Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

SP2 báo cáo phân tích 1 trường hợp HS cụ thể cần hỗ trợ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.4 KB, 5 trang )

BÁO CÁO PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP THỰC TIỄN TƯ VẤN, HỖ TRỢ
HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC LỚP 5
Thông tin của học sinh: Đinh Văn A
* Giáo viên thực hiện tư vấn, hỗ trợ: Nguyễn Văn …………
Lý do tư vấn, hỗ trợ:
A là con trai út trong gia đình có hai anh em. Anh lớn đã nghỉ học đi làm thuê. A
được đánh giá là một học sinh ngoan, chăm chỉ, hịa đồng với bạn bè. Có ý thức
trong học tập. Tuy nhiên, sang năm học này do ba mẹ hay cãi nhau, sau bố mẹ bỏ
nhau, em sống với mẹ. Mẹ em đi làm rấy từ sáng đến tối mới về. A phải ở nhà với
bà nội đã già. Kể từ đó A thường xuyên đi học trễ, hay ngủ gật trong lớp, nhiều
buổi ở nhà chơi, mất tập trung thụ động trong học tập và khơng hồn thành những
nhiệm vụ cô giao.
1. Thu thập thông tin của học sinh về:
- Suy nghĩ/cảm xúc/hành vi: ngoan, lễ phép, dễ xúc động. (quan sát, phỏng vấn)
- Khả năng học tập: Lớp mẫu giáo thì hồn thành được các nhiệm vụ học tập
nhưng hiện tại chưa tích cực tham gia vào các hoạt động học tập của lớp, của
nhóm; tiếp thu bài chậm, thường xun khơng hồn thành nhiệm vụ học tập được
giao. (hồ sơ, quan sát)
- Sức khỏe thể chất: thường xuyên mệt mỏi, ít chú ý trong lớp. (quan sát)
- Quan hệ giao tiếp (với bạn, thầy cô: Trước đây hịa đồng, vui vẻ, hiện tại lầm lì ít
nói (quan sát)
- Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: Thiếu tình thương của mẹ, cha và
anh trai ít quan tâm, chăm sóc. (phỏng vấn)
- Điểm mạnh, hạn chế:
+ Điểm mạnh: biết tự vệ sinh cá nhân
+ Hạn chế: còn thụ động, chưa biết cách học tập và sinh hoạt đúng giờ (phỏng
vấn)
- Sở thích: thích xem phim siêu nhân, bắn bi (phỏng vấn)
- Đặc điểm tính cách: trung thực, biết giúp đỡ bạn bè. (quan sát)
- Mong đợi: Được ở với ba mẹ và anh.



2. Liệt kê những vấn đề/khó khăn của học sinh:
- Tiếp thu bài chậm, thường xun khơng hồn thành nhiệm vụ của giáo viên yêu
cầu.
- Phải tự phục vụ bản thân từ học tập đến ăn uống.
- Đi học trễ, khơng chú ý trong giờ học
- Ít tương tác với thầy cơ, bạn bè.
- Hồn cảnh kinh tế khó khăn, thiếu đồ dùng học tập
- Hay vắng học
- Thể trạng yếu.
3. Xác định vấn đề của học sinh
- Khó khăn trong học tập: Tiếp thu bài chậm, khơng hồn thành nhiệm vụ học tập,
mất tập trung do thiếu sự quan tâm của gia đình về học tập và sinh hoạt.
- Đi học trễ, hay ngủ gật do ngủ không đủ giấc, khơng có người nhắc nhở.
- Ít tương tác với thầy cơ, bạn bè vì mệt mỏi, buồn chán, khơng nắm vững nội dung
học tập.
- Thiếu đồ dùng học tập
- Lý giải nguyên nhân: Em bị thiếu sự quan tâm từ gia đình, bị sang chấn tâm lý vì
bố mẹ hay cãi nhau dẫn đến bố mẹ bỏ nhau nên thiếu đi tình thương của bố.
- Điều kiện duy trì dẫn đến em lười học:
+ Thiếu sự quan tâm từ gia đình
+ Bị hỏng kiến thức do khơng chú ý trong giờ học.
+ Mặc cảm, tự ti
- Vấn đề giáo viên có thể đáp ứng: quan tâm, động viên, thường xuyên khen ngợi
những tiến bộ của em, hỗ trợ em học tập. Huy động các nguồn lực hỗ trợ vật chất,
dụng cụ học tập cho em.
- GV cần phối hợp với phụ huynh để nắm bát thông tin và kịp thời hỗ trợ cho HS.
4. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ:
* Mục tiêu tư vấn, hỗ trợ:



- Em A đi học đúng giờ, khơng cịn ngủ gật trong lớp;
- Tiếp thu được bài học, hoàn thành nhiệm vụ, tập trung trong giờ học.
- Học tập tích cực, vui vẻ, tích hợp tác với thầy cơ, bạn bè trong học tập.
* Hướng tư vấn, hỗ trợ:
Hướng tư vấn, hỗ trợ dựa trên yêu cầu đạo đức bảo mật, tôn trọng học sinh, trung
thực và trách nhiệm.
- Gặp gỡ mẹ của A để trò chuyện giúp họ hiểu được những khó khăn mà A đang
gặp phải; cung cấp một lịch biểu ghi chú những nội dung cần hỗ trợ cho A (nhắc
nhở em đi học đúng giờ, ngủ đúng giờ, phụ huynh tăng cường hướng dẫn em học
tập vào các buổi tối và thời gian rảnh, quyên góp quần áo, sách vở cho em, vận
động phụ huynh thường xuyên quan tâm động viên em học tập, …)
- Từng bước giúp A nhận ra được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình khi tham gia
học tập cũng như thực hiện đúng nội quy trường lớp để em dần thực hiện một cách
tự giác.
*Nguồn lực:
- GVCN, gia đình học sinh, GV bộ môn và GV TPT Đội, HS trong lớp.
* Sử dụng kênh thơng tin phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh:
- Thường xuyên đến nhà vận động, trao đổi chi tiết những khó khăn mà em A đang
gặp phải cũng như thống nhất cách giúp đỡ em khắc phục khó khăn đó.
- Thường xuyên gần gũi trò chuyện và lắng nghe những chia sẻ của HS.
5. Thực hiện tư vấn, hỗ trợ học sinh:
Sử dụng phương pháp trò chuyện, kể chuyện, thuyết phục, trực quan.
*GVCN.
- Trò chuyện, tâm sự với A, chia sẻ những khó khăn mà em đang gặp phải.
- Trị chuyện, động viên để A hiểu và chấp nhận hoàn cảnh thực tế của gia đình
hiện tại, những khó khăn trong cuộc sống mà em cần đối diện và nỗ lực.
- Kể cho A nghe một số tấm gương biết vượt lên hoàn cảnh để tạo động lực cho
em.
- Hướng dẫn, hỗ trợ để A có thể tự hồn thành các bài tập trên lớp.



- Gặp gỡ mẹ của A để trao đổi, đề nghị quan tâm, chăm sóc A nhiều hơn trong sinh
hoạt, học tập hằng ngày.
- Quan sát quá trình học tập của em A trên lớp
- Vận động và hướng dẫn mẹ của A cách giúp đỡ, kèm cặp em trong học tập.
*GV bộ môn:
- Quan tâm, giúp đỡ em trong từng tiết học để em hoàn thành nhiệm vụ.
* Phụ huynh:
- Quan tâm về giờ giấc sinh hoạt hằng ngày cũng như giờ đến lớp;
- Kèm cặp thêm về nội dung học tập
- Thường xuyên trò chuyện với em. Quân tâm đến tinh thần, tình cảm của em.
* Học sinh khác trên lớp:
- Chơi với bạn;
- Hỗ trợ bạn trong q trình học tập qua hình thức Đơi bạn cùng tiến;
- Các bạn ở gần nhà rủ bạn cùng đi học.
- Quyện góp đồ dùng học tập giúp bạn.
6. Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ học sinh
*Qua thời gian GV hỗ trợ 1 tháng em A đã có sự chuyển biến theo chiều hướng
tích cực:
- Kết quả điều đã làm được:
+ Đã đi học đúng giờ, chú ý hơn trong học tập;
+ Bước đầu em đã hoàn thành được một số hoạt động ở lớp từ đơn giản đến phức
tạp;
+ Đã có sự tập trung trong giờ học, tiếp thu được những nội dung cơ bản của bài
học;
+ Tích cực hợp tác hơn với thầy cơ, bạn bè.
- Điều chưa làm được:



+ Mặc dù GV đã thường xuyên gọi điện trao đổi, tuy nhiên mẹ em do hạn chế
trong nhận thức bởi là người dân tộc thiểu số nên mức độ quan tâm đến em cịn ít.
Mặt khác vì điều kiện kinh tế quá khó khăn nên chưa có nhiều thời gian quan tâm
em, thành tích học tập của em có sự tiến bộ tuy nhiên vẫn còn một số kiến thức bị
hỏng.
- Hướng khắc phục:
+ Tiếp tục quan tâm, thường xuyên hỗ trợ em học tập.
+ Phối hợp với gia đình cùng quan tâm hỗ trợ em học tập.
+ Thường xuyên trao đổi với mẹ em về các khó khăn mà em gặp phải.
+ Động viên các HS trong lớp giúp đỡ em
+ Thường xuyên lắng nghe em trao đổi
+ Thực hiện giảng dạy và phân công nhiệm vụ theo đúng trình độ năng lực của em
- Biện pháp khắc phục:
+ Tiếp tục theo dõi, hỗ trợ em
+ Phối hợp với các đoàn thể và GVBM cùng hỗ trợ HS.
+ Thường xuyên đến thăm nhà và hỗ trợ em học tập ở nhà.

---------------------------------------------------



×