Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bí quyết thu hút chú ý dành cho người hướng nội ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.77 KB, 3 trang )

Bí quyết thu hút chú ý dành cho người
hướng nội
Người hướng nội thường bị đánh giá một cách sai lầm là người nhút
nhát, thích làm việc một mình hơn là theo nhóm. Họ không muốn gây
sự chú ý nên ít có khả năng thăng tiến.
Thật ra người hướng nội làm tốt công việc liên quan tới phân tích, suy
nghĩ, hoạch định ý tưởng. Và họ có thể tận dụng những đặc điểm đặc
trưng này của mình để cạnh tranh với những người cởi mở hơn và phát
triển sự nghiệp.
Dưới đây là những bí quyết giúp người hướng nội thu hút sự chú ý của
mọi người:
Để chất lượng công việc “PR” bản thân
“Những người có ảnh hưởng lớn nhất không phải là những người tự “PR”
bản thân. Họ được những người khác ghi nhận và đánh giá cao vì chất
lượng công việc của mình", Nancy Ancowitz viết trong cuốn sách Hướng
dẫn người hướng nội quảng cáo bản thân.
Vì vậy, hãy xây dựng danh tiếng, nghề nghiệp, uy tín dựa trên những gì
bạn đạt được, chăm chỉ làm việc, hoàn thành nhiệm vụ được giao một
cách xuất sắc, giúp đỡ đồng nghiệp xung quanh. Khi đó, dù bạn không nói
gì nhưng những người khác sẽ đứng về phía bạn, tôn trọng và tiến cử
bạn.
Kết nối chặt chẽ người ủng hộ
“Hầu hết những người hướng nội được thăng tiến đều có mối quan hệ
thân thiết với sếp trực tiếp hoặc quản lý cấp cao hơn. Vì thế, lời khuyên
của tôi là bạn nên sử dụng khả năng của mình để xây dựng mối quan hệ
mạnh mẽ, bền vững với những người có thể tạo ra sự khác biệt trong sự
phát triển nghề nghiệp của bạn”, Ancowitz chia sẻ.
Hưởng thụ thành quả lao động
Bạn là người sống nội tâm, không muốn là nhân vật trung tâm, nhưng bạn
đừng nên phớt lờ, thậm chí từ chối những lời khen ngợi, sự ghi nhận,
phần thưởng dành cho thành quả lao động của mình. Thay vào đó, hãy


thoải mái hưởng thụ danh tiếng cho những gì mình đạt được và không
ngại thông báo cho mọi người thành công của bạn.
Xây dựng mạng lưới quan hệ vững mạnh
Biết càng nhiều người, bạn càng có thể tiếp cận nhiều cơ hội. Nhưng
những sự kiện xây dựng mối quan hệ đông người có thể khiến một người
hướng nội như bạn cảm thấy không thoải mái. Một cách đơn giản giúp bạn
vượt qua “chướng ngại vật” này là hãy bắt chuyện với từng người thay vì
hòa mình vào một nhóm. Kết nối chặt chẽ với từng người có thể là chiến
lược hiệu quả hơn là “ào ào” theo số đông.
Giới thiệu bản thân qua mạng xã hội
Mạng xã hội là một công cụ giao tiếp rất hữu ích dành cho người hướng
nội. Bạn sẽ có thêm thời gian để chuẩn bị cho thông điệp muốn gửi tới mọi
người và không gặp áp lực như khi đối thoại trực tiếp. Vậy còn chờ đợi gì
mà không lập một tài khoản trên mạng xã hội và bắt đầu kết nối với những
người bạn quan tâm.
Lắng nghe
Người hướng nội có khả năng lắng nghe tốt hơn đồng nghiệp hướng
ngoại. Hãy tận dụng kỹ năng này như một lợi thế cạnh tranh của bạn.
Lắng nghe hướng dẫn của sếp và hoàn thành chính xác điều anh/cô ấy
muốn. Lắng nghe ý kiến, quan điểm của đồng nghiệp, bạn sẽ kết nối chặt
chẽ với mọi người hơn.
Tình nguyện thực hiện nhiệm vụ ít người muốn đảm nhận
“Nếu có một dự án cần sự kiên nhẫn, cẩn thận, tỉ mỉ, phân tích sâu sắc mà
nhiều người “ngán ngẩm”, đó có thể là sự lựa chọn phù hợp với bạn. Và
bạn sẽ được coi là anh hùng nếu sẵn sàng chấp nhận làm khi không ai
muốn”, Peter Vogt - một cây bút của trang chuyên về tuyển dụng Monster,
đưa ra lời khuyên.
Tự tin phát biểu trước đám đông
Nói chuyện trước đám đông là một trong những kỹ năng phải có của
người lãnh đạo. Dù bạn có thể ngại vấn đề này nhưng hãy cố gắng luyện

tập. Bắt đầu bằng cách hằng ngày xung phong trình bày ý kiến của mình
trong cuộc họp nhóm. Ngoài ra, sự nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng là chìa
khóa giúp bạn tập trung và tự tin thể hiện mình trong một buổi diễn thuyết
hay cuộc họp quan trọng của công ty.
Hiểu rõ giá trị bản thân
Nếu muốn được thăng chức hoặc công nhận năng lực, bạn hãy nghĩ xem
mình có thể mang lại những gì cho tổ chức dựa trên khả năng hiện có.
Bạn phải hiểu rõ giá trị của mình trước khi thuyết phục người khác. Vì vậy,
trước khi vạch kế hoạch hành động để tiến tới mục tiêu của mình, hãy
đánh giá bản thân một cách trung thực, về điểm mạnh yếu, về mong muốn
của mình.

×