Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Cảm nhận hạnh phúc của vợ chồng trong đời sống hôn nhân TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (810.39 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG THỊ THU TRANG

CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA VỢ CHỒNG
TRONG ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN

Ngành: Tâm lý học
Mã số: 9.31.04.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI – 2021


Cơng trình được hồn thành tại:
Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Thị Mai Hƣơng

Phản biện 1: GS.TS. Trần Quốc Thành

Phản biện 2: PGS.TS. Trần Thị Minh Hằng

Phản biện 3: PGS.TS. Dƣơng Thị Hoàng Yến

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại ………………………………………………………………………………………..
Vào hồi ……… giờ ………., ngày … tháng … năm ….



Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Thư viện Quốc gia Hà Nội
Thư viện Học viên Khoa học xã hội


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc hơn nhân tốt đẹp mang lại nhiều giá trị tích cực cho người trải nghiệm. Mối
quan hệ hơn nhân hạnh phúc cịn chi phối tới bầu khơng khí tâm lý của gia đình, sự
phát triển và cuộc sống của trẻ
Quan hệ hơn nhân chịu chi phối bởi nhiều yếu tố. Vì vậy, hiểu về thực trạng đời
sống hôn nhân và các yếu tố tác động đến chúng là điều quan trọng để giúp cuộc hơn
nhân thêm chất lượng.
Thực tế cho thấy, tình trạng ly hôn ở Việt Nam diễn biến theo chiều gia tăng đáng
báo động.
Các nghiên cứu về hạnh phúc hôn nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến nó chưa
được thực hiện nhiều tại Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về cảm nhận hạnh
phúc của vợ chồng trong đời sống hôn nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến nó và đề xuất
một số kiến nghị.
2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận; Nghiên cứu thực tiễn gồm: Tìm
hiểu thực trạng cảm nhận hạnh phúc hơn nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến nó.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu: Mức độ cảm nhận hạnh phúc của vợ chồng trong đời
sống hôn nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân.
3.2.Phạm vi nghiên cứu

Về mặt nội dung: Thực trạng hạnh phúc hơn nhân được tìm hiểu dưới tiếp cận chủ
quan và có 3 nhóm yếu tố tác động được tìm hiểu gồm nhóm đặc điểm nhân khẩu – xã
hội cá nhân và cuộc hơn nhân, nhóm yếu tố hoạt động chung của vợ chồng trong gia
đình và nhóm yếu tố tâm lý.
Về phạm vi khách thể và địa bàn nghiên cứu: nghiên cứu trên người vợ hoặc
người chồng trên các địa bàn thuộc Đà Nẵng, Nam Định và Đăk Lăk.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1.Quan điểm phương pháp luận
Nguyên tắc hoạt động: Cảm nhận hạnh phúc hơn nhân nảy sinh trong q trình vợ
chồng hoạt động chung
Nguyên tắc hệ thống: Xem xét cảm nhận hạnh phúc hôn nhân dưới tác động của
hệ thống các yếu tố.
4.2.Phương pháp nghiên cứu
Hướng tiếp cận trong khái niệm và đo lường: Hướng tiếp cận chủ quan với cấu
trúc đơn diện. Thang đo một mục được sử dụng.


2

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng: Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
Phương pháp chuyên gia; Phương pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp điều tra bằng
bảng hỏi; Phương pháp phân tích dữ liệu.
4.3.Giả thuyết nghiên cứu
 Về thực trạng cảm nhận hạnh phúc hơn nhân:
H1: Mọi người có xu hướng khá hạnh phúc trong hôn nhân.
H2: Trải nghiệm hạnh phúc hay bất hạnh trong hôn nhân đều liên quan đến các sự
kiện tinh thần.
H3: Trải nghiệm cảm xúc trong hơn nhân là đa dạng; cảm xúc dương tính nhiều
hơn âm tính. Hơn nhân hạnh phúc liên quan đến cảm xúc dương tính; hơn nhân bất
hạnh liên quan đến cảm xúc âm tính.

 Về yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân:
H4: Cảm nhận hạnh phúc hôn nhân bị ảnh hưởng bởi cả 3 nhóm yếu tố, trong đó
nhóm yếu tố tâm lý có vai trị quan trọng hơn cả.
H5: Từng yếu tố tâm lý có thể tác động đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân thông
qua hai yếu tố cịn lại.
H6: Mơ hình cảm nhận hạnh phúc hôn nhân ở mỗi đối tượng khách thể là đa dạng
về khả năng tác động của các yếu tố.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Đóng góp về mặt lý luận
Tổng hợp cơ sở lý luận và các nghiên cứu trên thế giới. Trong đó, hệ thống hoá và
làm sáng tỏ hai trường phái tiếp cận chủ quan và khách quan trong nghiên cứu hạnh
phúc và hạnh phúc hơn nhân là đóng góp có giá trị.
5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Hệ thống cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu thực tiễn,
bộ cơng cụ có thể trở thành nguồn tham khảo cho những nghiên cứu cùng chủ đề.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
Khung lý luận của đề tài được xây dựng. Đồng thời, góp phần bổ sung vào hệ
thống lý luận trong nghiên cứu về lĩnh vực này.
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Nghiên cứu chứng minh khả năng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến hạnh phúc
hơn nhân và mơ hình dự báo tốt nhất được xác định. Cùng với đó, mơ hình hạnh phúc
hơn nhân theo các nhóm đối tượng khác nhau cũng được xây dựng. Các phát hiện trong
nghiên cứu mang lại ý nghĩa thực tiễn thực trong hoạt động tham vấn, tư vấn cặp đơi.
7. Cấu trúc của luận án
Ngồi phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục cơng trình đã cơng bố liên
quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận án bao gồm 04


3


chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc của vợ chồng
trong đời sống hôn nhân; Chương 2: Cơ sở lý luận về cảm nhận hạnh phúc của vợ
chồng trong đời sống hôn nhân; Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu;
Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về cảm nhận hạnh phúc của vợ chồng trong
đời sống hôn nhân.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC
CỦA VỢ CHỒNG TRONG ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN
1.1. Nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc hôn nhân
Nghiên cứu hạnh phúc hơn nhân được gộp thành hai nhóm chính: hạnh phúc hơn
nhân đa chiều cạnh và hạnh phúc hôn nhân một chiều cạnh.
1.1.1. Các nghiên cứu về hạnh phúc hôn nhân đa chiều cạnh
Hạnh phúc hôn nhân đa chiều cạnh được xem xét như một cấu thành từ các thành
phần là những khía cạnh gắn liền với cuộc sống hơn nhân và gia đình như sự gắn kết,
thể hiện tình cảm, thực hiện cơng việc nhà… Cấu trúc hạnh phúc hôn nhân đa chiều
cạnh đa dạng về thành phần cấu thành, tức khơng có một cấu trúc hạnh phúc hôn nhân
với các thành tố cố định.
1.1.2. Các nghiên cứu hạnh phúc hôn nhân một chiều cạnh
Hạnh phúc hôn nhân một chiều cạnh chỉ có duy nhất một thành phần. Cấu trúc
một thành phần này có thể là một đánh giá trực tiếp hoặc có thể là những đánh giá/mô
tả chung về mối quan hệ.
Cấu trúc hạnh phúc hôn nhân một chiều cạnh được xây dựng dựa trên hai cách
thức chính đó là: (1) những mơ tả/đánh giá đa mục (multiple-items) và (2) đánh giá một
mục (single-item) và trực tiếp về mức độ cảm nhận hạnh phúc/hài lòng về mối quan hệ
hôn nhân.
Một số bàn luận về hai xu hướng cấu trúc của hạnh phúc hôn nhân như sau: Nếu
như cấu trúc hạnh phúc hôn nhân đa chiều cạnh cho thấy tính đa dạng và thiếu thống
nhất về các thành phần cấu thành, tương tự, cấu trúc hạnh phúc hôn nhân đơn thành
phần dựa trên đánh giá đa mục cũng cho thấy sự đa dạng trong các mục báo cáo, thì cấu

trúc hạnh phúc hơn nhân đơn thành phần dựa trên một mục lại cho thấy tính nhất quán
cao. Ngồi ra, tính tương quan cao giữa hạnh phúc hơn nhân đa chiều cạnh và hạnh
phúc hôn nhân một chiều cạnh đã được chứng minh qua một số nghiên cứu.
Như vậy có thể thấy, dù hạnh phúc hơn nhân được xác định dựa trên cấu trúc đa chiều
hay đơn chiều thì khả năng phản ánh về cảm nhận hạnh phúc hôn nhân là như nhau.
1.1.3. Cảm nhận về mức độ hạnh phúc hơn nhân
Nhìn chung các nghiên cứu trong nước và nước ngồi đều cho thấy, mọi người
khá hài lịng với hơn nhân của mình.


4

Như vậy, tổng quan các nghiên cứu về cấu trúc hạnh phúc hôn nhân đặt ra vấn đề
rằng, cần một thang đo lường mà việc thực hiện thuận tiện, ngắn gọn, đơn giản để dành
nguồn lực cho việc khai thác các yếu tố tác động đến chúng.
1.2. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân
Nghiên cứu tổng quan khả năng tác động của 3 nhóm yếu tố đến hạnh phúc hơn
nhân gồm: (1) nhóm yếu tố đặc điểm nhân khẩu – xã hội của cá nhân và đặc điểm cuộc
hơn nhân; (2) nhóm yếu tố hoạt động chung giữa vợ và chồng trong gia đình; và (3)
nhóm yếu tố tâm lý. Xu hướng cho thấy, mối quan hệ giữa nhóm yếu tố tâm lý và hạnh
phúc hôn nhân cho thấy sự ổn định hơn, trong khi khả năng tác động của hai nhóm yếu
tố còn lại là đa dạng trong các nghiên cứu.
Qua kết quả tổng quan các nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc hôn nhân cho thấy
những khoảng trống trong nghiên cứu như sau:
Thứ nhất: Nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc hôn nhân trên mẫu khách thể Việt
Nam chưa nhiều. Và khơng nhiều nghiên cứu tìm hiểu khả năng tác động của hệ thống
các yếu tố tâm lý, yếu tố hoạt động chung của vợ chồng, yếu tố nhân khẩu và đặc điểm
cuộc hôn nhân. Mối quan hệ trung gian giữa các yếu tố tâm lý (tình cảm, tình dục,
tương tác) trong khả năng tác động đến hạnh phúc hôn nhân cũng chưa có nghiên cứu
thực hiện.

Thứ hai: Các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy những xu hướng tác động
đa dạng của một số biến số đến hạnh phúc hơn nhân. Bên cạnh đó, các nghiên cứu chủ
yếu được thực hiện ở các nước phương Tây, một số nước tương đồng văn hoá như
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đã tiến hành nghiên cứu về chủ đề này, tuy
nhiên những riêng biệt trong nền văn hoá của mỗi quốc gia là điều rõ ràng.
Như vậy, tại Việt Nam nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc hôn nhân còn khoảng
trống. Với các lý do trên, nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc hôn nhân trên mẫu người
vợ/chồng Việt Nam được đề tài thực hiện nhằm khám phá tình trạng mối quan hệ và quan
trọng hơn là xác định các yếu tố có khả năng tăng cường một đời sống hôn nhân hạnh phúc.
Tiểu kết chƣơng 1
Tổng quan nghiên cứu về lĩnh vực này bàn đến một số vấn đề được tóm lược như sau:
Thứ nhất: Có hai xu hướng cấu trúc hạnh phúc hơn nhân. Đó là: cấu trúc đa thành
phần và cấu trúc một thành phần. Mọi người có xu hướng khá hạnh phúc trong đời
sống hơn nhân.
Thứ hai: Nghiên cứu tổng quan ba nhóm yếu tố chính trong tác động đến cảm
nhận hạnh phúc hơn nhân: (1) Nhóm yếu tố đặc điểm nhân khẩu – xã hội cá nhân và
đặc điểm cuộc hơn nhân. (2) Nhóm yếu tố hoạt động chung của vợ chồng trong gia
đình. (3) Nhóm yếu tố tâm lý. Nhìn chung, ngồi nhóm yếu tố tâm lý cho thấy khả năng
tác động ổn định đến hạnh phúc hơn nhân. Hai nhóm yếu tố còn lại cho thấy mối quan
hệ đa dạng trong các nghiên cứu.


5

Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA VỢ CHỒNG
TRONG ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN
2.1.Lý luận về cảm nhận hạnh phúc
2.1.1. Khái niệm hạnh phúc
Có hai trường phái quan niệm về hạnh phúc là hạnh phúc chủ quan và hạnh phúc

khách quan (Haybron, 2008; 2011).
Tiếp cận chủ quan nhấn mạnh đến tính cá nhân, tính chủ quan của hạnh phúc và
tin rằng cá nhân chính là người thẩm định tốt nhất cho hạnh phúc của chính họ. Với
tiếp cận chủ quan, các đặc điểm nhân cách, nguồn lực vật chất và mối quan hệ xã hội,
đức hạnh… được xem là yếu tố ảnh hưởng.
Tiếp cận khách quan cho rằng con người có những nhu cầu hoặc phẩm chất nhất
định cần thiết cho sự trưởng thành và phát triển về mặt tâm lý. Và hạnh phúc dưới tiếp
cận này còn được gọi là hạnh phúc giá trị.
Như vậy, nếu như tiếp cận chủ quan đề cập đến hạnh phúc là việc con người “cảm
thấy tốt” thì tiếp cận khách quan đề cập đến việc con người “sống tốt”. Bên cạnh đó,
tiếp cận chủ quan xem các yếu tố thuộc về nguồn lực bên ngoài (như điều kiện sống,
mối quan hệ xã hội…) và yếu tố thuộc về nguồn lực bản thân (như sức khoẻ và sự đức
hạnh…) là yếu tố ảnh hưởng đến hạnh phúc. Trong khi dưới tiếp cận khách quan,
những yếu tố trên chính là hạnh phúc.
2.1.2. Một số bàn luận về hai trường phái tiếp cận chủ quan và tiếp cận khách quan
trong nghiên cứu hạnh phúc
Một số bàn luận về hai trường phái tiếp cận trong nghiên cứu hạnh phúc như sau:
Thứ nhất: Có mối liên hệ nhất định giữa hai trường phái tiếp cận. Cảm nhận hạnh
phúc chủ quan (như những cảm giác tích cực về cuộc sống) và hạnh phúc khách quan
(như việc một người sống có giá trị và thực hiện tốt các chức năng) có mối liên hệ qua
lại.
Thứ hai: Tiếp cận chủ quan cho thấy tính thống nhất về mặt khái niệm hạnh phúc.
Trong khi, tiếp cận khách quan, cho thấy tính đa dạng và sự thiếu thống nhất.
Thứ ba: Các khía cạnh hạnh phúc khách quan được coi là tiền đề cho hạnh phúc
hơn là định nghĩa hạnh phúc. Với cách nhìn nhận này, các khía cạnh để đo lường hạnh
phúc khách quan chính là những yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc chủ quan.
Từ những bàn luận ở trên, đề tài nhận thấy tính hợp lý của hướng tiếp cận chủ
quan. Đồng thời, đề tài cũng ủng hộ cách nhìn nhận rằng: những thành tố cấu thành nên
hạnh phúc khách quan nên được xem là yếu tố ảnh hưởng đến hạnh phúc chủ quan.
2.2. Các luận điểm lý thuyết về cảm nhận hạnh phúc của vợ chồng trong đời sống hôn

nhân
Trong phần viết dưới đây, thuật ngữ cảm nhận hạnh phúc của vợ chồng trong đời
sống hôn nhân được viết ngắn gọn là cảm nhận hạnh phúc hôn nhân.
2.2.1. Khái niệm cảm nhận hạnh phúc của vợ chồng trong đời sống hôn nhân


6

Trong nghiên cứu này, cảm nhận hạnh phúc hôn nhân được hiểu là trạng thái cảm xúc
tích cực của người vợ hoặc người chồng phản ánh cảm giác chủ quan của họ khi nhìn nhận
một cách tổng thể về sự liên kết giữa họ với bạn đời trong đời sống hơn nhân của mình.
Khái niệm này cho thấy cảm nhận hạnh phúc hơn nhân có những đặc điểm sau:
- Cảm nhận hạnh phúc hơn nhân được đặc trưng bởi tính cá nhân và tính chủ quan.
- Cảm nhận hạnh phúc hôn nhân được xác định thông qua cảm xúc, đánh giá
của người vợ/người chồng khi trải nghiệm mối quan hệ hơn nhân của chính họ.
- Cảm nhận là của riêng cá nhân nhưng là về cái chung – tức mối liên kết, quan
hệ chung giữa vợ và chồng. Do đó, những gì diễn ra giữa vợ và chồng là tiền đề để cá
nhân đánh giá mức độ cảm nhận hạnh phúc của họ. Hay nói cách khác, nó là những yếu
tố có thể ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân của một người.
- Việc đánh giá cảm nhận hạnh phúc hôn nhân dựa trên cảm nhận chủ quan về
mức độ mà người vợ hoặc chồng thấy hạnh phúc khi họ nhìn nhận một cách tổng thể về
cuộc hơn nhân của mình.
2.2.2. Cấu trúc của hạnh phúc hơn nhân
Cấu trúc hạnh phúc hôn nhân được xác định dựa trên hai hướng tiếp cận –
khách quan và chủ quan.
Dưới tiếp cận khách quan: Hạnh phúc hôn nhân được xác định dựa trên những
chỉ báo khách quan, đặc trưng cho mối quan hệ hơn nhân như tình trạng xung đột, cách
giải quyết xung đột, sự gần gũi, gắn bó tình cảm, sự tương tác, sự thể hiện tình cảm
(Ayub, 2010; Spanier, 1976) hay các hành vi thể hiện sự tương hỗ giữa vợ và chồng
(Gottman, 1994). Với cách tiếp cận này, những gì diễn ra giữa vợ và chồng sẽ nói cho

ta biết đó là cuộc hơn nhân hạnh phúc hay bất hạnh.
Dưới tiếp cận chủ quan, hạnh phúc hôn nhân được xem xét là cấu trúc đa diện
hoặc đơn diện bởi các tác giả khác nhau. Về cấu trúc đa diện, hạnh phúc hôn nhân là
cảm nhận chủ quan của mỗi cá nhân về hạnh phúc của họ ở các mặt khác nhau trong
cuộc sống hôn nhân. Về cấu trúc đơn diện, hạnh phúc hôn nhân được coi là cảm
nhận chung về hạnh phúc hôn nhân. Thang đo tổng quát đa mục (mutiple-items)
hoặc thang đo tổng quát một mục (single-item) được sử dụng để đo lường.
Sự khác biệt giữa hai trường phái tiếp cận chủ quan và khách quan trong nghiên
cứu hạnh phúc hôn nhân được thể hiện như sau:
- Tiếp cận chủ quan nhìn nhận hạnh phúc hơn nhân mang tính cá nhân và tính
chủ quan. Trong khi tiếp cận khách quan xem xét những gì diễn ra trong thực tế đời
sống hôn nhân vợ và chồng.
- Nếu như tiếp cận chủ quan đo lường hạnh phúc hôn nhân dựa trên những mô
tả/đánh giá trực tiếp mà một người cảm nhận khi trải nghiệm cuộc hơn nhân thì tiếp cận
khách quan coi sự thể hiện các khía cạnh đặc trưng của mối quan hệ vợ chồng như mơ
hình giao tiếp, giải quyết xung đột, chia sẻ trách nhiệm… chính là hạnh phúc hôn
nhân.
Một số bàn luận về hai trường phái tiếp cận trong nghiên cứu hạnh phúc hôn nhân
như sau:


7

Thứ nhất: Tiếp cận chủ quan cho thấy tính thống nhất về mặt khái niệm hạnh phúc
hôn nhân, trong khi tiếp cận khách quan cho thấy tính đa dạng về cấu trúc và khái
niệm.
Thứ hai: Đo lường dưới tiếp cận chủ quan bằng thang đo một mục thể hiện sự
thuận lợi nhất định như ngắn gọn, dễ tiến hành, tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo tính
hợp lệ trong đo lường.
Thứ ba: Các chiều cạnh biểu hiện trong đời sống hơn nhân được nhìn nhận là yếu

tố ảnh hưởng đến hạnh phúc hơn nhân chủ quan thay vì là thành phần cấu trúc của cảm
nhận hạnh phúc hôn nhân.
Dựa trên các luận điểm và lập luận đưa ra, đề tài lựa chọn hướng tiếp cận chủ
quan và công cụ đo lường bằng thang đo tổng quát một mục được sử dụng. Dưới tiếp
cận chủ quan, hạnh phúc hôn nhân được gọi với thuật ngữ “cảm nhận hạnh phúc hôn
nhân”.
2.3. Lý luận về các yếu tố ảnh hƣởng đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân
2.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân
Các lĩnh vực về đời sống tình cảm, đời sống tình dục và sự tương tác giữa vợ và
chồng là những yếu tố quan trọng và đặc trưng cho đời sống hôn nhân. Đây cũng là 3
yếu tố tâm lý mà nghiên cứu lựa chọn để tìm hiểu khả năng tác động của chúng đến
cảm nhận hạnh phúc của vợ chồng. Các luận điểm được rút ra từ lý thuyết và nghiên
cứu thực chứng đều cho thấy ý nghĩa và vai trị quan trọng của đời sống tình cảm lành
mạnh, đời sống tình dục thoả mãn và sự thể hiện tương tác tích cực giữa vợ và chồng
đối với cảm nhận hạnh phúc hôn nhân. Trong nghiên cứu này, các yếu tố tình cảm, tình
dục và tương tác được đề tài xác định như sau:
Yếu tố tình cảm được xác định dựa trên đánh giá của người vợ/chồng về việc họ
cảm nhận được những cảm xúc, thái độ từ người bạn đời dành cho mình như cảm thấy
yêu thương, quan tâm, công nhận… hoặc những thái độ, cảm xúc họ dành cho bạn đời.
Yếu tố tình dục được đề tài tập trung vào sự hài lịng tình dục. Và sự hài lịng tình
dục được đánh giá dựa trên mơ tả tổng quát của người vợ/chồng về trải nghiệm đời
sống tình dục của họ.
Sự thể hiện tương tác giữa vợ và chồng được xác định dựa trên đánh giá của
người vợ/chồng về cách mà họ trao đổi với nhau những hành vi, ứng xử trong hoạt
động sống của hai vợ chồng.
2.3.2. Ảnh hưởng của yếu tố hoạt động chung của vợ chồng trong gia đình đến cảm
nhận hạnh phúc hơn nhân
Hoạt động chung diễn ra giữa vợ và chồng là môi trường quan trọng tạo điều kiện
cho việc nảy sinh các vấn đề tâm lý trong mối quan hệ hôn nhân. Đề tài tìm hiểu khả
năng ảnh hưởng của hoạt động chung của vợ chồng trong gia đình đến hạnh phúc hơn

nhân ở hai khía cạnh: (1) thực hiện các vai trị và chức năng gia đình; (2) tham gia hoạt
động giải trí và thời gian dành riêng cho nhau.
Các luận điểm từ lý thuyết và nghiên cứu thực chứng cho thấy xu hướng vợ chồng
cùng chia sẻ và cùng chịu trách nhiệm trong thực hiện các vai trò và chức năng gia đình


8

là điều có ý nghĩa tích cực đối với hạnh phúc hôn nhân. Đồng thời, tần suất vợ chồng
cùng nhau tham gia các hoạt động giải trí/hoạt động chung thường ngày và lượng thời
gian vợ chồng dành riêng cho nhau cũng có mối quan hệ tích cực với hạnh phúc hôn
nhân.
Như vậy, dựa trên nghiên cứu tổng quan và cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng
đến cảm nhận hạnh phúc hơn nhân. Đề tài tiến hành tìm hiểu khả năng tác động của 3
nhóm yếu tố đến cảm nhận hạnh phúc hơn nhân gồm:
Nhóm yếu tố tâm lý: Nhóm yếu tố này thể hiện đời sống tâm lý của mối quan hệ
vợ chồng qua 3 khía cạnh tình cảm, tương tác và tình dục.
Nhóm yếu tố hoạt động chung của vợ chồng trong gia đình: Nhóm yếu tố này đề
cập đến hoạt động chung ở hai khía cạnh là: (1) thực hiện các vai trò và chức năng gia
đình; (2) tham gia hoạt động giải trí và thời gian dành riêng cho nhau.
Nhóm yếu tố đặc điểm nhân khẩu-xã hội của cá nhân và đặc điểm cuộc hôn nhân:
Gồm: (1) các đặc điểm nhân khẩu – xã hội của cá nhân (giới tính, tơn giáo, trình độ học
vấn, độ tuổi); (2) các đặc điểm của cuộc hôn nhân (số con, độ dài hôn nhân, mức sống
của gia đình, chênh lệch thu nhập giữa vợ và chồng).
Tiểu kết chƣơng 2
Hai trường phái là tiếp cận khách quan và tiếp cận chủ quan trong nghiên cứu
hạnh phúc và hạnh phúc hôn nhân đã được bàn tới. Đồng thời những bàn luận về hai
trường phái tiếp cận này đã được đưa ra. Thông qua các luận điểm lý thuyết và những
bàn luận giữa hai trường phái tiếp cận trên, nghiên cứu đã lựa chọn tiếp cận chủ quan
để nghiên cứu về chủ đề hạnh phúc hôn nhân. Dưới tiếp cận chủ quan, hạnh phúc hôn

nhân được đề tài gọi với thuật ngữ là cảm nhận hạnh phúc hôn nhân và được hiểu là:
Cảm nhận hạnh phúc hôn nhân là trạng thái cảm xúc tích cực của người vợ hoặc người
chồng phản ánh cảm giác chủ quan của họ khi nhìn nhận một cách tổng thể về sự liên
kết giữa họ với bạn đời trong đời sống hơn nhân của mình.
Phương pháp đo lường tổng quát một mục được sử dụng.
Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc hơn nhân gồm
3 nhóm yếu tố: Nhóm yếu tố tâm lý, nhóm yếu tố thuộc về đặc điểm bên ngoài gồm đặc
điểm nhân khẩu – xã hộ của cá nhân và đặc điểm mối quan hệ hôn nhân, và nhóm yếu
tố hoạt động chung của vợ chồng trong gia đình.


9

Chƣơng 3
TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.Thiết kế và tổ chức nghiên cứu
3.1.1. Thiết kế nghiên cứu
Đề tài được thiết kế dưới hai hình thức nghiên cứu là định tính và định lượng.
Trong đó ưu tiên sử dụng nghiên cứu định lượng.
Trong nghiên cứu này, hạnh phúc hôn nhân được nghiên cứu dưới tiếp cận chủ
quan, có cấu trúc đơn diện.
3.1.2. Tổ chức nghiên cứu
3.1.2.1. Địa bàn và khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện trên 3 địa bàn tỉnh: Nam Định, Đà Nẵng và Đăk Lăk. Cách
thức lấy mẫu thuận tiện được tiến hành.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện trên tổng số là 733 khách thể là người vợ
hoặc chồng. Đặc điểm mẫu cụ thể như sau:
Bảng 3.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu định lượng
Đặc điểm khách thể
Giới tính


Độ tuổi

Trình độ học vấn

Tơn giáo

Địa bàn tỉnh
Thời gian trong hôn

Nam
Nữ
Dưới 35 tuổi
Từ 35 – 50 tuổi
Trên 50 tuổi
Tiểu học
THCS
THPT
CĐ – ĐH
Đạo Phật
Thiên Chúa
Tin Lành
Không tôn giáo
Tôn giáo khác
Đà Nẵng
Nam Định
Tây Nguyên
Từ 1 – 10 năm

N


%

248
484
198
446
89
131
332
134
109
65
232
101
330
5
237
196
300
161

33.8
66.0
27.0
60.8
12.1
17.9
45.3
18.3

14.9
8.9
31.7
13.8
45.0
0.7
32.3
26.7
40.9
22.0

Khuyết
thiếu

Tổng

1

733

0

733

27

733

0


733

0

733

0

733


10

Từ 11 – 20 năm
355
48.4
Từ 21 – 30 năm
172
23.5
Trên 30 năm
45
6.1
0 con
3
0.4
1 con
65
8.9
2 con
351

47.9
Số con
3 con
173
23.6
30
733
4 con
81
11.1
5 con
18
2.5
Trên 5 con
12
1.6
Khá giả
70
9.5
Cận khá
181
24.7
Mức sống hộ gia đình Trung bình
365
49.8
11
733
Cận nghèo
99
13.5

Nghèo
7
1.0
Dữ liệu của nghiên cứu định tính được thu thập trên 277 khách thể, trong đó 112
nam (40,4%), 160 nữ (57,8%) và 5 khách thể khơng báo cáo giới tính.
3.1.2.2. Các giai đoạn nghiên cứu
a) Giai đoạn nghiên cứu lý luận: Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến tiếp
cận, đo lường, thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến hạnh phúc hôn nhân; Xây dựng
khung lý luận. Phương pháp chuyên gia và phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử
dụng.
b) Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu (1) thực trạng cảm nhận hạnh phúc
hôn nhân, (2) các yếu tố ảnh hưởng đến nó (3) các mơ hình hạnh phúc hơn nhân theo
một số đặc điểm, (4) mối quan hệ giữa 3 yếu tố tâm lý trong tác động đến hạnh phúc
hôn nhân. Phương pháp sử dụng: phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp
phỏng vấn sâu, phương pháp chuyên gia và phương pháp phân tích dữ liệu.
c) Giai đoạn viết và hoàn thành luận án: Viết khung cơ sở lý luận. Số liệu điều tra
định tính, định lượng được thông dịch, diễn giải và bàn luận. Các kiến nghị được đưa ra
dựa trên các phát hiện.
3.2.Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng gồm: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương
pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và
phương pháp phân tích dữ liệu. Trong đó, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi gồm hai
hình thức là bảng hỏi đóng (dùng để thu thập dữ liệu định lượng) và bảng hỏi mở (dùng
để thu thập dữ liệu định tính).
nhân


11

Trước khi tiến hành phân tích dữ liệu cho chương 4, các đặc điểm tâm trắc của

một số thang đo được kiểm định gồm: độ hiệu lực cấu trúc, độ tin cậy và kiểm tra phân
bố chuẩn.
Tiểu kết chƣơng 3
Nghiên cứu được thiết kế dưới hai hình thức: Nghiên cứu định lượng và nghiên
cứu định tính, trong đó nghiên cứu định lượng là hình thức nghiên cứu chủ đạo. Cách
chọn mẫu thuận tiện được áp dụng cho cả hai hình thức nghiên cứu.
Nghiên cứu định lượng có 733 khách thể tham gia khảo sát và trên 3 địa bàn tỉnh
Nam Định, Đà Nẵng và Đăk Lăk.
Nghiên cứu định tính có 277 khách thể, trong đó 40,4% là nam. Dữ liệu định tính
thu thập bằng bảng hỏi với câu hỏi mở.
Dữ liệu định lượng thu được từ bộ công cụ đã được thực hiện kiểm định các chỉ số
tâm trắc và phân bố của dữ liệu. Các thang đo, tiểu thang đo đủ độ tin cậy, độ hiệu lực
và có phân bố chuẩn/tiệm cận chuẩn được xác định và dùng để xử lý dữ liệu.
Các phép phân tích số liệu chủ đạo được sử dụng gồm: Phân tích thống kê mơ tả,
phân tích thống kê so sánh, phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính, phân
tích biến điều tiết và biến trung gian.
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC
CỦA VỢ CHỒNG TRONG ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN
4.1. Thực trạng cảm nhận hạnh phúc của vợ chồng trong đời sống hôn nhân
4.1.1. Mức độ cảm nhận hạnh phúc của vợ chồng trong đời sống hôn nhân
Mức độ cảm nhận hạnh phúc hôn nhân được đo lường bởi hai thang đo: thang chủ
quan một mục và thang chủ quan đa mục. Kết quả cho thấy:
Thang
Thang
Nhìn chung mẫu nghiên cứu có
một mục đa mục xu hướng hạnh phúc trong đời sống
Điểm trung bình (M)
7.69
4.34 hơn nhân nhiều hơn là bất hạnh. Đồng

Điểm trung vị (Median)
8.00
4.25 thời việc đo lường cảm nhận hạnh
Độ lệch chuẩn (SD)
1.399
.54 phúc hôn nhân bằng hai thang đo cho
Độ nghiêng (Skewness)
-.719
-.297
kết quả với xu hướng như nhau. Tuy
Độ nhọn (Kurtosis)
1.297
-.778
nhiên, với những ưu điểm đo lường
Điểm thấp nhất (Min)
1
3
của thang đo một mục - đảm bảo phân
Điểm cao nhất (Max)
10
5
bố chuẩn, và dải điểm báo cáo trải dài
Bảng 4.1: Các thông số thống kê của thang đo
từ thấp đến cao.
hạnh phúc hôn nhân theo thang đo
một mục và đa mục


12


Do đó, đề tài lựa chọn kết quả đo lường từ thang đo một mục để sử dụng trong các
phân tích tiếp theo.
4.1.2. Trải nghiệm các sự kiện hạnh phúc và không hạnh phúc trong cuộc sống hôn
nhân
Trải nghiệm sự kiện hạnh phúc trong cuộc sống hơn nhân: Có tất cả 12 sự kiện
được khảo sát cho thấy, cảm giác hạnh phúc trong hôn nhân thường nảy sinh từ những
sự kiện liên quan đến giá trị tinh thần. Những sự kiện vật chất không phải là điều phổ
biến để mang lại hạnh phúc hơn nhân. Nghiên cứu định tính càng khẳng định rõ hơn
điều này, cho thấy phần lớn các sự kiện tinh thần được khách thể nhắc đến là điều
khiến họ hạnh phúc trong hôn nhân, và chúng đều là những tình huống đơn giản và
bình dị trong đời thường. Những sự kiện liên quan đến vật chất và giải trí được đề cập
rất ít.
Trải nghiệm sự kiện trong cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc: Những sự kiện
gây phiền lịng trong cuộc sống hơn nhân là đa dạng, trong đó nổi bật ở những sự kiện
liên quan đến vấn đề kinh tế và quản lý kinh tế; sự khác biệt giữa vợ và chồng về lối
sống/quan điểm sống.
4.1.3. Trải nghiệm cảm xúc của người vợ/chồng trong đời sống hơn nhân và mối
quan hệ của nó với cảm nhận hạnh phúc hơn nhân
Trải nghiệm 10 cảm xúc âm tính và dương tính trong đời sống hơn nhân được tìm
hiểu. Cho thấy, cảm xúc âm tính xuất hiện ít hơn cảm xúc dương tính. Trong đó, lo lắng
là cảm xúc âm tính phổ biến, mức độ trải nghiệm cũng thường xuyên hơn cả. Và vui vẻ
là cảm xúc tính phổ biến ở các cuộc hôn nhân.
Những người hạnh phúc hay bất hạnh trong hôn nhân trải nghiệm cảm xúc âm tính
như nhau. Nhưng khác nhau về số lượng và mức độ trải nghiệm cảm xúc dương tính.
4.2. Sự ảnh hƣởng của các nhóm yếu tố đến cảm nhận hạnh phúc hơn nhân
4.2.1. Sự ảnh hưởng của nhóm yếu tố đặc điểm nhân khẩu – xã hội cá nhân và đặc
điểm cuộc hôn nhân đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân
So sánh theo các biến số cho thấy: Có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về cảm nhận
hạnh phúc hôn nhân theo biến số tơn giáo, trình độ học vấn, chênh lệch thu nhập vợ
chồng, mức sống gia đình và thời gian trong hơn nhân. Các biến số giới tính, độ tuổi, số

con không cho thấy sự khác biệt ý nghĩa thống kê về mức độ cảm nhận hạnh phúc hôn
nhân.


13

Bảng 4.2. Mơ hình hồi quy tuyến tính các biến số đặc điểm nhân khẩu – xã hội và đặc điểm
cuộc hôn nhân dự báo cho cảm nhận hạnh phúc hơn nhân
Mơ hình 1: Các biến số độc lập
Giới tính (Nam/Nữ)
Tôn giáo (So với Không tôn giáo)
Đạo Phật
Đạo Thiên chúa
Đạo Tin lành
Trình độ học vấn (So với Tiểu học)
THCS
THPT
Cao đẳng – Đại học
Tuổi
Chênh lệch thu nhập giữa vợ và chồng
(So với Như nhau)
Vợ > chồng
Chồng > Vợ
Mức sống (so với Mức sống khó khăn)
Rất khá giả
Khá giả
Bình thường
Thời gian trong hôn nhân
Số con (So với Trên 3 con)
1 con

2 con
3 con
pmơ hình
df1, df2
F
R2 hiệu chỉnh

ß
0,084

t
2,019

p
0,044

-0,028
0,062
-0,099

-,706
1,453
-2,116

0,481
0,147
0,035

0,027
-0,012

0,034
-0,208

0,469
-0,206
0,584
-2,665

0,639
0,837
0,559

-0,134
-0,040

-3,214
-0,937

0,001
0,349

0,185
0,180
0,115
0,210

3,779
3,076
1,999
2,696


0,000
0,002
0,046
0,007

-0,008
-0,052
0,005

-0,170
-0,833
0,099

0,865
0,405
0,922

0,008

< 0,001
17, 646
3,977
0,071

Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy (bảng 2): Nam giới trải nghiệm hạnh
phúc trong cuộc sống hôn nhân cao hơn so với nữ. Những người theo đạo Tin lành ít
hạnh phúc với mối quan hệ của họ hơn so với những người không theo tôn giáo nào.
Độ tuổi dự báo âm tính cho hạnh phúc hơn nhân. Thời gian trong hơn nhân, mức sống
gia đình tăng, và tương đồng vợ chồng trong thu nhập dự báo tích cực cho hạnh phúc

hơn nhân.
4.2.2. Sự ảnh hưởng của nhóm yếu tố hoạt động chung của vợ chồng trong gia đình
đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân


14

So sánh theo các biến số cho thấy: Có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về cảm nhận
hạnh phúc hôn nhân theo các biến số tham gia công việc kinh tế, tham gia ra quyết
định, mức độ cùng nhau hoạt động giải trí và thời gian dành riêng cho nhau.
Bảng 4.3. Mơ hình hồi quy tuyến tính các biến số thuộc về hoạt động chung của vợ chồng
trong gia đình dự báo cho cảm nhận hạnh phúc hơn nhân
Mơ hình 2: Các biến số độc lập
Tham gia cơng việc nhà (So với Như nhau)
Chồng > vợ
Vợ > chồng
Tham gia công việc kinh tế (So với Như nhau)
Chồng > vợ
Vợ > chồng
Tham gia ra quyết định (So với Như nhau)
Chủ yếu chồng
Chủ yếu vợ
Mức độ cùng tham gia hoạt động giải trí
Thời gian dành cho nhau
pmơ hình
Số bậc tự do (df1, df2)
F
R2 hiệu chỉnh

ß


t

p

-0,055
0,006

-1,228
0,135

0,220
0,892

-0,006
-0,057

-0,127
-1,307

0,899
0,192

-0,098
-0,171
0,194
0,132

-2,498
-4,267

4,850
3,294

0,013
0,000
0,000
0,001

< 0.001
8, 602
11,188
0,118

Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy: Có 3 biến số có khả năng tác động
đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân: Tham gia ra quyết định – việc chủ yếu người
chồng/vợ quyết định đều tác động tiêu cực đến hạnh phúc hơn nhân; Mức độ cùng tham
gia hoạt động giải trí và thời gian dành riêng cho nhau tác động tích cực đến hạnh phúc
hơn nhân.
4.2.3. Sự ảnh hưởng của nhóm yếu tố tâm lý đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân
Phân tích tương quan cho thấy: Mối tương quan thuận chiều, khá chặt giữa 3 yếu
tố tâm lý – tình cảm, tương tác, tình dục và cảm nhận hạnh phúc hơn nhân.
So sánh sự khác biệt giữa nhóm người rất hạnh phúc và không hạnh phúc trong
hôn nhân cho thấy: nhóm người rất hạnh phúc thể hiện đời sống tâm lý vợ chồng (thể
hiện ở 3 mặt: tình cảm, tương tác, tình dục) tốt đẹp và tích cực hơn hẳn so với nhóm
người khơng hạnh phúc.


15

Bảng 4.4. Mơ hình hồi quy tuyến tính của nhóm yếu tố tâm lý dự báo cho

cảm nhận hạnh phúc hơn nhân
Mơ hình 3: Các biến số độc lập
Yếu tố tình cảm
Yếu tố tương tác
Yếu tố tình dục
pmơ hình
df1, df2
F
R2 hiệu chỉnh

ß
0,258
0,331
0,090

t
6,293
8,096
2,509
< 0.001
3, 720
126,445
0,342

p
0,000
0,000
0,012

Mơ hình hồi quy tuyến đính đa biến cho thấy: Cả 3 yếu tố tâm lý dự báo tích cực cho

hạnh phúc hơn nhân. Trong đó, tương tác có hệ số tác động mạnh nhất và tình dục thấp nhất.
4.2.4. Khả năng dự báo của kết hợp các nhóm yếu tố đến cảm nhận hạnh phúc hơn
nhân
Mơ hình hồi quy kết hợp 3 nhóm yếu tốcho thấy khả năng dự báo cao cho hạnh
phúc hôn nhân. Trong đó có 4 biến số có khả năng dự báo cho hạnh phúc hơn nhân.
Trong đó, có 3 biến số thuộc nhóm yếu tố tâm lý (tương tác, tình cảm, tình dục) và 1
biến số thuộc nhóm yếu tố hoạt động chung (tương đồng/khác biệt giữa vợ chồng trong
tham gia ra quyết định). Nhóm yếu tố đặc điểm nhân khẩu – xã hội cá nhân và đặc
điểm cuộc hôn nhân khơng cịn đóng vai trị dự báo trong mơ hình kết hợp này.
Bảng 4.5. Mơ hình có khả năng dự báo tốt nhất cho hạnh phúc hơn nhân
Mơ hình 5: Các biến số độc lập
ß
t
Nhóm yếu tố hoạt động chung của vợ chồng
Tham gia ra quyết định (So với Như nhau)
Chủ yếu chồng
-0,060
-1,932
Chủ yếu vợ
-0,109
-3,451
Nhóm yếu tố đặc điểm nhân khẩu – xã hội và đặc điểm cuộc hôn nhân
Mức sống (so với Mức sống khó khăn)
Rất khá giả
0,064
1,694
Khá giả
0,059
1,339
Bình thường

0,004
0,085
Thời gian trong hơn nhân
0,053
1,741
Nhóm yếu tố tâm lý
Yếu tố tình cảm
0,240
5,831
Yếu tố tương tác
0,297
7,177
Yếu tố tình dục
0,101
2,752
pmơ hình
<0.001
df1, df2
9, 706
F
45,000
R2 hiệu chỉnh
0,356

p

0,054
0,001

0,091

0,181
0,932
0,082
0,000
0,000
0,006

Mơ hình có khả năng dự báo tốt nhất cho sự thay đổi hạnh phúc hôn nhân được xác
định với khả năng giải thích cao nhất là 35.6%. Mơ hình có đặc điểm sau: Đều có sự
tham gia của cả 3 nhóm yếu tố; Nhóm yếu tố tâm lý giữ vai trị quan trọng hơn cả;
Nhóm yếu tố đặc điểm cuộc hơn nhân tuy khơng có khả năng dự báo nhưng sự hiện


16

diện của chúng trong mơ hình giúp tăng khả năng giải thích cho sự biến thiên của hạnh
phúc hơn nhân và việc loại bỏ chúng khiến cho khả năng giải thích giảm đi.
Kết quả nghiên cứu định tính ủng hộ thêm cho những phát hiện của nghiên cứu
định lượng ở chỗ: Yếu tố tình cảm và tương tác được báo cáo nhiều nhất để có một
cuộc hơn nhân hạnh phúc. Trong đó, yếu tố tình cảm được đề cập chủ yếu là sự quan
tâm, yêu thương, chăm sóc. Yếu tố tương tác đề cập đến 2 khía cạnh chính là hoạt động
tương tác (nổi bật là hoạt động chia sẻ, tâm sự, trò chuyện) và nguyên tắc ứng xử vợ
chồng (nổi bật là nguyên tắc tôn trọng). Yếu tố vật chất và yếu tố hoạt động chung của
vợ chồng thể hiện qua việc đảm nhiệm các vai trò trong gia đình cũng được nhắc đến.
Một số phát hiện bổ sung cho nghiên cứu định lượng như: Yếu tố con cái, sức khoẻ của
các thành viên trong gia đình, sự đồng hành, sự tương đồng quan điểm giữa vợ và
chồng và các yếu tố nằm ngồi gia đình hạt nhân (như gia đình gốc, hàng xóm, họ
hàng) là một số yếu tố được báo cáo là điều khiến hôn nhân hạnh phúc.
4.3. Phân tích vai trị trung gian của các yếu tố tâm lý trong dự báo cho cảm nhận
hạnh phúc hơn nhân

Kết quả phân tích từ các mơ hình biến trung gian đã xác nhận vai trò trung gian
của từng yếu tố tâm lý trong mối quan hệ giữa yếu tố tâm lý cịn lại với cảm nhận hạnh
phúc hơn nhân.
TD

TC
a=0,41
TD

b=0,87

c’=0,27
c=0,63

HP

a=0,57

TC

b=0,27

c’=0,87
c=1,02

HP

Hình 4.1: Tình cảm là biến số trung gian một Hình 4.2: Tình dục là biến số trung gian một
phần trong tác động của yếu tố tình dục đến
phần trong tác động của yếu tố tình cảm đến

cảm nhận hạnh phúc hơn nhân
cảm nhận hạnh phúc hơn nhân

TT

TC
a=0,62
TT

b=0,56
c’=0,67
c=1,02

HP

a=0,68
TC

b=0,67
c’=0,56

HP

c=1,02

Hình 4.3: Tình cảm là biến số trung gian
Hình 4.4: Tương tác là biến số trung gian
một phần trong tác động của yếu tố tương tác một phần trong tác động của yếu tố tình cảm
đến cảm nhận hạnh phúc hơn nhân
đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân



17

TT

TD
a=0,55
TT

b=0,25
c’=0,88
c=1,02

HP

b=0,88

a=0,43
TD

c’=0,25
c=0,63

HP

Hình 4.5: Tình dục là biến số trung gian một Hình 4.6: Tương tác là biến số trung gian
phần trong tác động của yếu tố tương tác đến một phần trong tác động của yếu tố tình dục
cảm nhận hạnh phúc hôn nhân
đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân


4.4. Mô hình hạnh phúc hơn nhân ở các đối tƣợng khác nhau
Mơ hình hạnh phúc hơn nhân được xem xét trên các nhóm đối tượng khác nhau
thể hiện trong bảng dữ liệu sau cho thấy:
Mơ hình được xem xét khơng có khả năng dự báo cho nhóm đối tượng có mức
sống khá giả.
Trên các nhóm đối tượng khác mơ hình đều có khả năng tác động cho cảm nhận
hạnh phúc hơn nhân của họ.Và khả năng tác động của các biến số là đa dạng trên các
đối tượng khác nhau. Trong đó, các biến số thuộc nhóm yếu tố tâm lý có khả năng tác
động mang tính ổn định hơn so với các biến số thuộc nhóm yếu tố hoạt động chung của
vợ chồng.


18

Bảng 4.6. Mơ hình dự báo cảm nhận hạnh phúc hơn nhân ở các đối tượng khác nhau
Độ tuổi

Giới tính

Tham gia công việc
nhà (So với Như nhau)
Chồng > vợ
Vợ > chồng
Tham gia công việc kinh
tế (So với Như nhau)
Chồng > vợ
Vợ > chồng
Tham gia ra quyết
định (So với Như nhau)

Chủ yếu chồng
Chủ yếu vợ

Mức sống gia đình
Bình
Khá giả Cận khá
thường

Nam

Nữ

< 35

35-50

> 50

0,063
-0,001

-0,079
0,003

-0,067
0,018

-0,056
0,049


0,051
-0,082

0,011
0,053

0,015
0,046

0,008
-0,034

-0,019
-0,012

-0,070
0,021

0,022
0,008

-0,104
-0,175*

-0,134
-0,118

-0,052

0,005


-0,123**

-0,071
-0,047

-0,074
-0,110
-0,138*
0,136***
0,252*** 0,298***

Sự thể hiện tình cảm 0,273***
Sự hài lịng về đời
0,091
0,091
0,096*
sống tình dục
Sự tương tác tích
0,272*** 0,292*** 0,297***
cực
<0,001
<0,001 <0.001
pmơ hình
9, 225
9, 451
9, 166
df1, df2
12,163
26,999 14,467

F
0,300
0,337
0,409
R2 hiệu chỉnh
Ghi chú: * p ≤ 0,05; ** p ≤ 0,01; *** p ≤ 0,001

Độ dài hôn nhân (năm)
Nghèo

0-10

11-20

21-30

>30

-0,020
-0,038

-0,122
0,069

0,013
0,048

-0,106
0,024


-0,023
0,021

0,195
0,074

0,034
-0,020

-0,002
0,005

-0,005
-0,034

-0,106
-0,025

0,063
0,030

-0,045
-0,020

-0,181
-0,238

-0,111

-0,172**


-0,038

-0,029

0,010

-0,086

-0,091

-0,189

0,035

-0,081

-0,037

-0,142**

-0,105

-0,171*

-0,118*

0,003

-0,115


0,126*

0,619***

0,222

0,274**

0,233***

0,160

0,221*

0,171**

0,184***

-0,100

0,075

0,046

0,183***

0,020

0,077


0,103

0,207**

-0,025

0,313***

0,197*

0,187

0,355***

0,189***

0,490***

0,360***

0,345***

0,187*

0,049

<0.001
9, 423
22,045

0,305

<0.001
9, 78
1,466
0,520

0,076
9, 57
1,863
0,105

<0,001
9, 163
12,507
0,376

<0,001
9, 338
15,667
0,276

<0,001
9, 93
8,632
0,402

<0,001
9, 124
10,685

0,396

<0,001
9, 342
20,917
0,338

<0,001
9, 156
7,430
0,260

<0,001
9, 35
6,039
0,508

0,287*** 0,607***


19

Tiểu kết chƣơng 4
Thứ nhất, về thực trạng cảm nhận hạnh phúc hôn nhân: Mẫu điều tra thể hiện
xu hướng hạnh phúc hơn là không hạnh phúc. Trải nghiệm hạnh phúc gắn liền với
các sự kiện mang giá trị tinh thần. Trong khi đó, sự kiện gây phiền lịng là đa dạng.
Cảm xúc âm tính được trải nghiệm ít hơn so với cảm xúc dương tính. Số lượng và
mức độ trải nghiệm cảm xúc dương tính là điều phân biệt giữa cuộc hôn nhân hạnh
phúc và không hạnh phúc.
Thứ hai, về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân:

Nghiên cứu xem xét khả năng tác động của các nhóm yếu tố (1) đặc điểm nhân khẩu
– xã hội của cá nhân và đặc điểm cuộc hôn nhân, (2) hoạt động chung của vợ chồng
trong gia đình và (3) yếu tố tâm lý đến cảm nhận hạnh phúc hơn nhân. Mơ hình tác
động của từng nhóm yếu tố đều có ý nghĩa. Khả năng tác động của một số biến số
trong từng mơ hình đã được thể hiện. Mơ hình có khả năng dự báo tốt nhất cho cảm
nhận hạnh phúc hôn nhân là mô hình có các biến số thuộc đủ 3 nhóm yếu tố. Trong
đó, các yếu tố tâm lý – tình cảm, tương tác, tình dục giữ vai trị rõ nét và quan trọng
hơn cả.
Thứ ba, về cơ chế tác động của các yếu tố tâm lý đến hạnh phúc hôn nhân.
Nghiên cứu đã chứng minh vai trò trung gian một phần của từng yếu tố tâm lý trong
mối quan hệ giữa yếu tố tâm lý còn lại với cảm nhận hạnh phúc hơn nhân.
Thứ tư: Xem xét các mơ hình dựa báo cảm nhận hạnh phúc hôn nhân ở các đối
tượng khác nhau cho thấy: Vai trò tác động của mỗi yếu tố đến cảm nhận hạnh phúc
hôn nhân là không như nhau trên những đối tượng khác nhau. Trong đó yếu tố tâm lý
ln giữ vai trị quan trọng đối với hạnh phúc hôn nhân ở đa dạng đối tượng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về cảm nhận hạnh phúc của vợ chồng
trong đời sống hôn nhân, dưới đây là một số kết luận được rút ra trong khuôn khổ của
đề tài.
1.1.Về mặt lý luận
Trên cơ sở kế thừa và hệ thống hố các nghiên cứu trong và ngồi nước, luận án
đã tổng hợp hai trường phái tiếp cận chính trong nghiên cứu về hạnh phúc hôn nhân
là: tiếp cận khách quan và tiếp cận chủ quan. Với tiếp cận khách quan, hạnh phúc hôn
nhân được đánh giá dựa trên quá trình liên cá nhân (Interpersonal processes), tức
những gì diễn ra giữa người vợ và người chồng, vì vậy cấu trúc của nó gồm các chỉ


20


báo khách quan – đặc trưng cho mối quan hệ hơn nhân như giao tiếp vợ chồng, sự thể
hiện tình cảm, tình trạng xung đột… Với tiếp cận chủ quan, hạnh phúc hơn nhân
được đánh giá dựa trên q trình diễn ra bên trong cá nhân (Intrapersonal processes),
tức dựa trên việc người vợ/ chồng cảm thấy, cảm nhận một cách chủ quan về mối
quan hệ mà họ trải nghiệm. Cấu trúc của hạnh phúc hôn nhân theo tiếp cận chủ quan
được tổng hợp gồm cấu trức đa diện và cấu trúc đơn diện. Cấu trúc đa diện được xác
định dựa trên việc đánh giá chủ quan của người vợ/chồng về khác khía cạnh trong đời
sống hơn nhân như vấn đề tình dục, ứng xử, tình cảm, kinh tế… Cấu trúc đơn diện
được đánh giá bởi thang đo tổng quát một mục và thang đo tổng quát đa mục. Trong
nghiên cứu này, hướng tiếp cận chủ quan được đề tài lựa chọn và đo lường cấu trúc
đơn diện của hạnh phúc hôn nhân được đề tài áp dụng. Với hướng tiếp cận và đo
lường này, hạnh phúc hôn nhân được gọi với thuật ngữ là cảm nhận hạnh phúc hôn
nhân, thuật ngữ này tương đương với thuật ngữ cảm nhận hạnh phúc của vợ chồng
trong đời sống hôn nhân, đồng thời việc sử dụng nó đảm bảo tính ngắn gọn trong
diễn đạt.
Khái niệm công cụ của đề tài được xác định: Cảm nhận hạnh phúc hôn nhân
được hiểu là trạng thái cảm xúc tích cực của người vợ hoặc người chồng phản ánh
cảm giác chủ quan của họ khi nhìn nhận một cách tổng thể về sự liên kết giữa họ với
bạn đời trong đời sống hơn nhân của mình.
Cơng cụ được sử dụng để đo lường cảm nhận hạnh phúc hôn nhân là thang đo
tổng quát một mục (Single-item) và thang đo tổng quát đa mục (Multiple-items).
Việc sử dụng đồng thời hai thang đo nhằm mục đích so sánh khả năng đo lường giữa
chúng. Trong đó, kết quả đo lường từ thang đo một mục là dữ liệu chính được sử
dụng để phân tích xuyên suốt đề tài.
Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân cũng
đã được điểm lược. Các luận điểm đã cho thấy vai trò quan trọng và xu hướng dự báo
tích cực của đời sống tâm lý tốt đẹp đến cảm nhận hạnh phúc hôn nhân như: yếu tố
tình dục, yếu tố tình cảm và tương tác vợ chồng. Bên cạnh đó, đề tài đã tìm hiểu các
luận điểm về tác động của yếu tố hoạt động chung đến hạnh phúc hơn nhân ở hai khía
cạnh: tham gia thực hiện chức năng/ vai trị trong gia đình và tham gia các hoạt động

giải trí, thời gian dành riêng cho nhau. Các lập luận đã chỉ ra sự quan trọng của việc
vợ chồng cùng chia sẻ, cùng đảm nhiệm và cùng chịu trách nhiệm đối với hạnh phúc
hôn nhân. Đồng thời, những ích lợi của việc vợ chồng dành thời gian riêng cho nhau
và cùng nhau tham gia các hoạt động giải trí đối với mối quan hệ hơn nhân cũng
được đề cập.


21

1.2.Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy thực trạng về hạnh phúc trong đời sống
hôn nhân của 728 người vợ/chồng trong mẫu nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng
đến nó, cụ thể như sau:
 Về thực trạng cảm nhận hạnh phúc hơn nhân:
Nhìn chung các cuộc hơn nhân có mức độ cảm nhận hạnh phúc tương đối cao,
xu hướng hạnh phúc hơn là bất hạnh được thể hiện khá rõ. Những trải nghiệm hạnh
phúc thường gắn liền với những sự kiện mang giá trị tinh thần. Trong khi đó, những
trải nghiệm bất hạnh xuất phát từ đa dạng tình huống/sự kiện. Đặc biệt, những khác
biệt giữa vợ và chồng trong lối sống và quan điểm sống là điều hay mang đến những
trải nghiệm khó chịu trong hôn nhân. Các trải nghiệm cảm xúc trong đời sống hơn
nhân cũng đa dạng, trong đó trải nghiệm cảm xúc dương tính phổ biến hơn cảm xúc
âm tính. Đồng thời, việc xuất hiện cảm xúc dương tính làm nên sự khác biệt giữa
cuộc hôn nhân hạnh phúc và bất hạnh, trong khi việc trải nghiệm cảm xúc âm tính có
thể diễn ra ở bất kì cuộc hơn nhân nào.
 Về yếu tố ảnh hưởng đến hạnh phúc hôn nhân:
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy, trong số 3 nhóm yếu tố được xem xét nhóm yếu tố hoạt động chung, nhóm yếu tố đặc điểm nhân khẩu-xã hội của cá nhân
và cuộc hơn nhân, nhóm yếu tố tâm lý - nhóm yếu tố tâm có tác động ổn định và
quan trọng nhất đối với hạnh phúc hôn nhân. Dù cho dưới sự kết hợp với 2 nhóm yếu
tố cịn lại thì đời sống tâm lý hơn nhân tốt đẹp vẫn đóng vai trị quan trọng để có cuộc
hơn nhân hạnh phúc. Cụ thể, một đời sống tình cảm lành mạnh, sự tương tác tích cực

và hài lịng về đời sống tình dục là điều giúp tăng cường hạnh phúc hơn nhân. Đặc
biệt, yếu tố tình cảm và yếu tố tương tác là hai yếu tố đóng vai trị nổi bật hơn đối với
hạnh phúc hơn nhân, điều này đã được chứng minh qua các mơ hình hạnh phúc trên
các đối tượng khác nhau và thông qua việc kiểm định hiệu ứng tác động gián tiếp của
từng biến số lên mối quan hệ của biến số tâm lý cịn lại đến hạnh phúc hơn nhân.
Bên cạnh yếu tố tâm lý, nhóm yếu tố hoạt động chung của vợ chồng cũng đóng
vai trị nhất định đối với cuộc hơn nhân hạnh phúc. Đặc biệt trong việc chịu trách
nhiệm và chia sẻ quyền lực trong gia đình được thể hiện qua việc tham gia ra quyết
định về các vấn đề quan trọng. Sự cân bằng trong chia sẻ quyền lực và chịu trách
nhiệm về những vấn đề quan trọng trong gia đình dự báo tích cực cho hạnh phúc hơn
nhân. Trong khi việc phân phối quyền lực không đồng đều về phía người chồng hay
người vợ đều khiến cuộc hơn nhân bất hạnh, đặc biệt khi người vợ là người chịu trách
nhiệm chính cho vấn đề này.


22

Nhóm yếu tố thuộc về đặc điểm nhân khẩu – xã hội của cá nhân và đặc điểm
cuộc hôn nhân chỉ có khả năng dự báo cho hạnh phúc hơn nhân khi chúng là một mơ
hình độc lập, riêng biệt với hai nhóm yếu tố cịn lại. Khi kết hợp với nhóm yếu tố tâm
lý và nhóm yếu tố hoạt động chung, vai trò của các đặc điểm nhân khẩu – xã hội và
đặc điểm cuộc hơn nhân khơng cịn ý nghĩa đối với hạnh phúc hôn nhân. Như vậy có
thể thấy, các đặc điểm nhân khẩu – xã hội không phải là yếu tố chi phối quá nhiều
đến việc một cặp đôi sống hạnh phúc hay không. Mặc dù nhóm yếu tố này khơng
đóng vai trị tác động có ý nghĩa, nhưng việc xem chúng là những yếu tố góp phần
tạo điều kiện thuận lợi để có cuộc hơn nhân hạnh phúc đã được chứng minh trong mơ
hình dự báo tốt nhất cho hạnh phúc hôn nhân.
Kết quả cho thấy, một mơ hình mà trong đó đảm bảo đời sống tâm lý tích cực ở
cả ba khía cạnh tình cảm, tương tác, tình dục; có sự phân phối quyền lực cân bằng
giữa vợ chồng; có điều kiện vật chất tốt và có một cuộc hơn nhân lâu bền là mơ hình

có sự phù hợp tốt nhất để tăng cường hạnh phúc hơn nhân. Mơ hình đã khẳng định
quan điểm rằng, xây dựng đời sống tâm lý tốt đẹp giữa vợ chồng là ưu tiên hàng đầu
để có cuộc sống hơn nhân hạnh phúc. Bên cạnh đó, đảm bảo sự cân bằng giữa vợ và
chồng trong thực thi quyền lực là điều cũng vô cùng quan trọng, điều này được thể
hiện cụ thể ở việc cùng tham gia bàn bạc và ra quyết định trong gia đình. Cùng với
đó, mặc dù khơng mang tính quyết định, nhưng việc có một đời sống vật chất tốt và
một mối quan hệ lâu dài được xem như là điều kiện thuận lợi để góp phần cho mối
quan hệ hơn nhân diễn ra thuận lợi và hạnh phúc.
Xem xét mối quan hệ giữa ba yếu tố tâm lý – tình cảm, tương tác, tình dục –
trong mối quan hệ với hạnh phúc hôn nhân cho thấy, các yếu tố này không diễn biến
một cách độc lập trong đời sống vợ chồng, thay vào đó chúng tương tác qua lại lẫn
nhau và điều đó tiếp tục tác động đến cảm nhận hạnh phúc của người vợ/chồng. Điều
này có thể hiểu, việc tăng cường một trong 3 khía cạnh trong đời sống tâm lý vợ
chồng - đời sống tình cảm tốt đẹp, thể hiện tương tác tích cực và hài lịng về đời sống
tình dục - sẽ làm tăng cường hai khía cạnh cịn lại, và điều đó lại tiếp tục khiến cuộc
hơn nhân của họ thêm hạnh phúc.
Kết quả nghiên cứu thực trạng cũng cho thấy tính đa dạng về khả năng tác động
của các yếu tố đến hạnh phúc hơn nhân ở những nhóm đối tượng khác nhau. Có thể
thấy, tuỳ vào từng đặc điểm của khách thể mà vai trò của các yếu tố đối với cảm nhận
hạnh phúc về mối quan hệ của họ cũng khác nhau. Tuy nhiên, có một đặc điểm chung
cho thấy, dù ở đối tượng nào thì yếu tố tâm lý ln giữ vai trị quan trọng và nổi bật
đối với hạnh phúc hôn nhân.


23

Như vậy có thể nói, tạo dựng một đời sống tâm lý tích cực, lành mạnh giữa vợ
và chồng là điều quan trọng hơn cả để có cuộc hơn nhân hạnh phúc. Cùng với đó là
sự cân bằng giữa vợ và chồng trong việc thực thi quyền lực trong gia đình. Ngồi ra,
đảm bảo một đời sống vật chất tốt và duy trì sự lâu bền trong mối quan hệ hơn nhân

dù khơng phải là điều quyết định nhưng nó cũng là những điều kiện góp phần thuận
lợi để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, tốt đẹp.
2. Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đưa ra một số kiến nghị cho
người vợ/chồng để đưa ra những gợi ý hữu ích trong việc xây dựng mối quan hệ hôn
nhân. Đồng thời, một số kiến nghị dành cho nhà thực hành tâm lý được đưa ra như là
những gợi ý hữu ích trong việc tham vấn/tư vấn cho cặp đôi.
2.1. Đối với người vợ/chồng trong mối quan hệ hơn nhân
Để có cuộc sống hơn nhân hạnh phúc, vấn đề về vật chất, sự nghiệp không phải
là điều quyết định. Thay vào đó, người vợ/chồng cần tập trung đầu tư vào những giá
trị về mặt tinh thần cho mối quan hệ.
Về đời sống tình cảm: Xây dựng một đời sống tình cảm tích cực. Thể hiện sự
đồng cảm để khiến người bạn đời luôn cảm thấy được thấu hiểu và đồng hạnh. Khẳng
định sự trung thành cũng như những nỗ lực dành mọi điều tốt đẹp cho người
vợ/chồng của mình. Bên cạnh đó, ln thể hiện sự tôn trọng, đề cao và công nhận
người bạn đời.
Về tương tác vợ chồng: Những trao đổi, chia sẻ, tâm sự là điều vô cùng quan
trọng. Điều này giúp cặp đơi hiểu rõ nhau hơn qua đó giúp họ dễ dàng chấp nhận, tôn
trọng những khác biệt của nhau. Bên cạnh đó, thể hiện sự trêu đùa và cùng cười với
nhau dường như là con đường ngắn gọn và nhanh chóng mang đến cho cặp đơi bầu
khơng khí tâm lý tích cực.
Về đời sống tình dục: Cần có một cái nhìn cân bằng hơn về tầm quan trọng của
đời sống tình dục, việc đề cao tình dục và tính quyết định của nó để có cuộc hơn nhân
hạnh phúc có thể là một sự sai lệch.
Về thực hiện chức năng gia đình: Cần phân chia một cách cân bằng về việc chịu
trách nhiệm và đảm nhận các chức năng, nhiệm vụ của gia đình
Về hoạt động vui chơi, giải trí: Bên cạnh việc dành thời gian cho gia đình và
cho cơng việc, thì thời gian vợ chồng dành riêng cho nhau cũng hết sức quan trọng.
2.2. Đối với những người làm thực hành nghề tư vấn, tham vấn về lĩnh vực hơn
nhân – gia đình



×