Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Quy trình vận hành hệ thống kích thích máy phát điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.19 KB, 25 trang )

10/01/2014 QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
share.pdfonline.com/67018b8dad634c3a880ad20c46fadbf8/QTVH-Kichthich.htm 1/25
Quảng cáo của Google
View the PDF version Share on Facebook
Be the first of your friends to like this.Lik e Share
QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH
QUY TRÌNH VẬN HÀNH
HỆ THỐNG KÍCH THÍCH MÁY PHÁT ĐIỆN
Tái bản lần 4
Search for documents: Report this document
10/01/2014 QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
share.pdfonline.com/67018b8dad634c3a880ad20c46fadbf8/QTVH-Kichthich.htm 2/25
QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
Chương I: CÔNG DỤNG - CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT
I- CÔNG DỤNG
1- Các tổ máy phát điện chính của Nhà máy thuỷ điện Hoà bình được trang bị hệ thống kích thích độc
lập bằng thyristor kiểu CTH-500-2000-3-5T4. Đây là một tổ hợp đồng bộ các thiết bị kỹ thuật
điện, điện tử nhằm đảm bảo thực hiện chức năng điều chỉnh tự động dòng điện rôto và điện áp tại
đầu ra của máy phát điện chính theo những nguyên tắc điều chỉnh đã được xác định trong các chế
độ làm việc bình thường cũng như các chế độ sự cố.
2- Hệ thống kích thích thyristor kiểu CTH-500-2000-3-5T4 của các máy phát điện chính đảm bảo
các chế độ làm việc sau:
+ Kích thích ban đầu cho tổ máy phát điện chính.
+ Chế độ làm việc không tải tổ máy phát điện chính.
+ Khởi động tự động hoà lưới bằng phương pháp đồng bộ chính xác tự động.
+ Làm việc trong hệ thống điện với các phụ tải theo các chế độ cho phép của tổ máy phát điện
chính.
+ Cường hành với một bội số cho trước theo điện áp và dòng điện khi có sự cố trong hệ thống
điện, gây nên giảm điện áp phía đầu ra của tổ máy phát điện chính.


+ Dập từ ở chế độ dừng bình thường cũng như dừng sự cố cho các máy phát điện chính.
II- THÔNG SỐ KỸ THUẬT CÁC PHẦN TỬ CHỦ YẾU CỦA HỆ THỐNG KÍCH THÍCH
1- Thông số kỹ thuật hệ thống kích thích của tổ máy phát điện chính.

1.1- Công suất định mức: 1000 kW.
1.2- Điện áp định mức: 500 V.
1.3- Dòng điện định mức: 2000 A.
1.4- Công suất khi cường hành: 5232,6 kW.
1.5- Điện áp ở chế độ cường hành: 1530 V.
1.6- Dòng điện ở chế độ cường hành: 3420 A.
1.7- Bội số cường hành theo giá trị điện áp định mức: KU = 3,5

1.8- Bội số cường hành theo giá trị dòng điện định mức: KI = 2,0
giây.1.9- Thời gian cường hành, không lớn hơn: 50
1.10- Thời gian đạt điện áp cường hành khi giảm điện áp thứ tự thuận trên

đầu vào của bộ điều chỉnh đến 7,5% so với điện áp đặt, không lớn hơn: 0,07 giây.
1.11- Sơ đồ chỉnh lưu: Sơ đồ cầu 3 pha với 2 bộ biến đổi thyristor

làm việc song song, gồm một nhóm “Làm việc” và một nhóm “Cường hành”

1.12- Giới hạn thay đổi mức đặt theo điện áp định mức: 0,8 ÷ 1,1

1.13- Độ tĩnh của hệ thống kích thích khi duy trì điện áp ở phía cao áp của

máy biến áp lực (máy biến áp khối) so với điện áp định mức: 2% ÷ 5%

1.14- Sai số giữa điện áp lưới và điện áp đầu cực máy phát

trong quá trình tự động điều chỉnh của hệ thống để hoà đồng bộ


chính xác tự động theo giá trị định mức: -5% ÷ +5%

1.15- Làm mát cho các bộ biến đổi thyristor của máy phát điện chính: Nước cất tuần hoàn.
1.16- Điện áp nguồn định mức mạch tự dùng của hệ thống kích thích


(xoay chiều, 3 pha) 380 V.
1.17- Điện áp nguồn định mức mạch tự dùng của hệ thống kích thích


(nguồn điện một chiều) 220 V.
1.18- Điện áp nguồn định mức cung cấp cho mạch đo lường điều chỉnh


kích thích (ba pha, điện áp dây, 50Hz) 100 V.
2- Các số liệu kỹ thuật chính của máy phát điện chính.

2.1- Kiểu: CB-1190/215-48TB4

2.2- Công suất biểu kiến định mức: 266.700 kVA.
2.3- Công suất hữu công định mức: 240.000 KW.
2.4- Điện áp dây định mức: 15750 V.
2.5- Giới hạn thay đổi mức đặt điện áp stato: (0,8 ¸11) Uđịnh mức
2.6- Dòng điện stator định mức: 9780 A.
2

QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
2.7- Hệ số công suất định mức(Cosj):


0,9

2.8- Tần số định mức:

50 Hz.
2.9- Tốc độ quay định mức:

125 Vòng/phút.
2.10- Tốc độ quay lồng tốc:

240 Vòng/phút.
2.11- Dòng điện rôto định mức:

1710 A.
2.12- Điện trở 1 chiều của cuộn dây kích từ ở 15˚C:

0,1713 W.
3- Các số liệu kỹ thuật chính của máy phát điện phụ.

3.1- Kiểu: CB-690/26-48TB4

3.2- Công suất biểu kiến định mức:

3130 kVA.
10/01/2014 QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
share.pdfonline.com/67018b8dad634c3a880ad20c46fadbf8/QTVH-Kichthich.htm 3/25
3.3- Điện áp dây định mức:


+ Của cả cuộn dây stator:


1295 V.

+ Của phần rẽ nhánh:

530 V.
3.4- Dòng điện stator định mức:


+ Phần cuộn dây điện áp thấp:

1680 A.

+ Phần cuộn dây điện áp cao:

1200 A.
3.5- Dòng điện rôto ở chế độ định mức:

260 A.
3.6- Dòng điện rôto khi máy phát điện chính làm việc với một bộ biến


đổi nhóm “Cường hành” ở P = 1 (đơn vị tương đối) và Cosj=1: 255 A.
3.7- Dòng điện rôto khi máy phát điện chính làm việc


ở chế độ cường hành:

355 A.
4- Các bộ biến đổi thyristor trong hệ thống kích thích máy phát điện chính.


4.1- Kiểu: TB8-2500/1650-H-2T4

4.2- Số lượng:

02 Bộ.
4.3- Sơ đồ đấu nối: Cầu 3 pha có điều khiển.

4.4- Số nhánh song song trong 1 vai cầu:

06 Nhánh.
4.5- Số thyristor nối tiếp trong 1 vai cầu:

02 Thyristor.
4.6- Điện áp 1 chiều định mức:

1650 V.
4.7- Dòng điện 1 chiều định mức:

2500 A.
4.8- Thời gian quá tải cho phép:

≤ 50 giây.
4.9- Điện áp dây xoay chiều cung cấp lâu dài đến bộ biến đổi: 1380 V.
4.10- Điện áp dây xoay chiều cung cấp tức thời cho bộ biến đổi


(đến 50 giây):

1680 V.

4.11- Hằng số thời gian của hệ thống điều khiển:

≤ 1,5 miligiây.
4.12- Dòng điện một chiều ở chế độ quá tải kéo dài không quá 50 giây


(tính từ khi tải ở định mức):

5000 A.
4.13- Kiểu thyristor: T3-320-T4; T143-400-T4

4.14- Thời gian đạt điện áp cường hành khi giảm điện áp thứ tự thuận


trên đầu vào của bộ điều chỉnh kích thích đến 7,5% so với điện áp đặt: 0,07 giây.
4.15- Làm mát các thyristor: Nước cất tuần hoàn.

4.16- Lưu lượng nước cất làm mát:

6 m³/giờ.
4.17- Nhiệt độ của nước cất vào hệ thống làm mát:

(+5 ¸+40) ºC
4.18- Điện trở suất của nước cất:

75 kWcm.
4.19- Áp lực nước cất lớn nhất cho phép ở đầu vào:

3 kG/cm².
5- Các bộ biến đổi thyristor trong hệ thống kích thích máy phát điện phụ.


5.1- Kiểu: TE8-320/460-H-1T4

5.2- Số lượng:

02 Bộ.
5.3- Sơ đồ làm việc:

cầu ba pha

5.4- Kiểu thyristor: TЛ4-250-10-T4

5.5- Số nhánh song song trong một vai cầu:

02 Nhánh.
5.6- Số thyristor nối tiếp trong một nhánh:

01 Thyristor.
5.7- Dòng điện một chiều định mức:

320 A.
5.8- Điện áp 1 chiều định mức:

460 V.
3

QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
5.9- Làm mát các thyristor: Không khí tự nhiên.

5.10- Điện áp dây xoay chiều cung cấp lâu dài đến bộ biến đổi:


420 V.
5.11- Điện áp dây xoay chiều cung cấp tức thời cho bộ biến đổi

(đến 50 giây)

420 V.
5.12- Dòng điện một chiều ở chế độ quá tải kéo dài không quá 50 giây

(tính từ khi tải ở định mức)

630 A.
Chú ý: Đối với tổ máy M4 và M5 (cầu kích thích phụ do ĐHBK chế tạo) chúng có các chức
năng tương tự như các bộ biến đổi của Nga trước đây và có các thông số kỹ thuật sau:
+ Số lượng :

02 Bộ.
+ Sơ đồ làm việc:

Cầu 3 pha.

+ Số nhánh song song trong một vai cầu:

01 Nhánh.
+ Số Thyristor nối tiếp trong một nhánh:

01 Thyristor.
+ Dòng điện một chiều định mức:

450 A.

+ Điện áp một chiều định mức:

500 V.
+ Điện áp nguồn cung cấp xoay chiều định mức:

380 V.
+ Điện áp nguồn cung cấp xoay chiều giới hạn cho phép:

600 V.
+ Điện áp nguồn cung cấp xoay chiều tức thời cho phép

(với thời gian đến 50 giây):

1500 V.
+ Dòng điện một chiều trong chế độ quá tải với thời gian ≤ 50 giây: 800 A.
+ Hằng số thời gian của hệ thống điều khiển :

1,2 ms.
+ Thyristor lực kiểu SKT600/14E do hãng SEMIKRON-Đức chế tạo có các thông số chính
10/01/2014 QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
share.pdfonline.com/67018b8dad634c3a880ad20c46fadbf8/QTVH-Kichthich.htm 4/25
sau:

- Dòng điện định mức:

600 A.
- Điện áp ngược cho phép lớn nhất:

1500 V.
- Nhiệt độ cho phép lớn nhất :


120 ºC.
+ Mạch R-C đấu song song với thyristor để bảo vệ tránh quá áp.
+ Cảm biến nhiệt MC-1000 để giám sát nhiệt độ thyristor,
báo tín hiệu khi nhiệt độ thyristor: ≥ 88 ºC.
+ Đèn tín hiệu đấu song song với thyristor để giám sát tình trạng làm việc của chúng.
+ Quạt làm mát 220/35 VA đặt trên nóc tủ bổ trợ cho làm mát tự nhiên.
+ Khối thiết bị đầu ra xung điều khiển thyristor БУВ để ghép nối tín hiệu điều khiển với phần
điều khiển.
+ Cầu chì lực :
- Kiểu PH-55.320A/100V có tiếp điểm gửi đi báo tín hiệu và ra lệnh chuyển cầu khi bị đứt.
- Cầu chì CC1 bảo vệ pha A chống ngắn mạch thyristor vai 1, vai 4.
- Cầu chì CC2 bảo vệ pha B chống ngắn mạch thyristor vai 3, vai 6.
- Cầu chì CC3 bảo vệ pha C chống ngắn mạch thyristor vai 2, vai 5.
+ Đồng hồ vôn mét 0 ÷ 500V đo điện áp ra một chiều của cầu.
+ Đồng hồ ampe mét 0 ÷ 300A đo dòng điện ra một chiều của cầu.
+ Phần điều khiển cầu chỉnh lưu: Đối với phần điều khiển của M5 được sử dụng kỹ thuật số, dùng
vi sử lý thực hiện được đầy đủ các chức năng: tạo đồng pha, so sánh, tạo các xung lệch nhau
60º, tạo ra xung điều khiển… đều thực hiện bằng phần mềm gồm các chức năng sau:
- Phát xung điều khiển thyristor.
- Hiển thị trạng thái của hệ thống.
- Giao tiếp với máy tính.
- Tạo luật điều khiển PID (luật điều khiển tỷ lệ, tích phân, vi phân).
Đối với phần điều khiển của M4 vẫn dùng như của Nga trước đây.

6- Máy biến áp chỉnh lưu trong hệ thống kích thích máy phát điện phụ (TE1).

6.1- Kiểu: TCЗΠ 160/0,7BT4

6.2- Công suất định mức: 112 kVA.

4

QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
6.3- Sơ đồ nối dây: Y/Y0
V.6-4 Điện áp dây sơ cấp định mức: 615
6.5- Điện áp dây thứ cấp định mức: 300 V.
6.6- Dòng điện sơ cấp định mức: 105 A.
6.7- Dòng điện thứ cấp định mức: 215 A.
6.8- Điện áp ngắn mạch: (6,77 ¸ 8) %
69 - Làm mát: Không khí tự nhiên.

7- Máy biến áp tự dùng của hệ thống kích thích TE2.

7.1- Kiểu: TCЗΠ 10/1B-04

7.2- Công suất định mức: 7,5 kVA.
7.3- Sơ đồ nối dây: Y/Y0
V.7.4- Điện áp dây sơ cấp định mức: 535 ± 5%
7.5- Điện áp dây thứ cấp định mức: 380 V.
7.6- Điện áp ngắn mạch: 5,3 %
7.7- Làm mát: Không khí tự nhiên.

8- Hệ thống điều khiển các bộ biến đổi thyristor.
8.1- Các bộ biến đổi thyristor TB8 của máy phát điện chính và TE8 của máy phát điện phụ
được trang bị các hệ thống điều khiển (CYT) có cấu tạo hoàn toàn giống nhau.
8.2- Các thông số kỹ thuật cơ bản của hệ thống điều khiển:

+ Nguyên tắc điều khiển: Theo nguyên tắc thẳng đứng.

+ Điện áp cung cấp và đồng bộ:


~ 3*380 V.
+ Điện áp cung cấp dự phòng:

± 220 V.
+ Số kênh điều khiển:

6 Kênh.
+ Số thyristor trên một kênh điều khiển:

1 ÷ 18

+ Phạm vi thay đổi của góc điều khiển thyristor: 0 ÷ 175˚ điện.

+ Độ rộng của xung điều khiển:

120 ± 1˚ điện.

+ Hằng số thời gian của hệ thống điều khiển:

1,5 ms.
+ Góc dập từ của bộ biến đổi nhóm cường hành: 130º

+ Góc dập từ của bộ biến đổi nhóm làm việc:

140º

+ Góc dập từ của bộ biến đổi máy phát phụ:

140º


Chương 2: CẤU TẠO VÀ SỰ LÀM VIỆC CỦA CÁC PHẦN TỬ
10/01/2014 QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
share.pdfonline.com/67018b8dad634c3a880ad20c46fadbf8/QTVH-Kichthich.htm 5/25
TRONG HỆ THỐNG KÍCH THÍCH
I- CẤU TẠO VÀ SỰ LÀM VIỆC CỦA CÁC PHẦN TỦ TRONG HỆ THỐNG KÍCH THÍCH
MÁY PHÁT ĐIỆN CHÍNH.
1- Các bộ biến đổi thyristor của máy phát điện chính (TB8).
Máy phát điện chính (G) của NMTĐ Hoà Bình được kích thích bằng hệ thống kích thích độc
lập kiểu thyristor, với việc cung cấp dòng điện một chiều cho cuộn rôto của máy phát điện chính
từ các cuộn stato của máy phát điện phụ (GE) qua các bộ biến đổi thyristor UG1 và UG2 được
đấu song song ở phía dòng một chiều.
UG1 (PГ) là bộ biến đổi thyristor nhóm làm việc được cung cấp điện áp xoay chiều ba pha
530V từ đầu ra rẽ nhánh của cuộn dây stato máy phát điện phụ, ở chế độ làm việc bình thường nó
đảm bảo khoảng 80% dòng điện kích thích cho máy phát điện chính.
UG2 (FГ) là bộ biến đổi thyristor nhóm cường hành được cung cấp điện áp xoay chiều ba pha
1295V từ đầu ra với toàn bộ cuộn dây stato máy phát điện phụ, ở chế độ làm việc bình thường nó
đảm bảo khoảng 20% dòng điện kích thích cho máy phát điện chính.
Máy phát điện phụ có hệ thống tự động tự kích thích và được bố trí trên cùng trục với máy phát
điện chính, do đó điện áp cung cấp cho các bộ biến đổi thyristor nhóm làm việc và nhóm cường
hành của máy phát điện chính không phụ thuộc vào điện áp phía đầu ra cuộn stato của chúng, vì
vậy hệ thống kích thích của máy phát điện chính là hệ thống kích thích độc lập.
5
QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
Phần cuộn dây stato của máy phát điện phụ (từ mạch nhánh đến các đầu ra chính) đảm bảo
dòng điện kích thích cho máy phát điện chính ở chế độ làm việc với một bộ biến đổi nhóm
cường hành (UG2), với chế độ phụ tải có P=1 (đơn vị tương đối) và Cosj =1. Nói cách khác ở
chế độ này phần cuộn dây từ mạch nhánh đến các đầu ra chính của máy phát điện phụ đảm bảo
cho dòng kích từ của máy phát điện chính làm việc lâu dài với giá trị không vượt quá 1340 A, khi
bộ biến đổi nhóm làm việc (UG1) bị tách ra.

Trong quá trình điều chỉnh dòng điện kích thích của máy phát điện chính, điện áp stato ở đầu ra
của máy phát điện phụ là không thay đổi và điều này là yêu cầu đối với hệ thống điều chỉnh của
máy phát điện phụ.
Về cấu tạo các bộ biến đổi thyristor nhóm cường hành (UG2) và nhóm làm việc (UG1) là như
nhau, chúng đều làm việc với sơ đồ cầu ba pha, làm mát bằng nước cất, và được cấu thành từ
các thyristor kiểu TЗ-320-T4 và kiểu T143-400-T4.
Trong mỗi bộ biến đổi (UG1 hoặc UG2) gồm có 6 vai cầu; mỗi vai cầu gồm 6 nhánh đấu song
song và trong mỗi nhánh gồm 2 thyristor mắc nối tiếp.
Để bảo vệ các thyristor, tại mỗi nhánh thyristor được lắp một cầu chì kiểu ПП 57 có điện áp
2000V và dòng điện 400A.
Điều khiển các bộ biến đổi được thực hiện theo nguyên lý điều chỉnh pha.Việc thay đổi góc
điều chỉnh được xác định bằng giá trị và cực tính của tín hiệu đưa tới đầu vào các bộ điều khiển
từ bộ tự động điều chỉnh kích thích (APB).
Việc điều chỉnh tự động kích thích cho máy phát điện chính được thực hiện bằng bộ điều chỉnh
kích thích tác động mạnh theo các tham số:
+ Độ sai lệch của điện áp máy phát điện chính (ΔU).
+ Độ sai lệch của tần số máy phát điện chính (Δf).
+ Đạo hàm của điện áp máy phát điện chính (U’).
+ Đạo hàm của tần số máy phát điện chính (f’).
+ Đạo hàm của dòng điện rôto máy phát điện chính ( I’).
Bộ tự động điều chỉnh kích thích bảo đảm tất cả các chế độ làm việc lâu dài cho phép của hệ
thống kích thích.
Trong hệ thống kích thích của máy phát điện chính cho phép điều chỉnh dòng điện rôto máy
phát điện chính ở chế độ bằng tay khi bộ tự động điều chỉnh điện áp bị cắt ra. Tuy nhiên việc hệ
thống kích thích làm việc ở chế độ lâu dài không có bộ điều khiển tự động là bị nghiêm cấm vì
không đảm bảo điều kiện ổn định tĩnh của hệ thống.
Việc chuyển sang chế độ làm việc bằng tay được thực hiện bằng khoá SA4, lúc này việc điều
chỉnh dòng điện kích thích máy phát điện chính chỉ thông qua bộ biến đổi nhóm làm việc (UG1).
Việc điều chỉnh dòng điện kích thích bằng tay qua bộ biến đổi nhóm cường hành (UG2) chỉ
được thực hiện khi nhóm làm việc (UG1) được cắt ra.

Việc dập từ cho máy phát điện chính ở các chế độ: dừng bình thường; cắt sự cố và giảm tải
bằng rơ le; khi tăng cao điện áp, được thực hiện bằng việc chuyển các bộ biến đổi thyristor sang
chế độ đảo, khi đó các xung điều khiển được loại khỏi nhóm làm việc (UG1) và chế độ đảo chỉ
thực hiện thông qua bộ biến đổi thyristor nhóm cường hành (UG2). Trong trường hợp bộ biến đổi
nhóm cường hành có hư hỏng, việc dập từ cho máy phát điện chính vẫn được tiến hành bằng cách
chuyển bộ biến đổi nhóm làm việc sang chế độ đảo.
Cuộn dây kích thích của máy phát điện chính, các bộ biến đổi nhóm làm việc (UG1) và nhóm
10/01/2014 QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
share.pdfonline.com/67018b8dad634c3a880ad20c46fadbf8/QTVH-Kichthich.htm 6/25
cường hành (UG2) được bảo vệ tránh quá áp bằng bộ phóng điện (FV) có trị số tác động
3100V.
Khi bộ phóng điện tác động, cuộn dây rôto được đấu tắt qua điện trở tiêu tán (RG). Việc
giảm dòng bảo vệ cho bộ phóng điện cũng xảy ra tức thời bằng việc đấu tắt qua tiếp điểm của
công tắc tơ KMS1.
Sơ đồ tự động của hệ thống kích thích cho phép hoà đồng bộ chính xác tự động và hoà
đồng bộ chính xác bằng tay máy phát điện chính. Không cho phép hoà tự đồng bộ các tổ máy
phát điện chính.
6
QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
Làm mát cho các thyrstor của các bộ biến đổi được thực hiện bằng nước cất nhờ hệ thống làm
mát.
Cách điện của các bộ biến đổi với các bộ trao đổi nhiệt bằng các ống cách điện chuyên
dùng.
2- Hệ thống điều khiển các bộ biến đổi máy phát điện chính TB8.
Hệ thống điều khiển có 6 đầu ra theo số vai của sơ đồ cầu ba pha. Ở mỗi đầu ra điện áp có
dạng xung vuông và được truyền đến phần lực qua khối thiết bị đầu ra tương ứng với số vai của
sơ đồ cầu, chỉnh lưu các điện áp này thành các xung điều khiển thyrstor.
Việc điều khiển góc mở acủa các thyristor trong các bộ biến đổi UG1, UG2 được thực hiện
bằng hai hệ thống điều khiển tương ứng, làm việc theo nguyên tắc thẳng đứng, tạo ra góc α với
điện áp tựa hình sin. Góc α có thể điều chỉnh từ giá trị gần bằng 0 đến giá trị cực

đại (αmax); giá trị góc αmax xác định nhờ hệ thống điều chỉnh ban đầu và phụ thuộc vào chế độ
làm việc của hệ thống kích thích. αmax có thể thay đổi trong giới hạn từ 100 ÷ 170 độ điện.
2.1- Cấu tạo của hệ thống điều khiển bao gồm:
Về cấu tạo hai hệ thống điều khiển cho hai bộ biến đổi UG1 và UG2 là giống nhau, nhưng được
hiệu chỉnh các thông số khác nhau tương ứng với chế độ làm việc của hai bộ biến đổi UG1 và
UG2; chúng đều có các khối cơ bản sau:
+ БФ Khối lọc. Chức năng của nó là loại trừ các sóng hài tần số bậc cao xuất hiện trong

điện áp đồng bộ được đưa đến từ các đầu ra chính của máy phát phụ qua biến áp đo

lường (Uv = 380V; Ur = 120V).
+ БП Khối nguồn cung cấp chính. Nó là nguồn cung cấp điện áp +60 V và + 30V cho hệ

thống điều khiển.
+ БПИ Khối nguồn đảo chiều dự phòng. Chức năng của nó là nguồn cung cấp dự phòng,

khi khối БП bị giảm điện áp hoặc mất điện.
+ БПЧ Khối tần số. Nó tạo ra các xung điện áp có tần số 7,5 KHz đến 10 KHz cung cấp

cho khối điều khiển.
+ БY Khối điều khiển. Chức năng của nó là xác định mối quan hệ giữa các tín hiệu, điều

khiển góc tạo xung ở đầu ra của hệ thống điều khiển.
+ БC Khối tín hiệu. Báo tín hiệu tương ứng với sự làm việc của hệ thống điều khiển.
2.2 - Hệ thống điều khiển thực hiện các chức năng khi nhận các lệnh:
Tên gọi của lệnh Ý nghĩa của lệnh


Bộ biến đổi chuyển sang chế độ đảo chiều bằng cách thay đổi góc điều


“Dập từ” khiển đến giá trị αmax, không phụ thuộc vào tác động của tín hiệu từ

APB.
“Giảm kích thích” Cũng như lệnh dập từ.

“Giải trừ xung” Ngừng tạo xung ở tất cả các thyristor của bộ biến đổi.

“Cấm bám” Cắt chế độ bám tự động và chuyển sang chế độ điều khiển bằng tay.

“Chuyển mạch” Đưa vào hoặc cắt ra thiết bị điều khiển từ xa (ПДУ).

“Tăng mức đặt”
Thay đổi từ từ điện áp ra của thiết bị điều khiển từ xa về phía tăng dòng

rôto với tốc độ xác định trong thời gian có lệnh tăng.
“Giảm mức đặt”
Thay đổi từ từ điện áp ra của thiết bị điều khiển từ xa về phía giảm dòng

rôto với tốc độ xác định trong thời gian có lệnh giảm.

“Δα”

Thay đổi nhảy nấc điểm làm việc khi có tín hiệu điều khiển.

Với sự tác động của các tín hiệu tương tự và lô gíc góc α thay đổi, đảm bảo tốt các chế độ làm
việc của các bộ biến đổi và của hệ thống kích thích.
Nguồn cung cấp chính cho hệ thống điều khiển là nguồn điện áp xoay chiều 380V, tần số 50Hz.
Khi điện áp này giảm xuống còn 80% điện áp định mức và ở chế độ kích thích ban đầu cũng như
khi dập từ các máy phát điện thì hệ thống điều khiển được cung cấp từ nguồn điện áp dự phòng
một chiều 220V qua khối nguồn cung cấp đảo chiều (БПИ). Sau khi kết thúc quá trình dập từ,

tiến hành cắt nguồn đảo chiều bằng lệnh điều khiển “Dừng БПИ” với thời gian duy trì 7 giây.
7
10/01/2014 QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
share.pdfonline.com/67018b8dad634c3a880ad20c46fadbf8/QTVH-Kichthich.htm 7/25
QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
Hệ thống điều khiển có các mạch phát tín hiệu về chế độ sự cố của bộ biến đổi, về sự quá
nhiệt của hệ thống làm mát các thyristor. Các tín hiệu này được đưa đến từ phần lực nhờ tiếp
điểm của các cầu chì và các rơ le nhiệt.
3- Bộ tự động điều chỉnh kích thích (APB).
Trong hệ thống kích thích của máy phát điện chính có trang bị bộ tự động điều chỉnh kích thích
(APB). Bộ tự động điều chỉnh kích thích (APB) có nhiệm vụ đảm bảo chất lượng điều chỉnh dòng
điện kích thích máy phát điện chính trong mọi chế độ vận hành, đồng thời bảo vệ và hạn chế dòng
điện kích thích ở các giá trị tới hạn trong chế độ quá tải cũng như ở chế độ tiêu thụ công suất vô
công.
3.1- Các thông số kỹ thuật của bộ tự động điều chỉnh kích thích (APB):

+ Điện áp định mức của các mạch đo lường: 100 V.
+ Dòng điện định mức của các mạch đo lường thứ cấp 5 A.
+ Điện áp ra cực đại của bộ điều chỉnh: ± 20 V.
+ Điện trở phụ tải: 800 Ω.
+ Hệ số truyền cực đại của hệ thống điều chỉnh với độ chính xác ± 10% sẽ là:
- Theo kênh độ lệch điện áp (ΔU): 200 đơn vị tương đối của điện áp kích thích khi điện áp stato
thay đổi một đơn vị tương đối, ngoài ra có khả năng đặt các hệ số theo các mức đặt sẵn 15;
25; 50; 100; 200.
- Theo kênh đạo hàm điện áp (U’): 7,5 đơn vị tương đối của điện áp kích thích khi điện áp stato
thay đổi một đơn vị tương đối trong thời gian một giây.
- Theo kênh độ lệch tần số máy phát điện (Δf): 15 đơn vị tương đối của điện áp kích thích khi
thay đổi tần số của điện áp stato ở một Hz.
- Theo kênh đạo hàm tần số máy phát điện (f’): 5 đơn vị tương đối của điện áp kích thích khi
tần số của điện áp stato thay đổi một Hz./giây.

- Theo kênh đạo hàm dòng điện rôto (I’): 2,7 đơn vị tương đối của điện áp kích thích khi
dòng điện rô to thay đổi một đơn vị tương đối trong một giây.
Đơn vị tương đối của điện áp kích thích, điện áp stato và dòng kích từ được lấy ở các
giá trị định mức của chúng.

+ Nguồn cung cấp chính:

~3*380 V.
+ Nguồn cung cấp dự phòng:

± 220 V.
+ Giải điều chỉnh so với giá trị đặt:

0,8 ÷ 1,1

+ Độ chính xác của việc duy trì điện áp:

1 %
+ Độ tĩnh của điện áp trên thanh cái của NM khi L/việc ở chế độ bù: (2 ÷ 5) %
+ Độ tĩnh điện áp đầu ra MFĐ ở chế độ ổn dòng khi hoà các MFĐ: 10 %
+ Loại tín hiệu đi điều chỉnh: Tín hiệu tương tự.

3.2- Các chức năng của bộ tự động điều chỉnh kích thích (APB):

+ Chức năng hệ thống + chức năng công nghệ + Chức năng bảo vệ
3.2.1- Chức năng hệ thống.

Đây chính là việc bộ tự động điều chỉnh kích thích (APB) đảm bảo sự duy trì điện áp trên các
đầu ra máy phát điện chính hoặc trên thanh cái của NM với độ chính xác đã cho, đảm bảo tính ổn
định tĩnh và ổn định động cho các tổ máy phát điện ở mọi chế độ khi làm việc trong hệ thống

điện.
3.2.2 - Chức năng công nghệ.
Bộ tự động điều chỉnh kích thích đảm bảo tự động việc điều khiển dòng điện kích thích cho
các máy phát điện chính khi thực hiện việc chuyển đổi từ chế độ này sang chế độ khác theo
chương trình đã được thiết lập như:
+ Chế độ kích thích ban đầu khi khởi động tổ máy.
+ Hoà đồng bộ chính xác tự động.
+ Tự động giảm công suất vô công trước khi tách khỏi hệ thống điện trong quá trình dừng bình
thường.
+ Phân bổ phụ tải vô công giữa các tổ máy phát điện làm việc song song.
+ Hạn chế điện áp khi tần số giảm thấp.
8
QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
+ Theo dõi mức đặt của APB từ chế độ bằng tay (ПДУ) sang chế độ tự động.
+ Kiểm tra sự hoàn hảo của APB và chuyển sang bộ điều chỉnh dự phòng.
3.2.3 - Chức năng bảo vệ.
Bộ tự động điều chỉnh kích thích đảm bảo chức năng bảo vệ khi các tổ máy phát điện xuất hiện
các chế độ làm việc không bình thường trong hệ thống kích thích, cũng như trong hệ thống điện:
+ Các chế độ phát nhiệt của cuộn dây stato, rôto máy phát điện chính.
+ Quá tải các thyristor của các bộ biến đổi trong các chế độ làm việc.
+ Chế độ hạn chế dòng điện kích thích tối thiểu, theo điều kiện ổn định hoặc quá nhiệt vùng mỏm
cực từ của stator máy phát điện chính, ở chế độ tiêu thụ công suât vô công.
10/01/2014 QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
share.pdfonline.com/67018b8dad634c3a880ad20c46fadbf8/QTVH-Kichthich.htm 8/25
+ Chế độ quá tải dòng điện stato, rôto có tính đến trạng thái nhiệt của máy phát điện chính,
dòng điện kích thích cực đại có tính đến các chế độ hạn chế của hệ thống kích thích. 3.3-
Cấu trúc của bộ tự động điều chỉnh kích thích (APB).
Bộ điều chỉnh thực hiện chức năng tự động điều chỉnh kích thích cho máy phát điện theo các
tham số ΔU; Δf; U’; f’; I’.
Về cấu trúc bộ tự động điều chỉnh kích thích gồm 2 mô đun được chuẩn hoá gồm 16 khối có

chức năng và nhiệm vụ khác nhau, đặt tại tủ APB cao độ 9,8m. Mô đun phía trên thực hiện chức
năng điều chỉnh kích thích, mô đun phía dưới thực hiện chức năng ổn định các chế độ làm việc
của máy phát điện. Mỗi khối của bộ điều chỉnh gồm các tấm, ở phía trước có đặt các phần tử để
kiểm tra và hiệu chỉnh bộ APB (các khoá chuyển mạch, các cầu nối, các lỗ cắm kiểm tra, các
đồng hồ).
16 khối của bộ tự động điều chỉnh kích thích (APB) gồm:
+ БП (A1) Khối nguồn: Cung cấp nguồn cho các khối của bộ APB với U = ±12,6V; U
= ±6,5V.
+ БУН (A2) Khối mức đặt điện áp: Thay đổi giá trị chặn cho trước của điện áp máy phát.
+ БН (A3) Khối điện áp: Thay đổi điện áp điều chỉnh và nhận các tín hiệu: độ lệch của
điện áp máy phát so với mức đặt (ΔU) và đạo hàm điện áp (U’).
+ БPT1 (A4) Khối dòng điện phản kháng thứ nhất: Bù sự giảm điện áp trong máy biến áp lực.
+ БT (A5) Khối dòng điện: Đo dòng điện rôto và stato máy phát, nhận giá trị đạo hàm bậc nhất
của dòng điện rôto.
+ БИП (A6) Khối đo lường quá tải: Đo sự quá tải của rôto, stato, kiểm tra trạng thái nhiệt của
máy phát.
+ БОР (A7) Khối hạn chế dòng điện rôto: Hạn chế dòng rôto ở chế độ quá tải.
+ БY (A8) Khối khuyếch đại: Tổng hợp, khuyếch đại các tín hiệu điều chỉnh, đưa vào
hệ thống điều khiển thyristor.
+ ИПР (A11) Khối nguồn dự phòng: Cung cấp nguồn cho APB khi điện áp tự dùng của hệ thống
kích thích lấy từ khối cung cấp chính БП bị giảm thấp.
+ БФ (A12) Khối cường hành: Liên động điều chỉnh giảm dòng kích từ theo đạo hàm bậc nhất
của điện áp tại thời điểm cắt ngắn mạch.
+ OMB (A13) Khối hạn chế kích thích tối thiểu: Hạn chế sự tiêu thụ vô công của máy phát cho
hệ thống điện, tránh mất đồng bộ.
+ БЧЗ (A14) Khối tần số và bảo vệ: Nhận các tín hiệu và thực hiện chức năng bảo vệ khi tăng
cao tần số và điện áp.
+ БK (A15) Khối kiểm tra: Kiểm tra sự hoàn hảo của bộ điều chỉnh.
+ ПYН (A16) Khối chuẩn mức đặt: Tự động thay đổi mức đặt khi đồng bộ chính xác tự
động.

+ БPT2 (A17) Khối dòng điện phản kháng thứ 2: Phân bổ công suất vô công giữa các tổ máy
phát điện làm việc song song (khối này không sử dụng và được tách ra).
+ БПP (A18) Khối các rơ le trung gian.
3.4- Sự làm việc của APB và hệ thống
9
QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
Việc kích thích cho máy phát điện chính có thể thực hiện bằng tay nhờ khoá SA6, hoặc theo
sơ đồ tự động khi điện áp stato máy phát điện phụ (GE) đạt đến 0,7 giá trị định mức.
Việc dập từ cho máy phát điện chính được thực hiện bằng cách giải trừ xung điều khiển cho
bộ biến đổi nhóm làm việc (UG1), đồng thời chuyển bộ biến đổi nhóm cường hành (UG2) sang
chế độ nghịch lưu, khi cả hai bộ biến đổi UG1, UG2 cùng làm việc. Hoặc chuyển bộ biến đổi
đang làm việc sang chế độ nghịch lưu, khi chỉ có một bộ biến đổi UG1 hoặc UG2 làm việc, còn
bộ biến đổi kia được tách ra.
Việc thay đổi mức đặt bằng tay từ khoá SA5 hoặc từ bàn điều khiển trung tâm sẽ tác động đến
bộ phận thay đổi mức đặt của bộ tự động điều chỉnh kích thích APB (khối A2- БУН) và làm thay
đổi điện áp ra của APB đưa đến hệ thống điều khiển thyristor (CYT), làm thay đổi góc mở các
thyristor và do đó làm thay đổi dòng rôto, thay đổi điện áp stato của máy phát điện chính.
Khi hệ thống kích thích làm việc không có bộ tự động điều chỉnh kích thích APB (APB được cắt
ra), thì lệnh thay đổi mức đặt từ khoá SA5 hoặc từ bàn điều khiển trung tâm sẽ chỉ tác động đến
panen điều khiển từ xa ПДY (khối БУ-СУТ) của hệ thống điều khiển thyristor nhóm làm việc khi
cả hai bộ biến đổi UG1 và UG2 làm việc song song; và sẽ tác động đến khối ПДY của UG2 khi
hệ thống kích thích làm việc chỉ với một nhóm UG2.
Để đảm bảo sự ổn định trong quá trình chuyển từ APB sang ПДY và ngược lại. Trong bộ tự
động điều khiển kích thích APB và trong khối БУ của СУТ của bộ biến đổi nhóm làm việc
(UG1) và bộ biến đổi nhóm cường hành (UG2) có đặt các thiết bị theo dõi và đồng bộ mức đặt
giữa bộ tự động điều chỉnh kích thích APB và ПДY. Sự đồng bộ mức đặt giữa bộ tự động điều
chỉnh kích thích ABP và ПДY được báo bằng đèn tín hiệu “Kết thúc điều chỉnh mức APB”.
10/01/2014 QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
share.pdfonline.com/67018b8dad634c3a880ad20c46fadbf8/QTVH-Kichthich.htm 9/25
II- CẤU TẠO VÀ SỰ LÀM VIỆC CỦA CÁC PHẦN TỬ TRONG HỆ THỐNG KÍCH THÍCH

MÁY PHÁT ĐIỆN PHỤ.
1- Các bộ biến đổi thyristor TE8.
Việc cung cấp dòng điện kích thích cho máy phát điện phụ được thực hiện theo sơ đồ tự kích
thích, nhờ hai bộ biến đổi thyristo TE8 được cung cấp từ các mạch nhánh của stato máy phát điện
phụ qua máy biến áp chỉnh lưu TE1. Hai bộ biến đổi TE8 (UGE1 và UGE2) ở máy phát điện phụ
có cấu tạo hoàn toàn giống nhau, chúng đều đấu theo sơ đồ cầu ba pha, làm mát bằng không khí
tự nhiên và được cấu thành từ các thyristor kiểu TЛ4-250-10-T4, có dòng định mức 250A và
điện áp 1000V. Trong mỗi bộ biến đổi (UGE1 hoặc UGE2) gồm có 6 vai cầu; mỗi vai cầu gồm 2
thyristor đấu song song. Cả hai bộ biến đổi đều được nối song song cả phía một chiều và xoay
chiều, qua các cầu dao QS1; QS2 (phía một chiều) và QS3; QS4 (phía xoay chiều).
Ở mọi chế độ làm việc của máy phát điện chính thì chỉ có một bộ biến đổi TE8 của máy phát
điện phụ (GE) được đưa vào làm việc còn bộ biến đổi còn lại ở chế độ dự phòng tự động.
Bộ biến đổi thyristor dự phòng tự động có thể đưa vào làm việc bằng khoá SA1 tại bảng
GCE4 hay theo sơ đồ tự động khi các bảo vệ của máy phát điện phụ (GE) làm việc. Khi đó bộ
biến đổi thyristor đang làm việc được đưa ra dự phòng khi có sự chuyển đổi bằng khoá SA1 tại
tủ GCE4; hoặc bị loại ra khi bảo vệ của máy phát điện phụ (GE) tác động.
2- Hệ thống điều khiển các bộ biến đổi TE8.
Để điều khiển hai bộ biến đổi TE8 (UGE1, UGE2) trong hệ thống kích thích máy phát phụ có
trang bị hai hệ thống điều khiển thyristor. Các chế độ làm việc của hai hệ thống điều khiển này
giống như chế độ làm việc của hai bộ biến đổi TE8, nghĩa là bình thường cũng chỉ có một hệ thống
được đưa vào làm việc cùng với bộ biến đổi TE8 tương ứng, còn hệ thống điều khiển còn lại sẽ ở
vị trí dự phòng nóng.
Về cấu tạo hai hệ thống điều khiển thyristor của máy phát điện phụ giống như cấu tạo của hai hệ
thống điều khiển thyristor của máy phát điện chính. Tuy nhiên các thông số của chúng được hiệu
chỉnh phù hợp với các bộ biến đổi TE8 và các chế độ làm việc của máy phát điện phụ.
10
QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
Việc điều chỉnh tự động dòng điện kích thích nhờ các bảng điều khiển từ xa AUE1 và AUE2
có phản hồi theo điện áp stator máy phát điện phụ. Các bảng điều khiển từ xa AUE1 và AUE2
làm việc với mức đặt cho trước theo điện áp stato của máy phát điện phụ (hệ số khuyếch đại là

20 ÷ 25).
Để ổn định điện áp stato của máy phát điện phụ (GE), vòng phản hồi điện áp stato được đấu
cố định và tác động đến các hệ thống điều khiển của các bộ biến đổi thyristor TE8.
Việc kích thích cho máy phát điện phụ (GE), có thể thực hiện bằng tay qua nút ấn SBC2- bảng
GCE4 hoặc bằng khoá SA7- bảng GCC9A, hay theo sơ đồ tự động tổ máy thông qua lệnh từ
rơ le tốc độ khi tốc độ của rôto đạt đến 90% tốc độ định mức.
Khi có lệnh đi kích thích, rôto của máy phát điện phụ (GE) được mồi từ ban đầu bằng nguồn
điện một chiều của NM trong thời gian 02 giây, sau đó nguồn một chiều được tự động cắt ra (việc
đóng, cắt ra nhờ khởi động từ KM1); quá trình tiếp theo sẽ là quá trình tự kích thích của máy phát
điện phụ (GE). Việc đảm bảo cực tính cho việc mồi từ ban đầu nhờ các đi ốt đặt tại đầu vào từ
phía nguồn một chiều.
Máy phát điện phụ (GE) được dập từ ở chế độ bình thường bằng cách chuyển bộ biến đổi
thyristor đang làm việc (UGE1 hoặc UGE2) sang chế độ nghịch lưu. Trong các chế độ sự cố của
bản thân máy phát điện phụ, thì việc dập từ được thực hiện bằng cách cắt áp tô mát dập từ QE1;
đồng thời chuyển các bộ biến đổi của cả máy phát điện chính và máy phát điện phụ sang chế độ
nghịch lưu. Khi đó nguồn cung cấp cho các hệ thống điều khiển thyristor (CYT) được lấy từ
nguồn một chiều qua các khối nguồn dự phòng (БПИ). Các khối nguồn БПИ tự động ngừng hoạt
động sau 07 giây kể từ lúc các khối đó được khởi động.
Việc kích thích trở lại cho máy phát điện phụ (GE) chỉ có thể thực hiện được sau 40 giây, việc
duy trì thời gian này được đảm bảo theo sơ đồ điều khiển tự động tổ máy.
III- CÁC THIẾT BỊ KHÁC TRONG HỆ THỐNG KÍCH THÍCH.
1- Bộ phóng điện FV (PA21).
Để bảo vệ tránh quá điện áp cho cuộn dây rôto của máy phát điện chính và các bộ biến đổi
thyristor (UG1, UG2), trong hệ thống kích thích máy phát điện chính được lắp bộ phóng điện
PA21, có mức đặt tác động ở 3,1kV (giá trị biên độ). Khi bộ phóng điện tác động, rôto máy phát
điện chính sẽ được nối tắt bằng điện trở RG, có R = 2,64Ω, Iđm = 110A.
2- Các hợp bộ bảo vệ chống chạm đất K3P-1M.
Để bảo vệ tránh chạm đất mạch rôto máy phát điện chính và máy phát điện phụ, trong hệ thống
kích thích có đặt 02 bộ bảo vệ chạm đất K3P-1M (01 cho hệ thống kích thích máy phát điện
chính và 01 cho hệ thống kích thích máy phát điện phụ). Các bảo vệ này có mức

đặt tác động khi điện trở cách điện của rôto giảm đến 5kW. 3-
Hợp bộ bảo vệ quá tải rôto máy phát điện chính.
10/01/2014 QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
share.pdfonline.com/67018b8dad634c3a880ad20c46fadbf8/QTVH-Kichthich.htm 10/25
Để bảo vệ tránh quá tải cho rôto máy phát điện chính, trong hệ thống có lắp đặt bộ bảo vệ quá
tải P3P-1M. Đặc tuyến quá tải của P3P-1M được hiệu chỉnh theo khả năng quá tải của rôto máy
phát điện chính và phù hợp với đặc tuyến quá tải của khối đo lường quá tải БПИ trong bộ tự
động điều chỉnh điện áp (APB).
4- Máy biến áp chỉnh lưu TE1.
Máy biến áp chỉnh lưu TE1 là máy biến áp hạ áp cung cấp điện áp xoay chiều ba pha cho các
bộ biến đổi thyristor TE8 của máy phát điện phụ. Cuộn cao áp được đấu vào stato của máy phát
điện phụ, cuộn hạ áp đưa vào các bộ biến đổi để chỉnh lưu thành dòng kích thích cung cấp cho
cuộn rôto máy phát điện phụ.
5- Máy biến áp tự dùng của hệ thống kích thích TE2.
Máy biến áp TE2 được nối cuộn sơ cấp với stato máy phát điện phụ (GE) U=530V, để cung
cấp nguồn xoay chiều 3 pha 380V ở phía thứ cấp cho các hệ thống điều khiển thyristor (CYT), bộ
tự động điều chỉnh kích thích (APB) và các thiết bị đo lường khác trong hệ thống kích thích.
VI - HỆ THỐNG LÀM MÁT CÁC BỘ BIẾN ĐỔI THYRISTOR VÀ SƠ ĐỒ TỰ DÙNG CỦA
HỆ THỐNG KÍCH THÍCH.
1- Hệ thống làm mát các bộ biến đổi thyristor.
11
QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
Các bộ biến đổi thyristor TE8 của máy phát điện phụ được làm mát bằng sự đối lưu không khí
tự nhiên. Đối với các cầu của ĐHBK chế tạo được tăng cường bằng quạt gió.
Các bộ biến đổi thyristor TB8 của máy phát điện chính được làm mát bằng nước cất, tuần hoàn
theo chu trình kín bơm - bộ trao đổi nhiệt - bộ lọc - bộ biến đổi thyristor bơm.
1.1- Các thông số kỹ thuật của hệ thống làm mát nước cất.

+ Bơm nước cất:


- Số lượng:

02 Cái.
- Kiểu bơm: 65-40-200-K5-T2 và AXE65-40-200-K2ГT2.

Năng suất bơm (Q):

6 m³/h.
Cột áp của bơm (H):

30 m.
- Động cơ điện kiểu: 4AM-160S2-T2 và B160-S2-T2,5.

Công suất động cơ (P):

15 kW.
Tốc độ quay (n):

2910 Vòng/phút.
+ Bộ trao đổi nhiệt:

- Số lượng:

02 Bộ.
- Lưu lượng nước kỹ thuật vào làm mát (Q): 15 m³/h.
- Áp lực nước kỹ thuật vào làm mát (P): (0,2 ÷ 1,1) kG/cm².
- Nhiệt độ nước cất sau làm mát (t): (+5 ÷ +40) ºC.
+ 01 Bộ lọc Ion kiểu:

5 БC 433083-01.


+ 02 Bộ lọc cơ khí kiểu:

5 БC 433053-01.

+ Bể nước bổ xung có dung tích (V): 0,2 m³.
Trong hệ thống làm mát đặt các thiết bị kiểm tra tự động các thông số cơ bản sau:
+ Áp lực nước cất ở đầu ra của các bơm, nhờ các đồng hồ chỉ thị và tín hiệu WEBP1, (P ≥
1,2kG/cm²).
+ Điện trở suất của nước cất nhờ đồng hồ chỉ thị và tín hiệu WEBR, (R ≥ 75kΩcm).
+ Lưu lượng nước cất qua các bộ biến đổi thyristor nhờ các đồng hồ chỉ thị và tín hiệu WEBF1,
WEBF2 và WEBF3, (Q = 6,0m³/h, Q = 4,5m³/h, Q = 3,0m³/h tương ứng với Q = 100%, 75%
và 50%Qđm).
+ Nhiệt độ nước cất ở đầu vào các bộ biến đổi nhờ 3 đồng hồ WEBT:
- WEBT1 có mức đặt tác động đi báo tín hiệu ở 43ºC.
- WEBT2 và WEBT3 có mức đặt tác động đi cắt tổ máy ở 50ºC.
+ Mức nước cất trong các bể bổ sung nhờ bộ chỉ thị tín hiệu mực nước WEBL.
+ Áp lực nước kỹ thuật để làm mát nước cất nhờ đồng hồ chỉ thị và báo tín hiệu WEBP2, (P =
0,2kG/cm², P = 1,1kG/cm²).
Ngoài ra trên các bộ biến đổi thyristor còn lắp các rơ le nhiệt kiểu TK1-001 có mức tác
động ở 70ºC, các rơ le nhiệt này sẽ đưa tín hiệu về nhiệt độ cực đại cho phép của các thyristor
đến sơ đồ bảo vệ rơ le của hệ thống kích thích.
Nguồn nước cất để làm mát lấy từ hệ thống chưng cất và cung cấp nước chung theo sơ đồ
“Các bộ chưng cất nước - bể chứa 2m³- đường ống chung – các bể bổ xung 0,2m³- các bơm
đẩy”.
Nước cất được làm mát cho các bộ biến đổi thyristor phải có điện trở suất ≥ 100kΩcm sau khi
chưng cất và giới hạn 75kΩcm ÷ 200kΩcm.
Nước cất được làm mát bằng nước kỹ thuật của tổ máy qua các bộ trao đổi nhiệt. Áp lực
nước kỹ thuật vào làm mát phải lớn hơn 0,2kG/cm² và nhỏ hơn 1,1kG/cm².
1.2- Nguyên lý làm việc của hệ thống.

Nước cất sau khi làm mát các bộ biến đổi thyristor được dẫn vào đầu hút của các bơm qua van
N2-3A/B, để giám sát áp lực đầu hút các bơm tại đây có bố trí các áp kế. Bơm nâng áp lực nước
10/01/2014 QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
share.pdfonline.com/67018b8dad634c3a880ad20c46fadbf8/QTVH-Kichthich.htm 11/25
cất qua van một chiều, van đầu đẩy N2-4A/B, vào các bộ trao đổi nhiệt, tại đây nước cất được
làm mát bằng nước kỹ thuật.
Nước kỹ thuật được lấy từ hệ thống chung của tổ máy qua van tổng N1-24, các van đầu vào
của các bộ trao đổi nhiệt N1-30A/B, các van đầu ra N1-31A/B sau đó được xả vào bể thải
sau làm mát MBA lực qua van N1-32 hoặc xả ra hạ lưu qua van N1-25 (phương thức
12
QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
chính là xả vào bể thải sau làm mát MBA lực để tránh hiện tượng không đảm bảo áp lực, dao
động áp lực nước kỹ thuật trong các bộ trao đổi nhiệt khi mực nước ở hạ lưu dâng cao do xả
lũ).
Sau khi được làm mát, nước cất qua van N2-6A/B ra đường ống chung và vào các bộ lọc cơ
khí qua các van N2-7A/B, tại đây các tạp chất cơ khí trong nước cất được làm sạch, sau đó
nước cất được đưa vào làm mát các bộ biến đổi thyristor, quá trình làm mát tuần hoàn được
thiết lập.
Tại đầu ra các bộ trao đổi nhiệt ngoài 2 bộ lọc cơ khí còn có 1 bộ lọc Ion để nâng điện trở suất
của nước cất trong quá trình làm việc.
1.3- Chế độ làm việc của hệ thống làm mát.
Ở chế độ làm việc bình thường, chỉ có một bơm nước cất, một bộ trao đổi nhiệt, một bộ lọc cơ
khí làm việc, bộ lọc Ion ở dự phòng. Trong 2 bơm thì một đặt ở chế độ “Tự động”, một đặt ở chế
độ “Dự phòng”, việc lựa chọn này được thực hiện nhờ khoá điều khiển 1SAC và 2SAC bảng
GCE6.
Các khoá này có các vị trí “Tự động- Dự phòng- Thử- Cắt”. Ở chế độ làm việc bình
thường theo sơ đồ tự động thì một khoá đặt ở vị trí “Tự động”, còn khoá kia ở vị trí “Dự
phòng”.
Vì một lý do nào đó làm cho áp lực nước cất trong hệ thống làm mát giảm đến dưới
1,1kG/cm², hoặc lưu lượng nước cất bị giảm đến 75% lưu lượng định mức thì sau 9 giây bơm ở

chế độ “Dự phòng” sẽ tự động vào làm việc để duy trì áp lực và lưu lượng nước cất làm mát.
Bơm dự phòng sẽ tự động tách ra sau khi đã nâng được áp lực và lưu lượng nước làm mát lên
giá trị định mức.
Trong quá trình làm mát, điện trở suất của nước cất bị giảm thấp do bão hoà đến giá trị ≤
75kΩcm, thì phải tiến hành nâng điện trở suất nước cất lên bằng cách đưa bộ trao đổi Ion vào
làm việc.
- Trình tự thao tác đưa bộ trao đổi Ion vào làm việc:
+ Mở các van đầu vào: N2-11, N2-18, N2-19.
+ Mở van đầu ra: N2-17.
Cho nước cất qua công tơ đo lưu lượng vào bộ lọc Ion. Hoặc cho nước cất qua van tắt vào bộ
lọc Ion bằng cách:
+ Mở các van đầu vào: N2-11, N2-12.
+ Mở van đầu ra: N2-17.
Trong quá trình thao tác đưa bộ lọc Ion vào làm việc phải theo dõi, điều chỉnh độ mở của các
van sao cho lưu lượng vào làm mát các bộ biến đổi phải có Q > 4,5m³/h.
Khi điện trở suất của nước cất trong hệ thống làm mát được nâng lên đến 150 ÷ 200kΩcm, thì
tiến hành thao tác đưa bộ lọc Ion ra dự phòng.
- Trình tự thao tác đưa bộ trao đổi Ion ra dự phòng, trong trường hợp cho nước cất qua công tơ
để đo lưu lượng vào bộ lọc Ion phải:
+ Đóng van đầu ra: N2-17.
+ Đóng các van đầu vào: N2-11, N2-18, N2-19.
Hoặc trong trường hợp cho nước cất qua van tắt vào bộ lọc Ion phải:
+ Đóng van đầu ra: N2-17.
+ Đóng các van đầu vào: N2-12, N2-11.
Nếu các bơm, hệ thống nước kỹ thuật bình thường, các giá trị của các bộ biến đổi thyristor trong
giới hạn định mức mà nhiệt độ nước cất tăng đến giá trị phát tín hiệu (43ºC), phải kiểm tra bộ trao
đổi nhiệt đang làm việc, xem xét nguyên nhân dẫn đến tăng nhiệt độ nước cất và đưa bộ trao đổi
nhiệt dự phòng vào làm việc.
- Trình tự thao tác đưa bộ trao đổi nhiệt B (hoặc A) dự phòng vào làm việc:
+ Mở các van nước cất: N2-5B, N2-6B (hoặc N2-5A, N2-6A).

+ Mở các van nước kỹ thuật: N1-30B, N1-31B (hoặc N1-30A, N1-31A).
13
QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
10/01/2014 QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
share.pdfonline.com/67018b8dad634c3a880ad20c46fadbf8/QTVH-Kichthich.htm 12/25
Tuỳ theo bộ trao đổi A (hay B) ở làm việc hay dự phòng. Theo dõi nhiệt độ nước cất nếu thấy
giảm, chứng tỏ bộ trao đổi nhiệt đang làm việc bị hư hỏng, lúc này cần phải thao tác tách bộ hư
hỏng ra sửa chữa.
- Trình tự thao tác đưa bộ trao đổi nhiệt A (hoặc B) ra sửa chữa:
+ Đóng các van nước kỹ thuật: N1-30A, N1-31A (hoặc N1-30B, N1-31B).
+ Đóng các van nước cất: N2-5A, N2-6A (hoặc N2-5B, N2-6B).
2- Sơ đồ tự dùng của hệ thống kích thích.
Để đảm bảo sự ổn định trong quá trình làm việc, việc cung cấp nguồn cho các thiết bị điều khiển,
điều chỉnh trong hệ thống kích thích được cung cấp từ nguồn tự dùng riêng của hệ thống kích thích
lấy từ stato máy phát điện phụ GE qua máy biến áp TE2.
Riêng các đồng hồ đo lưu lượng, điện trở suất nước cất, các bộ biến đổi đo lường dòng điện
rôto và các bảo vệ chạm đất 1 điểm rôto máy phát điện chính và máy phát điện phụ được
cung cấp từ nguồn tự dùng của nhà máy.
Trong sơ đồ tự dùng của hệ thống kích thích có đặt khoá chuyển mạch SAH1. Khi các máy
phát điện ở chế độ làm việc hoặc dự phòng, nghiêm cấm việc chuyển khoá SAH1 sang vị trí "Thí
nghiệm".
Trong sơ đồ tự dùng của hệ thống kích thích có đặt các áp tô mát, cầu dao cung cấp nguồn
xoay chiều và một chiều cho các mạch.
2.1- Nguồn xoay chiều:
SF1 Cung cấp nguồn xoay chiều 3 pha 380V cho mạch đồng bộ của hệ thống điều

khiển bộ biến đổi máy phát điện phụ (AUE1).
SF2 Cung cấp nguồn xoay chiều 3 pha 380V cho khối cung cấp của hệ thống điều

khiển bộ biến đổi máy phát điện phụ (AUE1).

SF3 Cung cấp nguồn xoay chiều 3 pha 380V cho mạch đồng bộ của hệ thống điều

khiển bộ biến đổi máy phát điện phụ (AUE2).
SF4 Cung cấp nguồn xoay chiều chiều 3 pha 380V cho khối cung cấp của hệ thống

điều khiển bộ biến đổi máy phát điện phụ (AUE2).
SF5 Cung cấp nguồn xoay chiều 3 pha 380V cho mạch đồng bộ của hệ thống điều

khiển bộ biến đổi nhóm làm việc máy phát điện chính (AU1).
SF6 Cung cấp nguồn xoay chiều 3 pha 380V cho khối cung cấp của hệ thống điều

khiển bộ biến đổi nhóm làm việc máy phát điện chính (AU1).
SF7 Cung cấp nguồn xoay chiều 3 pha 380V cho mạch đồng bộ của hệ thống điều

khiển bộ biến đổi nhóm cường hành máy phát điện chính (AU2).
SF8 Cung cấp xoay chiều 3 pha 380V cho mạch cung cấp của hệ thống điều khiển

bộ biến đổi nhóm cường hành máy phát điện chính (AU2).
SF9 Cung cấp nguồn xoay chiều 3 pha 380V cho khối nguồn của bộ tự động điều

khiển kích thích APB.
SF13, SF14 Cung cấp mạch xoay chiều 220V cho các đồng hồ đo lưu lượng và điện trở

suất nước cất.
SF15 Cung cấp mạch xoay chiều 220V cho các bộ biến đổi đo lường dòng điện rôto

máy phát điện chính.
SF16 Cung cấp nguồn xoay chiều 220V cho các ổ cắm điện trong các tủ của hệ thống

kích thích.

SF17 Cung cấp nguồn xoay chiều cho bảo vệ chạm đất rôto máy phát điện chính.
SF18 Cung cấp nguồn xoay chiều cho bảo vệ chạm đất rôto máy phát phụ.
1SF, 2SF Cung cấp nguồn xoay chiều 220V cho mạch điều khiển 2 bơm tuần hoàn nước

cất.
2.2- Nguồn một chiều:
SF19 Cấp nguồn dự phòng -220V cho hệ thống điều khiển bộ biến đổi AUE1.
SF20 Cấp nguồn dự phòng - 220V cho hệ thống điều khiển bộ biến đổi AUE2.
SF21 Cấp nguồn dự phòng - 220V cho hệ thống điều khiển bộ biến đổi AU1.
SF22 Cấp nguồn dự phòng - 220V cho hệ thống điều khiển bộ biến đổi AU2.
14
QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
SF23 Cấp nguồn dự phòng -220V cho bộ tự động điều chỉnh kích thích APB. SF10,
SF12, SF24: Dự phòng.
2.3- Nguồn cung cấp cho mạch điều khiển, bảo vệ và tín hiệu của hệ thống kích thích:
SF3 Nguồn một chiều -220V cho bảo vệ máy phát điện chính.
SF4 Bảng 8B cung cấp nguồn thao tác -220V cho sơ đồ điều khiển và bảo vệ hệ

thống kích thích máy phát điện chính.
SF5 Cung cấp nguồn thao tác -220V cho sơ đồ điều khiển và bảo vệ hệ thống kích
thích máy phát điện phụ.
Các động cơ điện của bơm nước cất được lấy trực tiếp từ các thanh cái 0,4kV, qua các áp tô
mát kiểu A 3700.
2.4- Nguồn cung cấp cho các mạch khác:
SVE1 Cung cấp tín hiệu điện áp cho đo lường và bảo vệ máy phát điện phụ.
10/01/2014 QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
share.pdfonline.com/67018b8dad634c3a880ad20c46fadbf8/QTVH-Kichthich.htm 13/25
SV3 Cung cấp điện áp xoay chiều 3*100V cho bộ điều chỉnh kích thích APB.
SV4 Cung cấp điện áp xoay chiều 3*100V cho khối điều khiển bằng tay của bộ biến


đổi nhóm làm việc máy phát điện chính.
SV5 Cung cấp điện áp xoay chiều 3*100V cho khối điều khiển bằng tay của bộ biến

đổi nhóm cường hành máy phát điện chính.
3- Các khoá điều khiển, nút điều khiển và các cầu nối.
3.1- Các khoá điều khiển và các nút ấn.
Khoá SA5 Điều khiển mức đặt “Tăng”; “Giảm” của APB và ПДУ (bảng GCC-3A).
Khoá SA6 Điều khiển kích từ cho phát điện chính (bảng GCC-8A).
Khoá SA7 Điều khiển kích từ cho phát điện phụ (bảng GCC-9A).
Khoá SAC4 Chế độ điều chỉnh kích thích (bảng GCC-9A).
Khoá SAH1 Chọn nguồn cung cấp cho mạch tự dùng của hệ thống kích thích (bảng GCC-

9A).
Khoá SA1 Chọn cầu làmviệc cho máy phát điện phụ (bảng GCE-4).
Khoá 1SAC Điều khiển bơm nước cất số một (bảng GCE-6).
Khoá 2SAC Điều khiển bơm nước cất số hai (bảng GCE-6).
SBC1 Đóng áp tô mát dập từ cho máy phát điện phụ (bảng GCE-4).
SBС2 Đóng kích thích cho máy phát điện phụ (bảng GCE-4).
SBT1 Cắt áp tô mát dập từ cho máy phát điện phụ (bảng GCE-4).
SBT2 Giải trừ liên động của APB (chỉ dùng ở M3) (bảng GCE-4).
SBT3 Giải trừ liên động của bộ biến đổi nhóm làm việc UG1 (bảng GCC-8A).
SBT4 Giải trừ liên động của bộ biến đổi nhóm cường hành UG2 (ở GCC-8A).
3.2- Các cầu nối.

SX1 Bảo vệ tránh chạm đất một điểm rôto máy phát điện phụ (bảng GCC-9A).
SX2 Bảo vệ so lệch máy phát điện phụ (bảng GCC-9A).
SX3 Bảo vệ quá dòng cực đại máy phát điện phụ (bảng GCC-9A).
SX4 Bảo vệ quá dòng cực đại của máy biến áp TE1 (bảng GCC-9A).
SX5 Bảo vệ tránh mất kích thích cho máy phát điện chính (bảng GCC-8A).
SX6 Bảo vệ mất kích thích có chuyển sang phi đồng bộ máy phát điện chính (bảng


GCC-8A).
SX7 Quá tải rô to máy phát điện chính (bảng GCC-8A).
SX8 Cường hành kéo dài (bảng GCC-8A).
SX9 Cường hành cao hơn mức hạn chế (bảng GCC-8A).
SX10 Bảo vệ quá tải rô to khi cấm cường hành (bảng GCC-8A).
SX11 Hư hỏng các bộ biến đổi nhóm làm việc và cường hành (bảng GCC-8A).
SX12 Nhiệt độ nước cất tăng cao ≥ 50ºC (bảng GCC-8A).
SX13 Lưu lượng nước cất giảm đến 50% (bảng GCC-8A).
SX15 Bảo vệ chạm đất một điểm rôto máy phát điện chính (bảng GCC-8A).
SX14 Dự phòng.
15
QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
Chương III: SỰ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG KÍCH THÍCH TRONG CÁC CHẾ ĐỘ I-
CÁC CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG KÍCH THÍCH.
1- Các chế độ làm việc không hạn chế.
Các trạng thái làm việc với toàn bộ các thiết bị hay không toàn bộ các thiết bị sau đây được
coi là chế độ vận hành bình thường của hệ thống kích thích. Khi đó sẽ không có sự hạn chế
dòng điện kích thích trong hệ thống.
1.1- Khi hệ thống kích thích làm việc với cả hai bộ biến đổi nhóm làm việc và cường hành UG1, UG2
với toàn bộ các thyristor và hệ thống làm mát bình thường. Hệ thống kích thích của máy phát điện
phụ là hoàn hảo (một bộ biến đổi làm việc còn cầu kia ở dự phòng, xung điều khiển của nó được
tách ra). Bộ tự động điều chỉnh kích thích APB đóng vào làm việc.
1.2- Khi đứt một nhánh trong một vai cầu bất kỳ của hai bộ biến đổi UG1, UG2 hoặc đồng thời cả 2
bộ biến đổi bị đứt một nhánh trong vai bất kỳ; nếu hệ thống làm mát làm việc bình thường và hệ
thống kích thích của máy phát điện phụ là hoàn hảo thì sự làm việc của máy phát không bị hạn
chế.
1.3- Bình thường bộ biến đổi nhóm làm việc UG1 cung cấp khoảng 80% dòng điện rôto định mức,
còn bộ biến đổi nhóm cường hành UG2 sẽ cung cấp khoảng 20% còn lại của dòng điện rôto
máy phát điện chính.

2- Các chế độ làm việc có hạn chế dòng điện kích thích.
2.1- Khi hệ thống kích thích làm việc có bộ tự động điều chỉnh kích thích APB. Việc hạn chế dòng
kích thích ở mức 1,2*Iđm (2100A) sẽ được thực hiện trong các trường hợp sau:
+ Khi có hai nhánh song song trong cùng 1 vai cầu của bộ biến đổi nhóm làm việc UG1 hoặc
bộ biến đổi nhóm cường hành UG2 (hoặc cả hai) bị loại ra.
+ Khi hư hỏng bộ biến đổi nhóm làm việc UG1.
+ Khi nhiệt độ nước cất trong hệ thống làm mát tăng đến 43ºC.
10/01/2014 QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
share.pdfonline.com/67018b8dad634c3a880ad20c46fadbf8/QTVH-Kichthich.htm 14/25
+ Khi lưu lượng nước cất trong hệ thống làm mát giảm đến 75% lưu lượng định mức.
Trong cả 4 trường hợp trên, khi hệ thống kích thích làm việc không có bộ tự động điều chỉnh
kích thích APB thì máy phát điện chính sẽ được tách khỏi lưới và dập từ khi dòng
kích thích tăng đến 1,2*Irôto định mức (2100A).
2.2- Trường hợp hư hỏng bộ biến đổi UG1, ngoài các lệnh hạn chế cường hành, bộ tự động điều
chỉnh kích thích APB cần thực hiện tự động việc giảm tải cho máy phát điện chính theo công suất
vô công đến giá trị dòng điện kích thích I ≤ 1340A. Thực chất là để ngăn ngừa quá tải phần bị
cường hành của cuộn dây stator của máy phát điện phụ. Khi bộ tự động điều chỉnh kích thích
APB bị cắt ra thì việc giảm dòng điện rôto đến giá trị I ≤ 1340A phải được nhân viên vận hành
thực hiện bằng tay qua khoá SA5.
2.3- Trường hợp hư hỏng bộ biến đổi UG2, hệ thống làm mát là hoàn hảo, khi cắt một trong các
nhánh thuộc vai cầu của bộ biến đổi UG1 thì không hạn chế kích thích cho máy phát điện ở các
chế độ làm việc lâu dài. Dòng điện rôto có thể đạt tới 2700A, điều này tương ứng với việc mở
hoàn toàn các thyristor của nhóm làm việc UG1. Khi hệ thống làm mát xuất hiện hư hỏng thì việc
hạn chế mức cường hành bằng 1,2*Iđm (2100A) được đảm bảo bằng sơ đồ tự động.
2.4- Khi máy phát điện chính làm việc với cả hai bộ biến đổi nhóm làm việc UG1 và bộ biến đổi nhóm
cường hành UG2, có hai nhánh song song trong một vaì cầu bất kỳ bị loại ra, đồng thời xuất hiện
hư hỏng trong hệ thống làm mát thì việc giảm tải cho máy phát điện chính theo công suất vô công
sẽ được thực hiện tự động bởi bộ tự động điều chỉnh kích thích APB. Trong trường hợp bộ tự
động điều chỉnh kích thích APB bị cắt ra thì việc giảm tải này phải được nhân viên vận hành thực
hiện bằng tay qua khoá SA5.

Trước khi đưa lệnh đi dừng tổ máy, nếu bộ tự động điều chỉnh kích thích APB bị cắt ra thì việc
giảm công suất vô công đến Q = 0 MVAr cho máy phát điện chính phải được nhân viên vận hành
thực hiện bằng tay qua khoá SA5.
2.5- Khi máy phát điện làm việc với một bộ biến đổi (UG1 hoặc UG2), khi có 2 nhánh song song trong
một vai cầu bị cắt ra thì sẽ cắt tự động máy phát ra khỏi lưới có dập từ cho máy phát điện.
16
QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
2.6- Khi mất nguồn cấp cho hệ thống điều khiển thyristor từ nguồn xoay chiều 380V, thì việc cung cấp
sẽ được đảm bảo tự động từ nguồn một chiều 220V qua các khối БПИ. Nhưng việc cung cấp này
chỉ giới hạn tới 10 giờ, trong thời gian khôi phục lại sự cung cấp từ nguồn xoay chiều 380V qua
khối БП.
2.7- Để đảm bảo tính ổn định của hệ thống điện và các chế độ hạn chế dòng điện rôto tối thiểu,
nghiêm cấm việc vận hành lâu dài hệ thống kích thích mà không có bộ tự động điều chỉnh kích
thích APB.
Việc đóng bộ tự động điều chỉnh kích thích APB vào làm việc bằng khoá SAC4 chỉ được phép
khi đèn báo kết thúc điều chỉnh mức đặt bộ tự động điều chỉnh kích thích APB đã sáng, báo sự
đồng bộ mức đặt giữa APB và ПДУ.
2.8- Sự làm việc của hệ thống kích thích ở các chế độ hạn chế không được phép kéo dài mà chỉ
được phép làm việc trong một thời gian cần thiết. Sau đó phải tách tổ máy và khôi phục lại chế
độ làm việc bình thường cho hệ thống kích thích.
II- KÍCH THÍCH VÀ DẬP TỪ CHO TỔ MÁY THUỶ LỰC.
1- Các điều kiện để thực hiện kích thích ban đầu các máy phát điện.
Quá trình kích thích ban đầu chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây: 1.1-
Không có sự tác động của các bảo vệ khối Máy phát - Máy biến áp lực.
1.2- Tốc độ quay của tổ máy đạt 90% tốc độ định mức.
1.3- Máy cắt đầu cực của máy phát điện chính đã được cắt ra.
1.4- Các bộ biến đổi thyritstor nhóm làm việc UG1 và nhóm cường hành UG2 của máy phát điện chính
ở chế độ điều chỉnh (rơ le dập từ KL31 ở vị trí cắt).
1.5- Không có sự tác động từ các bảo vệ của hệ thống kích thích máy phát điện chính và máy phát
điện phụ (rơ le KB1).

2- Kích thích cho các máy phát điện.
Trong sơ đồ điều khiển tự động của tổ máy, việc hoà vào hệ thống điện được thực hiện theo
hai phương pháp:
+ Hoà đồng bộ chính xác tự động.
+ Hoà đồng bộ chính xác bằng tay.
2.1- Kích thích cho các máy phát điện khi hoà đồng bộ chính xác tự động.
Từ rơ le khởi động tổ máy KCG2 và KLR2, lệnh điều khiển điện được đưa tới rơ le khởi động
các mạch kích thích ban đầu cho máy phát điện phụ, các rơ le KL1, KL2 đi đóng rơ le dập từ
cho máy phát điện chính (rơ le KL31), và đi khởi động bơm tuần hoàn nước cất của hệ thống làm
mát các bộ biến đổi thyristor nhóm làm việc và nhóm cường hành của máy phát điện chính UG1,
UG2.
Các bộ biến đổi đo lường dòng điện rôto, lưu lượng, điện trở suất và mức nước cất được cấp
trước từ nguồn tự dùng của NM.
10/01/2014 QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
share.pdfonline.com/67018b8dad634c3a880ad20c46fadbf8/QTVH-Kichthich.htm 15/25
Các điều kiện của quá trình kích thích ban đầu được bảo đảm (5 điều kiện trên).
Các rơ le khởi động kích thích ban đầu KL1, KL2 tác động, đồng thời truyền các lệnh đi điều
khiển:
+ Tới mạch đóng áp tô mát dập từ cho máy phát điện phụ (lệnh điều khiển được thực hiện liên
động, bình thường thì QE1 được đóng).
+ Đi đóng rơ le dập từ cho máy phát điện phụ KL3.
+ Tới mạch kiểm tra kích thích ban đầu (các rơ le KT3, KL4- KL7 và công tắc tơ KM1). Lúc
này khối cung cấp đảo chiều (БПИ) được khởi động cấp nguồn cho các bộ biến dổi
thyristor của hệ thống kích thích máy phát điện phụ GE (rơ le KL5) và hệ thống điều khiển các bộ
biến đổi thyristor của hệ thống kích thích máy phát điện chính G (từ rơ le KL6). Đồng thời các
cuộn dây kích thích của máy phát điện phụ được mồi từ nguồn một chiều của NM qua công tắc tơ
KM1 và được duy trì qua rơ le thời gian KT3 (t = 0,2 giây). Khi đó tại đầu ra của cuộn dây stato
máy phát điện phụ GE có điện, qua máy biến áp TE1 đưa đến các bộ biến đổi UGE1 (UGE2),
dòng điện được chỉnh lưu và đưa vào cuộn rô to của máy phát điện phụ; cứ như vậy quá trình tự
kích của máy phát điện phụ GE được thiết lập.

17
QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
Khi dòng điện kích từ của máy phát điện phụ đạt 0,2 dòng định mức không tải, rơ le KL13 tác
động tách mạch kích thích ban đầu và điện áp trên stator máy phát điện phụ GE tăng dần đến điện
áp định mức trong quá trình tự kích.
Nếu vì một hư hỏng nào đó của các thiết bị, quá trình tự kích cho máy phát điện phụ GE không
thực hiện được (sau 4 giây mà dòng rôto không đạt giá trị 0,2 dòng không tải định mức); lúc này
mạch kích thích ban đầu được tự động cắt ra nhờ rơ le KL7, áp tô mát dập từ QE1 và rơ le
KL13 được chuyển sang vị trí cắt, các khối nguồn đảo chiều AU1, AU2, AUE1, AUE2 cũng
được cắt ra. Lệnh điều khiển lặp lại kích thích ban đầu được thực hiện sau 35 đến 40 giây nhờ rơ
le KLE1. Điều này để giúp cho khối cung cấp đảo chiều hoàn thành các quá trình, quá độ sau khi
bị cắt ra.
Nếu bình thường, khi điện áp trên các cuộn dây stato của máy phát điện phụ đạt 0,7 giá trị điện
áp định mức, rơ le dập từ cho các bộ biến đổi của máy phát điện chính KL31 được đóng vào, tự
động chuyển nguồn cung cấp từ khối đảo chiều (БПИ) sang khối nguồn cung cấp chính (БП); các
bộ biến đổi của máy phát điện chính nhóm làm việc UG1 và nhóm cường hành UG2 ở trạng thái
điều chỉnh, cuộn dây rô to máy phát điện chính nhận được dòng điện kích thích.
Khi rơ le KL31 được đóng vào thì nó cũng đưa bộ tự động điều chỉnh kích thích APB vào làm
việc, và bộ tự động điều chỉnh kích thích sẽ thực hiện điều chỉnh mức đặt điện áp cho máy phát
điện chính theo điện áp phía hệ thống điện.
Khi việc điều chỉnh được hoàn thành, rơ le KL26 đặt trong bộ tự động điều chỉnh đưa lệnh điều
khiển đóng bộ hoà đồng bộ chính xác vào làm việc và gửi xung lệnh đóng máy cắt đầu cực, hoà tổ
máy vào hệ thống điện.
2.2- Kích thích cho máy phát điện khi hoà đồng bộ chính xác bằng tay.
Khi hoà đồng bộ chính xác bằng tay cho tổ máy, lệnh điều khiển đi khởi động các mạch kích
thích ban đầu cho máy phát điện phụ (các rơ le KL1, KL2) được thực hiện bằng khoá SA7. Quá
trình kích thích diễn ra tương tự như khi hoà đồng bộ chính xác tự động, sau khi kích thích cho
máy phát điện phụ thì tiến hành kích thích cho máy phát điện chính bằng khoá SA6. Trong quá
trình kích thích: điện áp, dòng điện kích thích của các máy phát được kiểm tra nhờ các đồng hồ.
Để theo dõi điện áp và tần số của máy phát và hệ thống điện phải đóng cột hoà đồng bộ vào

làm việc. Việc điều chỉnh điện áp, tần số của tổ máy để hoà đồng bộ vào hệ thống điện được
thực hiện nhờ khoá điều khiển SA5 tại bảng điều khiển tổ máy hoặc từ trung tâm qua khoá SA,
và khoá điều chỉnh tốc độ SLC của bộ điều tốc.
Sau khi điều chỉnh sơ bộ, phải chuyển cột hoà đồng bộ sang vị trí "Tinh", theo dõi đồng hồ đồng
bộ kế thấy đủ điều kiện hoà giữa máy phát điện và hệ thống điện; đưa xung lệnh bằng tay tới khoá
điều khiển máy cắt đầu cực hoà tổ máy vào hệ thống điện. Sau khi hoà xong cần phải cắt điện cột
hoà đồng bộ.
3- Dập từ cho các máy phát điện.
Bình thường việc dập từ cho các máy phát điện sẽ được thực hiện tự động theo thứ tự, dập từ
cho máy phát điện chính, sau đó dập từ cho máy phát điện phụ.
Khi dừng tổ máy, rơ le dừng máy thực hiện việc giảm công suất vô công thông qua sự tác động
tới bộ điều chỉnh kích thích. Nếu bộ điều chỉnh kích thích bị tách ra thì việc giảm này do nhân viên
vận hành thực hiện bằng tay qua khoá SA5 hoặc SA tại bảng điều khiển tổ máy ở gian máy hoặc
phòng điều khiển trung tâm.
Sau khi giảm tải xong, tiến hành cắt máy cắt đầu cực tách tổ máy khỏi hệ thống điện, tiến hành
dập từ cho các máy phát điện.
Sau khi dập từ cho máy phát điện chính thì tiến hành dập từ cho cho máy phát điện phụ; sau 8
giây kể từ khi cắt máy cắt đầu cực, thời gian này đủ cho quá trình dập từ máy phát điện chính
10/01/2014 QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
share.pdfonline.com/67018b8dad634c3a880ad20c46fadbf8/QTVH-Kichthich.htm 16/25
kết thúc.
Các bơm tuần hoàn nước cất cũng sẽ có lệnh đi ngừng cùng với lệnh dập từ cho máy phát điện
phụ.
18
QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
Dập từ cho máy phát điện chính khi bằng cách chuyển bộ biến đổi thyristor sang chế độ nghịch
lưu ở nhóm cường hành UG2, còn xung điều khiển từ bộ biến đổi thyristor nhóm làm việc UG1
được tách ra. Nếu máy phát điện chính chỉ làm việc với một bộ biến đổi UG1 hoặc UG2 thì việc
dập từ được thực hiện bằng cách chuyển bộ biến đổi đó sang chế độ nghịch lưu.
Việc dập từ cho máy phát điện phụ cũng được thực hiện bằng cách chuyển bộ biến đổi thyristor

đang làm việc sang chế độ nghịch lưu ở chế độ dập từ bình thường; hoặc đồng thời chuyển bộ
biến đổi thyristor đang làm việc sang chế độ nghịch lưu và cắt áp tô mát dập từ QE1 ở chế độ sự
cố.
Khi điện áp stato máy phát điện phụ GE giảm đến 75% ¸80% điện áp định mức thì các khối
nguồn nghịch lưu БПИ sẽ tự động khởi động để cung cấp nguồn cho sự làm việc bình thường của
hệ thống điều khiển các bộ thyristor trong quá trình dập từ. Việc cung cấp này kéo dài 07 giây đủ
thời gian để quá trình dập từ kết thúc. Sau đó các khối nguồn này sẽ được ngừng theo sơ đồ điều
khiển tự động.
Ở chế độ dập từ bình thường nếu vì một lý do nào đó mà sau 03 giây dòng điện rôto của máy
phát điện phụ không giảm được đến 0,2 dòng điện rôto không tải thì áp tô mát dập từ QE1 sẽ
được cắt ra để kết thúc quá trình dập từ cho máy phát điện phụ GE.
Việc kích thích trở lại cho các máy phát điện, và đóng các khối cung cấp đảo chiều của hệ thống
điều khiển БПИ, sẽ chỉ thực hiện được sau khi kết thúc quá trình dập từ khoảng 40 giây và được
đảm bảo bằng sơ đồ tự động.
Ngoài ra sơ đồ còn đảm bảo việc dập từ bằng tay cho các máy phát điện qua các khoá SA6 đối
với máy phát điện chính, và SA7 đối với máy phát điện phụ; các quá trình cũng diễn ra tương tự
như trên.
Trong các trường hợp do các bảo vệ của máy phát điện chính, máy phát điện phụ, máy biến áp
lực, và các bảo vệ trong hệ thống kích thích của máy phát điện chính, máy phát điện phụ tác động;
thì việc dập từ cho máy phát điện chính, dập từ cho máy phát điện phụ bằng cách chuyển các bộ
biến đổi sang chế độ đảo và cắt áp tô mát dập từ QE1 được thực hiện đồng thời.
Chương IV: CÁC BẢO VỆ VÀ TÍN HIỆU CỦA HỆ THỐNG KÍCH THÍCH I
- CÁC BẢO VỆ CỦA HỆ THỐNG KÍCH THÍCH.
1- Các bảo vệ của hệ thống kích thích máy phát điện phụ.
Hệ thống kích thích của máy phát điện phụ được trang bị các bảo vệ sau:
1.1- Bảo vệ tránh mất kích thích.
1.2- Bảo vệ chống quá tải rôto I = 1,5*Iđm.
1.3- Bảo vệ tránh hư hỏng cả 2 cầu UN1 và UN2.
1.4- Bảo vệ quá dòng cực đại máy biến áp TE1.
1.5- Bảo vệ chống quá điện áp stator GE (gồm 2 cấp: C1 = 1,2*Uđm, C1 = 1,3*Uđm).

2- Các bảo vệ của máy phát điện phụ.
Máy phát điện phụ được trang bị các bảo vệ sau:
2.1- Bảo vệ so lệch dọc.
2.2- Bảo vệ quá dòng điện.
2.3- Bảo vệ tránh rôto chạm đất.
2.4- Bảo vệ tránh giảm thấp vòng quay (gồm 2 cấp: C1 = 85%nđm, C2 = 75%nđm). 3-
Các bảo vệ của hệ thống kích thích máy phát điện chính.
Hệ thống kích thích của máy phát điện chính được trang bị các bảo vệ sau: 3.1-
Bảo vệ tránh mất kích thích.
3.2- Bảo vệ tránh mất kích thích máy phát, chuyển sang phi đồng bộ.
3.3- Bảo vệ tránh rôto chạm đất.
3.4- Bảo vệ tránh quá tải rôto (gồm 2 cấp: C1 = 1,1*Iđm, C2 = 1,15*Iđm).
3.5- Bảo vệ tránh quá tải rôto khi bộ hạn chế tránh quá tải hỏng.
3.6- Bảo vệ tránh quá tải rôto khi có tín hiệu hạn chế cường hành.
19
QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
3.7- Kiểm tra thời gian cường hành kích thích.
10/01/2014 QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
share.pdfonline.com/67018b8dad634c3a880ad20c46fadbf8/QTVH-Kichthich.htm 17/25
3.8- Cường hành vượt quá 2,15*Iđm rôto.
3.9- Hư hỏng cả 2 bộ biến đổi nhóm làm việc UG1 và nhóm cường hành UG2.
3.10- Nhiệt độ nước cất vào làm mát các bộ biến đổi tăng cao (2 cấp: C1 ≥ 43ºC, C2 ≥ 50ºC). 3.11-
Lưu lượng nước cất vào làm mát các bộ biến đổi giảm thấp (gồm 2 cấp: C1 ≤ 75%Qđm, C2
≤ 50%Qđm).
3.12- Khởi động và dừng bơm nước cất dự phòng.
3.13- Áp lực nước kỹ thuật vào làm mát nước cất giảm thấp.
3.14- Kiểm tra điện trở suất nước cất.
3.15- Cắt mạch đo lường của bộ APB.
3.16- Mất nguồn một chiều và xoay chiều của bộ APB.
3.17- Hư hỏng bên trong bộ APB.

3.18- Bộ hạn chế quá tải của APB hư hỏng.
3.19- Kiểm tra thời gian cường hành. 3.20-
Quá tải rôto vượt quá 2,15*Iđm.
II- SỰ LÀM VIỆC CỦA CÁC BẢO VỆ TRONG CÁC CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH CỦA HỆ
THỐNG KÍCH THÍCH.
1- Các bảo vệ của hệ thống kích thích máy phát điện phụ.
Để ngăn ngừa những hư hỏng cho các thiết bị ở các chế độ sự cố. Trong sơ đồ điều khiển tự
động của máy phát điện phụ có đặt các trang bị bảo vệ bằng rơ le. Khi các bảo vệ làm việc tuỳ
theo tính chất, mức độ nguy hiểm sẽ tác động đến quá trình làm việc của hệ thống kích máy phát
điện phụ theo các mức:
+ Đi chuyển cầu cho các bộ biến đổi thyristor.
+ Cắt máy phát điện khỏi lưới, dập từ cho máy phát điện chính, sau đó dập từ cho máy phát điện
phụ.
+ Cắt máy phát điện khỏi lưới, dập từ đồng thời cho máy phát chính và máy phát phụ.
1.1- Các bảo vệ tác động đi chuyển cầu cho các bộ biến đổi gồm:
+ Cấp I của bảo vệ tránh tăng cao điện áp stator của máy phát điện phụ.
+ Hư hỏng bộ biến đổi do cháy cầu chì bảo vệ các thyristor hoặc nhảy một trong các áp tô mát
cấp nguồn đồng bộ hay nguồn nuôi cho hệ thống điều khiển thyristor của cầu đang làm việc.
+ Bảo vệ mất kích thích cho máy phát điện phụ tác động.
+ Quá tải roto máy phát điện phụ đến 1,5*Irôto định mức.
1.2- Các bảo vệ đi cắt máy phát điện khỏi lưới, dập từ cho máy phát chính sau đó dập từ cho máy
phát phụ:
+ Cấp II của bảo vệ tránh tăng cao điện áp Ustato máy phát điện phụ.
+ Quá tải I = 1,5*Irôto định mức và kéo dài đến 50 giây.
+ Dòng điện rôto và điện áp stato giảm thấp dưới giá trị cho phép sau 5 giây.
1.3- Các bảo vệ đi cắt máy phát điện khỏi lưới và dập từ đồng thời cho máy phát chính và máy phát
phụ:
+ Bảo vệ chạm đất một điểm rôto máy phát điện phụ.
+ Bảo vệ so lệch máy phát điện phụ.
+ Bảo vệ quá dòng cực đại cho máy biến áp chỉnh lưu TE1.

+ Hư hỏng cả hai hệ thống điều khiển thyristor của máy phát điện phụ.
+ Giảm vòng quay của máy phát đến 85%nđm (với t = 30") và đến 75%nđm (với t = 0").
+ Bảo vệ quá dòng cực đại của máy phát điện phụ.
2- Các bảo vệ của hệ thống kích thích máy phát điện chính:
2.1- Trong các chế độ làm việc hạn chế:
+ Hạn chế dòng điện rôto máy phát điện chính ở giá trị cực đại là 2*Iđịnh mức ở chế độ cường
hành kích thích.
+ Hạn chế giá trị tối thiểu của dòng điện kích thích theo đặc tuyến OMB cho trước khi máy phát
điện chính làm việc ở chế độ tiêu thụ vô công.
20
QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
+ Hạn chế quá tải rôto máy phát điện chính theo đặc tuyến thời gian phụ thuộc.
+ Hạn chế dòng kích thích cho máy phát điện chính tương ứng với chế độ P = 1 đơn vị
tương đối và Cosj= 1.
+ Hạn chế dòng kích thích cho máy phát điện chính đến giá trị định mức khi hư hỏng bộ biến đổi
UG1 hoặc đứt 2 nhánh trong một vai cầu bất kỳ hoặc hệ thống nước cất làm mát các bộ biến
đổi làm việc không bình thường.
2.2- Các bảo vệ đi cắt máy phát điện khỏi lưới, dập từ cho máy phát điện chính sau đó dập từ cho
máy phát điện phụ:
+ Cấp II của bảo vệ mất kích thích tác động (có duy trì thời gian đến 10 phút).
+ Mất kích thích có chuyển sang phi đồng bộ (không duy trì thời gian).
+ Cấp II của bảo vệ quá tải rôto máy phát điện chính (có duy trì thời gian đến 10 giây).
+ Cường hành kích thích kéo dài đến 50 giây ở mức 2*Irôto định mức.
+ Cường hành đến mức 2,15*Irôto định mức (có duy trì thời gian đến 5 giây).
10/01/2014 QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
share.pdfonline.com/67018b8dad634c3a880ad20c46fadbf8/QTVH-Kichthich.htm 18/25
+ Hư hỏng cả hai bộ biến đổi thyristor UG1 và UG2 (không duy trì thời gian).
+ Rơ le cấm cường hành tác động không thành công (có duy trì thời gian đến 5 giây).
+ Nhiệt độ nước cất làm mát cho các bộ biến đổi thyristor tăng cao đến 50˚C (với t =0").
+ Lưu lượng nước cất làm mát cho các bộ biến đổi thyristor giảm đến 50% lưu lượng định mức

(có duy trì thời đến 10 phút).
+ Lưu lượng nước cất làm mát cho các bộ biến đổi thyristor gảm đến 50% lưu lượng định mức,
đồng thời một trong hai cầu UG1 hoặc UG2 hư hỏng (có duy trì t = 5 phút).
+ Chạm đất một điểm rôto máy phát điện chính (có duy trì thời gian đến 20 giây).
2.3- Các bảo vệ đi cắt bộ tự động điều chỉnh kích thích APB:
+ Khi mất nguồn xoay chiều ba pha 100V phản hồi từ stato máy phát đến APB.
+ Khi mất cả nguồn chính và nguồn dự phòng cung cấp cho APB.
+ Khi có hư hỏng bên trong APB.
+ Khi khối hạn chế dòng điện roto БOP trong bộ APB tác động không thành công, dòng
điện rôto vẫn tăng lớn hơn 2*Irôto định mức (có duy trì thời gian sau 5 giây).
+ Khi cường hành kích thích ở mức 2*Irôto định mức và kéo dài đến 45 giây.
+ Khi quá tải rôto máy phát điện chính ở mức > 2,15*Irôto định mức (có duy trì t = 0,1 giây).
III- CÁC TÍN HIỆU CỦA HỆ THỐNG KÍCH THÍCH.
Để nhanh chóng nhận biết được tình trạng làm việc không bình thường của thiết bị cũng như các
dạng sự cố giúp cho việc phán đoán chính xác nguyên nhân gây hư hỏng, sự cố thiết bị; từ đó đề
ra các phương án sử lỹ thích hợp. Trong hệ thống kích thích có lắp đặt các
tín hiệu báo trước và các tín hiệu sự cố sau:

1- Các tín hiệu báo trước:

1.1- Hạn chế dòng rôto máy phát G bằng sự giảm tải từ K3P-1M: KH 115.
1.2- Tín hiệu quá nhiệt rôto máy phát từ APB: KH 116.
1.3- Tín hiệu quá tải rôto máy phát từ APB: KH 117.
1.4- Bộ hạn chế kích thích tối thiểu OMB làm việc: KH 118.
1.5- Bộ hạn chế dòng roto БОР làm việc: KH 119.
1.6- Cắt APB khi mất nguồn cung cấp cho mạch đo lường: KH 120.
1.7- Cắt APB khi mất nguồn cung cấp: KH 121.
1.8- Cắt APB khi có hư hỏng bên trong: KH 122.
1.9- Cắt APB khi БОР làm việc không thành công: KH 123.
1.10- Cắt APB khi cường hành kéo dài: KH 124.

1.11- Cắt APB khi cường hành lớn hơn 2*Irôto định mức: KH 125.
1.12- Giảm tải cho máy phát điện khi mất kích thích: KH 128.
1.13- Hạn chế cường hành đến 1,2*Irôto định mức: KH 129.
1.14- Giảm kích thích bằng rơ le: KH 130.
1.15- Bộ phóng điện làm việc: KH 131.
1.16- Đứt một nhánh trên một vai cầu UG1 hoặc UG2: KH 132.
1.17- Đứt hai nhánh trên một vai cầu của UG1 hoặc UG2: KH 134.
21

QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
1.18- Cắt bộ biến đổi UG1: KH 135.
1.19- Cắt bộ biến đổi UG2: KH 136.
1.20- Nhiệt độ của các thyristor của UG1 ³70ºC: KH 137.
1.21- Nhiệt độ của các thyristor của UG2 ³70ºC: KH 138.
1.22- Điện trở suất nước cất ≤ 75kWcm: KH 139.
1.23- Nhiệt độ nước cất làm mát ³ 43ºC: KH 142.
1.24- Nước cất trong bể bổ sung giảm thấp: KH 140.
1.25- Nước cất trong bể bổ sung tăng cao: KH 142.
1.26- Bơm nước cất dự phòng làm việc: KH 141.
1.27- Lưu lượng nước cất ≤ 75%: KH 143.
1.28- Áp lực nước kỹ thuật làm mát nước cất giảm thấp: KH 144.
1.29- Dòng điện rôto và điện áp stato GE giảm thấp: KH 147.
1.30- Quá tải rôto GE: KH 148.
1.31- Quá tải rôto G (stato GE) từ PЗP-1M: KH 149.
1.32- Hư hỏng mạch điều khiển QE1: KH 152.
1.33- Quá điện áp stato GE (cấp I ): KH 153.
1.34- Cắt UGE1 từ bảo vệ: KH 154.
1.35- Cắt UGE2 từ bảo vệ: KH 155.
1.36- Hư hỏng UGE1 hoặc UGE2: KH15.
1.37- Mất nguồn điều khiển các bơm nước cất: KH 157.

1.38- Khối БПИ của UG1 làm việc: KH 164.
1.39- Khối БПИ của UG2 làm việc: KH 165.
1.40- Khối БПИ của UGE1 và UGE2 làm việc: KH 166.
2- Các tín hiệu sự cố:

2.1- Mất kích thích của máy phát điện chính (cấp 2): KH 24.
10/01/2014 QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
share.pdfonline.com/67018b8dad634c3a880ad20c46fadbf8/QTVH-Kichthich.htm 19/25
2.2- Mất kích thích chuyển sang phi đồng bộ: KH 25.
2.3- Quá tải rôto máy phát điện chính: KH 26.
2.4- Cường hành kích thích kéo dài: KH 27.
2.5- Cường hành kích thích cao hơn mức hạn chế (≥ 2*Iđm): KH 28.
2.6- Rơ le cấm cường hành tác động không thành công: KH 29.
2.7- Hư hỏng UG1 và UG2: KH 30.
2.8- Nhiệt độ nước cất ³ 50ºC: KH 31.
2.9- Lưu lượng nước cất ≤ 50%: KH 32.
2.10- Chạm đất một điểm roto G: KH 34.
2.11- Mất kích thích của máy phát phụ: KH 38.
2.12- Quá tải rôto GE (I = 1,5*Iđm): KH 39.
2.13- Cả hai bộ biến đổi UGE1 và UGE2 không sẵn sàng: KH 40.
2.14- Quá điện áp stato GE: KH 41.
2.15- Chạm đất một điểm rôto GE: KH 42.
2.16- Bảo vệ so lệch GE tác động: KH 43.
2.17- Bảo vệ quá dòng cực đại của GE tác động: KH 44.
2.18- Bảo vệ quá dòng cực đại của TE1 tác động: KH 45.
2.19- Giảm vòng quay của rôto đến 85% nđịnh mức: KH 46.
2.20- Giảm vòng quay của rôto đến 75% nđịnh mức: KH 47.
2.21- Cắt AГП khi đảo mạch không thành công: KH151.
Chương V: VẬN HÀNH - XỬ LÝ CÁC HIỆN TƯỢNG KHÔNG BÌNH THƯỜNG
VÀ SỰ CỐ HỆ THỐNG KÍCH THÍCH

I- VẬN HÀNH HỆ THỐNG KÍCH THÍCH.
1- Chuẩn bị đưa hệ thống kích thích vào làm việc.
Phải kiểm tra và đảm bảo sự tuần hoàn của nước cất làm mát với các yêu cầu về nhiệt độ, áp
lực, lưu lượng và điện trở suất.
22
QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
Phải kiểm tra và đưa các thiết bị chuyển mạch sau vào vị trí "Làm việc".
+ Khoá SAC4 ở vị trí "Đóng", đèn đỏ báo APB đóng sáng, đèn xanh tắt.
+ Đóng aptomat dập từ QE1, đèn đỏ báo QE1 đóng sáng, đèn xanh tắt.
Toàn bộ các áp tô mát xoay chiều và một chiều trong hệ thống kích thích máy phát điện chính
và máy phát điện phụ đã được đóng.
Các áp tô mát cấp nguồn xoay chiều 100V cho APB và các hệ thống điều khiển thyristor
UG1, UG2, SV3, SV4, SV5 đã được đóng.
Khoá chọn cầu làm việc SA1 của máy phát điện phụ ở vị trí tương ứng với cầu đã chọn.
Aptomat SVE1 cung cấp cho mạch đo lường và bảo vệ stato máy phát phụ đã được đóng
vào.
Các aptomat cấp nguồn lực cho các bơm tuần hoàn nước cất và các aptomat cấp nguồn cho
sơ đồ điều khiển các bơm đã được đóng.
Các khoá đặt chế độ làm việc của các bơm nước cất 1SAC, 2SAC đã ở vị trí tương ứng với
chế độ làm việc của từng bơm.
Khoá SAH1 đặt ở vị trí "Làm việc " và đã tháo tay nắm của khoá ra.
Không có tín hiệu báo hư hỏng thiết bị của hệ thống kích thích, có áp lực trong hệ thống làm
mát, không có rò rỉ trong hệ thống làm mát, cũng như hệ thống làm mát của các bộ biến đổi UG1,
UG2.
Kiểm tra và khẳng định các con nối của các bảo vệ trong hệ thống kích thích đã được đưa
vào:

SX1 ÷ SX4- bảng GCC-9A. SX5- bảng GCC-8A.
SA9 ÷ SX13- bảng GCC-8A. SX15- bảng GCC-8A.
Sau khi đã thực hiện đầy đủ các điều kiện trên, cho phép kích thích cho các máy phát điện. Theo

lệnh khởi động hoà đồng bộ chính xác tự động, quá trình kích thích được thực hiện tự động đến
khi tổ máy được hoà đồng bộ vào hệ thống điện.
Khi khởi động tổ máy không có bộ tự động điều chỉnh kích thích hoặc trong quá trình vận hành
bộ tự động điều chỉnh phải cắt ra thì các áp tô mát cấp nguồn một chiều, xoay chiều tương ứng
cũng phải được cắt ra (SF9, SF23- bảng 9B, SV3 tủ GTV cao độ 9,8m). Khi đó khoá SAC4
bảng 8A đã phải ở vị trí "Cắt ". Lúc này để điều chỉnh điện áp của máy phát phải tác động bằng
tay tới khoá SA5.
Nếu vì một nguyên nhân nào đó, việc kích thích cho các máy phát điện không thành công theo
mạch tự động, thì việc kích thích phải thực hiện lặp lại bằng tay, để làm việc này cần phải:
1. Đưa ngay khoá SA7 về vị trí "Cắt", giải trừ cho sơ đồ kích thích ban đầu không thành
công.
2. Đưa ngay khoá SA6 về vị trí "Cắt", để cắt rơ le dập từ.
3. Bằng khoá SA7 đưa lệnh đi điều khiển kích thích cho máy phát điện phụ. Lúc này tốc độ của
tổ máy phải đạt 98% tốc độ định mức và không có tín hiệu bảo vệ.
10/01/2014 QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
share.pdfonline.com/67018b8dad634c3a880ad20c46fadbf8/QTVH-Kichthich.htm 20/25
Lệnh điều khiển lặp lại kích thích cho máy phát điện phụ chỉ được thực hiện sau 40 giây tính từ
khi cắt khoá SA7.
Sau khi kích thích thành công cho máy phát điện phụ (kiểm tra qua các đồng hồ), bằng khoá
SA6 đưa lệnh điều khiển kích thích cho máy phát điện chính. Việc điều chỉnh điện áp máy phát
để phục vụ hoà vào hệ thống thông qua khoá SA5.
Khi cần thiết hoà tổ máy phát điện vào hệ thống điện với một trong hai bộ biến đổi thyristor
nhóm làm việc UG1 hoặc bộ biến đổi thyristor nhóm cường hành UG2 của máy phát điện chính,
hoặc khi có hư hỏng một trong các bộ biến đổi thyristor của máy phát điện phụ thì các aptomat
tương ứng với các bộ biến đổi bị đưa ra cũng phải được cắt ra:
+ Đối với bộ biến đổi thyristor nhóm làm việc UG1 phải cắt: SV4, SF5, SF6, SF21.
+Đối với bộ b/đổi thyristor nhóm cường hành UG2 phải cắt: SV5, SF7, SF8, SF22.
+Đối với cầu Nº1 của bộ biến đổi thyristor máy phát điện phụ UGE1 phải cắt:
SF1, SF2, SF19 và các cầu dao QS1, QS3.
+Đối với cầu Nº2 của bộ biến đổi thyristor máy phát điện phụ UGE2 phải cắt:

23
QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
SF3, SF4, SF20 và các cầu dao QS2, QS4.
2- Kiểm tra, vận hành hệ thống kích thích trong các chế độ làm việc.
Nhân viên vận hành trong ca trực phải định kỳ tiến hành xem xét các thiết bị của hệ thống kích
thích theo đúng lịch vận hành, nội dung kiểm tra gồm:
2.1- Có xuất hiện mùi cách điện bị cháy hay không.
2.2- Sự rò rỉ của hệ thống làm mát, đặc biệt là tại các phần ghép nối, gioăng của đường ống nước
cất, các cánh tản nhiệt làm mát các thyristor.
2.3- Tiếng kêu khác thường và độ rung của các bơm nước cất.
2.4- Các thông số của hệ thống làm mát có đảm bảo trong các giá trị giới hạn cho phép không (áp
lực, lưu lượng, điện trở suất ).
2.5- Vị trí của các khoá điều khiển, các khoá chuyển mạch, các aptomat có đúng vị trí hay không;
kiểm tra tình trạng tiếp xúc, sự phát nhiệt của các mối nối, đặc biệt là các mối nối giữa cáp và
các cầu dao, các thanh dẫn dòng của phần mạch lực xoay chiều cũng như một chiều trong hệ
thống.
2.6- Sự phân bố dòng điện giữa các bộ biến đổi của nhóm làm việc và nhóm cường hành, thông qua
các đồng hồ tại bảng điều khiển kích thích máy phát điện chính.
2.7- Các đèn tín hiệu ở trên, trong các tủ, bảng phải tương ứng với các chế độ làm việc của nó. 2.8-
Giá trị áp lực chân không của bộ phóng điện FV.
2.9- Vị trí của các cầu nối bảo vệ, các đèn báo của các cầu chì bảo vệ cho các thyristor.
2.10- Kiểm tra sự phát nhiệt của máy biến áp chỉnh lưu TE1, nếu thấy nhiệt độ tăng không bình thường
phải xác định nguyên nhân; có thể do hiện tượng không cân bằng dòng điện các pha của bộ chỉnh
lưu, lúc này cần phải áp dụng các biện pháp để giảm tải theo công suất vô công cho tổ máy,
chuyển bộ biến đổi dự phòng vào làm việc, ghi sổ, báo PXTĐ vào sử lý.
2.11- Kiểm tra sự làm việc của các thiết bị theo đúng lịch vận hành và chuyển đổi đã được phó giám
đốc kỹ thuật NM phê duyệt.
Khi xuất hiện những tín hiệu báo trước cần phải áp dụng các biện pháp cần thiết để loại trừ
hư hỏng.
Đối với các hư hỏng, các hiện tượng không bình thường đều phải được ghi chép vào sổ nhật

ký vận hành và sổ ghi thiếu sót thiết bị và báo cho PXTĐ biết.
Nghiêm cấm vận hành lâu dài hệ thống kích thích khi có các rối loạn trong các phần tử của
nó hoặc không đầy đủ các thành phần. Không cho phép cắt bộ điều chỉnh APB trong thời gian
dài.
Nếu như bộ tự động điều chỉnh kích thích được cắt ra tự động bằng sự tác động của các bảo
vệ, để đóng trở lại cần phải giải trừ liên động cho rơ le KBS3 (bằng nút ấn SBT2 bảng 8A)
trong mạch rơ le đóng cho bộ tự động điều chỉnh kích thích.
Khi thấy điện trở suất của nước cất giảm thấp đến 75kΩcm, phải tiến hành đưa bộ trao đổi Ion
vào làm việc để nâng điện trở suất của nước cất lên 150kΩcm. Khi đưa bộ trao đổi Ion vào cần
kiểm tra áp lực trên bộ lọc, sự sụt giảm áp lực, lưu lượng của nước cất đưa vào làm mát các bộ
biến đổi.
Nghiêm cấm vận hành bộ điều chỉnh kích thích khi các khối hạn chế quá tải rôto và hạn chế
kích thích tối thiểu bị cắt ra.
Nghiêm cấm NVVH chuyển đổi các khoá chuyển mạch, cầu nối trong tủ của bộ tự động điều
chỉnh kích thích APB.
Khi loại bộ biến đổi thyristor nhóm làm việc, chỉ còn một bộ biến đổi thyristor nhóm cường
hành làm việc và bộ tự động điều chỉnh APB bị cắt ra, NVVH cần phải giảm tải cho máy phát
điện chính theo công suất vô công sao cho dòng điện rôto không được vượt quá 1340A, còn khi
làm việc có bộ tự động điều chỉnh APB thì sự giảm tải được thực hiện tự động.
Khi xuất hiện quá điện áp trên rôto, bộ phóng điện tác động thì NVVH cần phải áp dụng các
biện pháp để giảm tải cho máy phát điện chính theo công suất vô công cho đến khi bộ phóng
10/01/2014 QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
share.pdfonline.com/67018b8dad634c3a880ad20c46fadbf8/QTVH-Kichthich.htm 21/25
điện ngừng tác động.
24
QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
Khi xuất hiện quá tải stator của máy phát điện phụ, NVVH nhất thiết phải giảm dòng điện rôto
bằng sự tác động vào bộ APB. Nếu điều này không có hiệu lực phải tiến hành cắt bộ APB ra và
chuyển sang chế độ điều chỉnh bằng tay, hạn chế dòng rôto và kiểm tra xem xét toàn bộ hệ thống
kích thích và máy phát điện phụ.

Khi tổ máy làm việc trong chế độ tiêu thụ công suất vô công thì việc nhận công suất vô công
phải tuân theo đặc tuyến hạn chế dòng điện kích thích tối thiểu (OMB). Khi công suất vô công
nhận về tăng vượt quá giá trị cho phép thì NVVH phải tăng dòng điện rôto lên, nếu việc tăng
không có hiệu lực phải chuyển sang chế độ điều chỉnh bằng tay, ghi lại các giá trị vượt quá và
thông báo cho PXTĐ biết.
II- CÁC DẠNG HƯ HỎNG VÀ BIỆN PHÁP SỬ LÝ.
1- Những hư hỏng dẫn đến cắt máy phát điện khỏi lưới và dập từ cho máy phát: 1.1- Cắt
áp tô mát dập từ khi đảo mạch không thành công (con bài tín hiệu KH 151).
+ Nguyên nhân: Vi phạm chế độ nghịch lưu của bộ biến đổi máy phát điện phụ, hư

hỏng hệ thống kích thích của máy phát điện phụ.
+ Biện pháp khắc phục: Ghi lại các con bài khác có liên quan, tình trạng của thiết bị và báo

cho nhân viên thí nghiệm của Phân xưởng Tự động xử lý.
1.2- Bảo vệ cấp 2 theo điện áp của máy phát điện phụ tác động (tín hiệu con bài KH 41).
+ Nguyên nhân: Mạch chuyển cầu có hư hỏng, mức đặt của bảo vệ điện áp stato GE

bị sai lệch, hư hỏng hệ thống điều khiển các thyristor GE, phá vỡ

mức đặt tác động của các rơ le KV3, KV4, KT4.
+ Biện pháp khác phục: Ghi vào nhật ký vận hành, cắt các aptomat cấp nguồn đến cho các

bộ biến đổi của GE, cắt các cầu dao QS1, QS2, QS3, QS4. Thông

báo cho nhân viên thí nghiệm PXTĐ để xử lý hư hỏng.
1.3. Quá tải lâu dài rôto của máy phát điện phụ (con bài tín hiệu KH 39).
+ Nguyên nhân: Hư hỏng mạch chuyển cầu của máy phát điện phụ, mức đặt tác

động của các rơ le KA2, KA6, KT6 bị sai lệch.
+ Biện pháp khắc phục: Loại các bộ biến đổi thyristor ra khỏi vị trí làm việc, ghi vào sổ


nhật ký vận hành diễn biến hư hỏng và các con bài tín hiệu, thông

báo cho nhân viên thí nghiệm PX Tự động để sử lý hư hỏng.
1.4- Bảo vệ mất kích thích của GE tác động (con bài tín hiệu KH 38).
+ Nguyên nhân: Có hư hỏng trong các bộ biến đổi thyristor của GE và mạch chuyển

cầu, mức đặt của các rơ le KA1, KV5 bị sai lệch.
+ Biện pháp khắc phục: Loại bộ biến đổi ra, ghi vào sổ nhật ký vận hành diễn biến hư hỏng

và các con bài tín hiệu, thông báo cho nhân viên thí nghiệm của

Phân xưởng Tự động để loại trừ hư hỏng.
1.5- Hư hỏng cả hai cầu của máy phát điện phụ (con bài tín hiệu KH 40).
+ Nguyên nhân: Nhảy các áp tô mát cấp nguồn và cháy cầu chì ở cả hai cầu của

máy phát điện phụ.
+ Biện pháp khắc phục: Kiểm tra xác định sơ bộ nguyên nhân, tách các cầu ra khỏi vị trí

làm việc, ghi vào sổ nhật ký vận hành diễn biến hư hỏng và các con

bài tín hiệu, thông báo cho PXTĐ để loại trừ hư hỏng.
1.6- Bảo vệ chạm đất rôto GE tác động (con bài tín hiệu KH 42).
+ Nguyên nhân: Cách điện mạch rôto GE giảm thấp.
+ Biện pháp khắc phục: Tách các cầu ra khỏi vị trí làm việc, ghi vào sổ nhật ký vận hành

diễn biến hư hỏng và các con bài tín hiệu, thông báo cho PXTĐ và

PXĐ biết để xác định vị trí cách điện giảm.
1.7- Bảo vệ so lệch của GE tác động (con bài tín hiệu KH 43).

+ Nguyên nhân: Có ngắn mạch trong mạch stato GE.
+ Biện pháp xử lý: Ngừng máy, đưa tổ máy về chế độ sửa chữa, ghi vào sổ nhật ký vận

hành diễn biến hư hỏng và các con bài tín hiệu, thông báo cho PXĐ

và PXTĐ để loại trừ hư hỏng. Thông báo cho phó giám đốc kỹ

thuật NM biết tình hình của HTKT và của tổ máy.
25

QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
1.8- Bảo vệ quá dòng cực đại của GE tác động ( con bài tín hiệu KH 44).
+ Nguyên nhân: Cách điện mạch stato GE bị phá huỷ, có sự chạm chập bên ngoài.
+ Biện pháp khắc phục: Ngừng máy, đưa tổ máy về chế độ sửa chữa, ghi vào sổ nhật ký vận hành
10/01/2014 QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
share.pdfonline.com/67018b8dad634c3a880ad20c46fadbf8/QTVH-Kichthich.htm 22/25
diễn biến hư hỏng và các con bài tín hiệu, thông báo cho PXĐ và
PXTĐ để loại trừ hư hỏng.
1.9- Bảo vệ quá dòng cực đại của máy biến áp chỉnh lưu TE1 tác động (con bài tín hiệu KH45).
+ Nguyên nhân: Cách điện mạch thứ cấp của TE1 bị hư hỏng.
+ Biện pháp khắc phục: Đưa tổ máy về chế độ sửa chữa, ghi vào sổ nhật ký vận hành diễn

biến hư hỏng và các con bài tín hiệu, thông báo cho PXĐ và PXTĐ

để loại trừ hư hỏng.
1.10- Mất kích thích và có thể chuyển sang chế độ phi đồng bộ (con bài KH 24, KH 25).
+ Nguyên nhân: Có hư hỏng trong các bộ biến đổi thyristor và các hệ thống điều

khiển của các máy phát điện. Cắt aptomat dập từ của máy phát điện


phụ.
+ Biên pháp khắc phục: Đưa tổ máy sang chế độ sửa chữa, ghi vào sổ nhật ký vận hành

diễn biến hư hỏng và các con bài tín hiệu, thông báo cho PXTĐ để

loại trừ hư hỏng.
1.11- Quá tải rôto máy phát điện chính (con bài tín hiệu KH 26).
+ Nguyên nhân: Có hư hỏng trong APB hoặc trong hệ thống điều khiển thyristor.
+ Biện pháp khắc phục: Đưa tổ máy sang chế độ sửa chữa, ghi vào sổ nhật ký vận hành

diễn biến hư hỏng và các con bài tín hiệu, thông báo cho PXTĐ để

loại trừ hư hỏng.
1.12- Cường hành kích thích kéo dài (con bài tín hiệu KH 27).
+ Nguyên nhân: Có hư hỏng trong APB hoặc trong hệ thống điều khiển thyristor.
+ Biện pháp khắc phục: Đưa tổ máy sang chế độ sửa, ghi vào sổ nhật ký vận hành diễn biến

hư hỏng và các con bài tín hiệu, thông báo cho PXTĐ để loại trừ

hư hỏng.
1.13- Cường hành kích thích quá mức hạn chế (con bài tín hiệu KH 28).
+ Nguyên nhân: Có hư hỏng trong APB hoặc trong các hệ thống điều khiển

thyristor.
+ Biện pháp khắc phục: Đưa tổ máy sang chế độ sửa chữa, ghi vào sổ nhật ký vận hành

diễn biến hư hỏng và các con bài tín hiệu, thông báo cho PXTĐ để

loại trừ hư hỏng.
1.14. Mạch cấm cường hành kích thích tác động không thành công (rơle tín hiệu KH 29).

+ Nguyên nhân: Có hư hỏng trong APB hoặc trong các hệ thống điều khiển

thyristor.
+ Biên pháp khắc phục: Đưa tổ máy sang chế độ sửa chữa, ghi vào sổ nhật ký vận hành

diễn biến hư hỏng và các con bài tín hiệu, thông báo cho PXTĐ để

loại trừ hư hỏng.
1.15- Cả hai bộ biến đổi UG1 và UG2 bị loại ra (con bài tín hiệu KH 30).
+ Nguyên nhân: Có hư hỏng trong hệ thống điều khiển, mạch đồng bộ, mạch cung
cấp
+ Biện pháp khắc phục: Đưa tổ máy sang chế độ sửa chữa, ghi vào sổ nhật ký vận hành diễn
biến hư hỏng và các con bài tín hiệu, thông báo cho PXTĐ để loại trừ
hư hỏng.
1.16- Lưu lượng nước cất làm mát còn ≤ 50% lưu lượng định mức (con bài tín hiệu KH 32).
+ Nguyên nhân: Có hư hỏng trong hệ thống làm mát nước cất.
+ Biện pháp khắc phục: Kiểm tra các thông số làm mát, ghi vào sổ nhật ký vận hành diễn

biến hư hỏng và các con bài tín hiệu, khi cần có thể báo cho PXĐ,

PXM hoặc PXTĐ để loại trừ hư hỏng.
1.17- Nhiệt độ nước cất làm mát tăng cao đến 50ºC (rơ le tín hiệu KH 31).
+ Nguyên nhân: Như 1.16.
26
QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
+ Biện pháp khắc phục: Như mục 1.16.
1.18- Chạm đất rôto máy phát điện chính (con bài KH 34 ).
+ Nguyên nhân: Cách điện rôto máy phát điện chính G giảm thấp.
+ Biện pháp khắc phục: Đưa tổ máy sang chế độ sửa chữa, ghi vào sổ nhật ký vận hành


diễn biến hư hỏng và các con bài tín hiệu, thông báo cho PXĐ và

PXTĐ để loại trừ hư hỏng.
2- Các hư hỏng dẫn đến chế độ làm việc hạn chế và xuất hiện các tín hiệu báo trước:
2.1- Kích thích ban đầu không thành công (con bài tín hiệu KH 1-GCE4).
+ Nguyên nhân: Không có nguồn kích thích ban đầu từ hệ thống điện một chiều,

chưa đóng hết các cầu dao QS1¸QS4, hay có hư hỏng trong hệ

thống điều khiển các bộ biến đổi thyristor.
+ Biện pháp khắc phục: Kiểm tra các cầu dao QS1¸QS4, kiểm tra việc cấp nguồn mồi từ hệ

thống điện một chiều, ghi vào sổ nhật ký vận hành diễn biến hư

hỏng và các con bài tín hiệu, khi cần có thể thông báo cho PXTĐ

để loại trừ hư hỏng.
10/01/2014 QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
share.pdfonline.com/67018b8dad634c3a880ad20c46fadbf8/QTVH-Kichthich.htm 23/25
2.2- Có hư hỏng trong các cầu UGE1, hoặc UGE2 (con bài tín hiệu KH 154 hoặc KH 155).
+ Nguyên nhân: Có hư hỏng ở các cầu tương ứng với con bài tín hiệu.
+ Biện pháp khắc phục: Loại bộ biến đổi hư hỏng ra, ghi vào sổ nhật ký vận hành diễn biến hư
hỏng và các con bài tín hiệu, báo cho PXTĐ để loại trừ hư hỏng.
2.3. Dòng điện rôto và điện áp stato GE giảm (các con bài KH147 và KH 154 hoặc KH 155).
+ Nguyên nhân: Hư hỏng bộ biến đổi tương ứng với rơ le tín hiệu.
+ Biện pháp khắc phục: Tách cầu bị hư hỏng ra, ghi vào sổ nhật ký vận hành diễn biến hư

hỏng và các con bài tín hiệu, báo cho PXTĐ để loại trừ hư hỏng.
2.4- Quá tải rôto máy phát điện phụ (con bài KH148 và KH154 hoặc KH155).
+ Nguyên nhân: Có hư hỏng trong bộ biến đổi tương ứng với con bài tín hiệu.

+ Biện pháp khắc phục: Tách bộ biến đổi hư hỏng ra, ghi vào sổ nhật ký vận hành diễn biến

hư hỏng và các con bài tín hiệu, báo cho PXTĐ để loại trừ hư hỏng.
2.5- Cắt APB do mất nguồn 3*100V (con bài tín hiệu KH 120).
+ Nguyên nhân: Bị nhảy áp tô mát SV3, hoặc có chạm chập trong mạch điện áp

3*100V cấp cho bộ tự động điều chỉnh kích thích APB.
+ Biện pháp khắc phục: Kiểm tra mạch điện áp 3*100V đóng lại SV3, kiểm tra mạch điều

chỉnh mức đặt APB, nếu đèn báo kết thúc điều chỉnh mức đặt APB

sáng thì đóng lại APB vào làm việc bằng khoá SAC4, nếu không có

sự đồng bộ thì loại APB ra bằng khoá SAC4. Cắt aptomat SV3,

SF23 bảng 9B, ghi vào sổ nhật ký vận hành diễn biến hư hỏng và

các con bài tín hiệu, báo cho PXTĐ để loại trừ hư hỏng.
2.6- Cắt APB do mất nguồn cung cấp (con bài tín hiệu KH 121).
+ Nguyên nhân: Nhảy cả hai áp tô mát cấp nguồn SF9 hoặc SF23 bảng 9B.
+ Biện pháp khắc phục: Kiểm tra mạch cấp nguồn, đóng lại SF9, SF23 và thao tác đóng lại

APB. Ghi vào sổ nhật ký vận hành diễn biến hư hỏng và các con

bài tín hiệu.
2.7- Cắt APB khi có hư hỏng bên trong (con bài tín hiệu KH 122).
+ Nguyên nhân: Có hư hỏng bên trong của bộ APB.
+ Biện pháp khắc phục: Tách APB bằng việc chuyển khoá SAC4 sang vị trí "Cắt", cắt các

aptomat SV3, SF9, SF23 bảng 9B, ghi vào sổ nhật ký vận hành


diễn biến hư hỏng và các con bài tín hiệu và thông báo cho PXTĐ

để loại trừ hư hỏng.
2.8- Cắt APB khi khối БOP tác động không thành công (con bài tín hiệu KH 123).
+ Nguyên nhân: Có sự từ chối tác động đi giảm tải cấp 1, bộ hạn chế quá tải không

hoàn hảo.
+Biện pháp khắc phục: Như mục 2.7.
2.9- Cắt APB khi cường hành kéo dài (con bài tín hiệu KH 124).
27

QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
+ Nguyên nhân: Khối hạn chế dòng điện rôto БOP bị hư hỏng, có hư hỏng ở rơ le

thời gian KT14.
+ Biện pháp khăc phục: Như mục 2.7.
2.10. Cắt APB khi cường hành quá 2*Iroto định mức (con bài tín hiệu KH 125).
+ Nguyên nhân: Có hư hỏng ở rơ le KH15 và khối hạn chế dòng điện rôto БOP. + Biện pháp
khắc phục: Như mục 2.7.
2.11- Xuất hiện dao động tự động trong hệ thống kích thích:
+ Nguyên nhân: Có hư hỏng trong bộ tự động điều chỉnh APB.
+ Biện pháp khắc phục: Như mục 2.7.
2.12. Đứt một nhánh trong một vai cầu bất kỳ của UG1 hoặc UG2 hoặc cả UG1 và UG2.
+ Nguyên nhân: Đứt một nhánh trong vai cầu do cháy cầu chì bảo vệ các thyristor.
+ Biện pháp khắc phục: Xem xét, ghi sổ và báo Phân xưởng Tự động biết để có kế hoạch

sửa chữa khi có phương thức tách tổ máy ra.
2.13- Các thyristor của UG1 (UG2) bị quá nhiệt đến 70ºC (tín hiệu KH 137 hoặc KH 138).
+ Nguyên nhân: Có hư hỏng trong mạch lực của bộ biến đổi hoặc trong mạch điều


khiển tương ứng với rơ le tín hiệu.
+ Biện pháp khắc phục: Tác bộ biến đổi hư hỏng ra bằng cách cắt các aptomat tương ứng

với bộ biến đổi đó. Kiểm tra toàn bộ sự làm việc của hệ thống làm

mát nước cất.

Thực hiện các biện pháp để hạn chế dòng rôto tương ứng với

"Chế độ làm việc có hạn chế" ở phần 2, chương III của qui trình

này. Ghi sổ và báo PXTĐ.
2.14- Rơ le giảm kích thích tác động (con bài tín hiệu KH 130).
+ Nguyên nhân: Xảy ra hiện tượng tăng điện áp máy phát trong quá trình quá độ của

hệ thống năng lượng.
+ Biện pháp khắc phục: Giảm dòng rơ le bằng khoá SA5, nếu hiện tượng "Tăng điện áp"

kết thúc thì cho phép kéo dài thời gian vận hành ở mức có hạn chế
10/01/2014 QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
share.pdfonline.com/67018b8dad634c3a880ad20c46fadbf8/QTVH-Kichthich.htm 24/25

đó cho đến hết thời gian cao điểm của NM. Nếu hiện tượng "Tăng

điện áp " không chấm dứt thì tách tổ máy khỏi lưới và báo PXTĐ

để loại trừ hư hỏng. Ghi vào sổ nhật ký vận hành diễn biến hư hỏng

và các con bài tín hiệu.

2.15- Bộ phóng điện làm việc (con bài tín hiệu KH 131).
+ Nguyên nhân: Xuất hiện quá điện áp trên mạch rôto.
+ Biện pháp khắc phục: Giảm tải cho tổ máy theo công suất hữu công và vô công cho đến

khi bộ phóng điện ngừng tác động - thông báo cho PXTĐ và PXĐ

để có kế hoạch kiểm tra, loại trừ hư hỏng. Ghi vào sổ nhật ký vận

hành diễn biến hư hỏng và các con bài tín hiệu.
2.16- Điện trở suất nước cất giảm (con bài tín hiệu KH 139).
+ Nguyên nhân: Điện trở suất nước cất ≤ 75kWcm do có dò nước kỹ thuật vào nước

cất, hoặc nước cất bị bão hoà do không đưa bộ lọc Ion vào làm

việc.
+ Biện pháp khắc phục: Đưa bộ lọc Ion vào làm việc để nâng cao điện trở suất nước cất lên.

Đưa bộ trao đổi nhiệt dự phòng vào làm việc, loại bộ trao đổi nhiệt

đang làm việc ra, thông báo cho PXTĐ biết để có kế hoạch sửa

chữa.Ghi vào sổ nhật ký vận hành.
2.17- Mức nước ở bể bổ xung tăng cao (con bài tín hiệu KH 162).
+ Nguyên nhân: Dò nước ở hệ thống nước kỹ thuật sang hệ thống nước cất.
+ Biện pháp khắc phục: Như mục 2.16.
2.18- Mức nước ở bể bổ xung giảm thấp (con bài tín hiệu KH 140). +
Nguyên nhân: Có rò rỉ trong hệ thống làm mát.
+ Biện pháp khắc phục: Bổ sung thêm nước cất vào bể bổ xung, kiểm tra xác định chỗ rò rỉ. Ghi
vào sổ thiếu sót thiết bị, báo PXT Đ.
28

QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
- Hết -
10/01/2014 QTVH - Hệ thống kích thích máy phát điện
share.pdfonline.com/67018b8dad634c3a880ad20c46fadbf8/QTVH-Kichthich.htm 25/25
Convert PDF to HTML
29

×