Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.05 KB, 3 trang )
LÝ DO PHẢI XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
MẠNH
Bản sắc văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng to lớn đến doanh nghiệp cũng như
từng thành viên. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải nắm được hệ thống xuyên
suốt trong bản sắc văn hóa của mình là gì? Cách thức duy trì và phát triển những
đặc trưng văn hóa nào? Để từ đó phát triển được bản sắc văn hóa riêng biệt của
mình, tạo nên một hình ảnh có sức hấp dẫn cao không chỉ với các thành viên trong
doanh nghiệp mà còn với các khách hàng và đối tác.
Bản sắc văn hóa doanh nghiệp phải luôn được duy trì và phát triển cùng với mục
tiêu chiến lược của doanh nghiệp, đồng thời thích ứng với những thay đổi trên thị
trường.
Khi nào phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp?
Hình thành và phát triển văn hóa mạnh doanh nghiệp cần một tư duy hệ thống về
chiến lược tổ chức, chính sách quản trị nhân lực, truyền thông nội bộ, và vai trò
đầu tàu của các cán bộ quản lý. Đối với những doanh nghiệp đang trong quá trình
phát triển nóng hay chuyển đổi cổ phần hóa thì càng cần thiết phải xây dựng văn
hóa doanh nghiệp mạnh, bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững của
doanh nghiệp trong tương lai.
Các bước căn bản xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh:
Đánh giá các giá trị văn hóa doanh nghiệp hiện tại
Xác lập các cấu thành nền tảng của văn hóa doanh nghiệp
Xác lập không gian văn hóa doanh nghiệp
Đào tạo và hội thảo về văn hóa doanh nghiệp
Thể chế văn hóa thông qua các quy định, văn bản
Xây dựng sổ tay nhân viên để phổ biến và phát triển văn hóa
Phương pháp thực hiện:
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải dựa trên những phân tích đánh giá thực tiễn
và khách quan. Đồng thời, để xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp phải có sự
phối hợp làm việc chặt chẽ giữa doanh nghiệp với tư vấn.
Các chuyên gia tư vấn, với vai trò khách quan của bên thứ 3, sẽ thu thập khảo sát
dữ liệu, phân tích, và đề xuất các chính sách. Tư vấn với vai trò tham vấn sẽ giúp