Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

CÁC PHƯƠNG PHÁP VẬN CHUYỂN ĐỘNG VẬT THỦY SẢN SỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.92 KB, 10 trang )

CÁC PHƢƠNG PHÁP VẬN CHUYỂN
ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN SỐNG

1. Các phƣơng pháp vận chuyển ĐVTS sống
1.1. Vận chuyển kín
Thường dùng các túi polyetylen có độ dầy 0,1mm, thường được lồng 2 -3 túi
với nhau tuỳ theo kích thước cá và theo loài để đề phòng mất nước hoặc mất ôxy
khi túi thủng. Đối với cá lớn có vây sắc đòi hỏi nhiều túi hơn. Bên ngoài các túi
nilon đuợc bao bằng bao tải dứa hoặc thùng xốp. Túi chứa 20 - 40% nước và 60 -
80% ôxy, nước đủ để che phủ cá khi chúng nghỉ ngơi. Trước tiên túi được tráng
sạch để loại bỏ các tạp chất trong quá trình sản xuất túi, rồi lấy nước sạch vào túi,
sau đó đưa ĐVTS vào túi và tiến hành bơm ôxy. Nước sạch, không chứa các chất
gây ô nhiễm: H
2
S, NH
3
, CO
2
, Sắt Ôxy được đưa vào túi thông qua các ống dẫn
khí. Đối với cá bột, cá hương thì ôxy được đưa vào phần trên của nước. Đối với cá
trưởng thành thì ôxy được sục vào nước. Nếu ôxy không sẵn có thì có thể dùng khí
trời nhưng cần giảm mật độ và thời gian vận chuyển. Các túi được buộc bằng dây
cao su chắc và được lồng trong các bao dứa hoặc thùng xốp. Đối với các thợ buôn
cá giống chuyên nghiệp họ thường buộc các bao túi nilông chắc, dai, tốt có luồn
ống nhựa dẫn khí sẵn ở dưới đáy túi, họ không bơm khí ô xy từ phía trên của túi mà
sau khi đóng cá vào túi, cho hết khí trong bao túi ra, buộc túi cá lại và bơm ôxy qua
các ống dẫn khí từ phía đáy túi đến độ căng tối đa thì dừng lại và nút ống dẫn khí
bằng nút tre chắc để nước và khí không thoát ra ngoài qua ống dẫn khí. Bằng cách
này các túi cá có thể vận chuyển tăng 30-50% lượng ĐVTS vận chuyển so với
đóng khí qua ống dẫn khí từ phía miệng bao túi.
Nếu vận chuyển trong thời tiết nóng thì đặt các túi đá bên cạnh bao túi hoặc


thùng xốp nhằm hạ nhiệt độ trong quá trình vận chuyển. Không nên bỏ trực tiếp
tảng đá trong túi cá vì cá sẽ lảng xa tảng đá làm mất diện tích trong túi, mặc dù việc
làm này sẽ giữ lạnh hiệu quả hơn.
Bảng 1: Hƣớng dẫn vận chuyển kín
(Chất lượng nước tốt có thể tăng mật độ và ngược lại)
Loài cá
Giai đoạn
Kích cỡ
Độ mặn
(‰)
Nhiệt
độ (
o
C)
Mật độ
Thời gian
(giờ)
(con/lit)
g/lit
Cá biển
Trứng
1mm
34
27
4000

12
Cá Song
Trứng
1mm



16000

3
Ấu trùng
2mm
33
27
16000

9
Cá hương
2,5 cm

22
100-150

8

Cá giống

5 cm

22
30-50

8
7 cm


22
10-15

8
Thay đổi
Thay đổi
24

120
12
Thương phẩm
900g
32
23

90
12
Cá nước
ngọt
Cá bột
1mm
0
25
4000

8
Cá hương
2-3 cm
0
25

60-80

8
Cá giống
8-10 cm
0
25
15-20

8
Cá Rôphi
Cá Giống
10g
0
20

270
24

1.2. Vận chuyển hở
ĐVTS được giữ trong các
bể, thùng, lồ có sục khí hoặc sục
ôxy. Các dụng cụ vận chuyển là ô
tô, xe máy, tàu, thuyền. Thể tích
các bể, lồ hoặc thùng từ 200-3000
lít tuỳ thuộc vào phương tiện vận
chuyển. Bể, lồ hoặc thùng vận
chuyển thường có hình chữ nhật
hoặc hình vuông, đôi khi có hình ô
van hoặc hình tròn. Các dụng cụ

chứa thường được làm bằng khung
sắt hoặc nhôm, gỗ, inôx hoặc bằng
nhựa và thường được lót bạt không

Vận chuyển cá giống bằng ô tô
thấm nước bên trong. Trong quá trình vận chuyển thường dùng các xe lạnh hoặc
dùng đá để điều tiết nhiệt độ nước và dùng các bơm khí hoặc bơm ôxy để cung cấp
ôxy cho ĐVTS. Nếu vận chuyển đường dài cần thay hoặc lọc nước để loại bỏ chất
thải có trong nước. Mật độ chứa tối đa trong quá trình vận chuyển phụ thuộc loài,
kích cỡ, nhiệt độ, thời gian và chất lượng nước.
Bảng 2: Hƣớng dẫn vận chuyển hở
Loài cá
Giai đoạn
Kích cỡ
Độ mặn
(‰)
Nhiệt
độ (
o
C)
Mật độ
Thời gian
(giờ)
(con/lit)
g/lit
Cá Trê
Cá bột
45mg
0
19

530
24
12
Cá Vược
Ấu trùng
200mg
28
17
35
7
24
Cá trình
Cá bột
300mg
17
8
200
59
15
Cá Vược
Cá giống
4 gam
28
17
6
25
24
Cá Trình
Cá giống
200g

0

5
1000
96
Cá Trê
Cá giống
450g
0
19
1,5
680
12
Cá Hồi
Cá giống
12cm
0
10

56
12
Cá nước
ngọt
Cá hương
3-6 cm
0
25
20-30

8

Cá giống
8-10 cm
0
25
10-15

8



Vận chuyển cá thƣơng phẩm ở gần và chế biến ngay


Vận chuyển hở bằng xe máy có sử dụng sục khí bằng Ắc quy

Máy sủi điện và máy sủi Ắc Quy
1.3. Vận chuyển ẩm
Phương pháp vận chuyển này thường được dùng vận chuyển động vật thân
mềm, giáp xác, một số loài cá có cơ quan hô hấp phụ hoặc vận chuyển cá biển
thông qua hình thức ngủ đông, vận chuyển trứng cá đã thụ tinh,… Yêu cầu dụng cụ
vận chuyển giữ ẩm và thoáng, tránh xếp các lớp ĐVTS quá dầy lên nhau.

Vận chuyển Tu hài

Vận chuyển Ngao, Nghêu

Vận chuyển ẩm Động vật thân mềm
1.4. Sử dụng hoá chất trong vận chuyển
Cá ngủ hoặc cá ngừng hoạt động tiêu hao ô xy ít hơn cá hoạt động, cá ngủ ít
bị xây sát và stress hơn. Cá ngừng hoạt động vận chuyển được nhiều và dễ dàng

hơn cá hoạt động.
Trong quá trình sử dụng hoá chất để vận chuyển cá cần tính toán nồng độ
thuốc cho phù hợp vì liều sử dụng để vận chuyển và liều gây chết rất gần nhau.
Ngoài việc dùng hóa chất gây mê, ngủ cho cá trong quá trình vận chuyển người ta
còn sử dụng hóa chất gây mê, ngủ cho cá trong quá trình chọn lọc, tiêm vaccine,
tiêm thuốc kích dục tố. Các loại hoá chất thường dùng: MS-222, Quinaldine, TMS
(Tricain metalsulfonate) Hết thời gian vận chuyển đưa cá ra nước sạch để cá hồi
tỉnh lại.
Hiện nay trên thị trường Thái Lan dùng phổ biến loại thuốc ngủ MS-222 để
vận chuyển cá giống. Loại thuốc này làm cho cá ngủ trong quá trình vận chuyển,
giảm thiểu tối đa các hoạt động trao đổi chất, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết cũng như
tránh sự cọ sát có thể gây tổn thương cá trong quá trình vận chuyển. Sau khi vận
chuyển chỉ cần thay nước mới là cá sẽ dần trở lại hoạt động bình thường sau khoảng 1
phút. Loại thuốc này không gây hại cho cơ thể và sức khỏe của cá, tuy nhiên chưa
được phổ biến trên thị trường Việt Nam.
Ngoài MS-222 người ta còn dùng Quinaldine và TMS. Đối với dùng
Quinaldine có một số hạn chế như cần Aceton để hoà tan và ít an toàn hơn TMS.
TMS thường được dùng như trong Bảng 5. Hiệu quả của TMS giảm khi giảm nhiệt
độ, giảm độ cứng trong nước và tăng kích cỡ cá.
Khi cá ngủ nhanh thì tốt hơn với an thần lâu nhưng đòi hỏi nồng độ thuốc
cao và phải nhanh chóng hồi phục cá. TMS có thể làm giảm pH của nước nên phải
thường xuyên kiểm tra pH của nước, nếu cần thiết phải bổ sung dung dịch đệm.
Đối với cá Hồng giai đoạn nhỏ dùng nồng độ TMS từ 50 - 100 mg/l trong 3 - 5
phút để cá ngủ sâu. Nồng độ và thời gian dùng thay đổi đối với các loài cá và các
giai đoạn khác nhau. Thuốc ngủ đòi hỏi được xác định cho loài, kích cỡ và các điều
hiện hiện có.
Bảng 3: Hƣớng dẫn sử dụng thuốc ngủ (an thần) TMS
Loài cá
Nhiệt độ (
o

C)
Nồng độ (mg/l)
Thời gian sử
dụng (phút)
Ngủ nhanh (1 - 5 phút tiếp xúc đối với đánh bắt nhanh)
Cá Hồi
7-17
80-135
4-12
Cá Trê
7-27
140-270
4-11
Ngủ nhanh vừa phải (10 - 20 phút tiếp xúc cho đánh bắt lâu)
Cá Hồi
7-17
50-60
30
Cá Trê
7-27
70
30
An thần (sử dụng trong khi vận chuyển)
Cá Hồi
7-17
15-30
360
Cá Trê
7-27
20-40

360

2. Kỹ thuật thả ĐVTS giống sau khi vận chuyển
2.1. Thời điểm thả giống
 Thả vào thời điểm mát trong ngày. Trong trường hợp vận chuyển về vào lúc
nắng nên thả vào những chỗ có bóng cây, trước khi thả cần khỏa nước nóng trên bề
mặt đi để nước mát ở dưới đẩy lên.
 Tránh thả khi thời tiết thay đổi: mưa rào, nắng to và trời oi bức, âm u.
2.2. Vị trí nơi thả giống
 Nên thả chỗ nước trong, thoáng, sạch có đáy bằng phẳng và sạch.
 Đối với nuôi cá ruộng nên thả ở mương, ao không nên thả trên ruộng nơi có
độ sâu thấp.
 Tránh lội đục chỗ thả cá
2.3. Cách thả cá giống
 Khi cá mới vận chuyển về thường có sự chênh lệch về nhiệt độ giữa môi
trường nước trong ao, bể nuôi và trong bao (lồ, sọt) chứa ĐVTS. Cần làm cân bằng
nhiệt độ môi trường giữa nước vận chuyển và môi trường nuôi mới để tránh gây
shock cho ĐVTS.

 Đối với phương pháp vận
chuyển kín khi đưa bao chứa ĐVTS
đến ao, bể nuôi cần thả các bao chứa
ĐVTS xuống ao, bể nuôi để cân bằng
nhiệt độ (khoảng 5-10 phút). Khi đã
cân bằng nhiệt độ thì tiến hành thả
ĐVTS càng nhanh càng tốt bằng
cách mở các túi, bao chứa để nước ao
nuôi chảy từ từ vào túi, nghiêng túi
để ĐVTS bơi ra.
 Đối với các đối tượng nuôi

mặn, lợ cần cân bằng độ mặn. Việc
thuần hóa độ mặn cần được kiểm tra
và làm trước khi vận chuyển và
được thực hiện ngay ở trại sản xuất
giống (thường tăng hoặc giảm độ
mặn từ 2-3%o/ngày) để khi đưa ĐVTS đến thì tiến hành thả ngay.
 Nếu vận chuyển hở khi xúc cá từ thùng, lồ, sọt chứa cá cần cẩn thận, nhẹ
nhàng, khẩn trương tránh để cá ngạt và không làm xây sát cá.
3. Kỹ thuật lƣu giữ ĐVTS thƣơng phẩm sống sau khi vận chuyển
Do đòi hỏi của người tiêu dùng ngày càng cao, càng yêu cầu ĐVTS thương
phẩm tươi sống có chất lượng cao. Trong vấn đề kinh doanh ĐVTS bí quyết của
thành công là việc lưu giữ ĐVTS sống lâu và không bị giảm giá trị thương phẩm.
Để đạt được điều này ngay từ khi đánh bắt và vận chuyển cần đúng thao tác và
đúng kỹ thuật. Trước khi lưu giữ cần tắm cho cá nước ngọt bằng nước muối loãng
(1%), cá nước mặn cần tắm bằng nước ngọt nhanh, tránh ngạt thiếu khí trong thời
gian 5-10 phút. Trong quá trình lưu giữ cần cung cấp đủ hàm lượng ô xy hòa tan và
đảm bảo nước sạch.

Kỹ thuật thả cá giống

Chất lƣợng nƣớc tốt lƣu giữ đƣợc cá thƣơng phẩm lâu và khỏe mạnh
Đối với động vật thân mềm muốn giữ sống lâu cần giữ ẩm bằng nước mát có
độ mặn thích hợp.
4. Các biện pháp giữ tƣơi ĐVTS trƣớc khi tiêu thụ
Đối với ĐVTS nếu giữ được tươi sống thì có giá trị cao nhưng nhiều khi
không thể giữ sống được do hạn chế các phương tiện vận chuyển và liên quan đến
kinh phí. Đặc biệt một số đối tượng có giá trị thấp, khó giữ sống như cá mè lại
được tiêu thụ ở các vùng sâu, vùng xa giao thông đi lại khó khăn. Một số phương
pháp giữ tươi ĐVTS:
 ĐVTS chết phân huỷ nhanh nên cần bảo quản lạnh để hạn chế sự phân huỷ:

Giữ sản phẩm thủy sản trong kho lạnh, thùng lạnh (thùng kem), hoặc ướp đá: muốn
giữ lâu cần mổ bỏ nội tạng và rửa sạch sau bảo quản trong lạnh.



Sử dụng đá lạnh để bảo quản tƣơi sản phẩm thủy sản
 Sử dụng kháng sinh để giữ tươi sản phẩm thủy sản có ưu điểm ít làm nguyên
liệu biến đổi màu sắc, mùi vị nhưng có liên quan đến sự tồn dư kháng sinh trong
sản phẩm thủy sản ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và sự kháng thuốc của
các chủng vi sinh vật. Do vậy chỉ một số kháng sinh dễ phân hủy, ít hoặc không
ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng được pháp luật của từng nước, từng thời
kỳ quy định về loại kháng sinh, liều dùng được phép.

Nguồn: Hợp phần Nâng cao Năng lực Sau Thu hoạch và Tiếp thị (POSMA)

×