Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Vì sao nhà tuyển dụng không thích ứng viên “vượt chuẩn”? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.67 KB, 3 trang )

Vì sao nhà tuyển dụng không thích ứng viên
“vượt chuẩn”?
Bạn tự tin vì thừa tiêu chuẩn so với yêu cầu của một vị trí công
việc mà bạn mong muốn? Đây chính là yếu điểm có thể khiến
bạn bị “knock-out” trước những ứng viên khác “kém cỏi” hơn.
Vì sao nhà tuyển dụng không thích ứng viên “vượt chuẩn”?
Giả sử bạn là một kỹ sư giàu kinh nghiệm hoặc một thạc sỹ đang
lâm vào cảnh thất nghiệp. Đừng vội nghĩ kinh nghiệm và bằng
cấp đó sẽ giúp bạn kiếm được một công việc mà bạn cho là thấp
hơn khả năng của bạn.
Bạn có thể ngạc nhiên tự hỏi, vì sao nhà tuyển dụng là không
chớp lấy cơ hội nhận một người giỏi như bạn vào công ty. Bạn
cho rằng, các công ty lẽ ra phải hứng thú với các ứng viên “vượt
chuẩn” so với yêu cầu mà họ đặt ra.
Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn không phải vậy. Nhiều nhà tuyển
dụng thậm chí còn “không buồn” để mắt tới một ứng viên quá
nhiều bằng cấp và kinh nghiệm. Dưới đây là 3 lý do:
Thứ nhất, họ lo ngại ứng viên đó sẽ gây tốn kém cho công ty vì
đòi hỏi mức thu nhập cao.
Thứ hai, các nhà tuyển dụng cho rằng (và có lẽ là họ đúng) các
ứng viên “vượt chuẩn” rất dễ nhảy việc khi tìm được một cơ hội
tốt hơn.
Và thứ ba, các nhà tuyển dụng có thể lo một ứng viên thừa khả
năng rất dễ dàng rơi vào tâm trạng bất mãn, không hài lòng với
công việc. Chẳng ai muốn đưa một người như thế vào trong ê-
kíp làm việc trong công ty.
Tuy nhiên, bạn – một người tìm việc – hoàn toàn có thể giải
quyết những lo ngại này của nhà tuyển dụng bằng những gợi ý
dưới đấy:
Chọn mục tiêu là những công việc phù hợp
Nộp hồ sơ xin ứng tuyển cho những công việc phù hợp với năng


lực, bằng cấp và kinh nghiệp của bạn. Giờ bạn đã rõ, việc xin
một công việc “dưới tầm” là chuyện không hề đơn giản. Vì vậy,
đừng lãng phí thời gian nộp hồ sơ vào những vị trí mà nhà tuyển
dụng không muốn nhận bạn vào làm.
Nếu cơ hội tìm một vị trí phù hợp là không có, hãy cân nhắc
những lĩnh vực ngành nghề khác đòi hỏi kinh nghiệm tương tự và
viết một hồ sơ ấn tượng để chứng tỏ các kỹ năng của bạn từ lĩnh
vực này có thể chuyển sang lĩnh vực tương ứng. Cách này có thể
không dễ, nhưng lại hiệu quả hơn so với việc bạn xin một công
việc thấp hơn khả năng.
Các tốt nhất để tìm cơ hội trong một lĩnh vực khác là tạo dựng
các mối quan hệ với những người làm việc trong ngành đó. Nếu
bạn thuyết phục được họ là bạn có thể làm được, họ có thể sẽ
sẵn lòng giới thiệu bạn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, được
người quen giới thiệu là con đường dễ giúp bạn được nhà tuyển
dụng gọi phỏng vấn hơn là tìm kiếm việc trên mạng.
Giải quyết vấn đề về lương
Có thể bạn có lý do phù hợp để xin một công việc tương tự như
công việc mà bạn đã làm từ 5-10 năm trước. Nếu bạn có mục
đích muốn giảm trách nhiệm trong công việc, hãy giải thích thật
thuyết phục với nhà tuyển dụng về điều này.
Trong các mẫu đơn xin việc mà nhà tuyển dụng yêu cầu bạn điền
thường có mục mức lương mong muốn. Hãy đưa ra một mức
lương hợp lý cho vị trí bạn xin ứng tuyển. Trong thư xin việc
(cover letter) và các cuộc trao đổi với nhà tuyển dụng hay những
người có ý định giới thiệu bạn, hãy lý giải với họ vì sao ở giai
đoạn này của sự nghiệp, bạn lại nhận ra có những thứ quan
trọng hơn mức lương cao.
Hãy chỉ ra những điểm tích cực, chẳng hạn như cân bằng giữa
cuộc sống và công việc, hay cơ hội để làm việc trong một tổ chức

có uy tín cao và những đồng nghiệp tài năng. Việc đưa ra những
lý do hợp lý cho thấy bạn thực sự mong muốn công việc đó sẽ
giúp bạn giảm độ “thất vọng” về mức lương trong mắt nhà tuyển
dụng.

×