Nghiên cứu khả năng tương tác với mạng thực
của bộ mô phỏng NS-2
Nguyễn Ngọc Dũng
Trường Đại học Công nghệ
Luận văn ThS ngành: Truyền dữ liệu và mạng máy tính; Mã số: 60 48 15
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Đình Việt
Năm bảo vệ: 2008
Abstract: Giới thiệu tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của mạng máy tính,
nguyên tắc trao đổi số liệu trong mạng và các mô hình tham chiếu. Trình bày các
phương pháp điều khiển truy nhập mạng và các giao thức tầng Giao vận. Trình bày
các thành phần cơ bản của bộ mô phỏng mạng NS-2, một số đặc điểm và chức năng
nổi bật của bộ mô phỏng NS-2. Trình bày khả năng tương tác với mạng thực của bộ
mô phỏng NS-2 và một số đối tượng cơ bản thực hiện tương tác với mạng thực. Trình
bày các kết quả thực hiện mô phỏng : kiểm chứng các khả năng tương tác với mạng
thực và quan sát thông lượng của các giao thức đang hoạt động trên mạng như: TCP,
UDP
Keywords: Bộ mô phỏng, Mạng INTERNET, Mạng máy tính, Mạng thực
Content
MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ mạng máy tính, các
loại ứng dụng khác nhau trên mạng ngày càng phong phú và đa dạng. Mỗi loại ứng dụng có
những đặc trưng riêng về yêu cầu được phục vụ, chính vì vậy, việc tìm ra những giải pháp
mới cho các giao thức hoặc cải tiến các giao thức đã có luôn được các nhà nghiên cứu quan
tâm, nhằm đạt hiệu quả cao nhất cho mỗi loại ứng dụng. Tuy nhiên, một giao thức mới ra đời
cần có những kiểm định chất lượng truyền tải nghiêm ngặt, cần phải được đánh giá để chọn
ra giao thức tốt nhất trong số các giao thức đã đề xuất. Công việc đánh giá này được gọi là
đánh giá hiệu suất giao thức và cách thức thực hiện đánh giá được gọi là phương pháp đánh
giá hiệu suất giao thức.
Hiện nay, có nhiều cách để đánh giá hiệu suất giao thức, vấn đề là chọn phương pháp
nào cho phù hợp với khả năng và điều kiện cụ thể. Lập mô hình mô phỏng là một phương
pháp đánh giá hiệu suất mạng máy tính hiện đại, được sử dụng rộng rãi trên thế giới. So với
hai phương pháp phổ biến khác là Lập mô hình giải tích và Đo (trên mạng thực), phương
pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội, đó là chi phí thấp, nhanh chóng và chính xác. Để tăng
độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu, người ta thường sử dụng cả ba phương pháp, hoặc ít
nhất là hai trong ba phương pháp nêu trên.
NS có khả năng tương tác với mạng thực, chính vì vậy nó có tất cả các ưu điểm chung
của phương pháp mô phỏng cộng thêm nhiều ưu điểm của Phương pháp đo. Nội dung chính
của luận văn là nghiên cứu khả năng tương tác với mạng thực của NS, thực hiện các mô
phỏng trên các nguồn lưu lượng của hệ thống mạng thực, nhằm hiểu rõ hơn hành vi của một
số giao thức đang được sử dụng.
Luận văn gồm phần mở đầu, năm chương và kết luận. Nội dung chính của của các
chương được trình bày tóm tắt như sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của mạng máy tính,
nguyên tắc trao đổi số liệu trong mạng và các mô hình tham chiếu. Chương này cũng trình
bày cơ bản về đánh giá hiệu suất, tầm quan trọng của việc đánh giá hiệu suất đối với hệ thống
mạng máy tính, một số phương pháp đánh giá hiệu suất phổ biến đang được sử dụng.
Chương 2: Trình bày các phương pháp điều khiển truy nhập mạng và các giao thức tầng
Giao vận. Các giao thức được trình bày trong chương này có liên quan trực tiếp đến phần
thực nghiệm mô phỏng của luận văn.
Chương 3: Trình bày các thành phần cơ bản của bộ mô phỏng mạng NS-2, một số đặc
điểm và chức năng nổi bật của bộ mô phỏng NS-2. Giới thiệu một số công cụ cần thiết
thường được sử dụng để phân tích và hiển thị kết quả mô phỏng.
Chương 4: Trình bày khả năng tương tác với mạng thực của bộ mô phỏng NS-2, giới
thiệu một số đối tượng cơ bản thực hiện tương tác với mạng thực.
Chương 5: Trình bày các kết quả thực hiện mô phỏng, cụ thể là kiểm chứng các khả
năng tương tác với mạng thực và quan sát thông lượng của các giao thức đang hoạt động trên
mạng thực như: TCP, UDP. Một số kết luận, nhận xét về bộ mô phỏng NS-2 và các kết quả
thực nghiệm.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với PGS.TS Nguyễn Đình Việt, trường Đại
học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và cho tôi nhiều lời
khuyên trong suốt thời gian học tập, thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy
cô, đồng nghiệp khoa Tin học, trường Đại học Quy Nhơn đã góp ý, tạo điều kiện giúp đỡ cho
tôi trong thời gian thực hiện luận văn.
References
A. Tài liệu Tiếng Việt
[1]. Vũ Duy Lợi (2002), Mạng thông tin máy tính, Nhà xuất bản Thế giới.
[2]. Nguyễn Đình Việt (2003), “Đánh giá hiệu suất mạng thông tin máy tính”, Luận án
tiến sỹ toán học.
[3]. Nguyễn Đình Việt (2008), bài giảng “Đánh giá hiệu năng mạng máy tính”.
B. Tài liệu Tiếng Anh
[4]. Andrew S. Tannenbaun (1996), Computer Networks, Prentice Hall, New Jersey.
[5]. The ns Manual, January 20, 2007, the VINT Project.
[6]. Jae Chung and Mark Claypool, “NS by Example”.
[7]. Eitan Altman & Tania Jimenez (2003-2004), "Ns simulator for beginners", lecture-
node.
[8].
[9].
[10]. .
[11]. .
[12].
[13]. Tutorial for the Network Simulator, Marc Greis.
[14]. Giovanni Perbellini, “An Introduction to NS-2”, 2005.
[15]. “NS Simulator for beginners”, Eitan Altman, Tania Jimenez.
[16]. Network Emulation in the Vint/NS Simulator, Kevin Fall, University of California,
Berkeley, Computer Science Division.
[17]. Experiences with Synthetic Network Emulation for Complex IP based Networks,
Stefano Cacciaguerra.
[18]. Network advanced modeling in NS-2, Giovanni Perbellini, 2005.