Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân ung thư phổi trên 60 tuổi tại bệnh viện phạm ngọc thạch năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN HUỲNH BẢO ÂN

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG BỆNH
NHÂN UNG THƯ PHỔI TRÊN 60 TUỔI
TẠI BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH
NĂM 2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG

TP. Hồ Chí Minh, năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN HUỲNH BẢO ÂN

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG BỆNH
NHÂN UNG THƯ PHỔI TRÊN 60 TUỔI
TẠI BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH


NĂM 2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG

Người hướng dẫn:
Hướng dẫn 1: TS. BS. Phạm Thị Lan Anh
Hướng dẫn 2: BS. Nguyễn Thị Kim Ngân

TP. Hồ Chí Minh, năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này là được ghi nhận, nhập liệu và
phân tích một cách trung thực. Luận văn này không có bất kì số liệu, văn bản, tài liệu
đã được Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh hay trường đại học khác chấp nhận để cấp
văn bằng đại học, sau đại học. Luận văn cũng không có số liệu, văn bản, tài liệu đã
được công bố trừ khi đã được công khai thừa nhận.

Tác giả

Nguyễn Huỳnh Bảo Ân

Giảng viên hướng dẫn 1

TS. BS. Phạm Thị Lan Anh

Giảng viên hướng dẫn 2

BS. Nguyễn Thị Kim Ngân



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các hình
Danh mục các bảng
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.......................................................................................... 3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 3
DÀN Ý NGHIÊN CỨU.............................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN ....................................................................... 5
1.1.

Đại cương bệnh ung thư phổi ........................................................................... 5

1.1.1.

Định nghĩa ................................................................................................. 5

1.1.2.

Tình hình dịch tễ ........................................................................................ 5

1.1.3.

Phân loại .................................................................................................... 6

1.1.4.


Triệu chứng lâm sàng ................................................................................ 7

1.1.5.

Điều trị bệnh ung thư phổi ....................................................................... 12

1.2.

Các vấn đề về dinh dưỡng lâm sàng ............................................................... 13

1.2.1.

Đại cương suy dinh dưỡng ...................................................................... 13

1.2.2.

Suy dinh dưỡng người cao tuổi ............................................................... 14

1.2.3.

Vấn đề dinh dưỡng trên đối tượng bệnh nhân ung thư phổi ................... 15

1.2.4.

Vấn đề dinh dưỡng và biện pháp hóa trị liệu .......................................... 16

1.3.

Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trong lâm


sàng ........................................................................................................................ 16
1.4.

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư phổi trên 60 tuổi .... 17


1.4.1.

Phương pháp nhân trắc học ..................................................................... 17

1.4.1.1.

Chỉ số khối cơ thể - BMI (kg/m2) ............................................................ 17

1.4.1.2.

Chu vi giữa cánh tay – MAC ................................................................... 18

1.4.1.3.

Bề dày nếp gấp da vùng cơ tam đầu – TSF ............................................. 19

1.4.1.4.

Chu vi cơ giữa cánh tay (MAMC) ........................................................... 19

1.4.1.5.

Chu vi bắp chân (calf circumference) - CC ............................................. 19


1.4.2.

Đánh giá tác động về mặt chức năng ....................................................... 20

1.4.2.1.

Chỉ số Hemoglobin .................................................................................. 20

1.4.2.2.

Chỉ số Hematorit ...................................................................................... 20

1.4.2.3.

Chức năng miễn dịch ............................................................................... 20

1.4.2.4.

Chỉ số Albumin huyết thanh .................................................................... 20

1.4.3.

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng phương pháp Đánh Giá Dinh

Dưỡng Tối thiểu (Mini Nutritional Assessment - MNA) ......................................... 21
1.4.4.

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng phương pháp Đánh giá tổng thể chủ

quan theo thang điểm trên bệnh nhân (PG - SGA)................................................... 23

1.5.

Một số nghiên cứu đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư

phổi trên 60 tuổi ........................................................................................................ 24
1.5.1.

Trên thế giới ............................................................................................ 24

1.5.2.

Tại Việt Nam ........................................................................................... 25

1.5.3.

Tổng hợp các nghiên cứu liên quan ......................................................... 26

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 27
2.1.

Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 27

2.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................. 27

2.3.

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 27


2.3.1

Dân số mục tiêu ....................................................................................... 27

2.3.2

Dân số chọn mẫu ..................................................................................... 27


2.3.3

Cỡ mẫu..................................................................................................... 27

2.3.4

Tiêu chí chọn mẫu ................................................................................... 28

2.3.5

Kiểm soát sai lệch .................................................................................... 28

2.4.

Liệt kê và định nghĩa các biến số ................................................................... 28

2.4.1

Biến số nền .............................................................................................. 28

2.4.2


Tình trạng dinh dưỡng theo các phương pháp ......................................... 29

2.4.3. Đánh giá chức năng cơ thể ............................................................................. 30
2.4.3

Tiền sử bệnh của bệnh nhân .................................................................... 30

2.4.4

Đặc điểm các bệnh lý đi kèm .................................................................. 31

2.5.

Thu thập dữ kiện ............................................................................................. 31

2.5.1

Phương pháp và công cụ thu thập dữ liệu ............................................... 31

2.5.2

Người thu thập ......................................................................................... 34

2.5.3

Kiểm soát sai lệch thông tin .................................................................... 34

3. Xử lý số liệu ....................................................................................................... 35
4. Phân tích số liệu ................................................................................................. 35

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ .......................................................................................... 36
3.1. Đặc điểm dân số xã hội mẫu nghiên cứu ........................................................... 36
3.2. Tiền sử bệnh của bệnh nhân .............................................................................. 37
3.3. Đặc điểm các bệnh lý đi kèm ............................................................................ 38
3.4. Tình trạng dinh dưỡng theo các phương pháp................................................... 39
3.5. Đánh giá chức năng cơ thể ................................................................................ 40
3.6. Tương quan giữa phương pháp nhân trắc với phương pháp MNA ................... 41
3.7. Mối liên quan giữa Suy dinh dưỡng theo MNA và đặc điểm dân số xã hội ..... 42
3.8. Mối liên quan giữa SDD theo MNA và tiền sử bệnh của bệnh nhân UTP ....... 43
3.9. Mối liên quan giữa chức năng cơ thể và TTDD theo MNA.............................. 43


CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ....................................................................................... 45
4.1. Đặc điểm dân số xã hội mẫu nghiên cứu ........................................................... 45
4.2. Đặc điểm liên quan bệnh lý UTP ...................................................................... 45
4.3. Đặc điểm các bệnh lý đi kèm bệnh UTP ........................................................... 46
4.4. Tình trạng dinh dưỡng theo các phương pháp đánh giá dinh dưỡng ............... 46
4.4.1. Tình trạng dinh dưỡng theo phương pháp MNA ............................................ 46
4.4.2. Tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số khối cơ thể - BMI .................................... 47
4.4.3. Tình trạng dinh dưỡng theo chu vi giữa cánh tay – MAC ............................. 48
4.4.4. Tình trạng dinh dưỡng theo chu vi bắp chân - CC ......................................... 49
4.5. Tình trạng chức năng cơ thể .............................................................................. 49
4.5.1. Tình trạng suy giảm chức năng cơ thể theo số lượng tế bào lympho/mm3 .... 49
4.5.2. Tình trạng suy giảm thức năng cơ thể theo chỉ số hemoglobin ...................... 49
4.5.3. Tình trạng suy giảm thức năng cơ thể theo chỉ số hematocrit ........................ 50
4.6. Tương quan giữa việc sử dụng phương pháp MNA với các phương pháp khác
trong đánh giá dinh dưỡng bệnh nhân UTP trên 60 tuổi. ......................................... 51
4.7. Mối liên quan giữa tình trạng suy giảm chức năng cơ thể và tình trạng dinh
dưỡng theo phương pháp MNA................................................................................ 52
4.7.1. Mối liên quan giữa tình trạng suy giảm chức năng cơ thể theo số lượng tế bào

lympho trong máu ngoại vi và tình trạng dinh dưỡng theo phương pháp MNA ..... 52
4.7.2. Mối liên quan giữa tình trạng suy giảm chức năng cơ thể theo chỉ số
hemoglobin và tình trạng dinh dưỡng theo phương pháp MNA .............................. 52
4.7.2. Mối liên quan giữa tình trạng suy giảm chức năng cơ thể theo chỉ số
hematocrit và tình trạng dinh dưỡng theo phương pháp MNA ................................ 52
4.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng SDD của bệnh nhân UTP ....................... 53
4.8.1. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo phương pháp MNA và các đặc
điểm dân số xã hội học bênh nhân UTP ................................................................... 53


4.8.2. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo phương pháp MNA và tiền sử
bệnh của bệnh nhân UTP .......................................................................................... 53
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 55
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 1
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
UTP: Ung thư phổi
SDD: Suy dinh dưỡng
BN: Bệnh nhân

TIẾNG ANH
CHỮ VIẾT TẮT

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT


BMI

Body Mass Index

Chỉ số khối cơ thể

CDC

The Centers for Disease Control
and Prevention

Trung tâm kiểm soát và phòng
ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ

MAC

Mid-arm Circumference

Chu vi giữa cánh tay

MAMC

Midarm Muscle Circumference

Chu vi cơ giữa cánh tay

MNA

Minimal Nutrition Assessment


Đánh giá dinh dưỡng tối thiểu

SGA

Subjective Global Assessment

Đánh giá tổng thể chủ quan

TSF

Triceps Skin Fold

Nếp gấp da cơ tam đầu

CC

Calf Circumference

Chu vi bắp chân

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế thế giới

TNM

Primary tumor


Khối u nguyên phát

Regional lymph nodes

Hạch Lympho vùng

Distant metastasis

Di căn xa

ESPEN

The European Society for
Clinical Nutrition and
Metabolism

Hội Dinh dưỡng Lâm sàng và
Chuyển hóa châu Âu

FFM

Fat free mass

Khối không mỡ

BCM

Body cell mass


Khối tế bào cơ thể

NRI

Nutritional risk index

Chỉ số nguy cơ dinh dưỡng


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1.: Cách đo chiều dài cẳng chân ................................................................... 33


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng đánh giá toàn trạng bệnh nhân ung thư phổi ........................................... 9
Bảng 1.2: Phân loại giai đoạn TNM theo American Joint Committee on Cancer
(AJCC) 2009 ................................................................................................................................ 10
Bảng 1.3: Bảng phân nhóm giai đoạn theo ký hiệu TNM và dưới nhóm .................... 11
Bảng 1.4 : Phân loại BMI theo WHO.................................................................................... 18
Bảng 3.1: đặc điểm dân số xã hội học của bệnh nhân ung thư phổi ............................. 36
Bảng 3.2: Tuổi của bệnh nhân ................................................................................................. 37
Bảng 3.3: Thời gian khởi phát bệnh....................................................................................... 37
Bảng 3.4: Tiền sử hút thuốc lá................................................................................................. 37
Bảng 3.5: Số gói / năm hút thuốc lá ....................................................................................... 38
Bảng 3.6: Số lần hóa trị ............................................................................................................. 38
Bảng 3.7: Các bệnh lý đi kèm.................................................................................................. 38
Bảng 3.8: Tình trạng dinh dưỡng theo phương pháp MNA ........................................... 39
Bảng 3.9: Tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số khối cơ thể (BMI) ................................... 39
Bảng 3.10: Tình trạng dinh dưỡng theo chu vi giữa cánh tay (MAC) .......................... 40
Bảng 3.11: Tình trạng dinh dưỡng theo chu vi bắp chân (CC) ...................................... 40

Bảng 3.12: Số lượng tế bào lympho/mm3 ............................................................................ 40
Bảng 3.13: Chỉ số hemoglobin ................................................................................................ 41
Bảng 3.14: Chỉ số hematocrit ................................................................................................. 41
Bảng 3.15: Tương quan giữa phương pháp nhân trắc với phương pháp MNA ......... 41
Bảng 3.16: Mối liên quan giũa SDD theo MNA và đặc điểm dân số xã hội .............. 42
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa SDD theo MNA và số lần hóa trị ................................. 43
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa MNA với số lượng tế bào lympho/mm3..................... 43
Bảng 3.19: Mối liên quan giữa MNA với chỉ số hemoglobin ........................................ 44
Bảng 3.20: Mối liên quan giữa MNA với chỉ số hematocrit ........................................... 44


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh ung thư đặc biệt bệnh ung thư phổi (UTP) là vấn đề sức khoẻ cộng đồng ngày
càng được quan tâm ở hầu hết các nước trên thế giới [25]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) 2012 có tới 8,2 triệu ca tử vong do ung thư, trong đó ung thư phổi chiếm số ca
tử vong cao nhất là 1,59 ca [55]. Việt Nam, đến năm 2014 có 91.600 trường hợp tử vong
do ung thư (58.200 nam và 33.400 nữ), trong số đó, ung thư khí quản, ung thư phế quản
và ung thư phổi chiếm tỷ lệ cao thứ hai (24,4% ở nam và 14,5% ở nữ) [53] . Bên cạnh
đó, số người mắc bệnh ung thư phổi cũng chiếm vị trí cao thứ 2 so với các loại ung thư
khác (16.082 nam và 5.783 nữ) [54].
Suy dinh dưỡng là vấn đề phổ biến ở bệnh nhân ung thư, việc phát hiện sớm nguy
cơ suy dinh dưỡng cho phép can thiệp sớm giảm tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần sụt giảm 5% cân nặng đã rút ngắn 1/3 thời gian sống
của bệnh nhân. Hóa trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư phổi. Vấn đề
suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư ảnh hưởng đến tình trạng chung của bệnh nhân,
tăng số lượng các biến chứng, đặc biệt là làm tăng các tác dụng phụ của hóa trị và làm
giảm chất lượng cuộc sống [48]. Ngược lại, nghiên cứu chỉ ra rằng hóa trị gây ra các
triệu chứng tiêu cực trên bệnh nhân như buồn nôn, chán ăn, táo bón [48]. Điều đó càng

làm cho vấn đề dinh dưỡng của bệnh nhân sau khi tiến hành hóa trị ngày càng thêm trầm
trọng. Vì thế, việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng phải được thực hiện trên từng bệnh
nhân ngay từ đầu và trong suốt quá trình điều trị. Đặc biệt là các bệnh nhân ung thư đang
được hóa trị có nguy cơ suy dinh dưỡng [21]. Có nhiều công cụ đánh giá tình trạng dinh
dưỡng cho bệnh nhân ung thư, nhưng hiện nay trên thế giới có khuynh hướng sử dụng
công cụ MNA (Mini Nutritional Assessment – Phương pháp Đánh giá dinh dưỡng tối
thiểu) và PG-SGA (Scored Patient-Generated Subjective Global Assessment - Đánh giá
tổng thể theo chủ quan trên bệnh nhân). [16]
Nghiên cứu của Zhang năm 2012 trên bệnh nhân ung thư phổi trên 60 tuổi bằng
phương pháp MNA tại Bệnh viện Ung thư Thiên Tân, Trung Quốc cho thấy có 13 ca bị
suy dinh dưỡng (chiếm 12,6%), 32 ca có nguy cơ suy dinh dưỡng (chiếm 31,1%) [57].


2

Một nghiên cứu khác của Zhang đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư
phổi trên 60 tuổi ở Trung Quốc năm 2013 cũng bằng phương pháp MNA đã cho thấy có
9% bệnh nhân bị suy dinh dưỡng và 33% bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng
[58].Nghiên cứu của Hébuterne ở Pháp năm 2014 trên bệnh nhân ung thư bằng phương
pháp nhân trắc (chỉ số BMI) cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng là 39%, trong đó tỷ lệ suy
dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư phổi là 45,3%, việc sàng lọc một cách có hệ thống và
điều trị suy dinh dưỡng là cần thiết [32]. Nghiên cứu của Abdallah ở Pháp năm 2011 trên
29 bệnh nhân bị ung thư phổi không tế bào nhỏ và bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ
bằng phương pháp nhân trắc (chỉ số BMI) và NRI cho thấy có 14 bệnh nhân bị suy dinh
dưỡng (chiếm tỷ lệ 47%) trước khi điều trị, và việc hỗ trợ dinh dưỡng sớm sẽ giúp cải
thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ung thư phổi [26].
Nghiên cứu tại Việt Nam năm 2013 của Vũ Thị Trang trên bệnh nhân ung thư điều
trị lần đầu tiên tại trung tâm ung bướu và y học hạt nhân bệnh viện Quân Y 103, theo chỉ
số BMI có 27% bệnh nhân ung thư phổi bị suy dinh dưỡng và theo số tế bào lympho/mm3
cho thấy có 76% bệnh nhân ung thư phổi bị suy dinh dưỡng.[14]. Nghiên cứu của Lê Thị

Bích Phượng năm 2015 tại Trung Tâm Ung Bướu bệnh viện Chợ Rẫy trên bệnh nhân
ung thư, theo chỉ số BMI có 23% bệnh nhân suy dinh dưỡng, theo chu vi vòng cánh tay
(MAC) có 50% bệnh nhân suy dinh dưỡng. [11]
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân ung thư phổi,
nhưng ở Việt Nam, vấn đề này vẫn còn khá mới khi chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá
tình trạng dinh dưỡng trên bệnh nhân ung thư phổi điều trị bằng phương pháp hóa trị nói
chung, đặc biệt đánh giá trên đối tượng dễ bị tổn thương là người già trên 60 tuổi nói
riêng. Như vậy, việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố liên quan trên bệnh
nhân ung thư phổi từ 60 tuổi trở lên trong điều trị hóa trị là rất cần thiết để ta có cái nhìn
tổng thể về tình hình, cũng như có biện pháp can thiệp dinh dưỡng sớm, đồng thời có sự
so sánh với các nghiên cứu nước ngoài.
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch là Bệnh viện chuyên khoa hạng 1 vừa là cơ sở khám,
chữa bệnh với quy mô hơn 800 giường nội trú và 1000 giường ngoại trú [1]. Trong đó,
khoa C4 là khoa chuyên trách về điều trị ung thư phổi, với quy mô 55 giường nội trú, số


3

lượt bệnh nhân đến khám và hóa trị hằng ngày khoảng trên 100 bệnh nhân. Tuy nhiên,
chưa có nghiên cứu nào đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân ung thư phổi trên 60
tuổi theo phương pháp MNA được tiến hành tại đây. Vì lí do đó, đề tài này chọn Bệnh
viện Phạm Ngọc Thạch là địa điểm nghiên cứu.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tỷ lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư phổi trên 60 tuổi nhập viện điều trị
bằng phương pháp hóa trị tại khoa C4, bệnh viện Lao Phạm Ngọc Thạch năm 2016 là
bao nhiêu? Có mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với chức năng cơ thể và một số
yếu tố khác hay không?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung

Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư phổi trên 60 tuổi nhập viện điều trị
bằng phương pháp hóa trị tại khoa C4, bệnh viện Lao Phạm Ngọc Thạch năm 2016 và
các yếu tố liên quan.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư phổi trên 60 tuổi đến điều
trị hóa trị theo: Phương pháp Đánh Giá Dinh Dưỡng Tối thiểu (MNA), chỉ số
khối cơ thể, chu vi giữa cánh tay, chu vi bắp chân.
2. Xác định tỷ lệ suy giảm chức năng cơ thể của bệnh nhân ung thư phổi trên 60
tuổi đến điều trị hóa trị theo số lượng lympho/mm3 .
3. Xác định tương quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo phương pháp đánh giá
dinh dưỡng tối thiểu (MNA) với các chỉ số đánh giá dinh dưỡng khác như :
chỉ số khối cơ thể, chu vi giữa cánh tay, chu vi bắp chân.
4. Xác định mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo phương pháp MNA
với số lượng lympho/mm3, chỉ số hemoglobin, chỉ số hematocrit .
5. Xác định mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo phương pháp MNA
với yếu tố xã hội và một số đặc điểm bệnh lý đi kèm.


4

DÀN Ý NGHIÊN CỨU

Đặc điểm dân số:
- Giới tính
- Tuổi
- Trình độ học vấn
- Tình Trạng hôn nhân
- Dân tộc

đánh giá tình

trạng suy dinh
dưỡng trên bệnh
nhân ung thư phổi
trên 60 tuổi bằng
MNA

Đặc điểm bệnh lý
- Thời gian khởi phát
- Hút thuốc lá
- Số gói/ năm hút
thuốc lá
- Số lần hóa trị
- Các bệnh lý mạn
tính đi kèm (Tăng
huyết áp, đái tháo
đường, suy tim)

Chỉ số về dinh dưỡng
- Chỉ số khối cơ thể
(BMI)
- Chỉ số chu vi vòng
cánh tay (MAC)
- Chỉ số chu vi vòng bắp
chân (CC)
- Số tế bào lympho/mm3
- Chỉ số hemoglobin
- Chỉ số hematocrit


5


CHƯƠNG 1:
1.1.

TỔNG QUAN Y VĂN

Đại cương bệnh ung thư phổi

1.1.1. Định nghĩa
Ung thư phổi (UTP) là một bệnh ung thư bắt đầu trong phổi. Khi một người bị
ung thư phổi, những tế bào bất thường của họ tụ họp lại với nhau để tạo thành một khối
u. Không giống như các tế bào bình thường, các tế bào ung thư phát triển mà không theo
thứ tự hoặc vượt ra ngoài sự kiểm soát, chúng phá hủy các mô phổi khỏe mạnh xung
quanh. Những loại khối u như vậy được gọi là khối u ác tính. Khi các tế bào ung thư phát
triển quá nhanh, chúng khiến cho các cơ quan của cơ thể không còn hoạt động bình
thường nữa. [17]
1.1.2. Tình hình dịch tễ
Trên thế giới
Ung thư phổi là bệnh rất thường gặp. Năm 2002, số UTP mới mắc trên toàn thế
giới là 1,35 triệu trường hợp. Số tử vong do ung thư phổi là 1,18 triệu trường hợp, chiếm
vị trí hàng đầu, cao hơn tất cả các loại ung thư khác, có xu hướng gia tăng ở các nước
đang phát triển. [2]
Năm 2012, trên toàn thế giới có 1,8 triệu người mắc UTP, chiếm tỷ lệ cao nhất
trong tổng số các bệnh ung thư trên toàn cầu (13% số trường hợp ung thư được chẩn
đoán) [25]. Bên cạnh đó, UTP còn chiếm số ca tử vong cao nhất trong số những ca tử
vong do ung thư với 1,59 triệu người chết [55].
Những nước trong khu vực
Tại Trung Quốc, năm 2014 số người tử vong do ung thư khí quản, phế quản, phổi
chiếm tỷ lệ cao nhất ở nam (29,5%) và cao thứ 2 ở nữ (22,5%) trong số những trường
hợp tử vong do ung thư. Bên cạnh đó, số người mắc bệnh ung thư phổi cũng chiếm vị trí

cao nhất so với các loại ung thư khác (459,495 người nam và 193,347 người nữ). [53]
Tại Thái Lan, năm 2014 số người tử vong do ung thư khí quản, phế quản, phổi
chiếm tỷ lệ cao thứ 3 ở nam (24,7%) và cao thứ 2 ở nữ (16,1%) trong số những trường


6

hợp tử vong do ung thư. Bên cạnh đó, số người mắc bệnh ung thư phổi cũng chiếm vị trí
cao thứ 2 ở nam (13,094 người) và thứ 3 ở nữ (6,411 người) so với các loại ung thư ở
những bộ phân khác. [53]
Tại Việt Nam
Tại Khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai, nghiên cứu thống kê trong nhiều năm cho
thấy: từ năm 1969 đến năm 1972 có 89 trường hợp ung thư phổi, từ năm 1974 đến năm
1978 có 186 trường hợp, từ năm 1981 đến năm 1985 có 285 trường hợp, từ năm 1996
đến năm 2000 có 639 trường hợp, chiếm 16,6% tổng số các bệnh nhân điều trị [2].
Tại Việt Nam, năm 2014 có 91.600 trường hợp tử vong do ung thư (58.200 nam
giới và 33.400 nữ giới), trong số đó, ung thư khí quản, phế quản, phổi chiếm tỷ lệ cao
thứ hai (24,4% ở nam giới và 14,5% ở nữ giới) [53] . Bên cạnh đó, số người mắc bệnh
ung thư phổi cũng chiếm vị trí cao thứ 2 so với các loại ung thư khác (16.082 người nam
và 5.783 người nữ) [54].
1.1.3.

Phân loại
Có hai loại chính của ung thư phổi: Ung thư tế bào nhỏ phổi (SCLC) và ung thư

phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC). Và loại ung thư phổi thứ ba ít phổ biến hơn được
gọi là u carcinoid. [18]
Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC)
Có hai loại ung thư phổi tế bào nhỏ khác nhau: ung thư tế bào nhỏ (oat cell cancer)
và hỗn hợp tế bào nhỏ / ung thư tế bào lớn hoặc ung thư phổi tế bào nhỏ kết hợp.

Các loại ung thư phổi tế bào nhỏ được đặt tên theo loại tế bào ung thư được tìm
thấy và các tế bào trông như thế nào khi xem dưới kính hiển vi.
Ung thư phổi tế bào nhỏ hầu như luôn luôn liên quan đến hút thuốc lá.[18]
Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC)
Ung thư phổi không tế bào nhỏ phổ biến hơn. Nó chiếm khoảng 80% các trường
hợp ung thư phổi. Đây là loại ung thư thường phát triển và lây lan đến các bộ phận khác
của cơ thể chậm hơn so với ung thư phổi tế bào nhỏ. Có ba loại khác nhau của ung thư
phổi không phải tế bào nhỏ:


7

Ung thư biểu mô tuyến: Một dạng ung thư phổi không phải tế bào nhỏ thường
được tìm thấy trong khu vực ngoài của phổi. Nó phát triển trong các tế bào biểu mô.
Ung thư biểu mô tế bào vảy (cell carcinoma): Một dạng ung thư phổi không phải
tế bào nhỏ thường được tìm thấy ở giữa của phổi bên cạnh phế quản.
Ung thư biểu mô tế bào lớn: Một dạng ung thư phổi không phải tế bào nhỏ có thể
xảy ra trong bất kỳ phần nào của phổi và có xu hướng phát triển và lây lan nhanh hơn so
với ung thư tuyến hoặc ung thư biểu mô tế bào vảy. [18]
Carcinoid
Khối u carcinoid là không phổ biến và có xu hướng tăng trưởng chậm hơn so với
các loại ung thư phổi khác. Chúng được tạo thành từ các loại tế bào đặc biệt gọi là các
tế bào thần kinh nội tiết. Chúng thường được phân loại gồm carcinoid điển hình hoặc
không điển hình. Carcinoid rất hiếm, phát triển chậm và thường được điều trị bằng phẫu
thuật.[18]
1.1.4.

Triệu chứng lâm sàng

Giai đoạn tiềm tàng

- Triệu chứng phế quản: đa số ung thư vùng rốn phổi, lúc đầu biểu hiện ho khan
hoặc khạc đờm, ho kéo dài, dùng các thuốc điều trị triệu chứng không đỡ. Người hút
thuốc lá việc chẩn đoán khó khăn hơn vì người hút thuốc lá thường xuyên có triệu chứng
ho khạc đờm. trên lâm sàng nếu người có tuổi trên 40, nghiện thuốc lá, có triệu chứng
hô hấp nêu trên cần phải chụp X-quang phổi và soi phế quản để chẩn đoán.
- Ho ra máu: triệu chứng này gặp khoảng 50% các trường hợp, ho ra máu rất ít, lẫn
với đờm thường ho về buổi sáng và kéo dài trong nhiều ngày.
- Khám phổi có thể nghe tiếng rít khí phế quản, chứng tỏ khối u đã làm tắc lòng
phế quản không hoàn toàn.
- Hội chứng viêm phế quản phổi cấp hoặc bán cấp: thường gặp trong ung thư phế
quản thể trung tâm, có biểu hiện như một viêm phổi hoặc viêm phế quản. Cần nghĩ đến
ung thư khi bệnh nhân hết sốt, không ho, không khạc đờm mà hình ảnh X-quang còn tồn
tại lâu > 1 tháng.


8

Ung thư tiềm tàng
Ung thư phế quản đôi khi không có dấu hiệu gì về lâm sàng trong một thời gian dài,
thường gặp đối với thể ung thư phế quản tuýp biểu mô vảy.
Những dấu hiệu chứng tỏ ung thư đã lan tỏa
- Đau ngực: không có vị trí đau rõ rệt, thường đau bên tổn thương, đau kiểu thần
kinh liên sườn. Có khi đau quanh bả vai, mặt trong cánh tay (hội chứng Pancoast –
Tobias) đó là trường hợp ung thư ở đỉnh phổi. Đôi khi, triệu chứng đau ngực có thể làm
cho thầy thuốc nhầm là đau thần kinh liên sườn.
- Khó thở: khó thở ít gặp, thường do tắc lòng phế quản và xẹp phổi hoàn toàn, nếu
khó thở kiểu thanh quản và có tiếng thở rít (wheezing) có thể do khối u chèn ép ở ngã ba
khí phế quản, cũng có khi khó thở do liệt cơ hoành.
- Khó nói: giọng khàn, giọng đôi do thần kinh quặt ngược bị chèn ép.
- Khó nuốt: do thực quản bị chèn ép.

- Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên: phù áo khoác, tuần hoàn bàng hệ ở ngực,
mặt, môi tím.
- Hội chứng tràn dịch màng phổi: ung thư di căn vào màng phổi – phải chọc hút
dịch màng phổi xét nghiệm tế bào, sinh thiết màng phổi, nội soi màng phổi để chẩn đoán.
- Hội chứng Claude – Bernard – Horner: do chèn ép thần kinh giao cảm cổ. Bệnh
nhân có biểu hiện nửa mặt đỏ, khe mí mắt hẹp, đồng tử nhỏ, nhãn cầu tụt về phía sau.
Dấu hiệu ngoài phổi:
- Bệnh nhân thường gầy, sút cân. Có thể sốt nhẹ, tốc độ lắng máu và bạch cầu tăng.
- Đánh giá toàn trạng dựa theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới, giúp cho nhận
định bệnh nhân khách quan và lựa chọn phương pháp điều trị.


9

Bảng 1.1: Bảng đánh giá toàn trạng bệnh nhân ung thư phổi
Bậc thể trạng

Đánh giá

0

Hoạt động bình thường

1

Mệt nhưng hoạt động thể lực bị hạn chế ít

2

Nằm tại giường dưới 50% thời gian ban ngày


3

Nằm tại giường trên 50% thời gian ban ngày

4

Nằm liệt giường

- Hội chứng Pierre-Marie: ngón tay dùi trống, sưng đau các khớp nhỏ, đau dọc các
xương dài.
- Xâm lấn hạch bờ trước cơ bậc thang, hạch thượng đòn. Cần chọc chút, sinh thiết
hạch để chẩn đoán.
Dấu hiệu nội tiết – thần kinh
- Có thể có vú to một bên hoặc hai bên ở nam giới.
- Hội chứng Cushing tiến triển nhanh do khối u bài tiết ra chất có hoạt tính giống
hormon ACTH (ACTH like).
- Hội chứng Schwartz-Bartter: giảm natri trong máu, giảm áp lực thẩm thấu máu,
natri niệu bình thường hoặc tăng, áp lực thẩm thấu niệu tăng, không có suy thận hoặc
tuyến thượng thận. [2]
Chẩn đoán sớm
Nam giới trên 45 tuổi, nghiện thuốc lá có các triệu chứng hô hấp: ho khan hoặc
khạc đờm kéo dài, cần chụp X-quang phổi và xét nghiệm đờm hoặc dịch phế quản 4
tháng một lần để phát hiện sớm ung thư phổi. Tỷ lệ phát hiện sớm ung thư phổi bằng
phương pháp sàng lọc này đạt từ 4-8 trường hợp trong 1.000 người.


10

Bảng 1.2: Phân loại giai đoạn TNM theo American Joint Committee on Cancer

(AJCC) 2009
T: khối u nguyên phát (Primary tumor)
Tx

Không đánh giá được khối u nguyên phát

Tis

Khối u khu trú tại chỗ

T0

Không thấy khối u nguyên phát
Khối u < 3cm, được bao bọc bởi phổi hoặc màng phổi tạng, không xâm lấn phế
quản thùy
T1a

Khối u < 2cm

T1b

Khối u > 2cm nhưng < 3cm

T1ss

Khối u bề mặt kích thước bất kỳ nhưng không vượt quá thành khí quản
hoặc phế quản gốc

T1


T2

Khối u > 3cm nhưng < 7cm hoặc có bất kỳ đặc điểm: Xâm lấn vào màng phồi
tạng, tổn thương tại phế quản gốc nhưng cách carina > 2cm, xẹp phổi/ viêm
phổi tắc nghẽn lan đến rốn phổi nhưng không tổn thương toàn bộ phổi.
T2a

Khối u > 3cm nhưng < 5cm.

T2b

Khối u > 5cm nhưng < 7cm.

Khối u > 7cm.
Hoặc xâm lấn trực tiếp vào thành ngực, vòm hoành, thần kinh hoành, màng
phổi trung thất, màng ngoài tim.
T3

Hoặc khối u ở phế quản gốc cách carina < 2cm.
Hoặc xẹp phổi/ viêm phổi tắc nghẽn toàn bộ phổi.
Hoặc có những khối u khác ở cùng thùy.

T4

Khối u có đường kính bất kỳ xâm lấn vào tim, mạch máu lớn, khí quản, thần
kinh quặt ngược thanh quản, thực quản, thân đốt sống, hoặc carina.
Hoặc có những khối u khác ở thùy phổi khác cùng bên.


11


N: hạch Lympho vùng (Regional lymph nodes)
Nx

Không đánh giá được tình trạng hạch.

N0

Không di căn vào hạch vùng.

N1

Di căn vào hạch lympho quanh phế quản và/ hoặc hạch quanh rốn phổi cùng
bên và những hạch trong phổi, kể cả tổn thương xâm lấn trực tiếp.

N2

Di căn vào hạch lympho trung thất và/ hoặc dưới carina.

N3

Di căn vào hạch lympho trung thất đối bên, hạch cơ bậc thang cùng hoặc đối
bên, hoặc hạch lympho thượng đòn.

M: di căn xa (Distant metastasis)
Mx

Không đánh giá được tình trạng di căn.

M0


Không có di căn xa.
Có khối u khác ở thùy phổi đối bên.

M1a
M1b

Hoặc khối u với những khối ở màng phổi hoặc sự lan tràn màng phổi ác tính.
Di căn xa.

[2], [23]

Bảng 1.3: Bảng phân nhóm giai đoạn theo ký hiệu TNM và dưới nhóm
Phân nhóm
giai đoạn

Ký hiệu
T

N

M

Giai đoạn 0

Tis

N0

M0


Ia

T1a, 1b

N0

M0

Ib

T2a

N0

M0

T2b

N0

M0

T1a, 1b

N1

M0

T2a


N1

M0

IIa


12

IIb

IIIa

IIIb

IV

T2b

N1

M0

T3

N0

M0


T1a, 1b, 2a, 2b

N2

M0

T3

N1

M0

T3

N2

M0

T4

N0

M0

T4

N1

M0


T1a,1b,2a,2b

N3

M0

T3

N3

M0

T4

N2

M0

T4

N3

M0

T bất kỳ

N bất kỳ

M1a, 1b


[2], [23]
1.1.5.

Điều trị bệnh ung thư phổi

Điều trị ung thư biểu mô tế bào nhỏ
-

Loại khu trú ở lồng ngực: xạ trị kết hợp đa hóa trị liệu:
Hóa trị liệu: dùng phối hợp hai hoặc nhiều thuốc
Etoposid + Cisplatin
Adriamycin + Etoposid + Cyclophosphamid + Cisplatin
Dùng 6 đợt nếu có đáp ứng hoàn toàn, hoặc đến lúc bệnh tiến triển nếu đáp
ứng bán phần.
Xạ trị:
Xạ trị khối u (55 Gray), trung thất, hố thượng đòn. Có thể xen kẽ với hóa trị.
Xạ trị dự phòng não ở các trường hợp đáp ứng hoàn toàn.

-

Loại lan rộng: đa hóa trị liệu


13

Điều trị ung thư biểu mô không phải loại tế bào nhỏ
-

Giai đoạn IA, IB, IIA, IIB: chỉ định phẫu thuật (cắt bỏ phân thùy, một thùy hoặc
một phổi).


-

Giai đoạn IIIA: hóa trị liệu trước sau đó phẫu thuật.

-

Giai đoạn IIIB: hóa trị liệu có platin sau đó xạ trị.

-

Giai đoạn IV: hóa trị liệu có platin và vinorelbine khi toàn trạng còn tốt.

Chỉ định phẫu thuật:
-

Thể trạng chung của người bệnh còn tốt.

-

Chức năng hô hấp: FEV1 > 1 lít.

-

Tổn thương khu trú: chỉ định phẫu thuật cho những trường hợp ung thư phổi
không tế bào nhỏ ở giai đoạn I đến giai đoạn IIIA theo phân loại TMN.

-

Theo mô bệnh học: chỉ định phẫu thuật cho những ung thư phổi không tế bào nhỏ.

Ung thư phổi tế bào nhỏ thường lan tỏa nhanh và di căn sớm, tại thời điểm phát
hiện thường đã lan tỏa do vậy thường chỉ áp dụng hóa trị liệu và xạ trị liệu, ít khi
có chỉ định phẫu thuật. [2]

1.2.

Các vấn đề về dinh dưỡng lâm sàng

1.2.1. Đại cương suy dinh dưỡng
Định nghĩa
Theo ESPEN , suy dinh dưỡng là một tình trạng thiếu cung cấp hay giảm hấp thu
dinh dưỡng dẫn đến làm thay đổi thành phần cơ thể (giảm khối mỡ tự do (FFM) và khối
tế bào cơ thể (BCM)) làm giảm chức năng về tinh thần và thể chất và suy giảm kết quả
lâm sàng từ bệnh.[13]
Theo Thư viện y khoa Hoa Kỳ (U.S National Library of Medicine – NLM) , suy
dinh dưỡng là tình trạng xảy ra khi cơ thể không nhận được đủ chất dinh dưỡng. Các
triệu chứng của suy dinh dưỡng phụ thuộc vào nguyên nhân của nó. triệu chứng chung
bao gồm: mệt mỏi, chóng mặt, và giảm cân. [44]


14

Một người bị suy dinh dưỡng sẽ cảm thấy cơ thể của họ gặp khó khăn khi làm
những việc bình thường như: phát triển thể chất, chống lại bệnh tật. lao động tay chân
và khả năng học tập.
Khi không có đủ thức ăn thì suy dinh dưỡng là chắc chắn. Nhưng ngay cả khi
nhận được đủ ăn, họ vẫn có thể bị suy dinh dưỡng nếu thực phẩm họ ăn không cung cấp
một lượng vừa đủ vi chất dinh dưỡng - Vitamin và khoáng chất - để đáp ứng nhu cầu
dinh dưỡng hàng ngày.
Bệnh tật và suy dinh dưỡng được liên kết chặt chẽ với nhau. Đôi khi bệnh là kết

quả của suy dinh dưỡng, đôi khi bệnh lại là một nguyên nhân góp phần gây suy dinh
dưỡng. Trong thực tế, suy dinh dưỡng là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến bệnh trên thế
giới, theo Ủy ban Thường vụ của Liên Hợp Quốc về dinh dưỡng (SCN). [46]
Dịch tễ suy dinh dưỡng
Năm 2010, Việt Nam là đất nước có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất trong số các
nước trong khu vực. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là 40%, mà thấp còi là
36%.
Người lớn cũng bị suy dinh dưỡng, được thể hiện bằng tỷ lệ của các cá nhân có
chỉ số BMI dưới 18,5 kg/m2 là khoảng 40% cho cả nam giới và phụ nữ. Giá trị BMI
trung bình cũng tương tự (19,1 kg/m2) cho cả hai giới và chỉ có một tỷ lệ không đáng kể
dân số là thừa cân hoặc béo phì. [27]
Năm 2013, tỷ lệ suy dinh dưỡng trung bình khoảng 20 - 30%, đặc biệt ở tuổi trung
niên trở lên, người Việt Nam bị suy dinh dưỡng có nơi lên tới 40%. [5]
1.2.2.

Suy dinh dưỡng người cao tuổi

Định nghĩa người cao tuổi
Người cao tuổi được quy định trong Luật người cao tuổi do Quốc Hội ban hành
là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên. [8]
Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc - UNFPA, Việt Nam đã bước vào giai đoạn già
hóa sớm hơn dự báo (năm 2017) và là một trong 10 quốc gia có tốc độ già hóa dân số
nhanh nhất thế giới. Năm 2013 tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam (NCT) đã lên tới 10,5%
tổng dân số. [3]


×