Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Cảm nhận bài thơ đoàn thuyền đánh cá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.02 KB, 4 trang )

Đề 1: Cảm nhận bài thơ đoàn thuyền đánh cá
Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đã giấy lên một phong trào “mỗi người làm
việc bằng hai” vừa xây dựng miền Bắc, vừa chi viện cho chiến trường tiền tuyến miền nam. Khắp nơi
mọi người ra sức lao động không quản ngày đêm, khổ cực. Với tinh thần đó, các nhà văn, nhà thơ đã
đi sát với cuộc sống của những người lao động để phản ánh và ca ngợi họ. Trong đó, tác phẩm để lại
được nhiều ấn tượng nhất, có lẽ là “Đồn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh đồn thuyền ra khơi:
“Mặt trời xuống biển như hịn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đồn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Hát rằng cá bạc biển đông lặng
Cá thu biển đông như đồn thoi
Đêm ngày dệt biển mn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi”
Bằng giọng thơ gân guốc, với cặp mắt quan sát tinh tế, tác giả đã chọn một thời điểm hết sức đặc biệt
đó là lúc hồng hơn. Mặt trời từ từ lặn sâu xuống lòng biển được tác giả ví như “ hịn lửa”. Với cách
so sánh này, làm hiện ra trước mặt người đọc một không gian huy hồng và tráng lệ làm ngây ngất
lịng người. Nhưng không gian đẹp đẽ ấy cũng chỉ diễn ra trong chốc lát rồi nhường chỗ cho màn đêm
lan tỏa. Với nghệ thuật nhân hóa “ sóng cài then, đêm sập cửa” đã thể hiện sự dứt khoát về chuyển
giao không gian. Sau một ngày làm việc vất vả, vũ trụ đã đi vào nghỉ ngơi, thư giãn. Trong hoàn cảnh
đó, con người lại bắt tay vào lao động. Sự đối lập giữa thiên nhiên và con người cùng với các biện
pháp nghệ thuật độc đáo đã tạo nên một không gian lộng lẫy, gợi bao cảm xúc cho người đọc.
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”, thể hiện rõ nét đây không phải là lần đầu đi biển mà cơng việc đó
được lặp đi lặp lại một cách đều đặn, thường xuyên. Phải nói rằng, đi đánh cá trên biển đã trở thành
nền nếp, không phải của con thuyền mà của cả đoàn thuyền. Họ ra đi với tinh thần đồn kết, phấn
khởi, lạc quan, khí thế khẩn trương trong lao động. Tinh thần đó được thể hiện qua câu hát khỏe
khoắn, lời hát của họ như hòa vào trong gió, thổi căng buồm đẩy con thuyền thẳng tiến ra khơi. Câu
hát của những người đi biển không chỉ thể hiện được tâm hồn lạc quan, khơng khí khẩn trường mà
cịn nói lên mong ước của họ. Cơng việc đánh cá vất vả là vậy nên người ngư dân mong muốn trời
yên, biển lặng và gặp được nhiều luồng cá để có thể đánh bắt được nhiều. Các hình ảnh so sánh, nhân


hóa được sử dụng khiến cho người đọc có một cảm nhận thú vị về con người lao động.
Tiếp đó, cảnh đồn thuyền đánh cá trên biển trong 1 đêm:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe,
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ


Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Vẩy bạc đi vàng kéo rạng đơng,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.”
Toàn bộ khổ thơ giống như một bức tranh lộng lẫy. Các hình ảnh: gió, trăng, mây vẽ nên bức tranh ấy
bằng một thứ ngôn ngữ lung linh. Đặc biệt là hình ảnh “con thuyền lái gió với buồm trăng” với vừa có
tính thực lại vừa mang vẻ đẹp lãng mạn. Thiên nhiên cũng như đóng góp một phần vào cơng cuộc lao
động của người ngư dân.Bằng cách nói khoa trương, phóng đại thì hình ảnh con thuyền “có gió làm
bánh lái, có trăng làm buồm, lướt giữa mây cao ” hình ảnh con thuyền trở nên kì vĩ mang tầm vóc vũ
trụ. Cơng việc lao động diễn ra ngay trong đêm, động từ “đậu, dò, đan, vây, giăng” - mặc dù trong
đêm tối, ngư dân vẫn miệt mài với cơng việc đánh cá của mình. Đánh cá cũng giống như đang đánh
trận, mà con người phải chiến đấu để chinh phục thiên nhiên, người ngư dân trở thành những người
lính trên biển cả. Thế mới thấy được tinh thần lạc quan, hăng hái của con người.
Thủ pháp liệt kê đã kết hợp với sự phối màu tài tình:” Đen hồng, vàng chóe” đã tạo nên 1 bức tranh

sơn mài lun linh. Biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng triệt để, một loạt tên gọi của các loài cá quý
hiếm của biển cả, sự giàu có của biển cả được kể ra: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song. Người đọc có thể
tưởng tượng được rằng ánh trăng in bóng dưới mặt biển, những con cá quẫy đi làm sóng sánh ánh
trăng vàng. Nghệ thuật nhân hóa ”em” thể hiện sự trìu mến. Trước sự giàu có đó,nghệ thuật ẩn dụ kết
hợp nhân hóa cho ta thấy: “Đêm thở, sao lùa” - màn đêm giống như một thực thể sống động. Thế mới
thấy, Huy Cận phải là người có lịng u đối với biển như thế nào mới có được những câu thơ tinh tế
như vậy?
Nếu như mở đầu bài thơ là tiếng hát căng buồm khi ra khơi thì ở đây lại là khúc ca gọi cá. Tiếng hát
được vang lên trong những giờ lao động, xua đi những khó nhọc và làm khơ đi những giọt mồ hơi.
Trong hương vị mặn mịi của biển, lời hát như khích lệ, giúp cho thành quả lao động được cao hơn.
Biển trong khổ thơ này được miêu tả hết sức bao dung và nhân hậu với nghệ thuật so sánh” biển-lịng
mẹ”.Người dân chai gắn liền cuộc đời mình với biển cả, vì thế biển đối với họ thật gần gũi, thân thiết
biết bao.
“ Sao mờ” là lúc đêm đã dần trôi, ngày mới bắt đầu, cảnh kéo lưới khẩn trương gấp gáp. Khi kéo lưới
cũng là lúc trời vừa hửng sáng - lao động suốt đêm nhưng vẫn khơng biết mệt mỏi. Hình ảnh “kéo
xoăn tay” cho thấy đó là sự gân guốt, chắc khỏe những cánh tay đang kéo những chiếc lưới đầy cá thành quả lao động cho 1 chuyến ra khơi của người dân chài. Đặc biệt là hình ảnh những con cá trên
khoang thuyền được miêu tả thật đẹp: “Vẩy bạc đi vàng lóe rạng đông”, khi công việc thu hoạch cá
vừa xong cũng là lúc vừa rạng đơng. Hình ảnh “ nắng hồng” niềm tin và sự lạc quan, tin tưởng vào
thành quả lao động.
Phần cuối bài thơ là hình ảnh đồn thuyền đánh cá trở về :
“Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhơ màu mới
Mắt cá huy hồng mn dặm phơi.”
Một điều người đọc dễ nhận thấy nhất đó là câu hát được cất lên từ lúc ra đi cho đến lúc trở về.
Những câu hát khi trở về thể hiện rõ một niềm hân hoan, phấn khởi. Cảnh rạng đông và mặt trời từ từ
đổi biển nhô lên thật tuyệt diệu. Và, tuyệt diệu hơn cả đó là đồn thuyền trở về với cá đầy khoang.
Hình ảnh con thuyền trở về được miêu tả khẩn trương như lúc ra đi: “ đoàn thuyền chạy đua cùng mặt
trời”. Phải chăng ở đây, những người đi biển đang chạy đua với thời gian để chuẩn bị cho đợt ra biển
tiếp theo. Những người lao động không thỏa mãn với những kết quả đạt được. Vì vậy, họ phải chạy

đua với thời gian để làm ra được nhiều của cải hơn cho đất nước. Cảnh bình minh thật huy hồng
nhưng người lao động khơng kịp ngắm nó, hầu như mọi tâm trí của họ chỉ tập trung vào công việc lao


động. Đây chính là tinh thần lao động của nhân dân ta trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc. Với giọng thơ khỏe mạnh, kết hợp với cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, hốn dụ
tài tình, nhà thơ đã vẽ lên được một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về lúc bình
minh.
Cơng cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc đã đi qua. Nhưng mỗi lần đọc lại bài “Đoàn thuyền đánh cá”
ta như thấy hiện ra trước mắt tinh thần lao động khẩn trương của những con người không quản ngày
đếm để làm ra được thêm nhiều của cải cho đất nước. Cả bài thơ là một bức tranh tuyệt đẹp, đẹp về
cảnh thiên nhiên, đẹp về tinh thần lao động. Đó là thành cơng nhất của nhà thơ Huy Cận trong tác
phẩm này.

Đề 2: Cảm nhận bài thơ ánh trăng
Trăng vốn là đề tài quen thuộc trong thơ ca truyền thống để giãi bày tâm sự, vẻ đẹp thánh thiện, sự
chiêm nghiệm... và trong mỗi thể loại thơ trăng lại mang một nét đẹp riêng, độc đáo: thể thơ năm chữ
ngắn gọn, giản dị mà có sức chứa đến lạ kì, Nguyễn Duy đã mở đầu bài thơ bằng một hồi ức xa xăm
về trăng:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ khơng bao giừo qn
Cái vầng trăng tình nghĩa.
Mở đầu bài thơ là những kỉ niệm êm đềm tươi đẹp giữa trăng và người trong quá khứ. Chất thơ mộc
mạc tự nhiên như lời kể chuyện tâm tình thủ thỉ điệp từ hồi cứ mồi lần nhắc đến là một kỉ niệm thân
thương lại hiện về trong miền kí ức của tác giả. Nguyễn Duy nhớ về tuổi thơ êm đềm hạnh phúc nơi

ruộng đồng, nhớ về những năm tháng chiến tranh gian khổ nơi núi rừng - những thăng trầm, vui buồn
cua cuộc sống, sự trưởng thành lớn lên của một con người ở mọi nơi, mọi lúc đều có sự chia sẻ của
Trăng người bạn tri kỉ. Với cách gieo vần lưng “ đồng, sông”, điệp từ “ hồi, với”đã diễn tả tuổi thơ
được đi nhiều, tiếp xúc nhiều và được hưởng hạnh phúc ngắm những cảnh đẹp của bãi bồi thiên
nhiên. Nghệ thuật nhân hóa “ vầng trăng thành tri kỉ” gợi liên tưởng đến những đêm hành quân, trên
những nẻo đường chông gai ra mặt trận, người lính đều có vầng trăng chiếu rọi. Trăng trở thành người
bạn thân thiết, tri ân tri kỷ, ln đồng cảm chia ngọt sẻ bùi với người lính. Hình ảnh hồi chiến tranh ở
rừng gợi liên tưởng đến sự trưởng thành của nhân vật trữ tình, từ cậu vé nay đã là người lính ra chiến
trường. Đồng thời cũng gợi về những giao khổ, ác liệt của chiến tranh.
Con người ấy đã sống hết lòng với thiên nhiên, chân thành và thắm thiết. Hình ảnh so sánh ẩn dụ” trần
trụi với thiên nhiên,hồn nhiên như cây cỏ” được đặt ở hai đầu dòng bài thơ vừa gợi được vẻ đẹp bình
dị vơ tư trong sáng của trăng, vừa gợi được cốt cách, vẻ đẹp mộc mạc trong tâm hồn người lính. Đối
với thiên nhiên, con người cũng như cây cỏ là những người bạn không thể tách rời. Từ “ngỡ” như một
điểm nhấn, một dấu hiệu đặc biệt, báo trước 1 sự thay đổi 1 điều bất thường. Nó gợi cho ta suy nghĩ
về những điều cịn chưa nói. Đó là giá trị của ngơn từ trong Ánh trăng, là tài năng của tác giả trong
cách thể hiện mà ta khơng dễ gì nhận được ra.
Vầng trăng trong hiện tại:
Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện, cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt


Phòng buyn-đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng trịn.
Người lính từ giã núi rừng trở về với thành phố nơi đô thị hiện đại, mọi thứ trở nên thay đổi. Hình ảnh
vầng trăng ở hai khổ thơ trên khơng được so sánh ví von như một con người mà chỉ để người đọc
ngầm hiểu, sang khổ thơ thứ hai này, hình ảnh vầng trăng được nhân cách hóa thành một con người cụ

thể. Cứ ngỡ vẫn là con người ấy - tri kỉ và nghĩa tình lắm, vậy mà... khơng! Trăng vẫn tri kỉ, nghĩa
tình đấy chứ, chỉ có lịng người khơng cịn tri kỉ với trăng, chỉ coi trăng như một người qua đường,
người dưng, nước lã: xa lạ, lạnh nhạt như chưa hề quen biết, chưa hề gặp mặt; một sự thật phũ phàng
bởi lòng người thay đổi khơn lường, nào ai đốn trước được. Tác giả tạo sự đối lập trong hoàn cảnh
sống của con người giữa hiện tại và quá khứ: từ nhà tranh vách nứa chốn rừng sâu, nước độc nay trở
về trong những tòa nhà khang trang hiện đại.
Cụm từ “ quen ánh điện cửa gương” là cách nói tơ đậm cuộc sống đầy đủ tiện nghi khép kín trong căn
phịng hiện đại xa rời thiên nhiên. Hình ảnh nhân hóa, so sánh “ vầng trăng đi qua ngõ- như người
dưng đi qua đường” diễn tả sự thay đổi trong tình cảm con người, vầng trăng thì vẫn mãi trịn đầy
thủy chung nhưng con người thì hờ hững thờ ơ khơng nhận ra. Các từ ngữ” thình lình, đột ngột” góp
phần diễn tả chính xác, ấn tượng về 1 sự việc đột ngột, bất thường” đèn điện tắt, tối om”. Ba động từ
mạnh”vội, bật, tung” diễn tả hành động khẩn trương vội vàng, gấp gáp của nhân vật trữ tình đi tìm
ánh sáng. “Vầng trăng trịn” đột ngột xuất hiện chiếu rọi vòa căn phòng tối om tạo nên 1 sự đối lập
giữa ánh sáng và bóng tối, chính khoảnh khắc bất ngờ ấy đã tạo nên bước ngoặt trong mạch cảm xúc
và bừng tỉnh của nhân vật trữ tình. Trăng vẫn tròn, vẫn vẹn nguyên chung thủy, vẫn đồng hành cùng
cịn người chỉ có điều con người có nhận ra hay không. Đây là khổ thơ quan trọng trong cấu tứ tồn
bài, là sự chuyển biến có ý nghĩa bước ngoạt trong mạch cảm xúc góp phàn bộc lộ tư tưởng và mở ra
những suy ngâm của bài thơ.
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sơng là rừng
Trăng cứ trịn vành vạch
Kể chi người vơ tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.
Khơng trách móc hờn giận sự tình của con người, ánh trăng vẫn lặng lẽ soi bước ta đi. Trăng hiền hồ
và bao dung như chính đồng bào, dân tộc ta vậy. Nỗi mặc cảm khiến nhà thơ phủ nhận chính mình: kể
chi người vơ tình. Khơng hẳn là con người vơ tình, hờ hững với nhừng gì của q khứ. Có chăng là do
cuộc sống cịn đang trong q trình xây dựng với những lo toan bộn bề chi phối nhiều suy nghĩ của

chúng ta. Quá khứ chỉ đi vào tiềm thức lặng yên chứ nó đâu có mất đi. Vì thế mới có cái giật mình của
Nguyễn Duy ở câu thơ cuối. Phải chăng đó cũng là cái giật mình của chính chúng ta khi nhận ra được
sự đánh thức từ Ánh trăng của Nguyễn Duy?
Bài thơ ra đời khi đất nước đã hồ bình. Những tháng ngày chiến đấu gian khổ của người chiến sĩ
Nguyễn Duy đã khơng cịn. Trong thời gian này tác giả là đại diện thường trú báo Văn nghệ tại Thành
phố Hồ Chí Minh. Nhưng khơng vì thế mà Ánh trăng mất đi vẻ đẹp chân thực của mình. Khổ thơ là
những suy ngẫm và triết lý nhân sinh sâu sắc. Con người hiện nay đối diện với nhiều cám dỗ và dễ
thay đổi, rất cần những cái “giật mình” để khơng bị trơn tuột, để đứng lại bên ranh giới mỏng manh
giữa thiện và ác, giữa xấu và tốt. Qua đó nhà thơ còn muốn gửi gắm đến mọi người lời nhắc nhở về lẽ
sống, về đạo lý uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung.



×