Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Sếp nữ mong manh trước gia đình và sự nghiệp docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.57 KB, 3 trang )

Sếp nữ mong manh trước gia đình và sự
nghiệp
Nói như vậy không có nghĩa là vai trò người nam cao hơn hay quan trọng hơn
người nữ, nhưng để khẳng định là vai trò làm quản lý và làm lãnh đạo phù hợp
hơn cho nam giới.
Không thể phủ nhận là trong xã hội Việt Nam và trên thế giới ngày nay, phụ nữ
ngày càng tiến bộ. Họ đã đạt được rất nhiều thành tích vượt xa nam giới và nhiều
người đã đạt đến những vị trí cao về chính trị, ngoại giao và kinh tế. Rất nhiều chủ
doạnh nghiệp hay trưởng đại diện các công ty nước ngoài ở Việt Nam là nữ giới.
Họ làm việc rất tốt, rất có khả năng, rất uy tín không kém gì nam giới. Tuy
nhiên để đạt được điều đó, bên cạnh những hào quang và niềm vui do công việc và
vị trí mang lại, chắc chắn những phụ nữ này đã phải hy sinh rất nhiều: hy sinh lớn
nhất là thời gian dành cho gia đình, con cái và cho chính bản thân họ.
Lịch làm việc, các cuộc họp, các buổi chiêu đãi, các chuyến công tác triền miên
lấy hết thời gian của họ, họ không có nhiều thời gian nói chuyện với chồng với
con, hướng dẫn con học hành hay đơn giản là nấu một bữa cơm ngon cho gia
đình
Không chỉ như vậy, sức ép công việc, những mối quan hệ phức tạp và căng thẳng
ở công sở kéo theo những ảnh hưởng về sức khỏe và vẻ đẹp. Theo tổng kết, tỷ lệ
những phụ nữ làm quản lý bị stress và các chứng bệnh nghề nghiệp nhiều hơn
người phụ nữ bình thường.
Phụ nữ làm sếp dễ bị tổn thương hơn nam giới: họ không những dễ bị nhân viên
nam coi thường (nếu không vững về chuyên môn và bản lĩnh) mà còn thường bị
nhân viên nữ soi mói và nói xấu hoặc ganh ghét Đó là những phản ứng rất
thường thấy trong giới nữ với nhau. Nếu một sếp nữ ăn mặc quá lỗi mốt, không có
bản lĩnh trong công việc, hoặc gia đình có vấn đề thì chắc chắn sẽ là những chủ
đề cho đám nhân viên nữ đàm tiếu, nói xấu.
Nhưng nếu cô ấy là một người lịch lãm, rất thành công, có đầy đủ mọi thứ để ai
cũng ngưỡng mộ thì cũng lại là cái cớ để các nữ nhân viên dưới quyền hay ngang
quyền họ so bì, ghen tị Chưa kể đến một ai đó quá giỏi giang vượt mặt cả các
nam giới trong cơ quan thì lại càng là một đối tượng không làm vừa lòng rất nhiều


người trong công sở.
Hậu quả của những thái độ bất hợp tác hay những câu chuyện chỉ là tầm phào
trong công sở không thể không tác động đến tâm lý của các nữ quản lý. Và thế là
sau một tuần đầy ắp những gánh nặng và lo âu, người phụ nữ trở về với gia đình
trong tâm trạng đầy mệt mỏi và ưu tư.
Ai đó sẽ nói, ở thời đại ngày nay cần gì phải nấu nướng ở nhà, cần gì phải dạy con
học hay lo lắng việc nhà Tất cả đều có thể thuê người giúp việc và gia sư
Đúng, chúng ta có thể dùng tiền để làm thay các công việc đó nhưng có câu ngạn
ngữ nói rằng tiền có thể mua được nhà nhưng không mua được tổ ấm. Chắc chắn
một đứa trẻ được người mẹ chăm sóc trực tiếp bằng tình yêu thương sẽ khác với
đứa trẻ lớn lên trong sự phục vụ của một người giúp việc.
Hay chúng ta cũng sẽ nói: nếu những phụ nữ tuyệt vời này có một người chồng
biết thông cảm với vợ và thay vợ quán xuyến gia đình thì thật là may mắn. Có
thật là may mắn không? Nhiều người ngày nay hay nói về việc đổi vai giữa người
chồng và người vợ trong gia đình.
Tôi biết một phụ nữ rất đẹp, rất giỏi giang và sắc sảo trong mọi lĩnh vực, bà rất
ham mê công việc và thường xuyên bận bịu về những cuộc họp hành, công tác
trong và ngoài nước. Nhiều phụ nữ ao ước được như bà, còn tôi thì cứ tự hình
dung về gia đình của bà. Nghe nói, chồng bà là một người có trình độ và rất nể
trọng vợ, tất nhiên là như vậy rồi. Tôi thật sự vô cùng kính nể ông bởi ông đã chấp
nhận, hy sinh làm hậu phương, làm nền cho sự sáng chói của vợ.
Có câu nói đằng sau người đàn ông thành đạt là người phụ nữ tuyệt vời, nhưng
đằng sau người phụ nữ thành đạt là màu hồng hay sắc xám? Đối với nam giới,
làm như vậy họ đã tự hy sinh cái thiên chức quí báu mà Đấng Sáng tạo dành cho
họ. Trong một gia đình, khi tương giao quyền lực giữa người phụ nữ và nam giới
bị đảo ngược thì chắc chắn gia đình đó sẽ không thể hạnh phúc.
Trên thực tế, rất nhiều đàn ông không chấp nhận đổi ngôi nên đã nảy sinh rất
nhiều vấn đề: hoặc là ly dị, ly thân hoặc vẫn sống với nhau nhưng theo kiểu anh có
cuộc sống của anh, tôi có cuộc sống của tôi. Hoặc họ vẫn đang trong quá trình đấu
tranh, thuyết phục và khuyên nhủ lẫn nhau để người vợ ít lo toan đi một chút và

người chồng thì nhận rõ trách nhiệm và vai trò của mình là trụ cột gia đình để tự
giác hoàn thành sứ mệnh là trụ cột. Chỉ khi đó người vợ mới có thể chuyên tâm lo
lắng cho gia đình mà không phải cố gắng vươn lên làm sếp ở cơ quan và làm chủ
gia đình.

×