Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đồ chơi cho bé sơ sinh pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.31 KB, 3 trang )

Đồ chơi cho bé sơ sinh
Em bé của bạn ở đây, còn rất bé nhỏ và mong manh. Nhưng vẫn có nhiều
cách để bạn giúp bé chơi, kích thích tư duy và vận động của bé.
- Những chiếc gương: Có gì thú vị hơn là việc nhìn thấy một em bé xinh đẹp? Bạn
có thể trò chuyện với bé với những câu trêu đùa vui vẻ như "Ai ở trong gương thế
nhỉ?". Trò chơi ú òa cũng giúp bé phát triển khả năng nhận biết sự tồn tại của đồ
vật.
- Đồ chơi có nhạc: Ở giai đoạn này, khả năng nhìn của bé vẫn còn đang phát riển,
nhưng khả năng nghe đã hoàn thiện. Chỉ cần một chiếc máy chạy đĩa CD đơn giản,
bạn có thể cho bé nghe nhiều loại nhạc, hoặc các đồ chơi phát ra tiếng nhạc, bé sẽ
rất thích với các âm thanh xung quanh.
- Đồ chơi với các kiểu bề mặt: chúng có thể là những con thú nhồi bông mềm mại,
thô ráp. Khám phá các kiểu bề mặt khác nhau từ mềm, xù xì đến mượt mà giúp bé
tăng cảm giác xúc giác. Trong những ngày đầu tiên, bé chưa đủ khả năng để cầm
nắm đồ vậy. Các đồ chơi bề mặt này sẽ tốt nhất nếu bé có thể nằm lên đó.
- Đồ chơi có hiệu ứng tự nhiên: Loại đồ chơi này sẽ phản ứng khi bé có hành động
(chẳng hạn nó phát sáng, phát ra âm thanh hoặc bản nhạc). Đó có thể là chiếc còi,
trống Bé cũng thích các đồ chơi có nhiều màu sắc và âm thanh. Chẳng hạn chiếc
ghế có thể nẩy lên, đồ chơi có chuyển động của nước hoặc cá đồ chơi vừa bơi vừa
phát sáng.
- Những đồ chơi có màu sắc mạnh và tương phản cao (ví dụ trắng, đen, đỏ). Đó có
thể là cuốn sách mềm, chiếc điện thoại treo trên cũi hoặc nôi, đồ chơi có thể đeo
vào tay bé.
Mấy ngày Tết, không khí trong nhà rộn ràng, nhiều người qua lại, giờ giấc sinh
hoạt thay đổi nên có thể khó để bạn duy trì nề nếp học tập cho trẻ. Tuy nhiên, đây
lại là cơ hội rất tốt để gia đình dạy cho trẻ biết về các phong tục truyền thống, cách
ứng xử, xưng hô, mối quan hệ họ hàng trong gia đình….
Bạn cũng có thể điều phối việc học của con trong suốt thời gian nghỉ bằng nhiều
hình thức vừa học vừa chơi nhẹ nhàng như tập cắt dán các hoa văn… hoa mai hoa
đào, vẽ các bức tranh, trang trí, dọn dẹp cùng bố mẹ… Có thể dạy trẻ cách tính
nhẩm, các trò chơi xếp hình… rất tốt cho sự phát triển trí tuệ.


Sau khi hết những ngày nghỉ Tết chính, bạn nên dần tập cho trẻ quay trở lại với
nếp sinh hoạt, học tập thường ngày. Trẻ cần có thời gian được chuẩn bị tâm thế
trước khi đi học trở lại, tránh trường hợp chơi “xả láng” dẫn đến chán học sau nghỉ
Tết.
Luôn để bé thực hành và làm những gì trong khả năng, nếu bé đã biết viết, để bé
tự viết, nếu bé biết làm toán, để bé tự tính. Giúp bé rèn nết người, học các kỹ năng,
học các bài học đạo đức, biết chia sẻ, bao dung, rộng rãi với những người không
bằng mình hay bất cứ bài học đạo đức nào là điều cần làm thực tế, học qua thực
hành chứ không thể học suông.
Đầu mỗi tháng bạn giúp bé lên kế hoạch tài chính, mua sắm cho những sự kiện
cần thiết trong số tiền cho phép, đi gửi tiết kiệm cùng bé, số còn lại đưa cho bé tự
quản lý, bé sẽ tự chi tiêu và ghi vào sổ nếu có thể, nếu con còn bé hãy làm kế toán
cho con. Từ một việc đơn giản, bạn đã giúp bé học về toán học, các con số, các
phép tính, cách tư duy và giải quyết vấn đề.
Trên quyển lịch bàn của bé, viết những dịp quan trọng trong năm cho bé biết, sinh
nhật cả nhà. Các dịp đặc biệt như Valentine, 8-3, 1-6, đi nghỉ hè, ngày khai giảng,
trung thu, ngày của bố, mẹ, ngày Phụ nữ Việt Nam, ngày 20 -11, giáng sinh, ngày
tham gia các câu lạc bộ để bé biết thực sự bé cần phải ra rất nhiều quyết định và
nhìn thấy cụ thể những việc cần chi trong một tháng.

×