Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tư vấn nghề nghiệp tốt nhất cho mọi lứa tuổi docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.47 KB, 3 trang )

Tư vấn nghề nghiệp tốt nhất cho mọi lứa
tuổi
Cũng giống như rượu vang đỏ, sự nghiệp chỉ thực sự phát triển và
thăng hoa dần theo thời gian.

Thực tế chỉ ra rằng 45 là độ tuổi thành đạt của hầu hết quý ông vì khi đó
bạn có đủ kinh nghiệm, sự chín chắn cũng như kiến thức để đạt tới đỉnh
cao sự nghiệp. Nhưng không nhất thiết phải đợi đến độ tuổi đó bạn mới có
thể thành công!

Hãy làm theo những lời khuyên sau để dù bạn bao nhiêu tuổi thì vẫn được
coi trọng.

Ở độ tuổi 20: Xem và Học

Bạn mới chập chững bước vào trường đời vì thế bạn cần quan sát, lắng
nghe và học hỏi càng nhiều càng tốt. Chăm chú theo dõi, học hỏi từ những
người đi trước và từ các lãnh đạo cấp trên, không ngại thắc mắc nếu bạn
không hiều vấn đề gì. Với vốn kiến thức trong trường đại học cũng những
gì học được từ đồng nghiệp, bạn nên cố gắng hết mình để chứng tỏ bản
thân, đặt ra những mục tiêu ngắn hạn và cụ thể để hoàn thành thay vì mục
tiêu xa vời như “Tôi sẽ trở thành giám đốc ở tuổi 30”

Ở tuổi 30: Làm việc thông minh hơn

Khi bạn bắt đầu leo lên các bậc thang của công ty, xây dựng sự chuyên
nghiệp của bản thân bằng cách mở rộng mạng lưới quan hệ xã hội. Làm
việc khoa học, thông minh hơn đồng thời cũng khéo léo hơn trong các mối
quan hệ, làm ăn. Và một khi bạn đạt được các mục tiêu lớn hơn, giám đốc
sẽ nghĩ tới bạn khi có nhiệm vụ mới hay sự thăng cấp.


Ở độ tuổi 40: Tập trung vào công việc

Ở tuổi này bạn đã đủ bản lĩnh, kinh nghiệm để hoàn thành bất kì nhiệm vụ
khó khăn nào. Hãy tỏ ra là người thông thạo công việc và chín chắn hơn
những đồng nghiệp trẻ. Tránh tất cả các bộ phim truyền hình văn phòng
cũng như các chuyện đồn thổi trong công ty để khỏi ảnh hưởng tới sự
thăng tiến của bản thân trong tương lai.

Thay vào đó, hãy lấp đầy CV với nhiều thông tin giá trị về kỹ năng, kinh
nghiệm, trình độ của bạn.
Bạn không cần thiết phải gửi danh sách người tham khảo kèm theo hồ sơ
xin việc tới từng nhà tuyển dụng bạn ứng tuyển. Người tham khảo sẽ
không thích khi thông tin của họ bị “phát tán” như vậy, chưa kể tới khả
năng họ sẽ thường xuyên bị làm phiền qua email, điện thoại. Vì vậy, bạn
chỉ nên cung cấp thông tin người tham khảo cho nhà tuyển dụng thật sự
hứng thú muốn thuê bạn.
Người tham khảo không chỉ hiểu rõ khả năng của bạn mà còn nên biết
một chút về vị trí bạn ứng tuyển để có thể thảo luận những kỹ năng, tố
chất thích hợp nhất của bạn. Chuẩn bị trước cho người tham khảo là điều
thuận tiện cho cả bạn và họ.
dựng mối quan hệ với lãnh đạo cấp cao trong công ty.
Yêu cầu số 1 cho sự phát triển nghề nghiệp là cảm xúc và sự nhiệt tình.
Người quản lý luôn ấn tượng với những nhân viên yêu công việc, lạc quan
và tràn đầy nhiệt huyết với nhiệm vụ hằng ngày. Hơn nữa, quan tâm tới
mục tiêu, cách thức phát triển của công ty trong tương lai cũng là cách
“ghi điểm” với cấp trên.
Người lãnh đạo là người có khả năng thuyết phục số đông, được tất cả
(hoặc hầu hết) mọi người xung quanh ủng hộ và tiến cử. Vì vậy, hãy hòa
đồng vào tập thể, trở thành người được yêu thích nhất trong văn phòng.
Làm được điều này đòi hỏi bạn phải khéo léo và chân thành trong giao

tiếp.

×