Biện pháp tổ chức thi công
1. Trình tự thi công công trình:
1.1. Công tác chuẩn bị triển khai thi công:
Chuẩn bị mặt bằng (đo đạc, tập kết xe máy, vật tư…)
Tổ chức công trường.
Phương án thi công.
Khởi công công trình.
1.2. Đúc bó vỉa, dải phân cách.
1.3. Thi công nền móng, CPĐD phạm vi đường mở rộng, đường dưới dải phân cách biên bên
phải và đường song hành cũ bên phải:
Trình tự thi công gồm:
Nền đường phần mở rộng và dưới dải phân cách
Móng cấp phối đá dăm.
Thi công móng cấp phối đá dăm: đối với đường chính dày 80 cm chia làm 4 lớp để thi công, đối
với đường song hành và đường dưới dải phân cách tùy độ dày bù vênh mà chia lớp thi công hợp
lý sao sau khi thi công lu lèn chiều dày mỗi lớp không quá 20cm.
1.4. Lắp đặt bó vỉa:
+ Thi công lớp bê tông lót đá 1x2 M150.
+ Lắp đặt ván khuôn, đúc bó vỉa.
1.5. Thi công lớp BTN hạt trung C25 dày 10cm:
+ Tưới nhựa thấm bám tiêu chuẩn 1kg/m2
+ Thi công lớp BTNN hạt trung dày 10cm.
+ Sau 2 ngày kiểm tra độ chặt của lớp BTNN hạt trung.
1.6. Thi công bù vênh, lắp đặt dải phân cách và thi công lớp BTNN hạt trung lên đường hiện
hữu:
Đối với đoạn có chiều dày bù vênh trên 12cm.v
Bù vênh: Cày xới mặt đường hiện hữu với chiều sâu trung bình là 12cm sau đó bù vênh bằng
lớp CPĐD loại 1
Lắp đặt dải phân cách
Thi công lớp bê tông+ lót đá 1x2 M150
Lắp đặt giải phân cách+
Thi công lớp BTNN hạt trung:
Thổi bụi, tưới nhựa dính bám 1kg/m2+
Thảm lớp BTN hạt trung dày+ 10cm
Đối với đoạn có chiều dày bù vênhv <12cm.
Bù vênh:
Thổi+ sạch mặt đường, tưới nhựa dính bám 0.5kg/m2
Thi công lớp BTNN hạt trung bù+ vênh trung bình 7cm
Lắp đặt giải phân cách:
Thi công lớp bê tông lót+ đá 1x2 M150
Lắp đặt giải phân cách+
Thi công lớp BTNN hạt trung dày 10cm:
Thổi bụi, tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 0.5kg/m2+
Thảm lớp BTN+ hạt trung dày 10cm
1.7. Thi công lớp BTN hạt mịn dày 5cm:
Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 0.5kg/m2
Thi công lớp BTN hạt mịn trên 1/ 2 mặt cắt ngang đường
Thi công 1/2 mặt cắt ngang còn lại
1.8. Công tác phá dở bê tông bó vỉa, dải phân cách cũ, đắp đất lề, trồng cỏ.
Đối với bó vỉa cũ: dùng xe đào để cẩu lên xe và đổ đi nơi khác hợp lý.
Đắp đất lề: ôtô chở đất đổ bên lề, máy đào và nhân công san phẳng, dùng đầm cóc đầm chặt,
nhân công trồng cỏ.
1.9. Công tác hoàn thiện:
Công tác bảo dưỡng
Vệ sinh mặt đường, sơn tuyến đường
Lắp đặt biển báo, hướng dẫn
1.10. Bảo hành công trình:
Công trình được bảo hành thời gian 24 tháng và giá trị 3% tổng dự toán theo điều 29 của nghị
định số 209/2004 NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ. Đơn vị thi công cam kết sẽ sữa chửa,
khắc phục những hư hỏng (nếu có)
của công trình trong thời gian bảo
hành.
2. Phương án tổ chức thi công:
a. Chọn phương tiện thi công:
Trước hết việc chọn phương tiện thi
công cho các hạng mục công trình thể
hiện trong hồ sơ thiết kế và dự toán
công trình là hợp lý, đơn vị dự thầu
sử dụng kết quả của hồ sơ thiết kế và
dự toán để lập kế hoạch tiến độ thi
công.
Đối với bê tông nhựa sử dụng ô tô, máy rải xe lu, lu bánh sắt, lu bánh lốp.
b. Chọn phương án thi công:
Công ty đã chọn phương án thi công từng bước, thi công xong từng bước sẽ nghiệm thu đánh
giá chất lượng mới thi công bước tiếp theo.
Công ty bố trí đội thi công từng hạng mục đào nền đường đến thi công cấp phối đá dăm.
Thi công 2 mép ở 2 phía đường dùng hàng rào cô lập khu vực thi công với khu vực xe lưu
thông.
Sau khi thi xong mới bắt đầu thi công phần mặt đường chính.
Thi công ban đêm khi công trình muốn hoàn thành đúng sớm tiến độ.
3. Thi công lớp bê tông nhựa hạt trung dày 10cm:
Tiêu chuẩn áp dụng: thi công và nghiệm thu lớp BTN căn cứ theo quy trình thi công và nghiệm
thu mặt đường BTN 22 TCN 249-98.
Sau khi thi công lớp cấp phối đá dăm đạt yêu cầu đúng theo thiết kế, ta tiến hành thi công lớp bê
tông nhựa hạt trung dày 10cm.
a. Bù vênh:
Làm phẳng bề mặt lớp cấp phối đá dăm bằng lớp cấp phối đá mi 0-4mm.
b. Vệ sinh bê mặt cấp phối đá dăm:
Cho công nhân quét làm sạch bề mặt cấp phối.
Dọn sạch các mi bụi cấp phối, rác thải trong quá trình thi công trên bề mặt.
Dùng máy hơi ép thổi sạch bụi trên bề mặt cấp phối.
Quét đá mi Máy thổi bụi
c. Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 1kg/m2:(Nhũ tương)
Sau khi thi công xong lớp cấp phối đá dăm sẽ được đơn vị nghiệm thu và cho phép tưới nhũ
tương.
Nhũ tương được vận chuyển trong xe chuyên dụng có thể giữ được nhiệt độ cao.
Nhũ tương được tưới trước từ 4-6h để phân tách xong trước khi rải BTN. Bề mặt CPĐD tưới
nhũ tương sẽ được lấy mẫu kiểm tra độ dính bám.
d. Rải BTNN hạt trung dày 10cm:
Công tác thi công lớp BTN khi thi công đầy đủ đạt yêu cầu của các lớp trước đó.
Công tác chuẩn bị:
Dùng cọc và căng dây để định vị trí và cao độ rải ở 2 bên mép mặt đường đúng với thiết kế.
Dùng các thanh thép hình chữ nhật để giới hạn vệt rải.
Vận chuyển bê tông nhựa:
Dùng ô tô tự đổ vận chuyển hỗn hợp bê tông nhựa.
Xác định số lượng xe và khoảng cách dừng của các xe hợp lý.
Thùng xe có đáy kín, thùng xe có đủ cả 4 bên+ đều sạch.
Cần có bạt che phủ khi gặp trời gió mạnh hoặc trời mưa.
Rải bê tông nhựa:
Tiến hành rải bê tông nhựa bằng máy chuyên dụng, đôi khi rải bằng thủ công ở những nơi chật
hẹp.
Khởi động máy rải trước khi rải từ 10 đến 15 phút để kiểm tra độ chính xác của máy, sự hoạt
động của guồng xoắn, băng chuyền, đốt nóng tấm là.
Ôtô chở hỗn hợp đi lùi tới phễu máy rải, bánh xe tiếp xúc đều và nhẹ nhàng với 2 trục lăn của
máy rải. Sau đó điều khiển cho thùng xe ôtô đổ hỗn hợp BTN xuống giữa phễu máy rải. Máy rải
đẩy ôtô về phía trước cùng máy rải.
Tùy theo bề dày lớp BTN mà điều chỉnh tốc độ máy rải.
Chỉnh cao độ máy rải bằng cao độ lèn ép nhân với hệ số lèn ép, theo dõi và hiệu chỉnh cao độ
lớp BTNN trong lúc rải bằng que sắt đã đánh dấu.
Hỗn hợp BTNN phải thường xuyên ngập 2/3 chiều cao guồng xoắn.
Trong quá trình rải, thanh đầm của máy rải luôn hoạt động.
Ở những chỗ nối ngang dọc trước khi rải lớp mới thì vị trí tiếp xúc với lớp cũ được cắt thẳng
đứng và quét một lớp nhựa dính bám để đảm bảo tính liên tục giữa bê tông nhựa lớp mới với lớp
cũ.
Trong quá trình rải công nhân cầm dụng cụ theo máy để phụ giúp các công việc như:
Té phủ hỗn hợp BTN thừa dọc theo mối nối thành lớp mỏng, san đều chỗ lồi lõm trước khi lu
lèn.
Gạt bỏ, bù phụ những chỗ lồi lõm cục bộ trên lớp BTN mới rải.
Phun dầu để tránh BTN bám vào bánh xe lu.
+ Các vệt dừng thi công: máy rải chạy không tải ra ngoài vệt rải 5-7m. Dùng bàn trang nóng, cào
sắt nóng vun vén cho mép cuối vệt rải đủ chiều dày và thành một đường thẳng, thẳng góc với
tim đường.
+ Kiểm tra nhiệt độ trước khi rải bằng nhiệt kế, nhiệt độ không thấp hơn 130oC.
Việc giám sát quy trình thi công lớp BTN thường được bắt đầu từ® lúc ở trạm trộn đến hiện
trường như:
Kiểm tra độ chính xác của thiết bị trộn, hệ thống cân đong.
Kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật của vật liệu đưa vào chế tạo hỗn hợp.
Kiểm tra chất lượng của BTN khi rời trạm trộn.
+ Kiểm tra chất lượng vật liệu xem có bị phân tầng từ mỗi chuyến xe chở đến.
+ Kiểm tra vị trí tim cọc, và cọc giới hạn các vệt rải, các dây căng.
Lu lèn lớp BTN:
Lu được sử dụng: lu bánh hơi 16T kết hợp lu bánh cứng 8T và 12T.
+ Máy rải hỗn hợp BTN xong đến đâu phải tiến hành lu ngay. Cần tranh thủ lu lèn xong khi hỗn
hợp còn ở nhiệt độ lu lèn có hiệu quả. Nhiệt độ lu lèn hiệu quả nhất là 130-140oC, khi nhiệt độ
dưới 70oC thì lu lèn không còn hiệu quả.
+ Lu bánh cứng 8T được sử dụng trong lượt lu đầu tiên với vận tốc 4-5km/h, lu bánh lốp 16T
được sử dụng cho lượt lu thứ 2 với vận tốc 2-3km/h, lu bánh cứng 12T được sử dụng cho lượt lu
sau cùng với vận tốc 1.5km/h.
+ Dùng dầu chống dính bám phun lên bánh lu để tránh hiện tượng BTN bị bóc mặt dính vào
bánh lu.
+ Khi máy lu đổi hướng tiến lui thao tác phải nhẹ nhàng. Máy lu không được dừng lại trên lớp
BTN chưa lu lèn chặt và chưa nguội hẳn.
+ Trường hợp đang rải gặp mưa:
Báo ngay về trạm trộn tạm ngừng cung cấp.
Khi lớp BTN được lu lèn đạt 2/3 độ chặt yêu cầu thì tiếp tục lu trong mưa đến khi đạt độ chặt.
Khi lớp BTN chưa lu lèn đạt 2/3 độ chặt yêu cầu thì ngừng lu, san bỏ hỗn hợp ra khỏi mặt
đường. Khi mặt đường khô ráo thì rải lại.
Để khắc phục những khó khăn do thời tiết gây ra cần phân bố chiều dài rải hợp lý, nên chọn
chiều dài vệt rải ngắn khi gặp thời tiết không thuận lợi.
4. Ngiệm thu mặt đường BTN:
+ Kích thước hình học:
Bề rộng mặt đường được đo bằng thước thép
Bề dày lớp rải được nghiệm thu theo các mặt bằng cách cao đạc mặt lớp BTN so với các số liệu
cao đạc các điểm tương ứng ở mặt lớp móng (hoặc bằng lớp BTN dưới).
Độ dốc ngang mặt đường được đo theo hướng thẳng góc với tim đường, từ tim ra mép (nếu 2
mái) và từ mái này đến mái kia (nếu đường 1 mái). Điểm đo ở mép phải lấy cách 0.5m. Khoảng
cách giữa 2 điểm đo không quá 10cm.
Các sai số đặc trưng hình học của mặt đường không vượt quá cho phép.
Độ dốc dọc kiểm tra bằng cao đạc tại các điểm dọc theo tim đường.
+ Độ bằng phẳng được kiểm tra bằng thước dài 3m.
+ Độ nhám của mặt đường được kiểm tra bằng phương pháp rắc cát theo 22TCN 278-2001.
+ Độ chặt lu lèn:
Hệ số độ chặt lu lèn K của lớp mặt đường BTN rải nóng sau khi thi công không được nhỏ hơn
0.98.
Cứ mỗi 200m đường 2 làn xe hoặc cứ 1500m2 mặt đường BTN khoan lấy 1 tổ 3 mẫu đường
kính 101.6mm để thí nghiệm hệ số độ chặt lu lèn, dùng các thiết bị không phá hoại.
Chất lượng mối nối được đánh giá bằng mắt, ngay thẳng, bằng phẳng, không rỗ mặt, không có
khe hở