Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

"Mẹo"trả lời câu hỏi điểm yếu của bản thân pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.71 KB, 3 trang )

"Mẹo" trả lời câu hỏi điểm yếu của
bản thân
Câu hỏi về điểm yếu của bản thân là một trong những câu hỏi
khó nhất trong cuộc phỏng vấn. Rất nhiều ứng viên đã phải
“dừng bước” bởi không thể hoặc trả lời không tốt câu hỏi này.
Mục đích của câu hỏi này là xác định một phần tính cách, năng lực,
sự linh hoạt và khả năng thích ứng với công ty của ứng viên.
Khi đặt ra câu hỏi này, điều đầu tiên người phỏng vấn mong chờ ở
bạn là thẳng thắn trả lời, thay vì im lặng bỏ qua. Tiếp đó, anh/cô ấy
mới để ý tới nội dung câu trả lời, tức là bạn có sự chuẩn bị và trả lời
một cách rõ ràng với những thông tin liên quan.
Ngoài ra, người phỏng muốn cũng muốn kiểm tra phản ứng của bạn
trước những điều bất ngờ.
Điều quan trọng là bạn phải trả lời trung thực và không nên nói ra
điểm yếu nhất của mình. Nhà tuyển dụng hỏi điểm yếu một cách
chung chung, không rõ thời gian, mức độ nên bạn có thể trả lời một
cách chung chung.
Bạn không nên lo lắng điểm yếu đồng nghĩa với điều tiêu cực và rằng
nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn là người không có năng lực. Thật ra bạn
có thể rút ra điểm tốt từ điều tiêu cực. Đó là thể hiện những giá trị
bạn có thể mang lại cho nhà tuyển dụng thông qua cách trả lời.
Đáp án lý tưởng nhất cho câu hỏi là điểm yếu bạn đã khắc phục
được. Qua câu trả lời này, bạn chứng tỏ những đặc điểm tích cực,
như:
- Sự khiêm tốn vì biết được điểm yếu của bản thân và không tự hão
mình là người hoàn hảo.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề vì biết cách khắc phục điểm yếu.
- Sự kiên trì vượt qua khó khăn.
- Tự tin sau khi vượt qua điểm yếu của bản thân.
Giả sử điểm yếu của bạn là luôn lo lắng, hồi hộp khi phải thuyết trình
dù trước nhóm nhỏ hay đông người. Sau khi nêu điểm yếu, hãy nói


cho nhà tuyển dụng biết bạn đã vượt qua nó như thế nào.
Bạn có thể nói: "Tôi nhận ra một trong những nguyên nhân của vấn
đề là do sự thiếu chuẩn bị. Tôi đã nói chuyện với một đồng nghiệp
giỏi thuyết trình. Anh ấy bình tĩnh và thoải mái khi thuyết trình. Bí
quyết của anh ấy là luyện tập. Anh ấy còn cho tôi một số lời khuyên
hữu ích để tập trung và phát biểu rõ ràng.
Ngoài ra, tôi còn tìm hiểu trên mạng cũng như luyện tập trước gia
đình, bạn bè. Ban đầu cũng không dễ dàng và tôi không nhanh
chóng thành công. Nhưng dần dần tôi thấy mình đỡ lo lắng và phát
biểu hiệu quả hơn. Giờ đây tôi rất thích thuyết trình".
Những câu chuyện ngắn gọn như vậy sẽ cho nhà tuyển dụng hiểu rõ
hơn về con người bạn và những điểm tích cực bạn có thể mang đến
công việc cũng như công ty.
Vậy, điều bạn cần chuẩn bị cho câu hỏi về điểm yếu trước khi tham
gia cuộc phỏng vấn là hãy nhìn lại sự nghiệp, kinh nghiệm học hành
và tình nguyện của mình để tìm ra điểm yếu bạn đã vượt qua. Sau
đó, viết lên một câu chuyện thành công để thuyết phục nhà tuyển
dụng.
Một cách khác để mang lại ấn tượng tốt là chủ động giúp mọi người
cảm thấy thoải mái; bạn có thể giới thiệu những người chưa quen
biết với nhau, hoặc làm cho một người nào đó bớt thấy lạc lõng trong
cả nhóm người… Những hành động này cho thấy bạn là một người
thích cho đi hơn là cứ ngồi hưởng thụ, đồng thời cũng chứng tỏ
được sự rộng lượng và khả năng dẫn dắt mọi người của bạn – một
yếu tố được mọi người đánh giá cao.

×