Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.8 KB, 3 trang )
VƯỢT KHÓ KHI PHỎNG VẤN
Thiếu tự tin: Ngại, ngượng, “họ hoành tráng thế, chả biết họ có tiếp chuyện
mình không?”. Thiếu tự tin là đặc điểm nổi bật nhất của phóng viên trẻ. Tuy
nhiên, đây chỉ là vấn đề tạm thời. Hầu hết sinh viên báo chí nhận thấy các kỹ
năng xã hội giúp họ có những cuộc nói chuyện thoải mái, điều cần thiết khi
thực hiện các phỏng vấn. Rất nhiều nhân vật phỏng vấn nổi tiếng lại thú
nhận ràng họ rất ngượng khi thực hiện phỏng vấn. Ngạc nhiên chưa?
Có đủ thông tin. Rồi sao nữa? “Hôm nay mình có một cuộc trò chuyện
tuyệt vời với nguồn tin của mình’, bạn hí hửng nghĩ thế , “nhưng khi ngồi
vào máy vi tính để viết, tôi nhận thấy rằng tôi chả có thông tin gì hay và thú
vị để viết cả.” Đây là vấn đề không dễ giải quyết. Nhưng khi có kinh
nghiệm, bạn sẽ thấy vài điều sau có thể giúp được: chuẩn bị kỹ càng cho
cuộc phỏng vấn, lắng nghe cẩn thận, và quan trọng nhất, bạn có khả năng
nhận biết điều gì đó “khác và mới” từ cuộc phỏng vấn với nguồn tin.
Biết hỏi câu gì tiếp theo: Bạn hỏi một câu, nguồn tin đưa ra câu trả lời khác
biệt hoàn toàn điều mà bạn chờ đợi. Bạn có thể “ớ ra”, không biết hỏi câu gì
tiếp theo. Câu tiếp theo bạn có thể nói “Trả lời hay quá. Nói thêm cho tôi
nghe đi!(?)”
Ghi chép: Ghi chép mang tính báo chí khác kiểu ghi chép bạn có trong lớp
học. Bạn phải nhận ra đâu là những điểm chính. Đây là điều không dễ dàng
cho một cuộc nói chuyện mang tính thoải mái, không chính thức – khi nguồn
tin của chúng ta đang có tâm trạng “phởn phơ”, nói loằng ngoằng không đầu
không cuối, lộn xà lộn xộn. Bạn cần phải ghi lại những câu nói “nhiều màu
sắc”, thể hiện rõ phong thái của nguồn tin, ghi lại số liệu, mô tả bối cảnh,
con người…những gì support điểm nhấn của bạn trong bài. Tất nhiên, vừa
nghe, vừa ghi chép, và vừa dẫn dắt câu chuyện suôn sẻ là không hề dễ dàng.
Bí quyết? Học viết tốc ký.