Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Vượt qua nỗi lo lắng khi phát biểu trước đám đông pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.41 KB, 3 trang )

Vượt qua nỗi lo lắng khi phát biểu trước đám
đông
Không nên tạo áp lực cho bản thân

Trước khi bắt đầu một bài phát biểu, bạn hãy nghĩ rằng những gì mình sắp
nói ra là để chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức cho mọi người chứ không phải
phát biểu là điều duy nhất. Nghĩ như thế bạn sẽ thấy giảm áp lực cho bản
thân và cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều. Hãy luôn giữ cho tâm trạng thoải
mái

Chuẩn bị trước nôi dung và phong cách cho bài phát biểu

Bạn cần biết sử dụng các kỹ thuật nói, chúng cho phép sắp xếp trình tự các
nội dung của bài nói. Ví dụ dùng các câu dẫn như “Bây giờ tôi sẽ đề cập đến
chương 2 ” hoặc “bây giờ, tôi xin chuyển qua vấn đề ” sẽ làm cho bài nói
của bạn mạch lạc hơn.

Hãy chú ý tới giọng nói, nhịp thở và tư thế của bạn
Bạn cần phối hợp các yếu tố đó thật nhịp nhàng, chúng sẽ giúp bạn phát biểu
tự tin hơn. Giọng nói nên nhẹ nhàng, vừa đủ nghe, không to quá cũng không
nhỏ quá. Cơ thể cần được thả lỏng và đứng ở vị trí thuận lợi. Như vậy bạn sẽ
lấy lại được bình tĩnh và tự tin vào bản thân. Có như vậy mới tập trung hoàn
hảo vào bài phát biểu của mình mà đối thoại với mọi người.

Thu hút khán giả bằng ánh mắt.

Ánh mắt là một trong những cách chủ yếu đề thu hút sự chú ý của khán giả.
Để thu hút sự tập trung bạn phải làm cho mọi người cảm thấy rằng bạn đang
nói với họ chứ không phải nói với cái trần nhà hay cái phòng mà họ đang
ngồi đó. Nhìn trực tiếp là một trong những cách quan trọng để thu hút sự tập
trung.



Đừng nhìn ra ngoài, hãy nhìn tất cả các khán giả từ từ bởi vì liếc mắt nhanh
làm bạn trông có vẻ mang tâm trạng không tự tin. Khi bạn chú ý đến một
khán giả hãy giữ ánh mắt của bạn trong vài giây nhưng không được quá lâu
vì điều này khiến khán giả mất tự nhiên và sợ hãi.
Sự khiêm tốn và hài hước có thể giúp bạn tiến xa
Khi bạn đã có được phong cách nói chuyện của riêng mình thì có một số kĩ
thuật có thể giúp bài nói của bạn hay hơn, đó là sự khiêm tốn và hài hước.
Hài hước giúp bạn thấy thoải mái, và nếu như nó phù hợp với hoàn cảnh của
bạn lúc nói, đừng chần chừ gì nữa.
Khiêm tốn giúp bạn trở nên đáng tin hơn, và được tôn trọng hơn. Cả khiêm
tốn lẫn hài hước có thể đi cùng nhau rất hiệu quả. Ví dụ nếu bạn thấy lo lắng
khi đứng trước một đám đông, hoặc nếu như bạn thấy lo lắng giữa bài nói,
bạn đừng che giấu điều này với khán giả của mình. Hãy thật và khiêm tốn
bằng cách thừa nhận nỗi sợ hãi của bạn một cách công khai và trung thực.
Bạn không phải kiểm soát thái độ của khán giả
Mà ngược lại, điều bạn cần kiểm soát đó là suy nghĩ của bạn, sự chuẩn bị,
các thiết bị hỗ trợ nghe nhìn, căn phòng được bài trí thế nào. Hãy đừng để ý
nếu như khán giả của bạn có ngồi đọc báo và tỏ ra không chú ý đến bài nói
của bạn. Suy nghĩ cần phải thay đổi hoặc kiểm soát những người khác là
nguyên nhân tiềm ẩn của stress trong mọi mặt của cuộc sống. Nó không chỉ
đúng trong một nhóm mà còn đúng cho bạn bè, vợ chồng, con cái và những
người quen của bạn.

×