Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

TIỂU LUẬN HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM, NỘI DUNG CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM. MỐI QUAN HỆ GIỮA GIẤY CHỨNG NHẬN BẢO HIỂM, ĐƠN BẢO HIỂM VÀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.65 KB, 32 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN
HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM, NỘI DUNG CÁC ĐIỀU KHOẢN
CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM. MỐI QUAN HỆ GIỮA GIẤY CHỨNG NHẬN
BẢO HIỂM, ĐƠN BẢO HIỂM VÀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Môn học: Pháp luật kinh doanh bảo hiểm
Giảng viên giảng dạy: ThS. Bạch Thị Nhã Nam
Nhóm thực hiện: Nhóm 8
Lớp:, thứ 3 ca 3

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2019


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU

1

BẢNG TỪ VIẾT TẮT

2

A - LÝ THUYẾT CHUNG

3

1. Các khái niệm chung.



3

2. Hình thức của HĐBH.

3

2.1. Cơ sở pháp lý.

3

2.2. Phân tích.

3

2.3. Điểm mới giữa quy định về hình thức của HĐBH trong BLDS 2005 và BLDS 2015.

5

3. Phân tích nội dung của các điều khoản.

5

3.1. Đối tượng bảo hiểm

5

3.2. Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản.

6


3.3. Phạm vi, điều khoản, thời hạn và điều kiện.

7

3.3.1. Cơ sở pháp lý.

7

3.3.2. Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm và điều khoản bảo hiểm:

8

3.3.3. Điều khoản về thời hạn, thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm:

8

3.4. Điều khoản loại trừ:

9

4. Mối quan hệ giữa Giấy chứng nhận bảo hiểm, Đơn bảo hiểm và HĐBH.

16

4.1. Các khái niệm.

16

4.1.1. Giấy chứng nhận bảo hiểm.


16

4.1.2. Đơn bảo hiểm.

17

4.2. So sánh Giấy chứng nhận bảo hiểm và Đơn bảo hiểm.

17

4.3. Mối quan hệ giữa đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm.

18

5. Mối quan hệ pháp lý giữa các chủ thể: bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ
hưởng.
19
5.1. Khái niệm.

19

5.2. Mối quan hệ pháp lý giữa các chủ thể.

20

B - BÀI TẬP TÌNH HUỐNG.

23


1. Tình huống 15.

23

2. Tình huống 20.

26

KẾT LUẬN

28

TÀI LIỆU THAM KHẢO

29


LỜI NĨI ĐẦU
Trong q trình nền kinh tế Việt Nam phát triển, bảo hiểm đã và đang chứng minh
được vai trị tích cực của mình đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh nói riêng
cũng như với cuộc sống nói chung. Ngành bảo hiểm nước ta bắt đầu phát triển khi
thể chế độc quyền kinh doanh bảo hiểm được xố bỏ theo Nghị định 100/NĐ-CP
được Chính phủ ban hành ngày 18/12/1993. Kể từ đó đến nay, ngành bảo hiểm đã
có những bước tiến đáng kể và nếu được phát triển đúng hướng, góp phần rất tích
cực vào cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Vì vậy, việc tìm hiểu,
phân tích những vấn đề xoay quanh hợp đồng bảo hiểm để có cái nhìn chính xác và
tồn diện là rất cần thiết.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng đó, nhóm 8 đã tìm hiểu và biên soạn bài tiểu
luận với chủ đề “Hình thức của hợp đồng bảo hiểm, nội dung các điều khoản của
hợp đồng bảo hiểm. Mối quan hệ giữa giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm và

hợp đồng bảo hiểm”.
Bài tiểu luận có bố cục cụ thể như sau:
A - LÝ THUYẾT CHUNG
1. Các khái niệm chung
2. Hình thức của hợp đồng bảo hiểm
3. Phân tích nội dung của các điều khoản
4. Mối quan hệ giữa Giấy chứng nhận bảo hiểm, Đơn bảo hiểm và Hợp đồng
bảo hiểm.
B - BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

3


BẢNG TỪ VIẾT TẮT
Luật Kinh doanh bảo hiểm

LKDBH

Hợp đồng bảo hiểm

HĐBH

Bộ luật Dân sự

BLDS

4


A - LÝ THUYẾT CHUNG

1. Các khái niệm chung.
- Hợp đồng bảo hiểm: là một loại hợp đồng dân sự. Vì vậy ngồi chịu sự điều
chỉnh của Luật kinh doanh bảo hiểm, HĐBH còn chịu sự điều chỉnh của Bộ luật
Dân sự. Do đó, khái niệm về HĐBH được nhìn nhận thông qua hai luật là Bộ luật
dân sự 2015 và Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010,
2019). Về hợp đồng nói chung, Điều 385 BLDS 2015 quy định như sau: “Hợp
đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập thay đổi hoặc chấm dứt quyền
nghĩa vụ dân sự”. Ở khoản 1 Điều 12 LKDBH hiện hành thì quy định: “Hợp đồng
bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo
đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền
bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy
ra sự kiện bảo hiểm.”
- Hình thức HĐBH: Theo quy định tại Điều 14 LKDBH hiện hành thì:
“Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản.
Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn
bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.”
2. Hình thức của HĐBH.
2.1. Cơ sở pháp lý.
Điều 14 LKDBH hiện hành.
2.2. Phân tích.
- Trong hợp đồng dân sự, ý chí của các bên thuộc phạm trù nội dung và phải được
thơng qua một hình thức nhất định. Do đó, khi xác lập một hợp đồng dân sự, các
chủ thể nhất thiết phải sử dụng các hình thức theo quy đinh pháp luật như bằng lời
nói, hành vi hoặc bằng văn bản 1. Hình thức của hợp đồng khơng chỉ ghi nhận ý chí
của các chủ thể mà cịn “Là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp
1

Khoản 1 Điều 401 BLDS 2015.
5



luật có quy định” 2, là bằng chứng thể hiện việc các chủ thể tham gia giao kết hơp
đồng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên khi có tranh chấp xảy ra.
Vì thế, các hợp đồng dân sự có thể được thiết lập bằng lời nói, hành vi hoặc
văn bản. Nếu pháp luật khơng có quy định thì các chủ thể có thể chọn một trong ba
hình thức để xác lập hợp đồng. Nhưng trong trường hợp pháp luật có quy định cụ
thể, ở đây là Điều 14 LKDBH hiện hành đã yêu cầu: “Hợp đồng bảo hiểm phải lập
thành văn bản.”
Vậy vì sao HĐBH phải lập thành văn văn bản?
- Có nhiều lí do khiến cho hình thức HĐBH bằng văn bản được đặt ra.
+ Thứ nhất, do yêu cầu an toàn trong kinh doanh bảo hiểm và tính phức tạp của
hoạt động bảo hiểm trong việc xác định rủi ro và định phí. Đảm bảo của người bảo
hiểm đối với người được bảo hiểm không đơn thuần như việc bán một món hàng
được thể hiện bằng hiện vật cụ thể mà ở đây chỉ là những cam kết.
+ Thứ hai, thời gian thực hiện hợp đồng kéo dài có khi nhiều năm, thậm chí trên
20 năm như trường hợp bảo hiểm nhân thọ.
+ Thứ ba, hợp đồng bảo hiểm có khả năng chuyển nhượng. Đây là một quy định
căn cứ vào thực tiễn, đặc biệt là trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. Nếu
khơng có quy định này, sẽ dẫn đến tình trạng hàng hóa khơng được bảo hiểm khi
người nhập hàng bán hàng cho người khác.
+ Thứ tư, hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng bồi thường. Sau khi tổn thất xảy ra, lợi
ích tài chính của người được bảo hiểm và cơng ty bảo hiểm sẽ khác về nội dung mà
họ đã thỏa thuận trước đó nếu các thỏa thuận đó khơng được ghi lại bằng văn bản.
Như vậy, pháp luật quy định hình thức của hợp đồng bảo hiểm là văn bản
nhằm nâng cao độ chính xác thực về những nội dung đã cam kết. Khi có tranh

2

Khoản 2 Điều 17 BLDS 2015.
6



chấp, hợp đồng được giao kết bằng hình thức văn bản tạo ra chứng cứ pháp lý chắc
chắn cho các bên dễ dàng thực hiện quyền của mình.
2.3. Điểm mới giữa quy định về hình thức của HĐBH trong BLDS 2005 và
BLDS 2015.
- Quy định về HĐBH đã được rút khỏi BLDS 2015 và được điều chỉnh bởi
LKDBH. Hơn nữa, về hình thức của HĐBH cũng khơng có nhiều sự khác nhau
giữa BLDS 2005 và LKDBH hiện hành.
- Việc rút quy định về HĐBH khỏi BLDS 2015 nhằm mục đích giảm sự phức tạp
khi phải dựa vào cả luật chuyên ngành và BLDS, nhất là trong điều kiện thực tế
pháp lý, thực tế hoạt động liên quan đến bảo hiểm mang tính chun ngành cao. Từ
đó, việc áp dụng luật sẽ ít bất cập hơn, khơng cịn sự chồng chéo về quy định. Tuy
nhiên, có những vấn đề mà trong LKDBH nếu khơng đề cập mà có tranh chấp xảy
ra, luật được áp dụng sẽ là BLDS 2015 hoặc những luật khác có liên quan.
3. Phân tích nội dung của các điều khoản.
3.1. Đối tƣợng bảo hiểm
Tùy vào từng loại HĐBH thì đối tượng bảo hiểm sẽ khác nhau.
- Bảo hiểm tài sản: Là loại bảo hiểm lấy tài sản (bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ
trị giá được bằng tiền và quyền tài sản) làm đối tượng bảo hiểm 3.
- Bảo hiểm con người: Đối tượng của các loại hình này, chính là tuổi thọ, tính
mạng, sức khỏe và tai nạn con người 4.
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự của
người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật 5.

3

Điều 40 LKDBH hiện hành.
Khoản 1 Điều 31 LKDBH hiện hành.
5

Điều 52 LKDBH hiện hành.
4

7


3.2. Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản đƣợc bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản.
- Giá trị tài sản đƣợc bảo hiểm: là giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm giao kết
HĐBH. Giá trị bảo hiểm được xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau.
+ Với tài sản mới, giá trị bảo hiểm khi mua bảo hiểm tài sản được xác định bằng
giá trị mua mới trên thị trường cộng với chi phí vận chuyển, lắp đặt hoặc chi phí
làm mới, xây dựng mới tài sản.
+ Với tài sản đã qua sử dụng, giá trị bảo hiểm của tài sản có thể xác định bằng giá
trị còn lại (nguyên giá tài sản trừ đi khấu hao), giá trị đánh giá lại (theo kết luận
của hội đồng thẩm định giá hoặc các chuyên gia giám định độc lập), hoặc theo
cách khác.
- Số tiền bảo hiểm: là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm và công
ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm cho tài sản. Căn cứ để thỏa thuận số tiền bảo hiểm
trong HĐBH tài sản là giá trị bảo hiểm. Người được bảo hiểm và công ty bảo hiểm
không được thỏa thuận để bảo hiểm cho tài sản với số tiền bảo hiểm cao hơn giá trị
bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm trong HĐBH tài sản là căn cứ để cơng ty bảo hiểm
định phí bảo hiểm và xác định trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tổn thất đối với
tài sản được bảo hiểm.
Tùy theo HĐBH có cách xác định số tiền bảo hiểm khác nhau:
+ Đối với bảo hiểm tài sản: là số tiền bên mua bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm dựa trên
cơ sở giá trị thực tế. Theo đó khoản 1 điều 42 LKDBH hiện hành có quy định như
sau: “Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm
cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.
Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không được giao kết hợp đồng bảo
hiểm tài sản trên giá trị”. Vậy nên, theo ý muốn của các bên thì số tiền bảo hiểm

chỉ có thể bằng hoặc thấp hơn giá trị thị trường của tài sản bảo hiểm chứ không
được vượt quá giá trị thị trường của tài sản lúc giao kết.

8


Việc “doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không được giao kết
hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị mà tài sản thực tế có” là một phương pháp
bảo vệ quyền lợi của bên mua bảo hiểm. Nếu một hợp đồng mà giá trị bảo hiểm
của tài sản lại cao hơn giá trị thị trường của tài sản lúc giao kết, thì trong trường
hợp sự kiện bảo hiểm xảy ra, có hai trường hợp có thể xảy ra: Một là công ty bảo
hiểm từ chối bảo hiểm khi thiệt hại là quá lớn vì lý do số tiền doanh nghiệp phải
bồi thường trên giá trị lúc ký kết là quá cao so giá trị của tài sản đã bị giảm ở tương
lai; hai là công ty bảo hiểm sẽ thu lợi trên khoản chênh lệch dư ra nếu tổn thất thực
tế có giá trị nhỏ hơn giá trị của tài sản thực tế đã tăng ở tương lai so với lúc ký kết
hợp đồng.
Tuy nhiên, luật cũng để lại một lối giải quyết trong trường hợp phát hiện hợp
đồng bảo hiểm giá trị tài sản bảo hiểm lớn hơn giá trị thực tế của tài sản được giao
kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn trả lại cho
bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt
quá giá trị thị trường của tài sản bảo hiểm, sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên
quan. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá trị thị trường của tài sản được
bảo hiểm, theo khoản 2 điều 42.
Do đó, nếu một phần của hợp đồng bảo hiểm xem như khơng có hiệu lực và
khơng được bồi thường, bên mua bảo hiểm cũng khơng được hồn trả phần phí bảo
hiểm đã có phần giá trị vượt q do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm.
+ Đối với bảo hiểm con người: Điều 32 LKDBH hiện hành có quy định: “Số tiền
bảo hiểm hoặc phương thức xác định số tiền bảo hiểm được bên mua bảo hiểm và
doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.”

3.3. Phạm vi, điều khoản, thời hạn và điều kiện.
3.3.1. Cơ sở pháp lý.
Điều 13 LKDBH hiện hành.
9


3.3.2. Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm và điều khoản bảo hiểm:
- Phạm vi bảo hiểm là giới hạn trách nhiệm gánh vác rủi ro của doanh nghiệp bảo
hiểm do người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra theo quy định trong
HĐBH.
Các rủi ro trong phạm vi bảo hiểm phải thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Rủi ro phải có khả năng xảy ra;
+ Rủi ro xảy ra không xác định được thời điểm;
+ Rủi ro chưa xảy ra, nếu rủi ro đã xảy ra thì hợp đồng bảo hiểm khơng có hiệu
lực.
- Điều kiện bảo hiểm là người tham gia bảo hiểm phải có một mối liên hệ nhất định
với đối tượng được bảo hiểm đã được pháp luật công nhận.
+ Trong HĐBH tài sản, bên tham gia bảo hiểm phải là chủ sở hữu của tài sản được
bảo hiểm. Nhưng ngoài quyền sở hữu, một người cũng có thể mua bảo hiểm tài sản
cho tài sản mà họ có quyền sử dụng đối với tài sản đó và khi tài sản đó bị thiệt hại
thì họ cũng bị mất đi một lợi ích nhất định.
+ Trong HĐBH con người, mối liên hệ giữa người tham gia bảo hiểm với đối
tượng được bảo hiểm là mối liên hệ trực tiếp giữa người tham gia bảo hiểm với
thiệt hại xảy ra theo đó họ là người gánh chịu tổn thất. Vì vậy, người tham gia bảo
hiểm được coi là người có quyền lợi có thể được bảo hiểm nếu đối tượng bảo hiểm
là chính bản thân họ hoặc là những người có quan hệ nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp
dưỡng.
+ Đối tượng được bảo hiểm phải trong trạng thái bình thường.
3.3.3. Điều khoản về thời hạn, thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm:
- Thời hạn bảo hiểm là khoản thời gian doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách

nhiệm bảo hiểm. Trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm bắt đầu từ thời
điểm HĐBH có hiệu lực và bên mua bảo hiểm đã nộp phí bảo hiểm. Thời hạn bảo
10


hiểm do các bên tự thỏa thuận trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Có 2
cách tính thời hạn bảo hiểm: tính theo thời hạn hoặc tính theo vụ việc.
- Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm được xác định từ khi sự kiện bảo
hiểm đã được thỏa thuận trong HĐBH xảy ra. Tuy nhiên, trách nhiệm bảo hiểm chỉ
phát sinh khi hội đủ các điều kiện sau:
+ HĐBH đã giao kết hoặc có bằng chứng doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận bảo
hiểm.
+ Bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm (việc đóng phí bảo hiểm có thể do các
bên tự thỏa thuận như: đóng phí nhiều kỳ, doanh nghiệp bảo hiểm cho bên bảo
hiểm nợ phí bảo hiểm…)
Nói cách khác, khi thời điểm sự kiện bảo hiểm xảy ra, muốn phát sinh trách
nhiệm bồi thường thì gồm phải có bằng chứng về thỏa thuận bảo hiểm được ký kết
của các bên về sự kiện bảo hiểm và bên mua bảo hiểm phải hoàn tất nghĩa vụ quan
trọng nhất của mình, nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm.
3.4. Điều khoản loại trừ:
Theo điều 16 Luật KDBHhiện hành có quy định cụ thể như sau:
“Điều 16. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
1. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh nghiệp
bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự
kiện bảo hiểm.
2. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp
đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm
khi giao kết hợp đồng.
3. Không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp
sau đây:


11


a) Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vơ ý;
b) Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh
nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm.”
- Thông thường loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bao gồm các trường hợp sau:\
+ Những thiệt hại hoặc sự kiện bảo hiểm xảy ra do lỗi cố ý của người tham gia bảo
hiểm hoặc người được hưởng quyền lợi bảo hiểm (khi việc chi trả quyền lợi bảo
hiểm đem lại lợi ích cho những người nói trên mà bản thân họ có lỗi cố ý gây ra
thiệt hại hoặc rủi ro sự kiện bảo hiểm) như tự tử, đánh nhau (không phải phịng vệ
chính đáng), vi phạm pháp luật, khơng tn thủ uống thuốc theo đơn chỉ định của
bác sỹ, không tuân thủ nội quy an toàn lao động bị tai nạn lao động, …
+ Biết được sự kiện xảy ra mới mua bảo hiểm như phát hiện có bệnh mới bắt đầu
tham gia bảo hiểm cho bệnh này (không khai báo), có thai mới mua bảo hiểm thai
sản, …
+ Thiệt hại được bảo hiểm xảy ra mang tính chất thảm họa gây ra bởi động đất,
sóng thần, núi lửa phun, chiến tranh, đình cơng, bạo động bạo loạn. Ví dụ, điển
hình là trận sóng thần (Tsunami) xảy ra năm 2004 làm vài chục ngàn người bị chết.
Mặc dù pháp luật các nước đều có những quy định rất chặt chẽ đối với các doanh
nghiệp bảo hiểm về việc lập quỹ dự phòng bồi thường, dự phòng tổn thất lớn (dự
phòng đảm bảo cân đối) nhưng các quỹ này chỉ là để bồi thường cho những trường
hợp tử vong và thương tật trong điều kiện bình thường của cuộc sống vì phí bảo
hiểm được tính dựa trên cơ sở một bảng tỷ lệ rủi ro (tử vong, thương tật …) thông
thường. Trở lại với ví dụ sóng thần Tsunami, giả sử hơn 40% số người chết đó
tham gia bảo hiểm tại một doanh nghiệp bảo hiểm và nếu doanh nghiệp bảo hiểm
phải chi trả số tiền bảo hiểm cho các trường hợp tử vong này thì rất có thể sẽ đưa
đến việc mất khả năng thanh toán do cùng một lúc phải chi trả một khoản tiền q
lớn.Vì vậy, khi tính phí bảo hiểm theo tỷ lệ rủi ro thông thường doanh nghiệp bảo

hiểm cần phải quy định loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đối với trường hợp này
12


nhằm đảm bảo an toàn kinh doanh. Trên thực tế, một số doanh nghiệp bảo hiểm
chấp nhận bảo hiểm cả những thảm hoạ như động đất, núi nửa … Sở dĩ các doanh
nghiệp này thể chấp nhận bảo hiểm với các thảm hoạ là vì họ đã tính phí bảo hiểm
cho rủi ro thảm hoạ này mặc dù trên thực tế những rủi ro mang tính thảm hoạ rất
khó dự đoán và định lượng.
+ Thiệt hại gián tiếp như giảm sút giá trị thương mại (khi khắc phục tài sản bị tổn
thất), giảm giá, mất thị trường hoặc thiệt hại kinh doanh (đối với bảo hiểm tài
sản đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh không bồi thường thiệt hại về thu nhập
kinh doanh mang lại từ tài sản đó kể từ khi thiệt hại đến khi khắc phục xong).
+ Thiệt hại tài sản do bị trộm cắp trong tai nạn và thiệt hại các tài sản mang theo
không được kê khai rõ ràng để được bảo hiểm như tiền, vàng bạc, đá quý, trang
sức, hành lý, tranh cổ, hài cốt, …
+ Các trường hợp áp dụng chế tài không chi trả tiền bảo hiểm khi người mua bảo
hiểm hoặc người được bảo hiểm vi phạm việc cung cấp thông tin về rủi ro được
bảo hiểm hoặc sự kiện bảo hiểm xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định
(thường là 5 ngày làm việc) kể từ khi họ biết thông tin này (trừ trường hợp bất khả
kháng theo Luật quy định)
+ Các rủi ro, sự kiện bảo hiểm thuộc phạm vi bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm
khác đã có trên thị trường như bảo hiểm tài sản có hoặc không bảo hiểm cho bảo
hiểm thiệt hại kinh doanh, bảo hiểm trách nhiệm pháp lý, bảo hiểm trách nhiệm
người sử dụng lao động, bảo hiểm trộm cắp, bảo hiểm tai nạn lao động,…
+ Thu hẹp phạm vi bảo hiểm của một sản phẩm bảo hiểm đã có trên thị trường
bằng cách cụ thể hoá các điều khoản được nêu trong hợp đồng, liệt kê thêm một số
loại trừ trách nhiệm bảo hiểm (rủi ro, sự kiện không được bảo hiểm) để hình thành
ra sản phẩm bảo hiểm mới (như bảo hiểm hàng hóa vật chất có điều khoản bảo
hiểm A, B, C; bảo hiểm tai nạn con người có các điều khoản bảo hiểm về tử vong,

tai nạn và điều trị ốm đau). Từ đó, doanh nghiệp bảo hiểm có thể giảm thiểu được
13


rủi ro tổn thất khi phải chi trả quá nhiều cho một loại bảo hiểm. Điều này không
giống với trường hợp tái bảo hiểm, bởi lẽ, tái bảo hiểm là một loại nghiệp vụ mà
doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng để chuyển một phần trách nhiệm đã chấp nhận với
người được bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác, trên cơ sở nhượng lại cho
doanh nghiệp bảo hiểm đó một phần chi phí bảo hiểm thơng qua hợp đồng tái bảo
hiểm. Còn trường hợp nêu trên, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có thể tự chi trả cho
hợp đồng bảo hiểm đã ký với bên mua bảo hiểm, khi đã thu hẹp được phạm vi bảo
hiểm thông qua các điều khoản loại trừ, nhằm cụ thể hoá hơn loại bảo hiểm đó để
khơng thuộc vào phạm vi bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm khác đã có trên thị
trường và đồng thời, giảm thiểu khả năng về rủi ro tổn thất có thể xảy ra cho doanh
nghiệp bảo hiểm.
- Ngồi những phạm vi loại trừ như trên, các doanh nghiệp bảo hiểm cịn có thể áp
dụng điều khoản loại trừ đối với các trường hợp như: chiến tranh, nội chiến, bạo
động, nổi loạn, các hoạt động thể thao nguy hiểm, ảnh hưởng của rượu, bia, ma
tuý, các sở thích nguy hiểm, bệnh tật, tàn tật có sẵn…
- Như vậy tất cả các sản phẩm bảo hiểm dù là bảo hiểm mọi rủi ro đều phải có loại
trừ bảo hiểm (cho các rủi ro, sự kiện bảo hiểm) xảy ra do lỗi của người được bảo
hiểm hoặc do xảy ra thảm họa hoặc thuộc phạm vi bảo hiểm của loại sản phẩm
khác thông dụng trên thị trường. Việc đề ra loại trừ bảo hiểm là cần thiết và thiết
yếu trong tất cả các các sản phẩm bảo hiểm kể cả với sản phẩm bảo hiểm mọi rủi
ro vẫn phải có loại trừ bảo hiểm.
- Vậy nên, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm là một trong những điều
khoản cơ bản bắt buộc phải có của HĐBH đã được pháp điển hoá trong Luật kinh
doanh bảo hiểm nhằm:
+ Đảm bảo sự cơng bằng giữa mức phí đóng và quyền lợi được nhận đồng thời
đảm bảo mức phí hợp lý (khơng q cao)


14


+ Bảo vệ các giá trị đạo đức, trật tự xã hội cần được thừa nhận và bảo vệ. Cụ thể,
điều khoản loại trừ còn cho phép doanh nghiệp bảo hiểm từ chối trả tiền bảo hiểm
trong những trường hợp đi ngược lại với đạo lý xã hội, nhằm đảm bảo các giá trị
nhân văn, bảo vệ các giá trị đạo đức tốt đẹp của con người. Ví dụ điển hình cho
trường hợp này là người được bảo hiểm chết do bị kết án và chịu hình phạt tử hình
vì đã có hành vi phạm tội “cố ý giết người”. Trong trường hợp này, không chỉ dư
luận xã hội lên án mà pháp luật của nhiều nước đều cho phép doanh nghiệp bảo
hiểm quyền từ chối trả tiền bảo hiểm tử vong bởi cái chết của người được bảo hiểm
là hậu quả của một hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, đi ngược lại chuẩn mực
đạo đức xã hội.
+ Đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp phịng tránh các trường hợp cố tình trục lợi
bảo hiểm
+ Đảm bảo chi phí khách hàng phải trả để được bảo vệ trong hợp đồng bảo hiểm ở
mức độ chấp nhận được
+ Bảo vệ doanh nghiệp khỏi việc mất khả năng thanh toán do những rủi ro gây
thiệt hại lớn, trên diện rộng và khơng có quy luật rõ ràng.
- Việc bảo vệ doanh nghiệp khỏi trường hợp mất khả năng thanh tốn cũng chính
là bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Cụ thể như, hầu hết các doanh nghiệp bảo
hiểm đều quy định loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong trường hợp người được bảo
hiểm bị chết do hành vi cố ý của người mua bảo hiểm và/hoặc người thụ hưởng
hay do hành động tự tử của người được bảo hiểm trong một giai đoạn nhất định,
thường là hai năm kể từ ngày phát hành hợp đồng (đây là thời gian đủ để ngăn
chặn trường hợp mua bảo hiểm với mục đích trục lợi bảo hiểm cùng với việc tự
tử).
- Cách thể hiện loại trừ bảo hiểm của một sản phẩm bảo hiểm trong quy tắc điều
khoản, điều kiện bảo hiểm hoặc trong HĐBH của các doanh nghiệp bảo hiểm bao

gồm các hình thức sau đây:
15


+ Tách riêng thành một điều khoản loại trừ bảo hiểm, bao gồm:
* Điều khoản loại trừ chung: được áp dụng chung cho tất cả các điều kiện bảo
hiểm ghi trong quy tắc hoặc HĐBH. Ví dụ trong bảo hiểm sức khỏe có điều khoản
loại trừ chung cho tất cả các điều khoản bảo hiểm tử vong, bảo hiểm tai nạn, bảo
hiểm ốm đau hoặc trong bảo hiểm vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu có điều
khoản loại trừ chung cho tất cả các điều kiện bảo hiểm A, điều kiện bảo hiểm B,
điều kiện bảo hiểm C.
* Điều khoản loại trừ riêng cho từng điều kiện bảo hiểm riêng biệt. Ví dụ loại trừ
riêng cho điều khoản bảo hiểm ốm đau hoặc bảo hiểm tử vong
Ngoài tách riêng thành một điều khoản loại trừ riêng, nội dung loại trừ bảo
hiểm còn thể hiện rải rác trong các điều khoản điều kiện bảo hiểm ghi trong quy
tắc hoặc HĐBH.
Ví dụ: Không thông báo tai nạn tổn thất xảy ra cho doanh nghiệp bảo hiểm được
biết trong vòng 5 ngày kể từ ngày xảy ra sự kiện trên trừ trường hợp người được
bảo hiểm có lý do bất khả kháng, khơng biết được thời gian xảy ra sự kiện bảo
hiểm và khi biết đã báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm. Hoặc bảo hiểm bão lốc
không bảo hiểm thiệt hại cho nước mưa tràn vào theo các đường lỗ sẵn có trừ khi
đường lỗ này do chính bão lốc tạo ra.
- Thực tế các doanh nghiệp bảo hiểm không thể gom tất cả các loại trừ bảo hiểm
thành một điều khoản riêng biệt để người tham gia bảo hiểm dễ đọc, dễ u cầu
giải thích, dễ hiểu, dễ thực hiện vì những lý do sau:
+ Doanh nghiệp bảo hiểm buộc phải áp dụng quy tắc điều khoản điều kiện bảo
hiểm sẵn có theo thơng lệ quốc tế được đa số các quốc gia trên thế giới áp dụng.
+ Doanh nghiệp bảo hiểm buộc phải áp dụng cách diễn đạt loại trừ bảo hiểm y hệt
quy tắc điều khoản, điều kiện bảo hiểm của nhà nhận tái bảo hiểm quốc tế mà họ


16


đã nhận một phần bảo hiểm cho trách nhiệm HĐBH gốc của doanh nghiệp bảo
hiểm
+ Nếu gộp chung trong loại trừ bảo hiểm thì khi diễn đạt một loại trừ nào đó phải
nhắc lại phạm vi bảo hiểm và khơng bảo hiểm (loại trừ) dẫn đến sẽ dài dòng, trùng
lắp.
- Một điểm chung của loại trừ bảo hiểm là thu hẹp phạm vi bảo hiểm: loại trừ bảo
hiểm càng nhiều thì phạm vi được bảo hiểm càng ít. Loại trừ bảo hiểm là nguyên
cớ để doanh nghiệp bảo hiểm từ chối chi trả toàn bộ hay một phần nghĩa vụ trả tiền
bảo hiểm của mình (có loại trừ được từ chối 100% số tiền chi trả, có loại trừ chỉ
được từ chối một phần chi trả và được ghi rõ khi quy tắc hoặc hợp đồng bảo hiểm
diễn đạt loại trừ này). Hay nói một cách khác, HĐBH hoặc quy tắc bảo hiểm càng
ít loại trừ bảo hiểm thì số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm càng lớn và
tất nhiên phí bảo hiểm thu của người tham gia bảo hiểm càng tăng. Vậy nên, Luật
KDBH hiện hành quy định phí bảo hiểm phải dựa theo số liệu thống kê và phải
tương xứng với trách nhiệm bảo hiểm, đảm bảo an tồn tài chính cho doanh nghiệp
bảo hiểm.
- Ngồi ra, tại điều 39, Luật KDBH hiện hành còn quy định các điều khoản loại trừ
đối với bảo hiểm nhân thọ như sau:
“Điều 39. Các trường hợp không trả tiền bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp sau
đây:
a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp
khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu
lực;
b) Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua
bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng;
17



c) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.
2. Trong trường hợp một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay
thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải
trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp
đồng bảo hiểm.
3. Trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm
phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc tồn
bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan; nếu bên
mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật
về thừa kế.”
Một ví dụ cho khoản 2 Điều 39, khi một người chồng đứng ra mua bảo hiểm
cho vợ mình (người được bảo hiểm chính), và chỉ định người thụ hưởng chính
là những người con trai của hai vợ chồng. Vậy, người con trai – người thụ
hưởng sẽ nhận tiền đền bù quyền lợi tử vong khi người mẹ (người được bảo hiểm)
chết, nhưng nếu trong trường hợp có một người con trai cố ý gây ra cái chết hoặc
thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm thì chỉ duy nhất người đó khơng
được thụ hưởng số tiền đền bù quyền lợi, và những người cịn lại vẫn có thể thụ
hưởng số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm chi trả theo như thoả thuận
trong hợp đồng.
4. Mối quan hệ giữa Giấy chứng nhận bảo hiểm, Đơn bảo hiểm và HĐBH.
4.1. Các khái niệm.
Theo quy định của LKDBH thì Giấy chứng nhận bảo hiểm và Đơn bảo hiểm
là bằng chứng giao kết HĐBH 6.
4.1.1. Giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Là sự xác nhận của bên bảo hiểm về một người nhất là chủ sở hữu của một hợp
đồng bảo hiểm theo nội dung mà các bên đã cam kết trong đơn yêu cầu bảo hiểm
6


Điều 14 LKDBH hiện hành.
18


hoặc hồ sơ yêu cầu bảo hiểm, đồng thời là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng
bảo hiểm.
- Trong trường hợp việc tham gia HĐBH là bắt buộc thì chủ sở hữu phải chứng
minh được với bên thứ ba là họ có tham gia HĐBH và hợp đồng ấy vẫn cịn hiệu
lực. Vì vậy giấy chứng nhân bảo hiểm thường được thiết kế dạng thẻ với kích cỡ
hợp lý, trong đó ghi đầy đủ các thơng tin liên quan.
4.1.2. Đơn bảo hiểm.
- Thường là hình thức của HĐBH tự nguyện, vì vậy có các kích cỡ khác nhau và
gồm nhiều trang. Các thông tin được ghi trong đơn bảo hiểm mang tính chất chi
tiết cụ thể, miêu tả chi tiết tất cả những vấn đề liên quan đến HĐBH.
- Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, các doanh nghiệp thường soạn sẵn theo
mẫu đơn bảo hiểm tương ứng với từng nghiệp vụ và in sẵn. Các đơn này được thiết
kế theo từng đề mục và có chỗ trống cho khách hàng điền vào chi tiết những nội
dung trong hợp đồng.
4.2. So sánh Giấy chứng nhận bảo hiểm và Đơn bảo hiểm.
- Giống nhau: Là bằng chứng giao kết HĐBH.
- Khác nhau:
Giấy chứng nhận bảo hiểm
Là sự xác nhận của bên bảo
Nội dung

hiểm đối với chủ sở hữu của
HĐBH.

Là hình thức của HĐBH tự
nguyện, mang tính chất miêu tả

chi tiết cụ thể về tất cả vấn đề
liên quan đối với HĐBH.

Đối với trường hợp tham gia
Hình thức

Đơn bảo hiểm

hợp đồng bắt buộc thì cần phải
chứng minh với bên thứ ba
cho nên hình thức giấy chứng

19

Thường là hình thức của HĐBH
tự nguyện, vì vậy có các kích cỡ
khác nhau gồm nhiều trang.


nhận bảo hiểm là dạng thẻ với
kích cỡ hợp lý

Tóm lại, giấy chứng nhân bảo hiểm và đơn bảo hiểm là bằng chứng cho việc
giao kết HĐBH. Tuy nhiên, đối với giấy chứng nhận bảo hiểm, để chứng minh cho
bên thứ ba thì người tham gia bảo hiểm phải xuất trình trước người thứ ba về bằng
chứng tham gia HĐBH. Nghĩa là họ phải ln mang theo mình các loại giấy tờ là
bằng chứng của các loại HĐBH có hiệu lực. Điều này sẽ rất phiền phức nếu như
giấy tờ khơng gọn nhẹ. Vì vậy trong những trường hợp này, hình thức của HĐBH
thường được thiết kế dưới dạng giấy chứng nhận bảo hiểm với kích cỡ nhỏ và chứa
đầy đủ thơng tin liên quan. Cịn đơn bảo hiểm là hình thức của HĐBH tự nguyện,

vì vậy nó thường có các kích cỡ khác nhau và gồm nhiều trang, miêu tả chi tiết cụ
thể tất cả các vấn đề liên quan đến HĐBH. Hiện nay, thông thường các đơn bảo
hiểm thường được soạn và in sẵn, khách hàng chỉ việc điền vào chỗ trống những
nội dung phù hợp.
4.3. Mối quan hệ giữa đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm và hợp đồng
bảo hiểm.
Từ phần so sánh ở trên, chúng ta có thể thấy được sự giống nhau và khác
nhau giữa đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm. Tuy khác nhau nhưng cả
hai lại có mối liên hệ với nhau qua hợp đồng bảo hiểm.
- Thứ nhất, đơn bảo hiểm (Insurance policy) là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp,
bao gồm những điều khoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm, nhằm hợp thức hóa
hợp đồng bảo hiểm. Các thông tin được ghi trong đơn bảo hiểm mang tính chi tiết,
thể hiện những vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.
- Thứ hai, giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate) sẽ liệt kê những quyền
lợi bảo hiểm chính của hợp đồng bảo hiểm. Theo đó, khi doanh nghiệp bảo hiểm
giao kết một hợp đồng bảo hiểm với người mua bảo hiểm, họ có trách nhiệm giao
20


giấy chứng nhận bảo hiểm cho người mua bảo hiểm nhằm xác nhận rằng hợp đồng
bảo hiểm đã được giao kết.
Giấy chứng nhận bảo hiểm chính là bằng chứng thể hiện sự tồn tại của thoả
thuận bảo hiểm theo điều kiện nào đó. Thơng thường doanh nghiệp bảo hiểm chỉ
cấp giấy chứng nhận khi người mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, trừ khi có
thỏa thuận khác. Điều này cho thấy giấy chứng nhận bảo hiểm hình thành sau khi
hai bên đã thỏa thuận và giao kết hợp đồng bảo hiểm. Trong một số trường hợp
giấy chứng nhận bảo hiểm là một phần không thể thiếu của hợp đồng bảo hiểm,
bởi vì khi có tranh chấp, đây sẽ là căn cứ chứng minh việc hai bên đã có giao kết
hợp đồng bảo hiểm.
HĐBH sẽ quyết định nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm: Hợp đồng

bảo hiểm ghi nhận đầy đủ và chi tiết nội dung của thỏa thuận bảo hiểm giữa các
bên, trong khi đó, giấy chứng nhận là bằng chứng giao kết hợp đồng, vì vậy, những
nội dung được ghi nhận trong hợp đồng bảo hiểm sẽ được rút gọn và tối giản trong
giấy chứng nhận bảo hiểm. Thông thường nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm
chỉ bao gồm những điều khoản nói lên đối tượng được bảo hiểm, các chi tiết cần
thiết cho việc tính toán bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm.
5. Mối quan hệ pháp lý giữa các chủ thể: bên mua bảo hiểm, ngƣời đƣợc bảo
hiểm và ngƣời thụ hƣởng.
5.1. Khái niệm.
a) Bên mua bảo hiểm.
Bên mua bảo hiểm: là tổ chức, cá nhân giao kết HĐBH với doanh nghiệp
bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được
bảo hiểm hoặc người thụ hưởng. (Khoản 6 Điều 3 LKDBH hiện hành).
b) Người được bảo hiểm.

21


Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính
mạng được bảo hiểm theo HĐBH. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người
thụ hưởng. (Khoản 7 Điều 3 Luật KDBH hiện hành).
c) Người thụ hưởng.
Người thụ hưởng: là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để
nhận tiền bảo hiểm theo HĐBH con người. (Khoản 8 Điều 3 LKDBH hiện hành).
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên mua bảo hiểm có thể thay đổi
người thụ hưởng nhưng phải được sự đồng ý của người được bảo hiểm bằng văn
bản.
5.2. Mối quan hệ pháp lý giữa các chủ thể.
- Mối quan hệ pháp lý giữa các chủ thể: bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm
và người thụ hưởng là mối quan hệ thể hiện rõ nét đặc trưng của quan hệ bảo hiểm;

là mối quan hệ pháp lý giữa chủ thể của HĐBH với người được hưởng lợi ích từ
việc thực hiện các nghĩa vụ của các chủ thể HĐBH. Về cơ bản ba tư cách chủ thể
này là cùng một “phía”, họ cùng bảo vệ quyền và lợi ích cho đối tượng được bảo
hiểm mà bên mua bảo hiểm hướng tới khi tham gia vào quan hệ bảo hiểm.
- Cơ sở pháp lý của mối quan hệ giữa ba chủ thể này là HĐBH được ký kết hợp
pháp, có hiệu lực giữa bên nhận bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm) với bên tham
gia bảo hiểm (bên mua bảo hiểm). Với các điều khoản cụ thể quy định về người
được bảo hiểm, người thụ hưởng hay qua các điều khoản hướng tới việc bảo hiểm
đối tượng bảo hiểm qua đó xác định được người được bảo hiểm, người thụ hưởng.
Mối quan hệ giữa các chủ thể này được thể hiện rõ nét qua những trường hợp sau:
+ Trƣờng hợp thứ nhất, trong các hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm
trong hợp đồng đó hướng tới việc bảo vệ cho chính mình thì người được bảo hiểm
chính là bên mua bảo hiểm.

22


Trường hợp này thường xuất hiện trong các HĐBH có đối tượng bảo hiểm là
con người như: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tính mạng, bảo hiểm sức khỏe và tai
nạn con người cho chính mình.
Trong các HĐBH nhân thọ, nếu cho đến khi hợp đồng đáo hạn mà không có
rủi ro gì về tính mạng, sức khỏe đối với người được bảo hiểm – trường hợp này là
chính bản thân bên mua bảo hiểm – thì khoản tiền mà bên mua bảo hiểm đóng cho
bên nhận bảo hiểm có tính chất như một khoản tiền gửi tiết kiệm, vì khoản tiền này
người mua sẽ được nhận cùng với một khoản bảo tức.
Ví dụ như bảo hiểm sinh kỳ (nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người
được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp phải trả một
khoản tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng nếu người được bảo hiểm vẫn sống đến
một thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm), nếu một cá nhân A mua bảo
hiểm để bảo hiểm sinh mạng của chính mình đến năm 60 tuổi, thì khi đến 60 tuổi

A sẽ được nhận tiền bảo hiểm.
Như vậy, đối với trường hợp này, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm,
người thụ hưởng đều là một cá nhân A. Sở dĩ có trường hợp này là vì bên mua bảo
hiểm khi tham gia bảo hiểm hướng tới đối tượng là tính mạng của chính mình, vì
lợi ích của chính mình, khi đó ba tư cách chủ thể: bên mua bảo hiểm, người được
bảo hiểm và người thụ hưởng là một.
+ Trƣờng hợp thứ hai, trong các hợp đồng bảo hiểm mà người tham gia hướng
tới việc bảo hiểm cho tính mạng, sức khỏe của người khác (như: cha, mẹ, vợ,
chồng, con cái…) thì người được bảo hiểm là người thứ ba được thụ hưởng khoản
tiền bảo hiểm.
Bên mua bảo hiểm hướng tới việc bảo hiểm cho người được bảo hiểm, khi
đến thời hạn trả tiền bảo hiểm mà bên được bảo hiểm vẫn sống và đảm bảo điều
kiện trả tiền theo hợp đồng thì người được bảo hiểm trong trường hợp này chính là

23


người thụ hưởng. Đây là trường hợp mà người được bảo hiểm và người thụ hưởng
là cùng một cá nhân, tổ chức, còn bên mua bảo hiểm là một cá nhân, tổ chức khác.
Trong các HĐBH này, bên mua thực hiện các lợi ích vì người thứ ba – người
được bảo hiểm đồng thời là người thụ hưởng chứ không nhằm bảo hiểm cho tính
mạng, sức khỏe hay tai nạn của chính mình. Thơng thường, chỉ có những người có
mối quan hệ huyết thống (cha mẹ - con, anh - chị - em…) hoặc mối quan hệ hôn
nhân (vợ - chồng) hoặc quan hệ cấp dưỡng… hết sức gần gũi, thân thuộc thì họ
mới hướng tới lợi ích của người khác.
Đối với trường hợp này, bên mua bảo hiểm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ
của HĐBH như đóng phí, khai bảo các thông tin cho bên nhận bảo hiểm để bên
nhận bảo hiểm thực hiện các nghĩa vụ cho người được bảo hiểm – người thụ
hưởng. Có thể thấy, trường hợp này thường có trong nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ
như bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm phi nhân thọ như bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tai

nạn mà người được bảo hiểm vẫn còn sống tới thời điểm trả tiền bảo hiểm và đáp
ứng các yêu cầu khác được ghi trong điều khoản HĐBH hoặc trong thỏa thuận của
các bên tham gia ký kết HĐBH.
Ví dụ như: Bà B mua bảo hiểm sinh kỳ cho con và xác định trong hợp đồng
người được bảo hiểm đồng thời là người thụ hưởng, thì khi con của bà B đến một
độ tuổi nhất định sẽ được nhận tiền bảo hiểm. Ở trường hợp này, mối quan hệ giữa
người được bảo hiểm, người thụ hưởng đã được bên mua bảo hiểm chỉ định sẵn
trong khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, tức là đã được định trước.
+ Trƣờng hợp thứ ba, trong các HĐBH mà người tham gia bảo hiểm hướng tới
bảo hiểm tính mạng cho chính mình, trong trường hợp chết, thì người thụ hưởng có
thể là người được chỉ định trong hợp đồng bảo hiểm hoặc là người thừa kế của bên
mua bảo hiểm. Như vậy, ở trường hợp này, bên mua bảo hiểm hướng tới bảo hiểm
tính mạng cho chính mình, nhưng đã có dự trù trước trường hợp mình chết nên đã
chỉ định người thụ hưởng hoặc người thụ hưởng chưa được nêu trong hợp đồng
24


bảo hiểm thì người thụ hưởng sẽ được nhận tiền bảo hiểm là người thừa kế hợp
pháp của bên mua bảo hiểm. Bên mua ở đây cũng chính là người được bảo hiểm vì
họ mua bảo hiểm để hướng tới bảo hiểm cho tính mạng của chính mình, tuy nhiên
khác so với trường hợp thứ nhất, ở trường hợp này bên mua bảo hiểm chết.
Có thể lấy ví dụ ở trường hợp bảo hiểm tử – là nghiệp vụ bảo hiểm cho
trường hợp người được bảo hiểm chết trong một thời hạn nhất định. Theo đó doanh
nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng nếu người được bảo
hiểm chết. Mà người bảo hiểm trong trường hợp này là một với bên mua bảo hiểm
(mua bảo hiểm tử kỳ cho chính mình).
+ Trƣờng hợp thứ tƣ, trong HĐBH, bên mua bảo hiểm tham gia mua bảo hiểm
hướng tới bảo hiểm cho tính mạng, sức khỏe cho người được bảo hiểm, nhưng
người được bảo hiểm đó chết thì người thụ hưởng – nhận tiền bảo hiểm từ doanh
nghiệp bảo hiểm là người thừa kế của người được bảo hiểm.

- Như vậy, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng ở đây là
những cá nhân khác nhau, tuy nhiên họ có mối liên hệ nhất định dưới góc độ pháp
lý và cả góc độ nhân thân, xã hội. Quan hệ giữa bên mua bảo hiểm với người được
bảo hiểm dưới góc độ pháp lý là quan hệ được quy định trong hợp đồng, phát sinh
khi hợp đồng có hiệu lực. Cịn quan hệ giữa người được bảo hiểm và người thụ
hưởng phổ biến là quan hệ nhân thân, quan hệ thừa kế theo pháp luật. Cùng một
HĐBH nhưng mối quan hệ giữa bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người
thụ hưởng không hề đơn giản mặc dù họ có những mối quan hệ nhất định về mặt
pháp lý.
Tóm lại, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng trong
quan hệ bảo hiểm có mối quan hệ pháp lý mật thiết với nhau. Tuy nhiên, mối quan
hệ đó vơ cùng phong phú, phức tạp, ở mỗi nhóm nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau,
mỗi loại nghiệp vụ khác nhau và mỗi trường hợp khác nhau mối quan hệ pháp lý
đó lại được thể hiện với một khía cạnh khác.
25


×