Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Cảm nhận hạnh phúc của cha mẹ học sinh trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 15 trang )

CẢM NHẬN HẠNH PHÚC
CỦA CHA MẸ
HỌC SINH TRUNG HỌC cơ SỞ
Nguyễn Thị Hoa
Viện Tâm lý học.
Nguyễn Hữu Long
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Phân viện miền Nam.

TÓM TẮT
Cảm nhận hạnh phúc là sự nhìn nhận, đánh giả tích cực và trạng thải cảm xúc
tích cực của con người về các chức năng tãm lý, xã hội của họ trong cuộc sống. Điều đó
có vai trị q\ lan trọng đối với cuộc sổng của mỗi cá nhân và xã hội. Nghiên cứu được thực
hiện bằngphươngpháp khảo sát bằng bảng hỏi trên 552 phụ huynh học sinh trung học
cơ sở. Kết quả cho thấy: cảm nhận hạnh phúc của cha mẹ học sinh trên toàn mẫu nghiên
cứu tương cối cao. Xem xét câm nhận hạnh phúc của các nhóm cha mẹ: 1) theo một sổ
đặc điêm cả nhân của họ: không có sự khác biệt cảm nhận hạnh phúc giữa các nhóm theo
giới tỉnh, có sự khác biệt rõ rệt chỉ số đó giữa các nhóm theo nơi ở hiện nay, theo trình
độ học vấn \à nghề; 2) theo đặc điêm học tập và rèn luyện của con họ: khơng có sự khác
biệt cảm nhậ n hạnh phúc giữa nhóm cha mẹ theo giới tính, kết quả xếp loại hạnh kiểm của
con họ; có sự khác biệt đáng kế chỉ số đó giữa các nhóm theo kết quả xếp loại học lực và
mơ hình trưc Tỉg học của con họ.

Từ khóa: Cảm nhận hạnh phúc; Cha mẹ; Học sinh trung học cơ sở.

Ngày nhận bài: 17/5/2021; Ngày duyệt đăng bài: 25/4/2022.

1. Đặt vấn đề
Cảm nhận hạnh phúc là vấn đề tâm lý, tinh thần có ý nghĩa vơ cùng quan
trọng đối VC i mỗi cá nhân và xã hội loài người. Aristotlte cho rằng, sự tồn tại
của mọi sự vật đều có ngun nhân và mục đích và mục đích cao nhất mà con
người phấn đấu trong suốt cuộc đời là hạnh phúc (dẫn theo Nguyễn Thị Thanh


Huyền, 2019).

Có nh ều cách định nghĩa khác nhau về cảm nhận hạnh phúc. Theo Diener
(1984), người hạnh phúc là người có nhiều trải nghiệm cảm xúc tích cực, ít cảm
TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 5 (278), 5 - 2022

3


xúc tiêu cực và hài lịng với cuộc sống nói chung, cũng như với phần lớn các khía
cạnh của cuộc sống của họ.

Cummins (2005) cho rằng cảm nhận hạnh phúc có thể được coi là trạng thái
tinh thần tích cực liên quan đến những trải nghiệm của cá nhân trong cả cuộc đời,
là sự hài lịng về các khía cạnh làm nên chất lượng cuộc sống của họ.
Huebner cho rằng, cảm nhận hạnh phúc tương đồng với sự hài lòng với
cuộc sống. Đó là sự đánh giá tích cực về cuộc sống nói chung và/hoặc các mặt
cụ thể trong cuộc sống của một người (dẫn theo Raboteg-Saric, Brajsa-Zganec và
Sakic, 2008).
Ryff (1989) xem xét cảm nhận hạnh phúc trên cơ sở cảm nhận về sự vận
hành tích cực các chức năng của chủ thể, cũng như sự chủ động của họ trong
cuộc sống. Con người có cảm nhận hạnh phúc cao khi họ cảm thấy rằng mình
có thể hiện thực hóa bản thân mình, có thể hồn thành tốt các chức năng của
cuộc sống.

Keyes (2002) định nghĩa cảm nhận hạnh phúc là trạng thái cảm xúc tích
cực (vui vẻ, phấn chấn, hài lịng) và sự nhìn nhận, đánh giá tích cực của con
người về các chức năng tâm lý, xã hội của họ.

Các định nghĩa trên có sự khác biệt nhất định về cách diễn đạt, tuy nhiên,

về nội hàm, chúng khá thống nhất ở chỗ, cảm nhận hạnh phúc của con người là
yếu tố mang tính chất tích cực:
- Tích cực về nhận thức - nhìn nhận, đánh giá tích cực về cuộc sống/các
mặt của cuộc sống và về các chức năng tâm lý, xã hội của bản thân họ;

- Tích cực về trạng thái cảm xúc, trải nghiệm nhiều cảm xúc dương tính
(vui vẻ, thoải mái, phấn chấn...) hơn cảm xúc âm tính;
-

Khơng có những biểu hiện bệnh tật về tâm lý.

Trong nghiên cứu này, cha mẹ học sinh trung học cơ sở không chỉ được
xem xét như một nhóm người trưởng thành trong xã hội, mà cịn được xem xét
với tư cách là một nhóm phụ huynh, gắn liền với trách nhiệm giáo dục con họ ở
tuôi học sinh trung học cơ sở. Cảm nhận hạnh phúc của họ, một mặt, có mơi quan
hệ nhất định với một số đặc điểm cá nhân của họ; mặt khác, nó cũng được cho
là có mối liên hệ nào đó với một vài đặc điểm học tập và rèn luyện của con họ một phần kết quả của việc thực hiện chức năng giáo dục của họ. Vì vậy, chúng
tơi thơng nhất với cách hiểu về cảm nhận hạnh phúc của con người của Keyes
(2002) - một quan niệm hạnh phúc mang tính đa chiều, phù hợp với việc đánh giá
hạnh phúc của người trưởng thành và có thể đo đạc được bằng thang đo tương
4

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 5 (278), 5 - 2022


đối ngắn gọn do tác giả đưa ra, đã được Trương Thị Khánh Hà (2015) thích nghi
trên trẻ thành niên Việt Nam.

Tương ứng với nhiều quan niệm khác nhau về cảm nhận hạnh phúc, có
nhiều qu m niệm khác nhau về cấu trúc của yếu tố này. Bradbum (1969) chủ yếu

chú ý đến phương diện cảm xúc. Ông cho rằng, người có cảm nhận hạnh phúc cao
khi họ tr íi nghiệm nhiều cảm xúc tích cực và ít cảm xúc tiêu cực; và ngược lại,
người trí i nghiệm nhiều cảm xúc tiêu cực, ít cảm xúc tích cực là người có cảm
nhận hạnh phúc thấp.
D ener (1984) có cái nhìn đa phương diện hơn về cảm nhận hạnh phúc của
con ngưịi. Ơng khơng những quan tâm đến trải nghiệm cảm xúc, mà còn quan tâm
đến nhận thức của họ về cuộc sống chung, cũng như các khía cạnh khác nhau của
nó, được thể hiện ở sự hài lịng với cuộc sống chung/các khía cạnh của cuộc sống.
Theo ơng , cảm nhận hạnh phúc là sự hiện diện của các cảm xúc tích cực nhiều hơn
các cảm xúc tiêu cực và sự hài lòng của con người về cuộc sống chung, cũng như
các khía :ạnh của nó.
ff (1989) quan tâm đến cảm nhận của họ về giá trị của bản thân. Tác giả
đề xuất mơ hình cảm nhận hạnh phúc gồm 6 phương diện: làm chủ bản thân, làm
chủ hoànI cảnh sống, phát triến bản thân, có mối quan hệ tích cực với những người
khác, có mục tiêu sống và chấp nhận bản thân.

Keyes (1998) ban đầu nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc của con người, chủ
yểu dựa rên cơ sở cảm nhận của họ về sự vận hành các chức năng xã hội của
bản thân Ơng xây dựng mơ hình cảm nhận hạnh phúc cá nhân gồm 5 phương
diện: sự hòa nhập xã hội, cảm nhận với tư cách là một thành viên xã hội, có mối
quan hệ t n tưởng với người khác, đánh giá tiêm năng xã hội của bản thân và cảm
nhận xã Lội đang được vận hành tốt. về sau, trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu
của Bradburn (1969), Ryff (1995) và của chính mình - Keyes (1998), ơng đưa ra
mơ hình :ảm nhận hạnh phúc gồm 3 chiều cạnh: cảm nhận hạnh phúc cảm xúc,
cảm nhậii 1hạnh phúc xã hội và cảm nhận hạnh phúc tâm lý. Ong xây dựng thang
đo Phổ sức khỏe tinh thần (Mental Health Continuum - MHC) đầy đủ gồm 40
mệnh đề iitem). Thang đo đó đã được kiểm định và được sử dụng trong rất nhiều
nghiên CI ru của các nhà tâm lý học ở các nước khác nhau trên thế giới (Trương
Thị Khárlh Hà, 2015). Sau đó, đê thuận lợi hơn cho việc nghiên cứu, thang đo
được rút jọn thành thang đo 14 mệnh đề (các mệnh đề được lựa chọn từ thang

gốc, với tư cách như những đại diện tiêu biểu nhất cho từng khía cạnh của cảm
nhận hạm phúc). Trong đó, 3 mệnh đề đại diện cho cảm nhận hạnh phúc cảm
xúc, 6 mé nh đề về cảm nhận hạnh phúc tâm lý và 5 mệnh đề về cảm nhận hạnh
phúc xã hội. Thang đo đã được Trương Thị Khánh Hà (2015) thích nghi trên
người Việt Nam trưởng thành. Kết quả thích nghi cho thấy, thang đo và các tiểu
TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 5 (278), 5 - 2022

5


thang đo có độ tin cậy cao, cấu trúc được giữ nguyên theo cấu trúc thang đo rút
gọn gốc. Ket luận được rút ra từ nghiên cứu là có thể sử dụng thang đo để nghiên
cứu cảm nhận hạnh phúc trên người Việt Nam.

Trên thế giới, cảm nhận hạnh phúc là đề tài được các nhà nghiên cứu ở
nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau quan tâm (Trương Thị Khánh Hà, 2015). Ở Việt
Nam, trong những năm gần đây, cảm nhận hạnh phúc bắt đầu nhận được sự quan
tâm của nhiều nhà tâm lý học. Tuy nhiên, các nghiên cứu về chủ đề này còn rất hạn
chế về số lượng, cũng như nội dung.
Đối với người Việt Nam trưởng thành, bên cạnh sự nghiệp, gia đình là một
giá trị vơ cùng quan trọng (Nguyễn Thị Hoa, 2008; Trần Thị Minh Thi, 2020...).
Trong đời sổng gia đình, cơng việc giáo dục con, giáo dục thế hệ trẻ là một chức
năng cơ bản, thành quả của cơng việc đó có ý nghĩa lớn đối với những người làm
cha mẹ (Bankston, 2004). Tuy nhiên, cho đến nay, hầu như chưa có những nghiên
cứu về cảm nhận hạnh phúc của cha mẹ trong mối quan hệ với các thành quả nuôi
dạy con của họ.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi quan tâm đến cảm nhận hạnh phúc của cha
mẹ học sinh trung học cơ sở - nhóm phụ huynh thường gặp khơng ít khó khăn trong
giáo dục con (Văn Thị Kim Cúc, 2003). Chúng tôi mong muốn làm rõ thực trạng

cảm nhận hạnh phúc của khách thể trên toàn mẫu nghiên cứu và cảm nhận hạnh
phúc của các nhóm theo một số đặc điểm nhân khẩu xã hội của họ và một vài đặc
điểm về học tập, rèn luyện của con họ.
2. Phương pháp và khách thể nghiên cứu

2.1. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu, khảo sát
bang bảng hỏi và xử lý số liệu thu được bằng phần mềm SPSS phiên bản 22.0.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu được thực hiện theo cách tìm, đọc, phân
tích và tổng họp những tài liệu có liên quan đến cảm nhận hạnh phúc, cảm nhận
hạnh phúc của người trưởng thành. Trên cơ sở đó, xác định khái niệm, biểu hiện và
thang đo Cảm nhận hạnh phúc của cha mẹ học sinh trung học cơ sở.
Nội dung bảng hỏi gồm 2 phần:
- Nội dung thứ nhất gồm những câu hỏi tìm hiểu đặc điểm nhân khẩu xã hội
của cha mẹ và con họ là học sinh trung học cơ sở.

- Nội dung thứ hai là thang đo Cảm nhận hạnh phúc của cha mẹ học sinh
trung học cơ sở. Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo Phồ
sức khỏe tinh thần của Keyes (2002), đã được Trương Khánh Hà (2015) thích
6

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 5 (278), 5 - 2022


nghi trên khách thể Việt Nam ở tuổi trưởng thành. Thang đo gồm 14 mệnh đề, đề
cập đến cốc biểu hiện cảm xúc hoặc trạng thái tinh thần tích cực. Mỗi mệnh có
6 phương án trả lời như sau: Khơng lần nào tương ứng với 1 điểm; Vài lần trong
tháng - 2 (ịtiêm; Khoảng mỗi tuần một lần - 3 điểm; Khoảng 2, 3 lần mỗi tuần - 4
điểm; Gần như hàng ngày - 5 điểm; Hàng ngày - 6 điểm.

Điể n trung bình (M) của các mệnh đề/tiểu thang đo/thang đo càng lớn, người

trả lời càng có cảm nhận hạnh phúc thường xuyên/cao; trái lại, điểm trung bình càng
nhỏ, khách thê có cảm nhận hạnh phúc càng ít thường xuyên/thấp.

2.2. Khách thế nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên 552 phụ huynh của học sinh từ lớp 6 đến
lớp 9, tức la học sinh trung học cơ sở trên cả nước.

Nhóm cha mẹ học sinh có tuổi trung bình: 41,9; người nhỏ tuổi nhất là 29
và lớn tuôi nhất là 59. Một số đặc điểm nhân khẩu xã hội của mẫu nghiên cứu được
trình bày ở bảng 1.

Bảng 1: Sự phân bố của mẫu nghiên cứu (tỷ lệ % chỉ tính những trường hợp có
đủ thơng tin, khơng tỉnh trường họp thiếu thông tin)
Phân bố mẫu nghiên cứu là cha mẹ
Đặc
điểm

Nhóm
b am

Phân bố mẫu nghiên cứu là học sinh

Tỷ lệ
%
36,7

Giới tính


Nữ

63,3

N ơng thơn

39,6

Tỷ lệ
%

Nam

50.0

Nữ

50,0

Loại
trường

Trường đại trà

42,0

Trường chất lượng
cao

58,0


Kém - trung bình

20,6

Khá

25,7

TI lành thị

60,4

Pl ổ thơng

41,8

Tr ing cấp, cao đẳng, đại học

35,5

Tn ìn đại học

22,7

Giỏi

53,7

Cơng chức, viên chức, lực

lưc ng vũ trang

44,5

Trung bình

7,0

Khá

15,7

Tốt

77,3

c âng nhân
Nghề

Nhóm

Giới tính

Nơi ở

Trình độ
học vấn

Đặc
điểm


8,8

K ir h doanh, nghề tự do

28,9

N ƠI Ig dân

17,8

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 5 (278), 5 - 2022

xếp loại
học lực

xếp loại
hạnh
kiểm

7


3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận

3.1. Kết quả phân tích nhân tố khánt phá thang đo Cảm nhận hạnh phúc
của cha mẹ học sinh trung học cơ sở
Kết quả phân tích nhân tố thang đo Cảm nhận hạnh phúc của cha mẹ học
sinh trung học cơ sở cho thấy:


- Chỉ số KMO là 0,93 > 0,5, kiểm định Bartlett’s khoảng Chi-Square là
4258,07 với mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < 0,05, nghĩa là các biến quan sát có tương
quan với nhau và thỏa mãn điều kiện phân tích nhân tố (Hồng Trọng, Chu Nguyễn
Mộng Ngọc, 2008).
- Phân tích nhân tố theo Principal components với phép quay Varimax
cho thấy, 14 mệnh đề được tải rõ ràng vào 2 nhân tố (hệ số tải từ 0,53 đến 8,45
> 0,5), trong đó, hai mệnh đề cùng được tải vào 2 nhân tố: một mệnh đề được
tải vào nhân tố thứ nhất với hệ số tải lớn hơn rõ rệt, được chọn vào nhân tố thứ
nhất; một mệnh đề khác có hệ số tải vào hai nhân tố khác nhau không lớn (hệ số
tải vào nhân tố thứ nhất là 0,537 và hệ số tải vào nhân tố thứ hai là 0,542, nhưng
có nội dung gần với các mệnh đề được tải vào nhân tố thứ nhất hơn, do đó, cũng
được xếp vào nhân tố thứ nhất). Ket quả như sau: 11 mệnh đề được tải vào nhân
tố thứ nhất có nội dung thể hiện cảm nhận hạnh phúc xã hội và cảm nhận hạnh
phúc tâm lý và 3 mệnh đề còn lại được tải vào nhân tố thứ hai có nội dung thể
hiện cảm nhận hạnh phúc cảm xúc. Như vậy, kết quả phân tích nhân tố ở đây
khơng hồn tồn trùng với kết quả tương ứng trong nghiên cứu của Trương Thị
Khánh Hà (2015).
Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo chung và các nhân tố cho thấy:
hệ số Alpha của Cronbach của thang đo chung là 0,93; hệ số Alpha của Cronbach
của nhân tố cảm nhận hạnh phúc tâm lý - xã hội là 0,91; hệ số Alpha của Cronbach
của nhân tố cảm nhận hạnh phúc cảm xúc là 0,86. Như vậy, kết quả nghiên cứu của
thang đo đủ điều kiện để đưa vào phân tích.
Bảng 2: Bảng ma trận xu hướng các mệnh đề - nhân tố
Nhân tố
STT

Các mệnh đề

(1)


8

1

Anh/chị cảm thấy cách vận hành của xã hội có ý nghĩa với anh/chị.

0,84

2

Anh/chị cảm thấy xã hội đang trở nên tốt hơn cho tất cả mọi người.

0,75

3

Anh/chị cảm thấy rằng mình gắn bó với cộng đồng.

0,72

(2)

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 5 (278), 5 - 2022


4

Anh/chị cảm thấy rằng, con người về cơ bản là tốt.

0,71


5

Anl /chị cảm thấy rằng, mình đã vượt qua thử thách để phát triển và trở
thài h người tốt hơn.

0,67

6

Anl /chị cảm thấy thích phần lớn các phẩm chất nhân cách của mình.

0,64

7

Anl /chị cảm thấy tự tin để suy nghĩ hay thể hiện những ý tưởng và quan
điểr 1 riêng của mình.

0,62

8

Anh /chị cảm thấy rằng, anh/chị đã đóng góp một điều gì đó quan trọng
cho xã hội.

0,60

9


Anh 'chị cảm thấy rằng mình có những mối quan hệ tin tưởng và ấm áp
với những người khác.

0,55

10

Anh chị cảm thấy cuộc sống của mình có định hướng và có ý nghĩa.

0,54

11

Anh, chị cảm thấy hạnh phúc.

0,84

12

Anh chị cảm thấy yêu thích cuộc sống.

0,82

13

Anh/ chị cảm thấy hài lịng với cuộc sống.

0,81

14


Anh/ chị cảm thấy có khả năng thực hiện tốt các trách nhiệm trong cuộc
sống của mình.

0,54

0,52

0,54

3.2. Thực trạng cảm nhận hạnh phúc của cha mẹ học sinh trung học cơ
sở trên toàn mẫu nghiên cứu
3.2.1. Thực trạng cảm nhận hạnh phúc chung của cha mẹ học sinh trung
học cơ sở trên toàn mẫu nghiên cứu
Kết quả phép xử lý tần suất thang đo Cảm nhận hạnh phúc chung của phụ
huynh học sinh trung học cơ sở đưa ra các chỉ số: Điểm trung vị - Median = 4,80;
Độ nghiêng - Skewness = -0,68; Điểm tối thiểu - Minimum = 1; Điểm tối đa Maximum 6. Điểm trung bình - Mean (M) = 4,67.

Từ mừng chỉ số thu được: Skewness = -0,68 (-1 < Sk < +1), điểm trung vị
lớn hơn điểm trung bình (4,80 > 4,67), có thể nói kết quả này là một phân bố tiệm
cận chuẩn, hơi lệch trái.

Từ điểm trung bình của thang đo là 4,67 (4 < M < 5 và hơi nghiêng về điểm
5) và SD = 0,85, có thể nói, nhóm cha mẹ học sinh trung học cơ sở trên toàn mầu
nghiên cứu ẹó trải nghiệm cảm nhận hạnh phúc chung tương đơi thường xuyên (từ
mức nhiều ngày trong tuần đến gần như hàng ngày).
Xét điểm trung bình cảm nhận hạnh phúc của khách thể nghiên cứu theo các
mức điểm tring bình bằng cơng thức M ± 2SD và M ± 1SD, có các mức độ cảm
nhận hạnh phúc tương ứng với các mức điểm sau:


TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 5 (278), 5 - 2022

9


Điểm trung bình từ 1 đến 2,97 (4,67 - 1,70) - Cảm nhận hạnh phúc thấp;
Điểm trung bình từ 2,98 đến 3,46 (4,67 - 0,85) - Cảm nhận hạnh phúc dưới
trung bình;
Điểm trung bình từ 3,47 đến 4,67: Cảm nhận hạnh phúc trung bình;
Điểm trung bình từ 4,68 - 5,16 (4,67 + 0,85): Cảm nhận hạnh phúc trên
trung bình;
Điểm trung bình: 5,17-6: Cảm nhận hạnh phúc cao.

Từ đó có các nhóm khách thể tương ứng với các mức cảm nhận hạnh phúc
như dưới đây (bảng 3).
Bảng 3: Sự phân bô các nhóm theo các mức cảm nhận hạnh phúc chung
STT

Các nhóm theo mức độ cảm nhận hạnh phúc

Số luựng

Tỷ lệ%

1

Nhóm cảm nhận hạnh phúc thấp

16


3,0

2

Nhóm cảm nhận hạnh phúc dưới trung bình

32

6,0

3

Nhóm cảm nhận hạnh phúc trung bình

175

32,6

4

Nhóm cảm nhận hạnh phúc trên trung bình

159

29,7

5

Nhóm cảm nhận hạnh phúc cao


154

28,7

552

100

Tổng

Từ kết quả thu được ở bảng 3 có thể thấy: hầu hết khách thể có cảm nhận
hạnh phúc từ trung bình trở lên (chiếm 91%), trái lại, số khách thể có cảm nhận
hạnh phúc dưới trung bình và thấp chiếm tỷ lệ nhỏ (chiếm 9%), số khách thể có
cảm nhận hạnh phúc trên trung bình chiếm đa số (chiếm 58,4%).

Tỷ lệ khách thể ở các mức độ cảm nhận hạnh phúc trong nghiên cứu này
có những khác biệt đáng kể so với chỉ số tương ứng trong nghiên cứu của Trương
Thị Khánh Hà (2015). Ví dụ, tỷ lệ khách thể ở nhóm cảm nhận hạnh phúc dưới
trung bình trong nghiên cứu này chỉ gần bằng 1/2 tỷ lệ khách thể ở nhóm tương
ứng trong nghiên cứu đã được thực hiện (6% so với 11,4%), trái lại, tỷ lệ khách
thể ở nhóm cảm nhận hạnh phúc cao lớn gần gấp 2 lần tỷ lệ khách thể cùng nhóm
trong nghiên cứu của Trương Thị Khánh Hà (28,7% so với 15,2%). Nhìn chung,
nhóm khách thể trong nghiên cứu này có cảm nhận hạnh phúc cao hơn nhóm
khách thể trong mẫu nghiên cứu của Trương Thị Khánh Hà (2015).
10

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 5 (278), 5 - 2022


3.2.2. Thực trạng các khỉa cạnh cảm nhận hạnh phúc của cha mẹ học sinh

trung học cơ sở trên toàn mẫu nghiên cứu
Kếl quả ở bảng 4 cho thấy: trong hai khía cạnh cảm nhận hạnh phúc của
nhóm khá|ch thể trong mẫu nghiên cứu, điểm trung bình cảm nhận hạnh phúc
cảm xúc cao hơn điểm trung bình cảm nhận hạnh phúc tâm lý - xã hội (M = 4,84;
SD = 0,99 so với M = 4,62; SD = 0,88). Tức là, nhóm khách thể có trải nghiệm các
cảm xúc tích cục thuờng xuyên hơn các cảm nhận tích cực về sụ vận hành của các
chức năng tâm lý - xã hội của mình.
Xem xét các biểu hiện một số cảm xúc cụ thể có thể thấy:
Đa số khách thể có trải nghiệm cảm xúc: yêu cuộc sống, hài lòng với cuộc
sống ở múc gần như hàng ngày và hàng ngày (cả hai đều chiếm tỷ lệ 74,3%).

Đa số họ cũng có cảm nhận: cuộc sống của họ có định hướng và có ý nghĩa
ở mức gần như hàng ngày và hàng ngày (chiếm 74,8%).
Bảng 4: Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các khỉa cạnh cảm nhận
hạnh phúc của cha mẹ học sinh trung học cơ sở
Mức độ (%)
Mệnh đề

M

SD

25,0

4,63

1,19

38,2


36,1

4,97

1,05

39,1

35,2

4,93

1,10

4,84

0,99

1

2

3

4

5

6


1. Anh/chị cảm thấy hạnh phúc.

1,9

4,3

10,1

21,5

37,3

2. Anh/chỊ cảm thấy u thích
cuộc sống

0,4

2,6

7,3

15,4

3. Anh/clr cảm thấy hài lịng
với cuộc s )ng.

0,9

2,8


8,1

13,9

Cảm nhật' hạnh phúc cảm xúc

4. Anh/clị cảm thấy xã hội
đang trở nên tốt hơn cho tất cả
mọi người.

2,6

4,9

14,8

18,5

30,3

26,0

4,44

1,36

5. Anh/ch cảm thấy rằng, con
người về < ơ bản là tốt.

2,1


4,9

11,4

19,8

36,0

25,9

4,61

1,23

6. Anh/ch cảm thấy cách vận
hành của : Lã hội có ý nghĩa với
anh/chị.

3,0

7,3

13,7

24,6

31,9

19,5


4,34

1,30

7. Anh/ch cảm thấy thích phần
lớn các phí ím chất nhân cách của
mình.

1,3

3,9

9,3

19,4

44,1

21,9

4,67

1,11

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 5 (278), 5 - 2022

11



8. Anh/chị cảm thấy rằng mình
có những mối quan hệ tin tưởng
và ấm áp với những người khác.

2,8

3,4

9,5

18,6

40,2

25,5

4,67

1,21

9. Anh/chị cảm thấy rằng, mình
đã vượt qua thử thách để phát
triển và trở thành người tốt hơn.

0,9

2,8

8,4


22,2

38,6

27,1

4,76

1,08

10. Anh/chị cảm thấy tự tin để
suy nghĩ hay thể hiện những ý
tưởng và quan điểm riêng của
mình.

2,1

2,8

10,7

20,4

40,6

23,4

4,65

1,15


11. Anh/chị cảm thấy cuộc sống
của mình có định hướng và có ý
nghĩa.

1,1

1,7

5,8

16,7

38,8

36,0

4,98

1,04

12. Anh/chị cảm thấy ràng
mình gắn bó với cộng đồng.

1,1

6,1

12,8


17,8

34,6

27,5

4,61

1,24

13. Anh/chị cảm thấy rằng, anh/'
chị đã đóng góp một điều gì đó
quan trọng cho xã hội.

3,0

9,1

12,1

24,6

30,0

21,1

4,33

1,34


14. Anh/chị cảm thấy có khả
năng thực hiện tốt các trách
nhiệm trong cuộc sống của
mình.

0,9

3,0

7,3

16,8

45,0

26,9

4,83

1,06

4,62

0,88

Cảm nhận hạnh phúc tăm lý - xã hội

Ghi chú: 1- Không lần nào; 2- 1, 2 lần/tháng; 3- Khoảng 1 lần/tuần; 4- Khoảng 2, 3 lần/tuần;
5- Gần như hàng ngày; 6- Hàng ngày.


3.2.3. Thực trạng cảm nhận hạnh phúc của các nhóm cha mẹ học sinh trung
học cơ sở xét theo một số đặc đỉêm nhân khâu

- So sánh theo đặc điểm nhân khẩu xã hội của cha mẹ học sinh
Kết quả thu được được trình bày ở bảng 5 cho thấy: Khơng có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình cảm nhận hạnh phúc chung giữa các nhóm
theo giới tính của khách thể (p > 0,05), tức là cảm nhận hạnh phúc của nhóm cha
và nhóm mẹ học sinh tưomg đối như nhau.

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê điểm trung bình cảm nhận hạnh phúc:
Giữa các nhóm cha mẹ đang sinh sống ở thành thị và nông thôn (p < 0,05),
trong đó, điểm trung bình cảm nhận hạnh phúc của nhóm cha mẹ sống ở nơng thơn
12

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 5 (278), 5 - 2022


cao hơn đáng kể so với nhóm cha mẹ ở thành thị, nghĩa là nhóm cha mẹ ở nơng
thơn cảm nhận hạnh phúc cao hơn nhóm cha mẹ ở thành thị.

Giữa các nhóm cha mẹ có trình độ học vấn khác nhau (p < 0,05), trong đó,
nhóm cha mẹ có trình độ học vấn phổ thơng có điểm trung bình cao nhất và nhóm
có trình đồ học vấn trên đại học có điểm trung bình thấp nhất. Có nghĩa là có sự
khác biệt đáng kể cảm nhận hạnh phúc giừa các nhóm cha mẹ có trình độ học vấn
khác nhau: nhóm cha mẹ có trình độ học vấn phổ thơng có cảm nhận hạnh phúc
cao nhất, trái lại, nhóm cha mẹ có trình độ học vấn trên đại học có cảm nhận hạnh
phúc thấp nhất.
Giữa các nhóm cha mẹ có nghề nghiệp khác nhau (p < 0,05): nhóm cha mẹ
nơng dân có điểm trung bình cao nhất, tiếp đến, nhóm cha mẹ cơng nhân; trái lại,
nhóm cha line cơng chức, viên chức và lực lượng vũ trang có điểm trung bình thấp

nhất. Điều đó nói lên rằng, nhóm cha mẹ nơng dân có cảm nhận hạnh phúc cao
nhất, tiếp đến, nhóm cha mẹ cơng nhân; nhóm cha mẹ kinh doanh, làm nghề tự do
và nhóm cha mẹ cơng chức, viên chức và lực lượng vũ trang có cảm nhận hạnh
phúc thấp nhất.
Bảng 5; Sự khác biệt cảm nhận hạnh phúc chung cùa các nhóm cha mẹ
họa sinh trung học cơ sở theo một so đặc điếm nhân khấu xã hội
Đặc điểm

M

SD

Nam (cha)

4,63

0,83

Nữ (mẹ)

4,73

0,87

Nông thôn

4,88

0,79


Thành thị

4,54

0,87

Phổ thông

4,78

0,88

Trung cấp, cao đẳng, đại học

4,68

0,79

Trên đại học

4,45

0,87

Công chức, viên chức, lực lượng vũ trang

4,53

0,85


Công nhân

4,71

0,93

kinh doanh, nghề tự do

4,75

0,80

4,81

0,86

Nhóm

0,17

Giới tính

<0,01

Nơi ở

Trình độ
học vấn

Nghề


p

<ơng dân

<0,01

0,01

Từ kết quả trên đây, có thể thấy, nhóm cha và nhóm mẹ có cảm nhận hạnh
phúc tương đối như nhau. Trong khi đó, nhóm cha mẹ là nơng dân, ở nơng thơn
TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 5 (278), 5 - 2022

13


và có trình độ học vấn phồ thơng (94,7% nơng dân có trình độ phổ thơng, khơng
người nào có trình độ trên đại học) có cảm nhận hạnh phúc cao nhất, trái lại, nhóm
phụ huynh cơng chức, viên chức và lực lượng vũ trang, ở thành thị và có trình
độ trên đại học (công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đa số ở thành thị và
chiếm 85,4% khách thể có trinh độ trên đại học) có cảm nhận hạnh phúc thấp nhất.
Như vậy, sự khác biệt cảm nhận hạnh phúc giữa các nhóm phụ huynh ở đây khơng
thuận chiều với quan niệm xã hội về các vấn đề được xem xét. Đó là quan niệm
cho rằng: cuộc sống ở thành thị về cơ bản tốt hơn ở nông thôn, những người làm
nghề nông vất vả và chịu thiệt thịi trong xã hội hay có trình độ học vấn cao, đồ
đạt là mục tiêu phấn đấu của nhiều người. Ví dụ, có thể thấy phần nào quan niệm
đó qua làn sóng di dân cơ học từ nơng thơn đến thành thị, đặc biệt, đến Thành phố
Hồ Chí Minh, Hà Nội và các thành phố lớn khác (Đinh Văn Thông, 2018; UNFPA,
2019) hay trong việc định hướng nghề nghiệp cho con: đa số người dân nông thôn
không muốn con em mình chọn những nghề thuộc lĩnh vực nơng nghiệp, muốn

con em học hành đỗ đạt, sau khi ra trường có việc làm ở thành thị, để có cuộc sống
tốt hơn, để thế hệ con cháu tiếp theo có điều kiện học tập tốt hơn, đạt được trình
độ cao hơn (Nguyễn Thị Hoa, 2008). Kết quả này là một minh chứng khẳng định
cảm nhận hạnh phúc của con người mang tính chủ quan, phụ thuộc vào cách đánh
giá, nhìn nhận của họ về cuộc sống nói chung hoặc/và về các mặt của cuộc sống
của họ nói riêng.

- So sánh theo đặc điểm học tập và rèn luyện của con
Bảng 6: Sự khác biệt cảm nhận hạnh phúc chung của các nhóm cha mẹ
học sinh trung học cơ sở theo một sổ đặc điểm của con
Đặc điếm của con

M

SD

Con trai

4,61

0,88

Con gái

4,73

0,83

Trung bình trở xuống


4,84

0,76

Khá

4,54

0,90

Các nhóm

Giới tính

0,10

Học lực

0,04

Giỏi

4,62

0,86

Trung bình - khá

4,73


0,81

Tốt

4,62

0,87

Trường đại trà

4,85

0,79

Trường chất lượng cao

4,54

0,88

Hạnh kiểm

0,25

Mơ hình trường học

14

p


<0,01

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 5 (278), 5 - 2022


Kết quả được thể hiện ở bảng 6 cho thấy, điểm trung bình cảm nhận hạnh
phúc giữa các nhóm cha mẹ theo một số đặc điểm của con (theo giới tính, xếp
loại hạnh kiểm) khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điều đó có nghĩa là
cha mẹ của nhóm học sinh nam và nhóm học sinh nữ; cha mẹ của các nhóm học
sinh có kầt quả xếp loại hạnh kiểm khác nhau cùng có cảm nhận hạnh phúc tương
đối như nn;au.
Trong khi đó, điểm trung bình cảm nhận hạnh phúc giữa các nhóm cha mẹ theo
một sơ đặc điêm nhân khấu cịn lại của học sinh có sự khác biệt như sau:

- ĐÌÊm trung bình cảm nhận hạnh phúc của các nhóm cha mẹ theo học lực
của con có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), trong đó, điểm trung bình
cảm nhận nạnh phúc của nhóm cha mẹ có con được xếp loại học lực kém nhất
(trung bình và yếu) cao nhất, ngược lại, điểm trung bình của nhóm cha mẹ có con
được xếp loại học lực ở mức khá thấp nhất. Có nghĩa là: nhóm cha mẹ có con được
xếp loại học lực yếu và trung bình có cảm nhận hạnh phúc cao nhất và nhóm cha
mẹ có con được xếp loại khá có cảm nhận hạnh phúc thấp nhất.

- Điềm trung bình cảm nhận hạnh phúc của nhóm cha mẹ có con học ở
trường đại trà cao hơn có ý nghĩa thống kê so với chỉ số tương ứng của nhóm cha
mẹ có con học trường chất lượng cao (p 0,05). Tức là: nhóm cha mẹ có con học
ở trường đại trà có cảm nhận hạnh phúc cao hơn đáng kể so với nhóm cha mẹ có
con học trường chất lượng cao.
4. Kết luận

Cảm qhận hạnh phúc là trạng thái cảm xúc tích cực và sự nhìn nhận, đánh

giá tích cực ủa con người vê các chức năng tâm lý, xã hội của họ.
Cảm lận hạnh phúc chung của cha mẹ học sinh trung học cơ sở trên toàn
mẫu nghiên cứu
ứu ở mức tương đối cao. Xem xét cảm nhận hạnh phúc của từng
nhóm cha mẹ theo một số đặc điểm nhân khẩu xã hội cho thấy, khơng có sự khác
biệt đáng kể ye cảm nhận hạnh phúc giữa nhóm cha và nhóm mẹ, giữa nhóm cha
mẹ của học si: ih nam và nhóm cha mẹ của học sinh nữ, giữa các nhóm cha mẹ theo
kết quả xếp loại hạnh kiểm của con họ; trái lại, có sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm
cha mẹ theo nơi sinh sống hiện nay, theo trình độ học vấn và theo nghề nghiệp của
họ; giữa các nnóm cha mẹ theo kết quả xếp loại học lực và loại mơ hình trường
học của con họị.
Tài liệu tham khảo

Tài liệu tiếng Việt
1. Văn Thị Kim (túc (Chủ biên, 2003). Những tổn thương tâm lý của thiếu niên do bổ mẹ
ly hôn. Chương 3: “Một số đặc điểm tâm lý đặc trưng của thiếu niên” của Nguyễn Thị
Hoa. Tr. 42 - 69. NXB Khoa học xã hội. Hà Nội.

TẠP CHÍ TÂM ILÝ HỌC, số 5 (278), 5 - 2022

15


2. Trương Thị Khánh Hà (2015). Thích ứng thang đo Cảm nhận hạnh phúc chủ quan
dành cho vị thành niên. Tạp chí Tâm lý học. số 5. Tr. 52 - 64.

3. Mai Văn Hải (Chủ nhiệm đề tài, 2019). Tổng quan nghiên cứu về giá trị gia đình của
người nhập cư gốc Việt Nam ở một sổ nước trên thế giới. Báo cáo tống hợp đề tài cơ sở.
Viện Tâm lý học chủ trì.
4. Nguyễn Thị Hoa (2008). Quan niệm của người dân về một sổ vấn đề trong cuộc sống

gia đình hiện nay. Tạp chí Tâm lý học. số 12. Tr. 34 - 40.
5. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2019). Quan niệm của Aristotle về hạnh phúc trong
tác phâm Đạo đức học của Nicomaque. Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. số 3.
Tập 5. Tr. 361 - 369.

6. Trần Thị Minh Thi (2020). Những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay và một số
khuyến nghị chính sách, _xa_hoi//2018/816737/nhung-bien-doi-cua-gia-dinh-viet-nam-hien-nay-va-mot-so-khuyen-nghichinh-sach.aspx.
7. Đinh Văn Thông (2018). Di dân ngoại tỉnh vào thành pho Hà Nội: vấn đề đặt ra và giải
pháp. 18/53713/di-dan-ngoaitinh-vao-thanh-pho-ha-noi—van-de-dat-ra-va-giai-phap.aspx.
8. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích nghiên cứu dữ liệu với SPSS.
Tập II. NXB Hồng Đức. Hà Nội.
9. Đinh Thị Hồng Vân và Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2019). Tác động của chương trình
học tập cảm xúc xã hội đến sức khỏe tâm thần của trẻ vị thành niên. Tạp chí Tâm lý học.
Số 11. Tr. 63 -74.

10. UNFPA (2019). Điều tra di cư nội địa quốc gia năm 2015. />sites/default/files/2019-08/factsheets_vn_combined.pdf.

Tài liệu tiếng Anh
11. Bankston C.L.III. (2004). Social capital, cultural values, immigration, and academic
achievement: The host country context and contradictory consequences. Sociology of
Education. Vol. 77. No. 2. p. 176 - 179.

12. Bradbum N.M. (1969). The structure of psychological well-being. Aldine Publishing
Company Chicago.
13. Cummins R.A. and Lau A.L.D. (2005). Personal well-being index - school children
(PWI-SC) (English) 3rd Edition. Melbourne: Deakin University.

14. Diener E. (1984). Subjective well-being. Psychological Bulletin. Vol. 95 (3).
p. 542 - 575.


16

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, SỐ 5 (278), 5 - 2022


15. Keyes c. L. M. (1998). Social well-being. Social Psychology Quarterly. Vol. 61 (2).
p. 121 - 140. DOI: 10.2307/2787065.

16. Keyes C.L.M. (2002). The mental health continuum: From languishing to flourishing in
life. Journal of Health and Social Research. Vol. 43. p. 207 - 222.
17. Raboteg-Saric z., Brajsa-Zganec A. and Sakic M. (2008). Life satisfaction in
adolescents: The effects ofperveivedfamily economic status. Self-esteem and Quality of
Family and Peer Relationships.

18. Ryff c D. (1989). Happiness is everything, or is it? Explorations on the meaning of
psychological well-being. Journal of Personality and Social Psychology. Vol. 57 (6).
p. 1.069- 1.081.

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, SỐ 5 (278), 5 - 2022

17



×