6 KỸ NĂNG ĐỂ KHÔNG QUÊN TÊN KHÁCH HÀNG
Trong kinh doanh, cho dù là một nhân viên bán hàng, tiếp thị hay là nhà quản lý,
bạn sẽ phải tiếp xúc ghi nhớ hàng nghìn khách hàng khác nhau. Mặc dù có không
ít các thiết bị công nghệ cho phép bạn lưu giữ các dữ liệu khác nhau, nhưng việc
nhớ được tên trong đầu vẫn sẽ thuận lợi hơn cả.
Giả sử trong cuộc trò chuyện, bạn gặp một đối tác có trí nhớ rất tốt, họ nhớ cả tên
vợ bạn, con gái bạn thậm chí các nhân viên của bạn, thì chắc bạn sẽ khâm phục và
tin tưởng ở vào những người như vậy hơn.
Chắc chắn rằng việc nhớ tên khách hàng sẽ góp phần cải thiện đáng kể doanh số
bán hàng. Tuy nhiên, không ít nhân viên bán hàng còn gặp nhiều khó khăn trong
việc nhớ rõ tên các khách hàng đã đến giao dịch. Quả thật, đây không phải là một
việc dễ dàng chút nào, đặc biệt là khi bạn chỉ mới gặp khách hàng đúng một lần
duy nhất.
Cũng như bất cứ hoạt động trí não nào khác, khi càng cố gắng nhớ tên một ai đó
bao nhiêu, thì bạn càng dễ quên tên của họ bấy nhiêu. Mặc dù vậy, vẫn có một vài
thủ thuật giúp bạn vượt qua cuộc chiến này :
1. Một trong những thủ thuật quan trọng nhất đó là bạn hãy lặp lại vài lần
tên của khách hàng khi họ giới thiệu
“Xin chào Chris, thật vui được gặp bạn”. Khi nghe ai đó giới thiệu về họ, bạn hãy
nghĩ đến một hình ảnh hay một yếu tố nào đó có thể giúp bạn nhớ rõ khuôn mặt
của họ.
Ví dụ, khi gặp một khách hàng có vẻ thô lỗ, bạn có thể tự nhủ “Chris thật khó
chịu”. Việc này sẽ giúp bạn kết nối giữa tên của khách hàng đó với hình thức bên
ngoài cũng như tính cách của họ. Hoặc bạn có thể cố gắng liên hệ cái tên với một
hình ảnh thân quen hay một nhân vật nổi tiếng nào đó. Nhờ vậy, việc nhớ tên họ
trong những lần gặp tiếp theo sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Thách thức đáng xuất hiện khi chúng ta gặp gỡ ai đó lần đầu tiên. Rất nhiều người
trong chúng ta thường quên ngay tên của một người nào đó sau khi gặp gỡ lần đầu.
Lý do rất đơn giản : bởi vì khi một ai đó giới thiệu về bản thân họ, mọi người
thường có khuynh hướng nghĩ về lời giới thiệu tiếp theo của mình và những gì mà
họ sẽ nói với khách hàng để tạo ra một ấn tượng tốt. Và trong một vài trường hợp,
thậm chí, sự chú ý của bạn còn đặt ở một nơi nào đó khác xa với câu chuyện đang
diễn ra.
2. Bước tiếp theo là sử dụng tên của khách hàng một vài lần trong cuộc hội
thoại
Hành động này sẽ giúp bạn nhớ tên một cá nhân nào đó trong suốt thời gian trò
chuyện và trong một thời gian ngắn sau đó.
Cách thức dễ dàng để làm được điều này là bạn lồng tên của họ vào trong những
câu hỏi của mình. Chẳng hạn: “Thưa anh Jim, loại hình kinh doanh của công ty
anh là gì?”. Đây là một cách thoải mái và dễ chịu. Song bạn cần chú ý rằng đừng
quá lạm dụng tên của khách hàng nếu không bạn tạo ra cảm giác là một người
không chân thật và có phần thiếu lịch sự.
3. Khi bạn quay trở lại với công việc, hãy ghi lại những thông tin của người
khách hàng vừa gặp mặt, bao gồm cả các thông tin cá nhân hay liên quan đến
kinh doanh mà bạn vừa thu nhận được
Nếu người khách hàng đó nói hay làm một điều gì đó nổi bật, bạn cũng cần ghi lại
ngay.
Những nhân viên bán hàng chuyên nghiệp thường lấy sổ tay ghi lại tên của bất kỳ
ai, kể cả việc đã gặp người đối thoại trong trường hợp nào. Bạn cũng nên làm như
thế và thỉnh thoảng nên xem lại, nhất là khi bạn sắp dự một cuộc họp và biết chắc
là sẽ gặp lại khách hàng ở đó.
Trong khi làm việc này, bạn hãy hình dung về người đó và lặp lại tên của họ một
vài lần. Nhờ vậy bạn sẽ ghi sâu tên người đó vào tâm trí và việc nhớ tên trong lần
gặp tiếp theo sẽ dễ dàng hơn.
4. Để nhớ tên một ai đó vào bất cứ lúc nào trong tương lai sẽ đòi hỏi một vài
công việc bổ sung. Bạn cần phác hoạ trong tâm trí của bạn khuôn mặt của
người đó khi lặp lại tên của họ một vài lần
Hành động này nên được thực hiện tối thiểu ba lần trong một tuần trong vài tháng
đầu tiên. Có vẻ như vậy là quá nhiều, nhưng đây là cách thức kỳ hiệu quả và để
đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ nhớ được tên khách hàng trong lần gặp gỡ tiếp
theo.
5. Khung cảnh sẽ giúp bạn nhớ tên một ai đó
Ví dụ, bạn có thể nhanh chóng nhớ tên một khách hàng đã ghé thăm và mua sắm
tại cửa hàng của bạn, nhưng nếu tại một nơi khác như buổi hội thảo hay trung tâm
thương mại lớn, chắc hẳn bạn sẽ khó để nhớ tên người đó hơn nhiều nếu gặp lại.
Sở dĩ như vậy là vì chúng ta luôn có khuynh hướng nhớ lại khung cảnh nơi mà
chúng ta đã gặp gỡ ai đó. Một khi không nhớ được khung cảnh thì bản thân thông
tin về người đó sẽ rất khó nhớ lại.
Điều này có nghĩa rằng bạn nên dành thời gian ghi nhớ khung cảnh nơi mà bạn
gặp gỡ người khách hàng đó. Hãy hình dung nơi mà bạn đã gặp họ trong quá khứ
và mường tượng họ trông như thế nào trong hoàn cảnh đó.