department
in Hue Oncology Center
Purpose: To survey the characteristics of patients,nutrition status and disease status of cancer patients at
Oncology Centre in Hue Central Hospital, thereby orienting for caring for them.


Results: The popular cancers: lung cancer, gastrointestinal cancer, head and neck cancer and breast and
gynecological cancer. The age median is 55 years old, the youngest is 20 and the oldest is 82. The rate of man
is more than woman. Most of them came from the central and Central Highland of Vietnam. Most were famers
and laborers so they often had low income. The malnutrition rate is significant, about 25%. Medium of BMI:
20,65±2,7. Majority were in advanced stage, about 90% in stage III-IV. Most malnutrition cases were seen at
advanced stage, in cancer of head and neck and gastrointestinal. The principal symtomps which effect their
quality of life and their nourishment were pain,fatigue, anorexia, anxiety and insomnia. Some of the patients
had the obstruction in upper gastrointestinal to effecting their nutrition status.
Conclusion: The malnutrition status is quite common in chemotherapy patients. Most of malnutrition cases
were in advantages stage. This condition is more common in head and neck cancer patients and
gastrointestinal cancer patients. Over 50% cases had loss weight compare with 3 months ago.
Keywords: Cancer patients, malnutrition,BMI.
TS.BS. Phó Giám đốc Trung tâm Ung Bướu - Bệnh viện Trung Ương Huế
BSCKI. Trung tâm Ung Bướu - Bệnh viện Trung Ương Huế
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
1

2

73


HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, ung thư là một vấn đề thời sự và
được quan tâm của tồn xã hội nói chung và của
ngành y tế nói riêng. Điều trị ung thư và tỷ lệ cải
thiện thời gian sống và chất lượng cuộc sống đang
là vấn đề cần quan tâm hàng đầu. Một đặc điểm

quan trọng của ung thư là bệnh thường được phát
hiện ở giai đoạn muộn và cùng với đau đớn là khủng
hoảng tâm lý, rối loạn giấc ngủ làm cho người bệnh
suy sụp, chán ăn, mệt mỏi và nhanh chóng đẫn tới
tình trạng suy dinh dưỡng.
Suy dinh dưỡng (SDD) được định nghĩa là tình
trạng dinh dưỡng trong đó thừa hoặc thiếu (hoặc
khơng cân đối) năng lượng, protid và các chất dinh
dưỡng khác gây ra các ảnh hưởng trên mô và cơ
thể cũng như các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm
sàng. Đến nay tỷ lệ suy dinh dưỡng ngoài cộng đồng
cũng như trong bệnh viện còn khá cao nhất là các
nước kém phát triển. Vấn đề suy dinh dưỡng trong
điều trị lâu nay còn ít được quan tâm, đặc biệt trong
điều kiện của Việt Nam do khó khăn về kinh tế và
hạn chế về hiểu biết.
Ở bệnh nhân ung thư, khối u phát triển nhanh
chóng kéo theo nguồn dinh dưỡng cần để ni nó
cũng tăng lên theo cấp số nhân, song song với quá
trình đó tế bào ung thư giải phóng ra các cytokine,
các yếu tố tăng sinh mạch gây độc cho tế bào. Như
vậy bản thân khối u đã làm cho cơ thể mệt mỏi, giảm
hấp thu tăng sử dụng năng lượng, ngoài ra bệnh
nhân ung thư khi vào viện điều trị còn phải chịu tác
động của các phương pháp điều trị như: phẫu thuật,
hóa chất, xạ trị… và các sang chấn tâm lý, nhiễm
trung cơ hội do cơ thể suy yếu v…v. Tất cả các yếu
tố trên có tác động cộng hưởng càng làm cho tình
trạng tồn thân cũng như tình trạng suy dinh dưỡng
của bệnh nhân thêm nặng nề. Ngoài ra, tình trạng

suy dinh dưỡng cũng làm giảm chất lượng điều trị ở
các bệnh nhân ung thư.
Tuy nhiên mức độ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân
ung thư đến nay chưa có nhiều nghiên cứu đề cập
đến và tình trạng chăm sóc về dinh dưỡng của bệnh
nhân cũng chưa được quan tâm thích đáng. Để góp
phần làm sáng tỏ vấn đề này chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này với mục tiêu đánh giá tình trạng
dinh dưỡng bệnh nhân ung thư nhằm làm nổi rõ sự
cần thiết của việc dinh dưỡng hợp lý ở bệnh nhân
ung thư.

khoa Hóa trị - Trung Tâm Ung Bướu - BVTW Huế từ
tháng 3 đến tháng 6/2017.
Phương pháp
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Bệnh nhân được lập phiếu ghi chép theo mẫu
thống nhất.
Số liệu được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm
SPSS 20 for Windows.
Các tiêu chuẩn đánh giá chính
Một số đặc điểm về giới, tuổi, nghề nghiệp, tỷ lệ
các nhóm bệnh theo hệ cơ quan.
Chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính theo cơng
thức: Cân nặng (kg)/[Chiều cao (m)]2.
Phân độ suy dinh dưỡng dựa trên chỉ số BMI:
Gầy độ III

BMI<16


Gầy độ II

BMI: 16 - 16,9

Gầy độ I

BMI: 17 - 18,5

Bình thường
Thừa cân

BMI: 18,5 - 24,9
BMI: 25 - 29,9

Tỷ lệ sụt >5% cân nặng trong 3 tháng gần đây.
Các yếu tố sức khỏe có thể ảnh hưởng đến tình
trạng dinh dưỡng của bệnh nhân.
KẾT QUẢ
Đặc điểm bệnh nhân
Tuổi và giới
Tuổi bệnh nhân: Tuổi trung bình 55,3. Trong đó
lớn nhất 82, nhỏ nhất 20.
Tỷ lệ Nam: 127 (58,8%), Nữ: 89(41,2%).
Các loại bệnh ung thư
Bảng 1. Phân bố các loại ung thư của bệnh nhân
Loại ung thư

Số bệnh nhân (%)

Ung thư đầu-cổ


17 (7,8)

Ung thư phụ khoa

20 (9,2)

Ung thư phổi

40 (18,5)

Ung thư đại trực tràng

39 (18,0)

Ung thư vú

36 (16,6)

Ung thư thực quản-dạ dày

30 (13,8)

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

U lympho ác tính khơng Hodgkin

16 (7,4)

Đối tượng


Ung thư gan

6 (2,7)

Các bệnh nhân trên 18 tuổi được chẩn đoán
xác định là ung thư vào viện điều trị đợt đầu tiên tại

Các loại ung thư khác

12 (5,5)

74

Tổng cộng

216 (100)

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT

Giai đoạn bệnh
Bảng 2. Giai đoạn bệnh
Giai đoạn bệnh

Số bệnh nhân (%)

II


26 (12,0)

III

51 (23,6)

IV

Cán bộ công chức

13 (6,0)

Cơng nhân

10 (4,6)

Cán bộ hưu trí

20 (9,2)

Lao động phổ thông

51 (23,6)

Sinh viên

3 (1,3)

Khác


4 (1,8)
Tổng cộng

139 (64,3)

216 (100)

Tổng trạng chung

Đặc điểm địa dư

Bảng 5. Tổng trạng (tính bằng Kanofsky
performance scale: KPS)

Bảng 3. Đặc điểm địa dư
Địa dư của bệnh nhân

Số bệnh nhân (%)

Thừa Thiên- Huế

84 (38,8)

Quảng Bình

58 (26,8)

Quảng Trị


28 (12,9)

Quảng Nam

14 (6,4)

Hà Tĩnh

8 (3,7)

Đà Nẵng

4 (1,8)

Gia Lai

4 (1,8)

Nghệ An

4 (1,8)

Các tỉnh khác

12 (5,5)

Buôn bán

22 10,1)


50 (23,1)

90-80

139 (64,3)

70-60

25 (11,5)

<60

2 (0,9)

Tổng cộng

216 (100)

Trong đó, chỉ số khối cơ thể trung bình thay dổi
tùy vào cơ quan có ung thư nguyên phát và giai
đoạn bệnh.

Số bệnh nhân (%)
93 (43,0)

100

Chỉ số khối cơ thể (body mass index)
Chỉ số khối cơ thể trung bình: 20,65 ± 2,7


Bảng 4. Nghề nghiệp của bệnh nhân
Làm nông nghiệp

Số bệnh nhân (%)

Số bệnh nhân có sụt cân >5% cân nặng trong 3
tháng trước khi được chẩn đoán: 172 trường hợp,
chiếm 79,6%.

Nghề nghiệp
Nghề nghiệp

KPS (%)

Bảng 6. Phân độ suy dinh dưỡng dựa trên BMI theo nhóm bệnh
Loại ung thư

Phân độ suy dinh dưỡng theo BMI
Gầy độ III

Gầy độ II

Gầy độ I

Bình thường

Thừa cân

Ung thư đầu-cổ


0

2 (11,8%)

11 (64,7%)

4 (23,5%)

0

Ung thư phụ khoa

0

0

1 (5%)

18 (90%)

1 (5%)

Ung thư phổi

0

0

9 (22,5%)


31 (77,5%)

0

Ung thư đại trực tràng

0

0

2 (5,1%)

35 (89,7%)

2 (5,1%)

Ung thư vú

0

0

1 (2,8%)

25 (69,4%)

10 (27,8%)

2 (6,7%)


8 (26,7%)

10 (33,3%)

10 (33,3%)

0

U lympho ác tính khơng Hodgkin

0

0

1 (6,2%)

14 (87,5%)

1 (6,2%)

Ung thư gan

0

0

2 (33,3%)

4 (66,7%)


0

Các loại ung thư khác

0

0

0

11 (91,7%)

1 (8,3%)

2 (0,9%)

10 (4,6%)

37 (17,1%)

152 (70,4%)

15 (6,9%)

Ung thư thực quản-dạ dày

Tổng cộng

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


75


HUYẾT HỌC - TỞNG QT

Bảng 7. Phân đợ suy dinh dưỡng dựa trên BMI theo giai đoạn bệnh
Giai đoạn

Phân độ suy dinh dưỡng dựa trên BMI
Gầy độ III

Gầy độ II

Gầy độ I

Bình thường

Thừa cân

Tổng cộng

II

0

0

0

21 (80,8%)


5 (19,2%)

26 (100%)

III

0

3 (5,9%)

9 (17,6%)

34 (66,7%)

5 (9,8%)

51 (100%)

IV

2 (1,4%)

7 (5,0%)

28 (20,1%)

97 (69,8%)

5 (3,6%)


139 (100%)

Tổng cộng

2 (0,9%)

10 (4,6%)

37 (17,1%)

152 (70,4%)

15 (6,9%)

216 (100%)

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Bảng 8. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiếp nhận dinh dưỡng
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiếp nhận dinh dưỡng



Khơng

Đau

152 (70,3%)

64 (29,6%)


Mệt

166 (76,8%)

50 (23,1%)

Chán ăn

170 (78,7%)

46 (21,2%)

Lo lắng

216 (100%)

0

Mất ngủ

152 (70,3%)

64 (29,6%)

Ăn nuốt kém do u chèn ép(có chỉ định mở thơng dạ dày sau khi vào viện)

11 (5%)

205 (94,9%)


Trường hợp bệnh nhân ăn nuốt kém do u chèn
ép hầu hết xuất hiện ở bệnh nhân ung thư đầu cổ
(5 người) và thực quản (6 người). Những bệnh nhân
này được mở thông dạ dày nuôi dưỡng ngay sau khi
nhập viện và trước khi có chỉ định hóa trị.

trung cũng có ảnh hưởng nhất định đến dinh dưỡng
của bệnh nhân trong quá trình lưu trú tại bệnh viện.
Việc không khác nhiều lắm về đặc điểm vùng miền
giúp bệnh nhân dễ dàng hơn trong việc chấp nhận
tập quán ăn uống tại chỗ.

BÀN LUẬN

Đặc điểm bệnh lý và thể trạng

Đặc điểm bệnh nhân

Hầu hết bệnh nhân có thể trạng khá-tốt: chỉ số
Kanofsky >70% chiếm trên 80%. Điều này do bệnh
nhân nhập viện tại khoa Hóa trị thường có tổng trạng
khá nhằm đáp ứng mục tiêu điều trị là hóa trị, những
bệnh nhân có tổng trạng kém hơn được thu dung và
điều trị chăm sóc làm dịu tại khoa Chăm Sóc Giảm
Nhẹ.

Các bệnh nhân thường gặp nhất là bệnh ung
thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư thực quảndạ dày, ung thư vú, ung thư phụ khoa và ung thư
đầu cổ. Đây cũng là những loại bệnh thường gặp tại

Trung tâm Ung Bướu Bệnh viện Trung Ương Huế và
cũng là những loại ung thư phổ biến nhất tại Việt
Nam hiện nay(1).
Độ tuổi trung bình là 55 tuổi, trải dài từ tuổi trẻ
(20 tuổi) cho đến già (>80 tuổi).Tỷ lệ nam:nữ là 6:4.
Hầu hết bệnh nhân là người lao động và nơng dân vì
vậy thu nhập và dân trí của họ khá thấp, điều này
cũng ảnh hưởng nhất định đến việc chăm sóc dinh
dưỡng của bệnh nhân..Ngồi ra, còn các ngành
nghề khác như cán bộ, người về hưu, người kinh
doanh bn bán, đây là nhóm bệnh nhân có thu
nhập cao hơn, tuy nhiên tỷ lệ nhóm này không
nhiều, chỉ chiếm khoảng 25%. Về mặt địa dư, hầu
hết bệnh nhân đến từ các tỉnh miền Trung và Tây
Nguyên, đặc biệt từ các tỉnh thành lân cận như
Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam…v..v. Việc
bệnh nhân có địa dư gần như thuộc các tỉnh miền
76

Hầu hết bệnh nhân có sụt >5% cân nặng trong
vòng 3 tháng trước khi được nhập viện tại khoa Hóa
trị. Chỉ số khối cơ thể BMI trung bình là 20,65 ± 2,7.
Chỉ số khối cơ thể trung bình này là tương tự một số
nghiên cứu khác trên bệnh nhân ung thư tại miền
Bắc của tác giả Vũ Thị Trang và đồng nghiệp(3).
Phân độ suy dinh dưỡng dựa trên BMI cho thấy hầu
hết bệnh nhân có BMI bình thường chiếm 70,4%, có
17,1% bệnh nhân có gầy độ I, 4,6% gầy độ II và chỉ
0,9% có gầy độ 3. Trong đó, đa số bệnh nhân gầy
độ II-III là những bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ và

thực quản-dạ dày. Một số nghiên cứu của các tác
giả khác như Vũ Thị Trang và đồng nghiệp hoặc của
tác giả Hébuteme X và đồng nghiệp cũng cho thấy
điều này(3,4,5). Điều này là hợp lý vì đa số bệnh nhân
ung thư dạ dày-thực quản thường ăn uống kém và
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT
hấp thu chất dinh dưỡng kém, đặc biệt là những
bệnh nhân đã có phẫu thuật trước đó (cắt dạ
dày/thực quản). Bệnh nhân đầu cổ tại khoa Hóa trị
đa số là những bệnh nhân có tình trạng bệnh tiến
triển sau khi đã điều trị bước 1 là xạ trị, vì vậy, hầu
hết có khơ miệng, giảm tiết nước bọt làm bệnh nhân
chán ăn, ăn uống kém, điều này cũng giải thích tình
trạng gầy độ II-III xuất hiện nhiều hơn ở nhóm bệnh
nhân này. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo giai đoạn bệnh
cho thấy tình trạng gầy độ II-III chủ yếu ở bệnh nhân
giai đoạn IV.Ở giai đoạn này số bệnh nhân suy dinh
dưỡng chiếm >25%.
Một số yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến tình
trạng dinh dưỡng của bệnh nhân như đau, mệt,chán
ăn, lo lắng, mất ngủ, đặc biệt có 11 bệnh nhân chiếm
5% tổng số bệnh nhân ăn nuốt kém do u chèn ép
đường tiêu hóa trên phải phẩu thuật mở thông dạ
dày nuôi dưỡng.
KẾT LUẬN
Qua cuộc khảo sát này chúng ta có thể hiểu
được các đặc điểm, hoàn cảnh bệnh nhân, tỷ lệ các

bệnh ung thư thường gặp, tình trạng suy dinh dưỡng
dựa trên BMI, tỷ lệ có sụt cân trong vịng 3 tháng
trước khi được chẩn đốn. Qua đó chúng ta có thể
thấy tình trạng suy dinh dưỡng thường gặp hơn ở
nhóm bệnh nhân đầu cổ và dạ dày-thực quản.
Những bệnh nhân giai đoạn muộn thường gặp tình
trạng suy dinh dưỡng hơn nhóm bệnh nhân giai
đoạn sớm. Kết luận này giúp chúng ta chú ý hơn về
tình trạng ni dưỡng ở nhóm bệnh nhân này. Ngồi

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

ra, chúng ta cũng có thể nhận thấy một số yếu tố có
thể ảnh hưởng đến việc ăn uống của bệnh nhân như
đau, mệt mỏi, chán ăn, lo lắng, mất ngủ. Điều này
giúp chúng ta chú ý hơn về các vấn đề này trong
quá trình điều trị cho bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đồng Khắc Hưng, “Ung thư học đại cương”, Nhà
xuất bản Qn đội nhân dân, 2010.
2. Bùi Chí Viết, Hồng Thành Trung, Đồn Trọng
Nghĩa, Hồng Ngọc Thạch, Đỗ Đình Thanh và
cs. “Khảo sát tình trạng dinh dưỡng tiền phẫu
của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa “Tạp chí
Ung thư học Việt Nam, số 4 - 2013.
3. Vũ Thị Trang, Nguyễn Kim Lưu. “Đánh giá tình
trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư tại
Trung tâm ung bướu-y học hạt nhân” Tạp chí y
học lâm sàng số 29-2015
4. HebutemeX, Lemarié E, Michallet M et al.

“Prevalence of malnutrition and current use of
nutrition support in patients with cancer” JPEN J
Parenter Eternal Nutr, 2014 Feb; 38(2): 196-204
5. Dide den Hollander, Ellen Kampman et al.
“Pretreatment body mass index and head and
neck cancer outcome: A review of the literature”
Crit Rev Oncol Hematol, 2015 Nov, 96(2): 32838

77



×