TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-------------------------***------------------------
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA PHỞ VIFON TẠI THỊ
TRƯỜNG HÀN QUỐC
Nhóm thực hiện
: Nhóm 4
Lớp
: MKT401 (GD- HK - 2223)
Giáo viên hướng dẫn
: PGS. Phạm Thu Hương
Hà Nội, tháng 9 năm 2022
2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 7
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VIFON VÀ PHƯƠNG PHÁP THÂM
NHẬP THỊ TRƯỜNG ............................................................................................... 8
1. Tổng quan về Công ty VIFON........................................................................... 8
1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển .................................................. 8
1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh................................................................................... 9
1.3. Các dịng sản phẩm chính ............................................................................ 9
1.4. Tình hình kinh doanh và vị thế trên thị trường khu vực ............................. 9
2. Tổng quan về sản phẩm phở ăn liền................................................................ 11
3. Phương thức thâm nhập .................................................................................. 11
3.1. Phương thức thâm nhập thị trường quốc tế của VIFON........................... 11
3.2. Phương thức thâm nhập thị trường Hàn Quốc của phở VIFON .............. 12
CHƯƠNG II. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG ....................................................... 13
1. Nghiên cứu thị trường phở gói tại Hàn Quốc ................................................. 13
1.1. Nghiên cứu khái quát................................................................................. 13
1.2. Nghiên cứu chi tiết ..................................................................................... 15
2. Phân tích SWOT .............................................................................................. 22
2.1. Chiến lược SO ............................................................................................ 24
2.2. Chiến lược WO ........................................................................................... 25
2.3. Chiến lược ST ............................................................................................ 25
2.4. Chiến lược WT ........................................................................................... 27
CHƯƠNG III. CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX ............................................. 28
1. Chiến lược sản phẩm ....................................................................................... 28
1.1. Chiến lược sản phẩm của công ty VIFON ................................................. 28
1.2. Chiến lược sản phẩm tại Hàn Quốc ........................................................... 29
2. Chiến lược giá................................................................................................... 30
2.1. Nguyên tắc định giá ................................................................................... 30
2.2. Mức giá bán cụ thể..................................................................................... 31
2.3. Lợi nhuận ................................................................................................... 31
5
2.4. Chiến lược định giá .................................................................................... 32
3. Chiến lược xúc tiến .......................................................................................... 33
3.1. Chiến lược xúc tiến truyền thông qua các kênh phân phối online ............ 33
3.2. Chiến lược xúc tiến qua các kênh bán lẻ, hình thức offline ...................... 34
4. Chiến lược phân phối ....................................................................................... 35
4.1. Kênh phân phối .......................................................................................... 35
4.2. Phương thức phân phối ............................................................................. 35
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 38
6
LỜI MỞ ĐẦU
Một doanh nghiệp sau 55 năm phát triển, thương hiệu VIFON không chỉ vươn
xa đến mọi miền đất nước mà còn chinh phục thị trường của “hơn” 80 quốc gia. Với
tinh thần "Cơng nghiệp hóa món ăn truyền thống", VIFON đã luôn khát vọng thâm nhập
thị trường tiêu dùng quốc tế và là doanh nghiệp mạnh dạn khởi xướng xu hướng đóng
gói các món ăn đặc sản ba miền Việt Nam như: phở bò, bánh đa cua, bún bị Huế, hủ
tiếu… giúp các món ăn này trở nên tiện dụng hơn, nhằm hỗ trợ người tiêu dùng dễ dàng
hơn trong việc thưởng thức văn hóa ẩm thực đặc sắc của Việt Nam.
VIFON từng bước trở thành doanh nghiệp "đầu tiên sản xuất phở ở Việt Nam",
đạt được đột phá về công nghệ chế biến hiện đại khi đưa ra thị trường tiêu dùng sản
phẩm có túi thịt thật, giúp tăng chế độ dinh dưỡng cho người tiêu dùng.
Với chiến lược hiệu quả, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, cộng hưởng sự
khác biệt, các sản phẩm của VIFON đã trở thành thương hiệu Việt được người tiêu dùng
ưa chuộng bậc nhất tại Việt Nam nói chung và quốc tế nói riêng. Tiêu biểu trong số đó,
phải kể đến thị trường Hàn Quốc. Một thị trường đầy tiềm năng gần đây bằng sự thành
công khi gia nhập với sản phẩm phở ăn liền của mình.
Một sản phẩm, khi gia nhập một thị trường nào đó, ngồi yếu tố chất lượng sản
phẩm ra thì chiến lược Marketing phù hợp đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Do đó, để
có cái nhìn khách quan hơn về chiến lược Marketing của phở Vifon tại thị trường Hàn
Quốc từ đó đưa ra các chiến lược, giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩy quá trình thâm
nhập thị trường diễn ra hiệu quả, chúng em đã quyết định tiến hành đề tài: “ Phân tích
chiến lược Marketing của Phở Vifon tại thị trường Hàn Quốc”.
Trong quá trình thực hiện, do hạn chế về mặt kiến thức sẽ khơng tránh khỏi sai
sót. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cơ để bài nghiên cứu của chúng em
được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
7
CHƯƠNG I.
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VIFON VÀ
PHƯƠNG PHÁP THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG
1. Tổng quan về Công ty VIFON
1.1. Khái qt lịch sử hình thành và phát triển
Cơng ty VIFON là tên viết tắt của Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt
Nam. Cơng ty có tên giao dịch quốc tế: Vietnam Food Industries Joint Stock Company.
Để đạt được thương hiệu VIFON thành công như hiện nay là thành quả của 59 năm
không ngừng nỗ lực đổi mới.
Tiền thân của công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam là một công ty được
thành lập tháng 7/1963 bởi một nhóm 14 người tư sản Việt gốc Hoa với số vốn góp ban
đầu là 35.000 cổ phần. Cuối năm 1964, chỉ một năm sau đó, số vốn đã tăng lên gấp đôi.
Đến năm 1967, công ty đã xây dựng 3 nhà máy: VIFOINCO, VILIHICO, VIKAINCO,
trong đó VIFOINCO mang nhãn hiệu chung là VIFON.
Sau 30/4/1975, Công ty được Nhà nước tiếp quản và trở thành 100% vốn nhà
nước. Ngay cuối năm 1990, VIFON chính thức xuất khẩu sản phẩm ra thế giới.
Năm 1995 - 2004, Công ty liên doanh với ACECOOK. Sau đó VIFON và
ACECOOK đã tách riêng.
Cuối năm 2003, thực hiện đề án sắp xếp lại các Doanh nghiệp Nhà Nước thuộc
Bộ Công Nghiệp, Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần với vốn 51% của Nhà Nước.
Từ năm 2004, công ty đổi tên thành “Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam Vietnam Food Industries Joint Stock Company”.
Năm 2005, được sự đồng ý của Bộ Công nghiệp, công ty đưa 51% phần vốn Nhà
nước bán đấu giá ra bên ngồi để trở thành cơng ty cổ phần 100% vốn sở hữu tư nhân.
Năm 2017, VIFON khánh thành nhà máy Hải Dương, xuất khẩu sản phẩm đến
hơn 80 nước trên thế giới. Bắt kịp xu thế thời đại, năm 2020, Công ty phát triển hệ thống
VIFONMart.
8
Đến năm 2022, VIFON đã có hơn 1.000.000 điểm bán hàng ở 64 tỉnh thành Việt
Nam và chỉ trong 5 năm, VIFON xuất khẩu hơn 1 tỷ sản phẩm mang nhãn hiệu Việt tới
hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới - thành tích ấn tượng và đáng tự hào với một doanh
nghiệp thuần Việt. (VIFON, 2022)
1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh
Mang thơng điệp “VIFON ln vì hơm nay” duy trì từ năm 1963 đến hiện tại,
VIFON biểu hiện tầm nhìn của một doanh nghiệp tiên phong của đất nước với sứ mệnh
tôn vinh, đưa ẩm thực Việt vươn tầm thế giới. Trong suốt gần 60 năm, VIFON hoạt
động với khát vọng kể cho thế giới câu chuyện về văn hóa Việt Nam thơng qua ngơn
ngữ ẩm thực.
1.3. Các dịng sản phẩm chính
Danh mục sản phẩm của VIFON cả trong nước và xuất khẩu đều chia thành 3
dịng chính:
Các sản phẩm chế biến từ gạo: Phở khô, Hủ tiếu, Bánh đa, miến, bún, cháo.
Mì ăn liền, snack mì,...
Gia vị: muối, bột ngọt, nước chấm, đường tinh luyện, bột tiêu, bột sả, bột nghệ,...
(VIFON, 2022)
1.4. Tình hình kinh doanh và vị thế trên thị trường khu vực
1.4.1. Tình hình kinh doanh
Những thành cơng đạt được
Kể từ khi được thành lập vào năm 1963, trải qua gần 60 năm đến nay, VIFON đã
đạt được những thành công nổi bật:
Năm 2002, VIFON trở thành đơn vị đầu tiên trong ngành thực phẩm được
cấp chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9002 về hệ thống quản lý chất
lượng và đã chuyển đổi áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001:2000, 9001:2008.
9
Năm 2007, VIFON nhận chứng chỉ HACCP và chứng nhận tiêu chuẩn
thực phẩm Quốc tế IFS dùng cho các nhà bán lẻ Châu, đạt danh hiệu
“Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” do Bộ Cơng Thương trao tặng.
Năm 2010, sản phẩm Phở VIFON đạt top 10 giải thưởng thực phẩm Toàn
Cầu.
Năm 2012, Bánh Đa Cua VIFON đạt giải nhất cơng nghiệp thực phẩm
tồn cầu tại Brazil.
Năm 2016, VIFON đạt danh hiệu Thương Hiệu Quốc Gia 2016.
Năm 2020, sản phẩm VIFON được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng
Việt Nam Chất Lượng Cao” suốt 24 năm liền và chứng nhận HCNCLC CHN 3 năm liền.
Năm 2021, sản phẩm VIFON 17 năm liền đạt giải thưởng “Nguyệt Quế
Vàng” do người tiêu dùng Ba Lan bình chọn.
Những khó khăn gặp phải
Trong những năm qua, VIFON đã gặp khơng ít khó khăn do áp lực cạnh tranh từ
các đơn vị cùng ngành trong nước và ngoài nước, bao gồm cả những nhãn hàng
lớn đã khá quen thuộc trên thị trường và những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1.4.2. Vị thế trên khu vực
VIFON xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, khiến khơng ít người ngạc
nhiên, vì những sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp này xuất hiện hơn 30 năm nay
đều đáp ứng các tiêu chí khắt khe của thị trường Châu Âu, Châu Mỹ,…. Sử dụng sản
phẩm xuất khẩu, nỗ lực đảm bảo việc sản xuất để cung ứng hàng hóa khi thực hiện 3 tại
chỗ, VIFON tiến tới việc sử dụng cái “tâm” để tạo nên cái “tầm” và vị thế của một doanh
nghiệp Việt trên trường quốc tế. (VIFON, 2021)
Theo báo cáo của Kantar VIFON đã lọt Top 2 nhãn hiệu có chỉ số tăng trưởng tiếp
cận người tiêu dùng nhanh nhất khu vực thành thị năm 2020. Không chỉ ghi nhận mức
tăng trưởng CRP 33% ấn tượng, VIFON xuất sắc được vinh danh là thương hiệu thu hút
nhiều người mua mới nhất trong bảng xếp hạng các thương hiệu có tốc độ tăng trưởng
CRP nhanh nhất ở thành thị 4 thành phố chính.
10
2. Tổng quan về sản phẩm phở ăn liền
Phở gói là một trong những thực phẩm ăn liền được nhiều người ưa thích bên cạnh
mì gói nhờ tính tiện dụng của nó. Khi nhắc đến ẩm thực Việt Nam đặc biệt khơng thể
khơng nhắc đến Phở; món ăn được nhiều người trong và ngồi nước u thích. Tuy
nhiên, do cơng đoạn nấu nướng khá công phu nên không phải lúc nào bạn cũng có thể
thưởng thức một bát phở truyền thống phù hợp với khẩu vị riêng của mỗi người. Nắm
bắt được nhu cầu đó, năm 1996, VIFON trở thành công ty đầu tiên sản xuất phở ăn liền
tại Việt Nam. (P.Như Thủy, 2010)
Trong suốt 26 năm không ngừng sáng tạo, đổi mới, phở ăn liền VIFON ngày càng
phát triển nhiều hương vị với nhiều mẫu mã khác nhau để đáp ứng nhu cầu của từng thị
trường tiêu thụ: Đa dạng hương vị: Phở gà, phở bò, phở hải sản, phở chay, phở khơ,...
với đủ loại bao bì: gói 60g, cốc 60g, tơ 120g, phở kí 500g,...
Với slogan: “Vị ngon đậm đà - vươn xa thế giới”, VIFON đã kết hợp giữa sự thấu
hiểu, kinh nghiệm và công nghệ hiện đại để giới thiệu Phở ăn liền đến người Việt và thế
giới. Các nguyên liệu của Phở VIFON như gạo, thịt và rau tươi được chế biến bằng cách
sấy khô ở nhiệt độ thấp, không chất béo và giữ được màu sắc tự nhiên. Nước dùng của
phở được tinh chế bằng cách hầm xương bò, xương gà và các loại gia vị thêm vào như
quế, cây hồi, gừng nướng, thảo quả. Nhờ vậy, tiêu chí “sản phẩm sạch” đã được VIFON
duy trì suốt hàng chục năm qua.
3. Phương thức thâm nhập
3.1. Phương thức thâm nhập thị trường quốc tế của VIFON
Là doanh nghiệp có truyền thống lâu đời, VIFON khơng chỉ cạnh tranh với nhiều
công ty lớn tại Việt Nam mà còn tiên phong chinh phục thị trường quốc tế nhiều tiềm
năng. Với tinh thần "Cơng nghiệp hóa món ăn truyền thống", VIFON đã mạnh dạn khởi
xướng xu hướng đóng gói các món ăn đặc sản ba miền Việt Nam như: phở bò, bánh đa
cua, bún bò Huế, hủ tiếu… giúp các món ăn này trở nên tiện dụng hơn, nhằm hỗ trợ
người tiêu dùng dễ dàng hơn trong việc thưởng thức văn hóa ẩm thực đặc sắc của Việt
Nam.
11
Phương thức thâm nhập của yếu của VIFON trên thị trường quốc tế là xuất khẩu
sản phẩm - phương thức thâm nhập thị trường cơ bản nhất. Doanh nghiệp thông qua các
nhà phân phối đã được lựa chọn ở các quốc gia. Từ đó, các nhà phân phối và đại lý sẽ
đưa sản phẩm đến các siêu thị, các nhà bán lẻ.
Danh mục sản phẩm đa dạng của VIFON đã có mặt tại trên 100 quốc gia, vùng
lãnh thổ và chinh phục hai địa cực, trong đó có các thị trường khắt khe như Mỹ, Nhật
Bản, Hàn Quốc, các nước Liên minh châu Âu, … Trong giai đoạn 2017 - 2021, VIFON
ghi nhận đã xuất khẩu hơn 1 tỷ sản phẩm (với hơn 30% là sản phẩm phở) mang nhãn
hiệu VIFON - Made in Việt Nam.
3.2. Phương thức thâm nhập thị trường Hàn Quốc của phở VIFON
Cũng như đối với các thị trường quốc tế khác, VIFON thâm nhập thị trường Hàn
Quốc qua phương thức xuất khẩu. Cùng với đó, doanh nghiệp cũng phát triển những
mối quan hệ thân thiết với các đối tác Hàn, tiêu biểu là chuỗi cửa hàng GS25 ở Hàn
Quốc - chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất nắm giữ 30% thị phần bán lẻ tại đất nước này.
12
CHƯƠNG II. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
1. Nghiên cứu thị trường phở gói tại Hàn Quốc
1.1. Nghiên cứu khái quát
1.1.1. Kinh tế
Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á và thứ 10 thế giới với một vài chỉ số
năm 2021 như sau: GDP đạt 1798,53 tỷ USD; GDP bình qn đạt 32644,67 USD; chiếm
0,36% GDP tồn cầu (Trading Economics, 2021). Bên cạnh đó, chỉ số tự do kinh tế của
Hàn Quốc chỉ xếp thứ 22 trong 38 quốc gia thành viên của OECD (Khánh Vân, 2022).
1.1.2. Văn hóa - Ẩm thực
Người Hàn Quốc đặc biệt coi trọng thứ bậc, vị trí trên dưới trong xã hội; có lịng
tự tơn dân tộc cao; rất quan tâm đến hình thức bên ngồi, chạy theo mốt. Họ cũng có
thói quen ăn chơi tụ tập sau giờ làm, lối sống hưởng thụ, hào phóng với bản thân.
Nền ẩm thực của người Hàn rất đa dạng, đặc trưng. Họ chú trọng đến hình thức,
màu sắc, cắt tỉa,... và hương vị món ăn ngay trong những bữa ăn hàng ngày. Ẩm thực
của họ cũng phân hóa theo mùa, vùng miền. Họ ưa chuộng vị cay nóng, đậm đà, thường
sử dụng hành, tỏi, bột tiêu, tương ớt,...
1.1.3. Chính trị - Pháp luật
Những bất ổn trên chính trường Hàn Quốc chủ yếu đến từ những bê bối tham
nhũng, các cuộc biểu tình,... Nhưng nhìn chung, nền chính trị, an ninh của nước này
tương đối ổn định và đây là mảnh đất màu mỡ để tham gia đầu tư (U.S. Department of
State, 2021). Mới đây, tân tổng thống Yoon Suk-yeol với quyết tâm chống tham nhũng,
bảo vệ công bằng, lẽ phải, nguyên tắc và pháp quyền đã thổi làn gió mới đầy hứa hẹn
tới mơi trường đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp.
Mối quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam bắt đầu từ năm 1992 và
ngày càng phát triển đa lĩnh vực cho tới nay thông qua hàng loạt các Hiệp định. Về giao
thương, trong khi Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu trọng điểm của ta, thì Việt Nam
cũng là thị trường xuất khẩu tiềm năng của họ.
13
1.1.4. Hàng rào kỹ thuật và quy định kiểm dịch
Về hình thức, quốc gia này đã giảm đi những kiểm soát cứng nhắc với sản phẩm
nhập khẩu, nhưng trên thực tế vẫn áp dụng nhiều quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, thủ tục
kiểm tra gắt gao. Về các quy định kiểm dịch SPS, theo Tạp chí khoa học Nơng nghiệp
Việt Nam, Hàn Quốc cũng thuộc nhóm các quốc gia có yêu cầu rất cao. Đặc biệt là, các
rào cản trên chủ yếu gây khó khăn cho mặt hàng nơng sản nói chung và thực phẩm chế
biến nói riêng. (VCCI, 2017)
1.1.5. Dung lượng thị trường
Dân số của Hàn Quốc hiện tại là 51.332.457 người, chiếm 0,64% và đứng thứ 28
trên thế giới. Đây là thị trường tương đối nhỏ khi so với các nước ASEAN (hơn 675
triệu dân) hay Trung Quốc (hơn 1,4 tỷ dân). Thêm vào đó, tốc độ gia tăng dân số có xu
hướng giảm, và tốc độ già hóa dân số đang ở mức báo động, thậm chí dự tính sẽ vượt
qua Nhật Bản (36,5%) trở thành nước có dân số già nhất thế giới (TTXVN, 2022). Ngồi
những đặc điểm có thể coi là bất lợi đối với VIFON nói trên, có thể thấy thuận lợi ở việc
81,41% dân số nước này sống ở thành phố (2019); độ tuổi 15 - 64 chiếm tới 72,9%
(2017).
Hình 1. Biểu đồ tốc độ gia tăng dân số của Hàn Quốc giai đoạn 2000 - 2020
(nguồn: macrotrends)
1.1.6. Giá cả
Với mức thu nhập bình qn cao, người Hàn khơng q chi li, tính toán cặn kẽ
về vấn đề giá cả. Với họ, mua sắm là một niềm vui, hướng đến sự đa dạng, tiện lợi và
chất lượng sản phẩm là chính.
Vào năm 2020, một ly mì hoặc phở ăn liền tại Hàn Quốc có giá khoảng 800 1500 KRW (15,000 - 30,000 VND). Thời điểm đó, giá của Phở VIFON, cụ thể là Phở
14
thịt bò VIFON tại Hàn Quốc loại hộp 120g khoảng 2000 KRW, cao hơn mặt bằng chung
một chút. (LAPI, 2019)
1.1.7. Cạnh tranh
Thực phẩm chế biến không phải mặt hàng chủ lực khi xuất khẩu sang Hàn Quốc
của nước ta, nhưng là mặt hàng có nhiều thế mạnh và tiềm năng. Tuy nhiên, khi tiến vào
thị trường Hàn Quốc, VIFON không những phải cạnh tranh với hàng loạt các thương
hiệu nội địa phổ biến mà còn với các thương hiệu đến từ Thái Lan, Trung Quốc, Nhật
Bản,...
1.2. Nghiên cứu chi tiết
1.2.1. Nghiên cứu khách hàng
Khách hàng mục tiêu mà VIFON hướng đến là người ở độ tuổi 18 - 40, phần lớn
tập trung ở các thành phố vừa và lớn. Nhóm khách hàng này có cuộc sống bận rộn, nhịp
sống nhanh, nhạy bén với các xu hướng mới và cập nhật công nghệ, và ngày càng nhiều
người chọn cuộc sống độc thân. Tỷ lệ hộ độc thân tại Hàn Quốc gần đây tăng, chiếm tới
31,7%, dẫn đến xu hướng ăn một mình cũng tăng theo. Có thể thấy, đây là nhóm khách
hàng có nhu cầu sử dụng mì ăn liền cao hơn cả so với các nhóm khác.
Nhìn chung, người Hàn Quốc sử dụng mì ăn liền quanh năm, khơng kể mùa vụ,
ngày lễ Tết, liên tục từ 2013 - 2020 đứng đầu thế giới về nhu cầu tiêu thụ bình quân theo
đầu người. Đến năm 2021 trở lại đây, thứ hạng này đã bị người Việt Nam sốn ngơi với
87 khẩu phần ăn/người, xếp thứ hai là Hàn Quốc với 73 khẩu phần và sau đó là Nepal
với 55 khẩu phần. (Hiệp hội mì ăn liền thế giới - WINA)
Như đã nói ở trên, người Hàn Quốc coi việc mua sắm không chỉ là đáp ứng nhu
cầu cơ bản mà còn là thú vui trong cuộc sống, là yếu tố ảnh hưởng tới hình ảnh và địa
vị cá nhân. Họ ưu tiên quan tâm đến uy tín thương hiệu, chất lượng, quảng cáo, sự tiện
lợi,... chứ không quá chi li cặn kẽ về giá cả. Họ cũng không phải là những khách hàng
trung thành và ưa thích theo mốt, có xu hướng thay đổi thói quen tiêu dùng.
Người Hàn Quốc được coi là những vị khách khó tính. Các sản phẩm được bày
bán ở đây đều phải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt, đáp ứng được yêu cầu về vệ
sinh an tồn. Chỉ cần có thơng tin khơng tốt thì rất cao thể nhãn hàng đó sẽ phải chịu làn
15
sóng tẩy chay vơ cùng kịch liệt từ người tiêu dùng tại nước này. Người Hàn Quốc còn
quan tâm đến hàm lượng dinh dưỡng, calories, chế độ ăn kiêng ít dầu mỡ. Ngoài ra, họ
thường bị thu hút bởi những sản phẩm màu mè (đặc biệt là đỏ, vàng, ngoài ra có đen,
xanh, trắng), bắt mắt, hình thức đẹp và thuận tiện. (Thùy Anh, 2021)
Quy trình quyết định mua hàng đối với thực phẩm nói chung của họ cũng có
nhiều điểm cần lưu tâm. Trước hết, ngoài việc nhu cầu tiêu dùng tự phát sinh bên trong
bản thân họ, thì khách hàng có thể bị kích thích tiêu thụ nếu vơ tình bắt gặp quảng cáo
sản phẩm nào đó trên mạng xã hội, các video review từ food vlogger, đặc biệt là lúc về
đêm - thời điểm rất dễ đói trong lối sống thức khuya, làm việc căng thẳng, độc thân,...
Người Hàn Quốc ngày nay sẽ chuộng tìm kiếm thơng tin trên mạng xã hội, các diễn đàn
hội nhóm, có xu hướng ấn tượng và tin tưởng vào sản phẩm do người nổi tiếng, thần
tượng quảng bá. Đối với mặt hàng mì ăn liền, do yếu tố giá rẻ, thuận tiện, nên người
Hàn thường không trải qua bước đánh giá các lựa chọn về nhãn hàng, thậm chí họ cịn
muốn trải nghiệm đa dạng các loại. Quyết định mua của họ sẽ trở nên nhanh chóng hơn
nếu bị thu hút bởi sự độc đáo mới lạ về hình thức lẫn hương vị, hay do xu hướng, mốt.
Và vì giá thành của mì ăn liền khơng cao, nên họ sẽ khơng để tâm nhiều tới vấn đề tài
chính. Do mì ăn liền là đồ ăn quá đỗi phổ biến, nên sản phẩm phải thật đặc biệt, thì mới
xuất hiện sự lan truyền, chia sẻ giữa các khách hàng; nếu xảy ra sai sót lớn sẽ có thể vấp
phải sự đào thải lan rộng.
1.2.2. Nghiên cứu sản phẩm
Thực phẩm không nằm trong nhóm mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn nhất của
Hàn Quốc nhưng lại xu hướng tăng lên tính đến năm 2019. Thêm vào đó, nước này cịn
nằm trong nhóm nước có tỷ lệ tự cung lương thực, thực phẩm thấp nhất của OECD, phải
phụ thuộc khá nhiều vào việc nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước (keia.org, 2022).
Đối với riêng mì, phở, giá trị nhập khẩu của Hàn Quốc có xu hướng tăng trong giai đoạn
2007 - 2016, với hơn 2 triệu USD vào năm 2016.
16
Hình 2. Giá trị nhập khẩu mì, phở của Hàn Quốc năm 2007 - 2016 (đơn vị: tỷ USD)
(Nguồn: Statista)
Thói quen sử dụng mì ăn liền ở Hàn có nhiều điểm thú vị. Vì điều kiện biến đổi
của khí hậu, người Hàn có thói quen ăn các món mì lạnh giải nhiệt vào mùa hè (tháng 6
- 8), và mì ấm nóng vào mùa đơng. Mì cũng được xem là món giải rượu, thích hợp ăn
sau những cuộc nhậu nhẹt rất đặc trưng của người Hàn. Truyền thống ăn lẩu của họ cũng
dần được giản tiện hơn nhờ có mì ăn liền. Mặc dù xuất hiện nhiều phong cách ăn mì
sáng tạo, nhưng mì dạng súp vẫn phổ biến hơn cả.
Mì hoặc phở nói riêng và thực phẩm nói chung khi xuất khẩu vào Hàn Quốc phải
tuân thủ theo các quy định về an toàn thực phẩm, cụ thể là Bộ luật về Quản lý An toàn
Thực phẩm nhập khẩu (2016). Về nhãn hiệu, mã vạch, các quy định có thể thay đổi linh
hoạt và được quản lý bởi Bộ An ninh Thực phẩm và Dược phẩm (MFDS).
1.2.3. Quy mô và đặc điểm của thị trường
Có thể thấy tổng lượng cầu mì ăn liền ở Hàn Quốc tăng đều trong giai đoạn 2017
- 2020 nhưng tới 2021 thì lại giảm xuống.
17
Hình 3: Tổng lượng cầu mì ăn liền ở Hàn Quốc (đơn vị: triệu phần ăn)
Về dung lượng thị trường, giai đoạn 2011 - 2015 tuy không thật sự ổn định nhưng
nhìn chung là có xu hướng tăng nhẹ:
Hình 4: Dung lượng thị trường mì ăn liền tại Hàn Quốc giai đoạn 2011 - 2015
(Nguồn: The Korea Herald, 2016)
Nhìn chung, đây là một thị trường có sự sơi động nhờ những cuộc cạnh tranh,
chạy đua về sự đa dạng chủng loại lẫn chất lượng, hương vị,... giữa các hãng lớn. Đây
chính là một trong những động lực để dung lượng thị trường mở rộng hơn (Korea
Herald).
1.2.4. Hệ thống phân phối hàng hóa
Kênh phân phối chủ yếu của mì ăn liền tại Hàn Quốc là bán lẻ, bao gồm: cửa
hàng tiện lợi, đại lý chiết khấu, siêu thị độc lập, siêu thị tập đoàn, cửa hàng thực phẩm
tổng hợp, cửa hàng bách hóa. Trong đó, các cửa hàng tiện lợi đóng góp doanh số bán lẻ
cao nhất, chiếm tới 28,30%, thấp nhất là cửa hàng bách hóa (0.3%).
18
Hình 5: Tỷ trọng doanh số bán lẻ mì ăn liền theo kênh phân phối tại Hàn Quốc năm 2019
(Nguồn: Statista, 2021)
Ngồi các hình thức phân phối truyền thống trên, mì ăn liền cũng có mặt trên các
sàn thương mại điện tử. So với hình thức hiện đại này, các cửa hàng, siêu thị bán lẻ có
lợi thế ở tính sẵn có, kịp thời đáp ứng nhu cầu khách hàng, phủ rộng khắp nơi trong từ
thành phố tới nông thôn, nhưng lại tốn kém chi phí mặt bằng. Cịn hệ thống bán lẻ trực
tuyến đáp ứng được xu hướng mua sắm online, tốn ít chi phí vận hành hơn, tận dụng
được nhiều kênh truyền thông quảng cáo hơn, tuy nhiên lại không đáp ứng được nhu
cầu tiêu thụ một cách nhanh chóng, thuận tiện tức thời của khách hàng. Khách hàng
thường mua mì ăn liền trên các nền tảng này với số lượng lớn.
1.2.5. Nghiên cứu cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh của VIFON đều là những hãng lớn và lâu năm trên thị trường
Hàn Quốc. Thị phần của VIFON cùng với những hãng khác rất hẹp, chỉ khoảng 5,7%.
Trong thị phần 5,7% này, có thể kể đến hai hãng khác là Jinmailang của Trung Quốc và
Nissin của Nhật Bản.
19
Hình 6: Thị phần mặt hàng mì tại Hàn Quốc năm 2022
(Nguồn: Korea JoongAng Daily)
Bảng phân tích một số đối thủ cạnh tranh
Đối thủ
cạnh tranh
Nongshim
Co.Ltd
Điểm mạnh
Hiểu rõ văn hóa, nhu cầu,
phong cách ẩm thực của
khách hàng nội địa.
Hệ thống sản xuất mì khơng
Điểm yếu/Bất lợi
2021, bị trục xuất khỏi
thị trường châu Âu sau
khi phát hiện có chất gây
ung thư.
chiên hàng đầu thế giới.
Chiếm thị phần vào hàng lớn
nhất trong nước.
Ottogi
R&D năng động, hiệu quả,
cho ra mắt đa dạng phong phú
các sản phẩm mới.
Xúc tiến kinh doanh ở thị
trường nước ngoài nhằm nắm
bắt và hài hòa với các xu
2021, bị phát hiện bán
rong biển của Trung
Quốc nhưng dán mác
Hàn Quốc.
2017, bộ phận lãnh đạo
từng dính bê bối tham
nhũng, chính trị.
20
hướng ẩm thực quốc tế, thu
hút thêm khách nước ngoài.
Chiếm thị phần thứ hai trong
nước.
Jinmailang
Có phong vị riêng biệt đậm
chất Trung Hoa nhưng vẫn hài
hòa với ẩm thực Hàn Quốc.
Tiên phong trong cơng nghệ
hấp và luộc, hồn tồn khơng
chiên.
2012, từng dính bê bối
về vấn đề an tồn thực
phẩm.
Lịng tự tơn dân tộc và
tâm lý ngày càng mất
thiện cảm với Trung
Quốc của người Hàn
Quốc.
Nissin
Foods
Là thương hiệu lớn trên
trường quốc tế.
Tiên phong sáng tạo ra mì ăn
liền chỉ trong 3 phút.
Nắm bắt ẩm thực của thị
Chiến lược marketing
yếu.
Chưa nhanh nhạy với xu
hướng ăn kiêng lành
mạnh ngày nay.
trường xuất khẩu, nhưng vẫn
giữ được đặc trưng gốc của
mình.
1.2.6. Nghiên cứu cơ sở hạ tầng
Hàn Quốc có hệ thống cơ sở hạ tầng vơ cùng tân tiến. Thị trường nhà đất, văn
phòng cho thuê, mặt bằng kinh doanh,... rất sôi động và phổ biến. Hệ thống giao thông
vận tải phát triển hiện đại, thông minh vào hàng những quốc gia đứng đầu thế giới. Mạng
lưới thơng tin liên lạc, viễn thơng phủ rộng tồn quốc. Ví dụ năm 2022, Internet phủ
rộng tới 96,51% dân số; 47,32 triệu người dùng Internet; xếp thứ hai toàn châu Á,... Hệ
thống các cửa hàng, siêu thị dày đặc, nhất là ở các thành phố lớn, với rất nhiều điểm có
tần suất hoạt động 24/7…
21
1.2.7. Dự đoán xu hướng biến động thị trường
Dự đốn lượng cung
Về phía Hàn Quốc, nước này hẳn sẽ gia tăng sản xuất nhằm xuất khẩu ra
trường quốc tế như hiện tại. Nhất là khi họ đang trên đà bùng nổ sự phổ biến như
hiện tại nhờ hiệu ứng của làn sóng văn hóa Kpop và điện ảnh. Một số hãng lớn
công bố đang chuẩn bị tiềm lực để mở thêm cơ sở hạ tầng sản xuất ở các thị
trường chủ lực như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản,... (Koreantimes, 2020)
Về phía VIFON, trong tháng 6 năm 2022, doanh nghiệp này đã phải rất
chật vật để kiểm sốt chi phí đầu vào, bình ổn giá, duy trì sản xuất; trước đó vài
tháng đã cho ra mắt loại hương vị mới. Có thể cung sản phẩm đem xuất khẩu của
VIFON sẽ trở nên hạn chế hơn.
Dự đoán lượng cầu
Như đã đề cập trên, tại thị trường Hàn Quốc năm 2022, lượng tiêu thụ mì
ăn liền bỗng giảm nhẹ so với năm trước. Lý do có thể vì đã qua thời kỳ giãn cách
dịch bệnh; thêm vào đó, trào lưu sống hưởng thụ giảm áp lực cho bản thân, “trốn
phố về quê”, sống xanh và khỏe mạnh... gần đây của giới trẻ cũng khiến họ chia
sẻ chi tiêu cho mì ăn liền với các dòng thực phẩm khác. Tuy nhiên, do vấn đề lạm
phát, giá cả nói chung tăng cao nên một bộ phận lại tăng tiêu thụ mì ăn liền. Cho
nên có thể lượng cầu của người tiêu dùng sẽ ổn định hoặc giảm nhẹ, khơng có xu
hướng tăng lên.
Dự đoán xu hướng biến động giá
Đầu năm 2022, vấn đề lạm phát trở nên đáng báo động tại Hàn Quốc. Giá
tiêu dùng lần đầu tiên sau 11 năm vượt 4%. Điều này là có thể lường trước được
trong bối cảnh chiến tranh Nga - Ukraine. Giá mì gói có thể sẽ tăng theo, nhưng
không đáng báo động như đợt tăng năm 2021 (tăng tới 14,3% so với năm 2020).
2. Phân tích SWOT
Điểm mạnh (S)
Điểm yếu (W)
22
S1: Danh mục sản phẩm đa
dạng: Có 70 sản phẩm được sản
xuất với giá cả cạnh tranh.
Hàn Quốc chưa được đẩy mạnh.
S2: Năng lực sản xuất lớn, đáp
ứng đầy đủ cả thị trường trong
W1: Hoạt động quảng bá, tiếp thị tại
W2: Mạng lưới phân phối quá rộng,
quản lý chưa được chặt chẽ.
nước lẫn thị trường ngoài nước
W3: Một số sản phẩm không được ưa
chuộng.
với chất lượng sản phẩm tốt.
S3: Cơ sở hạ tầng tốt, máy móc
đạt tiêu chuẩn quốc tế.
S4: Cơng nghệ sản xuất khép
kín, hiện đại.
S5: Đội ngũ nhân viên có trình
độ và kinh nghiệm cao.
S6: Khả năng bao quát thị
trường cao, đã có mặt trên 100
quốc gia trên toàn thế giới.
S7: Là một thương hiệu lâu đời
tại Việt Nam, có uy tín với
người tiêu dùng.
Cơ hội (O)
O1: Các chính sách thương mại
Thách thức (T)
T1: Q trình kiểm định chất lượng
tự do tạo điều kiện cho doanh
mặt hàng thực phẩm tại thị trường
nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất
Hàn Quốc rất nghiêm ngặt.
khẩu.
O2: Thị trường thực phẩm ăn liền
tại Hàn Quốc phát triển, có nhiều
23
phân đoạn thị trường, tạo điều
T2: Mức độ cạnh tranh trong thị
kiện cho doanh nghiệp thâm
trường thực phẩm ăn liền của Hàn
nhập.
Quốc rất cao.
O3: Q trình hội nhập tồn cầu
T3: Nhiều đối thủ trên thị trường đầu
cho phép doanh nghiệp tiếp thu
tư mạnh và hoạt động hiệu quả ở khía
và đưa vào áp dụng công nghệ
cạnh marketing.
tiên tiến, kỹ thuật mới hiệu quả.
O4: Công nghệ thông tin và
truyền thông phát triển mạnh mẽ.
T4: Sản phẩm mới và sản phẩm thay
thế xuất hiện nhiều, liên tục.
T5: Thị hiếu, khẩu vị khách hàng
Hàn Quốc khác với người Việt.
T6: Công nghệ phát triển, thay đổi
từng ngày, yêu cầu doanh nghiệp
phải có tiềm lực kinh tế và trình độ
nhân sự tương ứng để theo kịp.
2.1. Chiến lược SO
Chiến lược mở rộng xuất khẩu: (S2, S6 + O1, O2)
Nhờ vào hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) cho phép
xóa bỏ các hàng rào thuế quan và thuận lợi hóa thương mại cùng với xu hướng gia tăng
tiêu thụ thực phẩm ăn liền, tiện lợi ở một nước phát triển có nhịp sống nhanh như Hàn
Quốc, VIFON có cơ hội thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường sang Hàn
Quốc.
Với khả năng bao quát thị trường cao cùng với năng lực sản xuất và chất lượng
sản phẩm đủ đáp ứng u cầu thị trường nước ngồi, cơng ty hồn tồn có thể coi chiến
lược này là một bước đi khả thi và sáng suốt.
24
2.2. Chiến lược WO
2.2.1. Chiến lược củng cố hoạt động quảng bá, tiếp thị: (W1 + O4)
Tận dụng thời cơ cơng nghệ thơng tin phát triển, có khả năng rút gọn khoảng
cách và lan truyền thơng tin nhanh chóng, VIFON có thể khắc phục điểm yếu về hoạt
động quảng bá, tiếp thị kém sôi nổi so với các đối thủ trên thị trường Hàn Quốc bằng
cách tăng cường sử dụng phương tiện truyền thông để quảng cáo sản phẩm.
Đặc biệt, doanh nghiệp có thể nhấn mạnh điểm khác biệt làm sản phẩm nổi bật
chính là bản sắc ẩm thực Việt, qua đó tăng mức độ nhận biết của người tiêu dùng Hàn
Quốc đối với thương hiệu.
2.2.2. Chiến lược quản lý doanh nghiệp: (W2 + O3)
Với mạng lưới phân phối rộng nhưng hoạt động quản lý chưa được chặt chẽ,
VIFON cần liên kết các bộ phận trong bộ máy doanh nghiệp nhằm tạo mơi trường tương
trợ hiệu quả giữa các phịng ban trong hoạt động quản lý nhân lực, tài chính và hoạt
động sản xuất của cơng ty.
VIFON có thể áp dụng các quy trình sản xuất, biện pháp quản lý nhân sự cũng
như các công cụ công nghệ tiên tiến được tiếp thu từ thế giới vào việc kiểm tra và đánh
giá số liệu liên quan tới tình hình kinh doanh, nhằm tối ưu hóa năng suất của doanh
nghiệp.
2.3. Chiến lược ST
2.3.1. Tăng cường đổi mới, cải tạo công nghệ (S3, S5 + T2)
VIFON hiện có 2 nhà máy sản xuất chính, một ở Khu Cơng Nghiệp Tân Bình,
TP.HCM và một ở Khu Công Nghiệp Quang Minh, Hà Nội. Cả 2 nhà máy đều có diện
tích rộng lớn, lên đến hàng chục ngàn mét vng, trang bị nhiều máy móc, dây chuyền
sản xuất tiên tiến có khả năng cung ứng đủ hàng hóa cho thị trường trong và ngồi nước.
Tuy nhiên đi kèm theo đó là xu thế cơng nghệ ln thay đổi, phát triển từng ngày.
Do đó, để gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị
trường, VIFON cần liên tục hiện đại hóa các thiết bị máy móc, sử dụng các dây chuyền
sản xuất theo công nghệ Mỹ, Nhật, Châu Âu. Bên cạnh đó, đội ngũ cơng nhân viên
25
VIFON cần được đào tạo chuyên nghiệp, kỹ càng hơn trước khi bắt tay làm việc trong
các phân xưởng, được tạo điều kiện để tự do nghiên cứu, sáng tạo các món ăn ngon, rẻ.
Các nhân viên kỹ thuật, quản lý nên được cử đi học thường xuyên để nâng cao kiến thức
cũng như các kỹ năng để sử dụng các máy móc tối ưu, hạn chế rủi ro, lỗi kỹ thuật trong
q trình sản xuất.
2.3.2. Khơng ngừng nghiên cứu, nâng cao chất lượng của sản phẩm (S2, S3 + T1, T4,
T5, T6)
Ưu tiên sử dụng công nghệ cao để đưa vào hoạt động sản xuất nhằm khai thác tối
đa cơng suất phục vụ cho thị trường. Bên cạnh đó, để đáp ứng được mọi nhu cầu thị hiếu
khác nhau của khách hàng, VIFON cần phải chú trọng đầu tư, nghiên cứu để sản xuất
các sản phẩm không những đa dạng về chủng loại mà cịn có lợi cho sức khỏe người
tiêu dùng.
Bên cạnh đó, VIFON cần phải chú trọng đến công tác quản lý chất lượng, đảm
bảo chất lượng đầu ra của cơng ty trong q trình sản xuất như:
Xây dựng, ban hành chi tiết bộ quy định về sản phẩm như: miến, bún phở, hủ
tiếu, mì,...
Xây dựng hệ thống ghi chép, kiểm sốt quy trình sản xuất các quy trình sản xuất
trong phân xưởng,...
Ngồi ra, VIFON nên thường xuyên nghiên cứu, đưa ra các sản phẩm riêng biệt
cái mà dành riêng cho thị trường Hàn Quốc để có thể đáp ứng được khẩu vị cũng như
thị hiếu trong tiêu dùng của người tiêu dùng Hàn Quốc.
2.3.3. Xây dựng chiến lược quảng cáo hiệu quả (S7 + T3)
Nhiều đối thủ - nhiều sản phẩm, đó chính là vấn đề đau đầu của tất cả các doanh
nghiệp hiện nay. Trong khi các thương hiệu ra đời sau gây “náo loạn” truyền thơng với
đủ chiêu trị quảng cáo ồn ào, thương hiệu VIFON đã chọn cho mình một hướng đi
riêng: lấy uy tín lâu năm của thương hiệu mẹ bảo trợ cho các thương hiệu con với nhiều
nhánh sản phẩm khác nhau.
Tuy nhiên thì với thương hiệu đã được bảo trợ và có hoạt động lâu năm như
VIFON thì sự cạnh tranh với các đối thủ trong cùng một lĩnh vực và chung một sản
26
phẩm thì VIFON nên đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm gắn liền với sự khẳng định về
thương hiệu và chất lượng lâu năm của mình. Đặc biệt là tại thị trường Hàn Quốc, không
chỉ phải cạnh tranh với các thương hiệu Phở mà do thị trường nước ngoài sản xuất ra
mà cịn từ chính đối thủ sản cùng một loại sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam.
Vì thế các phịng ban và các bộ phận ln ln phải ở trong tình trạng sẵn sàng
phân tích đối thủ, học hỏi và nghiên cứu thị trường để đáp ứng với nhu cầu của khách
hàng và cạnh tranh so với đối thủ. Từ đó sẽ tiếp cận được khách hàng nhiều hơn lợi
nhuận đem lại cho công ty lớn hơn.
2.4. Chiến lược WT
Đẩy mạnh, đầu tư cho quảng bá tiếp thị (W1 + T2)
Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, phân tích, học hỏi đối thủ cùng với đó là ln
theo kịp với xu thế thị trường để có những chiến dịch quảng bá, tiếp thị vừa đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng vừa tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ. Có thể kể
đến các hoạt động như là:
Mở các quầy ăn thử đồ ăn trong siêu thị, cửa hàng,..
Kết hợp với các cửa hàng tiện lợi, đại lý,... mở các đợt quảng cáo, tiếp thị rầm rộ
theo hình thức trực tiếp,...
Mở các đợt khuyến mãi.
Ngồi những quảng bá truyền thống như đã kể trên thì cũng VIFON cũng có thể áp dụng
những cách quảng bá sau đây để đưa sản phẩm được người tiêu dùng Hàn Quốc biết đến
rộng rãi hơn:
Kết hợp với các food reviewer nổi tiếng trên các trang web, kênh truyền hình nổi
tiếng,... để truyền thơng cho sản phẩm của mình.
Kết hợp quảng cáo trên truyền hình Hàn Quốc bao gồm cả đưa sản phẩm lồng
ghép vào các chương trình ẩm thực nhằm marketing rộng rãi đến với người dùng.
27
CHƯƠNG III. CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX
1. Chiến lược sản phẩm
1.1. Chiến lược sản phẩm của công ty VIFON
1.1.1. Chiến lược cho tổng hợp sản phẩm
Mở rộng cho tập hợp sản phẩm: Sản xuất thêm những dòng sản phẩm mới phù
hợp với hơn thị trường.
Tăng chiều sâu: Bên cạnh sự đa dạng về chủng loại, hương vị, VIFON cố gắng
đa dạng hố về mẫu mã bao bì sản phẩm, hình thức đóng gói như là trong tơ, gói, cốc,
khay để người tiêu dùng có thể sử dụng sản phẩm trong nhiều tình huống khác nhau
Kéo dài các dịng sản phẩm: Tăng thêm số mặt hàng cho từng sản phẩm. Đối với
sản phẩm mì ăn liền có nhiều sản phẩm với nhiều hương vị khác nhau như vị cari, vị gà,
vị bò, vị kim chi, mì chay,....
1.1.2. Chiến lược cho dịng sản phẩm
Chiến lược phát triển: Công ty đã đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng trong
từng thời kỳ bằng cách thường xuyên tung ra các sản phẩm mới. Từ 60 mặt hàng vào
năm 1998, chúng tôi đã phát triển hơn 90 sản phẩm chính và phụ cho đến nay.
Chiến lược thu hẹp: Công ty thâm nhập thị trường ngắn hạn với dịng sản phẩm
phở ráo và mì khơ.
Chiến lược cải tiến: VIFON cũng rất chú trọng đến khâu thiết kế bao bì, các sản
phẩm trong dịng sản phẩm của cơng ty không ngừng cải tiến về mẫu mã và được đóng
gói đa dạng.Thương hiệu Mì Hồng Gia của cơng ty bao gồm mì thịt bằm, hủ tiếu giị
heo, hủ tiếu giò heo, bánh đa cua, hủ tiếu bò viên, hủ tiếu nam vân cùng nhiều loại và
hương vị khác nhau đáp ứng khẩu vị đặc trưng của bốn miền Việt Nam.
Chiến lược hiện đại hố: Cơng ty khơng ngừng nâng cấp cải tiến cơng nghệ, hiện
đại hố thiết bị, đẩy mạnh nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm chất lượng quốc tế.
28