Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Giáo trình Lắp ráp và cài đặt máy tính (Nghề Quản trị mạng máy tính Cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.01 MB, 212 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: LẮP RÁP VÀ CÀI ĐẶT MÁY TÍNH
NGÀNH, NGHỀ: QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định Số:

/QĐ-CĐCĐ-ĐT, ngày

tháng

của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2019

năm 2019


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


LỜI NĨI ĐẦU
Trong q trình sử dụng máy tính, những trục trặc về phần cứng và phần
mềm xảy ra là điều không thể tránh khỏi mặc dù chúng ta đã có đầu tư tốt cho cả


phần cứng và phần mềm. Vậy làm thế nào để thay thế một thiết bị nào đó trong
máy tính, khi nó bị hư hỏng? Làm thế nào để cài đặt Hệ điều hành khi hệ thống
lỗi, hay khi ta muốn bổ xung một ứng dụng nào đó?
Cuốn giáo trình “Lắp ráp và cài đặt máy vi tính” được biên soạn cho học
sinh ngành Cơng nghệ thơng tin và có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai
muốn có kiến thức tổng quát về phần cứng máy tính và cách lắp ráp, cài đặt
hồn chỉnh hệ điều hành cho một máy vi tính, cũng như các phần mềm ứng
dụng. Với phương pháp trình bày ngắn gọn, trực quan, hy vọng cuốn giáo trình
này sẽ mang đến cho học sinh những kiến thức bổ ích cho ngành học và áp dụng
tốt cho công việc sau này.
Tuy đã tham khảo nhiều tài liệu và qua kinh nghiệm thực tế nhưng chắc
chắn cuốn giáo trình vẫn có những hạn chế nhất định rất mong nhận được sự
góp ý của quý thầy cô, quý đồng nghiệp gần xa và các em học sinh để cuốn giáo
trình thực sự trở thành một cơng cụ hữu ích cho học sinh ngành cơng nghệ thơng
tin nói riêng và độc giả nói chung.
Đồng Tháp, ngày......tháng ..... năm 2019
Chủ biên: Trần Đức Huân

3


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: LẮP RÁP MÁY VI TÍNH ............................................................ 9
1. Chuẩn bị ................................................................................................. 9
1.1. Giới thiệu các thành phần máy tính ............................................... 9
1.2. Các thành phần bên trong máy tính.............................................. 11
1.3. Các thiết bị ngoại vi ..................................................................... 67
2. Lựa chọn cấu hình máy tính ................................................................. 71
2.1. Các vần đề cần quan tâm khi lựa chọn Case và Nguồn ............... 71
2.2. Lựa chọn Mainboard ................................................................... 71

2.3. Lựa chọn CPU. ............................................................................ 72
2.4. Lựa chọn RAM ............................................................................ 73
2.5. Lựa chọn ổ cứng (HDD) .............................................................. 73
2.6. Lựa chọn ổ đĩa quang (CD-ROM, DVD-ROM) ............................ 74
3. Quy trình lắp, ráp máy tính ................................................................... 74
3.1. Chuẩn bị dụng cụ ......................................................................... 74
3.2. Quy trình lắp, ráp máy tính .......................................................... 75
3.3. Qui trình tháo máy tính ................................................................ 82
4. Các sự cố thường gặp ........................................................................... 82
4.1. Vấn đề 1: Bật máy mà PC khơng có dấu hiệu hoạt động ............. 82
4.2. Vấn đề 2: PC hoạt động nhưng màn hình khơng hiển thị gì cả (đèn
chỉ báo có màu cam) kèm theo là các tiếng bip khác thường. ............. 83
4.3. Vấn đề 3: Một tiếng bip ngắn bình thường, màn hình hiển thị trang
đầu tiên hoặc trang thứ hai rồi đứng lại. ............................................ 84
4.4. Vấn đề 4: PC hoạt động, màn hình hiển thị mã lỗi 305 ................ 84
4.5. Vấn đề 5: PC bị ngắt trong quá trình khởi động .......................... 84
4.6. Vấn đề 6: Đèn báo ổ đĩa mềm sáng liên tục ................................. 85
4.7. Vấn đề 7: PC hoạt động bình thường nhưng đèn Monitor khơng
sáng. ................................................................................................... 85
4


4.8. Vấn đề 8: PC hoạt động, monitor có màu xanh khởi động thành
cơng nhưng màn hình khơng hiển thị hay hiển thị nhưng màu bị nhòe.85
4.9. Vấn đề 9: Trang đầu tiên của màn hình khơng hiển thị thơng tin về
các ổ đĩa CD-ROM…sau đó khởi động thành cơng. ........................... 85
4.10. Khởi động thành công nhưng PC không phát ra một tiếng bip nào
cả. ...................................................................................................... 85
CHƯƠNG 2: CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH VÀ CÁC TRÌNH ĐIỀU ................ 92
1. Thiết lập thông số CMOS ..................................................................... 92

1.1. Giới thiệu BIOS, CMOS .............................................................. 92
1.2. Đăng nhập vào CMOS ................................................................. 96
1.4. Setup các thành phần nâng cao (Advanced CMOS Setup) ........... 99
1.5. Setup các thành phần thiết bị ngoại vi tích hợp (Integrated
Peripherals) ...................................................................................... 100
1.6. LOAD FAIL – SAFE DEFAULTS ............................................ 100
1.7. LOAD OPTIMIZED DEFAULTS ............................................. 100
1.8. SET SUPERVISOR PASSWORD AND USER PASSWORD .. 101
1.9. SAVE & EXIT SETUP ............................................................. 101
1.10. EXIT WITHOUT SAVING ..................................................... 102
2. Cài đặt hệ điều hành và các trình điều ................................................ 102
2.1. Chuẩn bị .................................................................................... 102
2.3. Cài đặt hệ điều hành .................................................................. 114
2.4. Cài đặt trình điều khiển (Driver) ................................................ 129
CHƯƠNG 3 : CÀI ĐẶT CÁC PHẦN MỀM ỨNG DỤNG ............................ 154
1. Chuẩn bị ............................................................................................. 154
2. Quy trình cài đặt phần mềm ứng dụng ................................................ 154
2.1. Cài Đặt Bộ Ứng Dụng MicroSoft Office: ................................... 159
2.2. Cài đặt bộ gõ Unikey. ................................................................ 163
2.3. Các ứng dụng khác .................................................................... 165
3. Gỡ bỏ các phần mềm ứng dụng .......................................................... 172
5


4. Giải quyết sự cố khi cài phần mềm ứng dụng ..................................... 175
4.1. Lựa chọn phần mềm cài đặt ....................................................... 175
4.2. Sao lưu hệ thống trước khi cài đặt ............................................. 175
4.3. Đánh giá sự cố ........................................................................... 176
4.4. Gỡ bỏ phần mềm ....................................................................... 176
CHƯƠNG 4: SAO LƯU PHỤC HỒI HỆ THỐNG ........................................ 182

1. Sao lưu hệ thống ................................................................................. 184
1.1. Chuẩn bị .................................................................................... 184
1.2. Qui trình sao lưu hệ thống ......................................................... 185
2. Phục hồi hệ thống ............................................................................... 187
2.1. Chuẩn bị .................................................................................... 187
2.2. Qui trình phục hồi hệ thống ....................................................... 188
3. Các sự cố thường gặp ......................................................................... 192
3.1. Lỗi do chế độ nén ...................................................................... 192
3.2. Lỗi do ổ đĩa cứng....................................................................... 192
3.3. Đĩa khởi động khơng tương thích phần cứng trong máy ............ 192
3.4. Lỗi do bộ nhớ RAM .................................................................. 192
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 212

6


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơn học: Lắp ráp và cài đặt máy tính.
Mã mơ đun: MĐ28
Thời gian thực hiện mơ đun: 90 giờ (Lý thuyết: 15 giờ; thực hành, thí nghiệm,
thảo luận, bài tập: 72 giờ; kiểm tra: 3 giờ)
I.VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MƠ ĐUN
- Vị trí: Mơ đun được bố trí sau khi sinh viên học xong các môn học chung, các mô
đun cơ sở chuyên ngành đào tạo chun mơn nghề.
- Tính chất: Là mơ đun chun ngành đào tạo tự chọn.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
- Hiểu được tổng quan về máy vi tính.
- Biết được chức năng từng thành phần của máy vi tính.
- Cài đặt được hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng.
- Chọn lựa các thiết bị để lắp ráp một máy vi tính.

- Chuẩn đốn và khắc phục được sự cố máy tính.
- Bố trí làm việc khoa học đảm bảo an toàn cho người và phương tiện học tập.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian :

Số
TT

1

2

3

Tên các bài trong mô đun

Tổng
số

Các thành phần máy tính
1. Giới thiệu
2. Thiết bị nội vi
3. Các thiết bị ngoại vi thơng dụng
Lắp ráp máy vi tính
1. Các thiết bị cơ bản
2. Dụng cụ
3. Qui trình thực hiện
Thiết lập thông số trong Bios
1. Setup các thành phần căn bản (
Standard CMOS Setup)

2. Setup các thành phần nâng cao
(Advanced Setup)
3. Setup các thành phần có liên quan
đến vận hành hệ thống

10

7

Thời gian (giờ)
Thực
hành, thí
nghiệm,

thảo
thuyết
luận, bài
tập
5
5

Kiểm
tra

0

22

2


19

1

7

2

5

0


4

5

6

4. Power Management Setup
5. Hướng dẫn Setup Bios
Cài đặt hệ điều hành và trình điều khiển
1. Phân vùng đĩa cứng
2. Cài đặt hệ điều hành
3. Cài đặt trình điều khiển
4. Giải quyết các sự cố
Cài đặt phần mềm ứng dụng
1. Qui trình cài đặt phần mềm ứng
dụng
2. Cài đặt phầm mềm ứng dụng

3. Bổ sung hay gỡ bỏ các ứng dụng
4. Các sự cố thường gặp khi cài phần
mềm ứng dụng
Sao lưu phục hồi hệ thống
1. Sao lưu hệ thống
2. Phục hồi hệ thống
Cộng

8

24

3

19

1

14

2

10

0

7

1


5

1

90

15

72

3


CHƯƠNG 1: LẮP RÁP MÁY VI TÍNH
Mã chương: MH15-01
Giới thiệu
Để có thể lắp ráp máy PC một cách có hiệu quả, người kỹ thuật viên cần
phải quen thuộc với những khái niện tổng quát về mặt vật lý cũng như cơ học
của máy.
Phải có khả nămg tháo rời máy một cách nhanh chóng (mà khơng làm hư
hại vỏ máy hoặc các bộ phận lắp ghép bên trong), sau đó phải nhanh chóng nhận
dạng chính xác từng cụm bộ phận, các bản mạch mở rộng (Expansion Board) và
các đầu nối (Connector)
Sau khi hồn tất một phiên chuẩn đốn và sửa chữa người kỹ thuật viên
phải có khả năng lắp ráp máy và những phần vỏ bọc của nó lại như cũ (cũng
khơng làm hư hại chúng)
Mục đích của bài chỉ ra các cụm bộ phận công tác khác nhau trong máy
và đề nghị những nguyên tắc lắp ráp tổng quát đối với một PC.
Nội dung của bài gồm có nhứng vấn đề sau:
- Các thành phần bên trong máy PC

- Những điều cần lưu ý khi tháo lắp máy
- Các yếu tố hình thù máy
Mục tiêu:
- Trình bày được các thành phần chính của máy tính
- Các nhiệm vụ chính của các thành phần trong máy tính
- Lựa chọn thiết bị để đáp ứng yêu cầu công việc.
- Lắp ráp được một máy vi tính hồn chỉnh và giải quyết các sự cố khi lắp
ráp.
- Cẩn thận trong thao tác tháo lắp linh kiện máy tính.
- Tự tin khi sửa chữa máy tính
1. Chuẩn bị
1.1. Giới thiệu các thành phần máy tính
Mục tiêu:
9


- Trình bày được tổng quan về phần cứng máy tính
Cấu trúc chung của máy vi tính
Máy vi tính là một hệ thống được ghép nhiều thành phần tạo nên. Do dó,
để máy tính có thể hoạt động được ta phải lắp ghép các thành phần của nó một
cách hợp lý và khai báo với các thành phần khác. Ngày nay nghành Cơng nghệ
thơng tin dựa trên các may tính hiện đang phát triển trên cơ sỏ hai phần:
Phần cứng: Gồm những đối tượng vật lý hữu hình như vi mạch, bản
mạch in dây cáp nối mạch điện, bộ nhớ, màn hình, máy in, thiết bị đầu cuối,
nguồn ni,… Phần cứng thực hiện các chức năng xử lý thông tin cơ bản, ở mức
thấp nhất tức là các tín hiệu nhị phân.
Phần mềm: Là các chương trình (Program) điều và phối tác các hoạt
động phần cứng của máy vi tính và chỉ đạo việc xử lý số liệu. Phần mềm của
máy tính có thể chia làm hai loại: Phần mềm hệ thống (System Software) và
phần mềm ứng dụng (Applications Software). Phần mềm hệ thống khi được đưa

vào bộ nhớ chính, nó chỉ đạo máy tính thực hiện các cơng việc. Phần mềm ứng
dụng là các chương trình được thiết kế để giải quyết một bài toán hay một vấn
đề cụ thể để đáp ứng một nhu cầu riêng trong một số lĩnh vực.
Máy tính cá nhân PC (Personal Computer): Theo đúng tên gọi của nó là
máy tính có thể được sử dụng bởi riêng một người.

(Hình 1.1 Máy tính cá nhân PC)
Nguyên tắc hoạt động của máy tính
Khối
Nhập / Xuất

Khối

Khối

Xử Lý

Bộ Nhớ

10


Trong đó. Các mũi tên đại diện cho đường đi của việc trao đổi thông tin
giữa người sử dụng với máy tính.
+ Khối nhập / Xuất: Bao gồm các thiết bị phục vụ cho việc nhập dữ liệu
và xuất dữ liệu.
Thiết bị nhập dữ liệu ((Input
(Mouse), máy quét (scanner)…

Device): bàn phím (Keyboad), chuột


Thiết bị xuất dưz liệu (Output Device): màn hình (Monitor), máy in
(Printer)…
Bên cạnh đó cịn có một số thiết bị khác phịc vụ cho việc truyền tin giữa máy
tính với bên ngồi ở các vị trí địa lý khac nhau như: thiết bị quay số (Modem
Fax), card mạng (NIC), dây cáp các loại (Cable System).
+ Khối Xử Lý: Bao gồm bộ xử lý (CPU) thực hiện các chức năng của
máy tính và các thiết bị tính tốn khác phục vụ cho việc trao đổi thông tin trên
bo mạch chính.
+ Khối Bộ Nhớ: Là nơi lưu trữ các chương trình, dữ liệu trên máy tính và
được chia làm hai loại:
- Bộ nhớ chính (Primary Memory): bao gồm:
+ Bộ nhớ chỉ đọc – Rom (Read Only Memory): Là vùng lưu trữ chương
trình và các dữ liệu liên quan đến chương trình BIOS của nhà sản xuất và được
lưu trữ trên chíp CMOS. Các thanh đổi liên quan đến chương trình BIOS được
lưu lại nhị bộ pin ni cịn gọi là pin CMOS.
+ Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên – RAM (Random Access Memory): là
vùng lưu trữ dữ liệu tạm thời trong suốt quá trình người sử dụng dang làm việc.
Dữ liệu trong vùng nhớ này sẽ bị mất đi khi khởi động lại máy tính.
- Bộ nhớ phụ (Secondary Memory):
Là nơi lưu trữ các dữ liệu của người sủ dụng và các chương trình được cài
đặt trên máy tính như là:
+ Đĩa cứng (Hard Disk).
+ Đĩa mềm (Floppy Disk).
+ Đĩa CD-ROM (Compact Disc), DVD (Digital Video Disc)…
1.2. Các thành phần bên trong máy tính
Mục tiêu:
11



- Trình bày được các thành phần của máy tính

(Hình 1.2 Sơ đồ tổng quan về cấu trúc máy tính)
1.2.1. Case (Hộp máy)
Hộp máy có thể coi như là phần khung của một máy tính. Trong hộp máy,
các thành phần của máy tính sẽ được lắp đặt, liên kết với nhau để tạo thành một
khối hoàn chỉnh mà chúng ta thường quen gọi là CPU. Hơn nữa, phần khung sẽ
được nối mát qua nguồn, điều này sẽ ngăn ngừa các thành phần máy tính bị hư
hỏng do việc hình thành hoặc phóng dịng tĩnh điện.
Hộp máy khá đa dạng về hình thức và kính thước, nhưng việc sản xuất
hộp máy phải tuân theo một trong các thừa số định dạng chỉ ra các kích thước
vật lý và kích cỡ của mainboard, quy định loại hộp máy nào lắp vừa mainboard.
Hiện nay các mainboard Full Size AT, Baby AT, LNX đã lỗi thời, do đó các hộp
máy tương thích với các mainboard này cũng khơng cịn được sản xuất nữa.

Hình 1.3 Case
12


Case AT (Advanced Technology)
Trước đây phần lớn máy tính sử dụng loại case có bộ nguồn loại AT. Đối
với loại vở nguồn này dây nguồn được cắm trực tiếp vào Contact ở phía trước
của vỏ máy. Thường vỏ thùng có diện tích nhỏ gọn. hiện nay vỏ máy loại AT
khơng còn phổ biến.
1.1.2.1.2. Case ATX (Advanced Technology eXtended)
Hộp máy ATX được thiết kế sao cho bộ nguồn cung cấp và hộp máy phải
tương thích với mainboard ATX:
- Cho phép lắp đặt mainboard ATX với những kích thước:
+ Full size (Kích thước đầy đủ): rộng 12 inch – dài 9.6 inch
(305mm x 244mm)

+ Mini ATX: rộng 11.2 inch – dài 8.2 inch (284mm x 208mm)
+ Micro ATX: rộng 9.6 inch – dài 9.6 inch (244mm x 244mm)
- Mặt sau hộp máy có một phần hở cới kích thước: rộng 6.25 inch – cao
1.75 inch (15.9mm x 4.45mm). Vùng náy cho phép bố trí các cổng vào ra trực
tiếp lên phía sau của mainboard mà không cần dùng cable để nối các đầu nối
cổng vào ra lên các bộ nối trên mainboard.
- Nguồn ATX có quạt nguồn điện để làm mát CPU và bộ nhớ chính một
cách trực tiếp cho CPU và bộ nhớ chính được đặt cạnh bộ nguồn. Điều này cho
phép loại bỏ các quạt làm mát CPU. Đồng thời quạt nguồn ATX thổi vào khung
hệ thống, làm tăng áp suất khung hệ thống, góp phần loại bỏ sự xâm phạm của
bụi và chất bẩn vào hệ thống.

(Hình 1.4 case ATX)
Case gồm các thành phần:

13


- Nắp vỏ: Phần nắp che của vỏ máy, có loại 1 tấm chụp hoặc hai tấm rời
gắn 2 bên.
- Sườn máy: Phần cố định khi nắp đặt thiết bị, dùng để gắn mainboard (Bo
mạch chính).
- Đèn chỉ báo
: Dùng chỉ báo tình trạng hoạt động của các thành
phần chính bên trong, gồm các loại: power (đèn báo nguồn), HDD (đèn báo ổ
đĩa cứng), Speed (đèn báo tốc độ). Một số loại case cịn có đèn báo nhiệt độ bên
trong máy. Để có thể hoạt động, các loại đèn chỉ báo thường có dây cắm vào vị
trí tương ứng trên mainboard.
- Công tắc : Gồm công tắc nguồn và công tắc Reset.
- Khoang gắn thiết bị: Là các khoang dùng để gắn các loại thiết bị như: ổ

đĩa mềm (FDD), ổ đĩa cứng, ổ đĩa CD/DVD, quạt giải nhiệt máy.
- Khe cắm : Có vị trí ở phía sau máy dùng để nối các bo mạch giao tiếp
(card) bên trong máy tính với các thiết bị bên ngồi.
- Bộ nguồn : Cung cấp điện cho tồn hệ thống. Hiện có hai loại nguồn
tương ứng là nguồn AT và nguồn ATX.
- Linh kiện : Case thường có linh kiện kèm theo, như các loại ốc, khe
chặn, mặt nạ vỏ,… dùng để gắn các bo mạch, thiết bị.
- Dây cáp

: Dây cáp cấp nguồn

1.2.2. Mainboard (Bo mạch chủ)
Mainboard là gì?
Mainboard (bo mạch chủ) được ví như sương sống trong cơ thể con
người. Nó là nơi gắn kết tất cả các linh kiện và các thiết bị ngoại vi lại với nhau
thành một khối thống nhất.
Chức năng chính của Mainboard?
Mainboard là một bản mạch liên kết tất cả các linh kiện và thiết bị ngoại
vi thành một bộ máy thống nhất
Mainboard điều khiển tốc độ và đường đi của luồng dữ liệu giữa các thiết
bị.
Điều khiển, phân phối điện áp cung cấp cho các linh kiện gắn trên
Mainboard.
14


Ngồi ra Mainboard cịn là linh kiện quyết định đến “tuổi thọ” của ngun
một bộ máy vì chỉ có có “em nó” mới biết là “mình” có thể nâng cấp lên tới mức
nào.


15


Sơ đồ khối của nhiều loại Mainboard sẽ khác nhau, tuy nhiên về cơ bản là
giống nhau về nguyên lý hoạt động và cấu trúc rẽ nhánh, liên lạc và phân phối
nguồn, tín hiệu tương tự nhau. Và theo sơ đồ khối trên ta thấy:
Socket CPU, CPU liên lạc với tất cả các thành phần cịn lại thơng qua
Chip cầu Bắc.
Chíp cầu Bắc: Trực tiếp quản lý VGA (Kể cả onboard hoặc khe cắm rời
như AGP, PCIx) và RAM.
Chip cầu Nam: Quản lý hầu hết các thiết bị còn lại như: ATA (giao tiếp ổ
cứng), chip LAN, chip Audio, các cổng USB, các khe PCI, chip SIO, chip
BIOS…
Chip SIO: Quản lý các thiết bị như: Keyboard, mouse, FDD (ổ mềm),
LPT (cổng máy in), Serial (cổng nối tiếp)…
Chip BIOS: Chứa đoạn chương trình CMOS SETUP, POST…
Mainboard hoạt động như thế nào?
Giữa các thiết bị thơng thường có tốc độ truyền tải rất khác nhau, cịn gọi
là tốc độ Bus.
Mainboard có 2 Chipset quan trọng là Chipset cầu bắc và Chipset cầu
nam, chúng có nhiệm vụ nối các thành phần cắm vào Mainboard như giữa CPU
và RAM, giữa CPU và VGA Card, …
Do tốc độ Bus giữa các linh kiện khác nhau nên chúng được đưa qua
North Bridge và South Bridge để xử lý lại tốc độ Bus, chính vì thế mà máy tính
có thể hoạt động được một cách thống nhất.
Lưu ý: Các bạn lưu ý một điều đó là tốc độ Bus của CPU phải bằng hoặc
lớn hơn tốc độ Bus của RAM, có như vậy CPU mới nhận hết được RAM, nếu
tốc độ Bus của CPU lại nhỏ hơn của RAM, vậy là bạn đã lãng phí và đang
khơng tận dụng được hết sức mạnh của bộ máy tính đó.


16


Các thành phần có trên Mainboard
+ North Bridge và South Bridge
Có nhiệm vụ kết nối các thành phần trên Mainboard và các thiết bị ngoại
vi bằng cách thay đổi tốc độ Bus như mình đã nói bên trên.
Các Mainboard có Socket khác nhau thì NB Chip và SB Chip cũng khác
nhau.
Đa số Chipset hiện đại ngày nay đều đã được tích hợp sẵn Sound Card và
Video Card (hay cịn gọi là Card Onboard ) trên NB và SB nên không cần phải
gắn thêm các Card rời hỗ trợ nữa nếu như bạn khơng có nhu cầu. q cao như
làm đồ hoạ, chơi game u cầu cấu hình cao…..
Khơng như những Mainboard đời cũ, những Mainboard hiện đại ngày nay
đều có tản nhiệt cho Chipset.

+ Đế cắm CPU
Hiện nay có rất nhiều loại đế cắm CPU vì vậy nhiệm vụ của bạn đó là cần
chọn Mainboard phù hợp với CPU.
17


Socket 775 – Socket T:
Được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2004 sau đó được sử dụng rộng rãi.
=> Đây là đế cắm CPU dành cho Intel Pentium 4, Intel Pentium 4
Extreme Edition, Intel Pentium D, Intel Celeron, Intel Celeron D, Pentium
Extreme Edition, Pentium Dual Core, Intel Core 2 Extreme, Intel Core 2 Duo,
Intel Core 2 Quad, Intel Xeon.

Loại Socket này đã xuất hiện khá lâu và hiện nay thì nó đã lỗi thời rồi, do

chỉ đáp ứng được hiệu năng của người dùng tầm thấp.
Socket 771 – Socket J:
Ra đời 2 năm sau LGA 755, LGA 771 và đối với lại Socket này thì chỉ
chuyên dùng trong các máy chủ (Server) thôi nên không được nhắc tới nhiều.
=> Dành cho Intel Dual Core Xeon E/X/L 5xxx, Intel Quad Core Xeon E/X/L
5xxx.

Socket AM2:

18


Do hãng AMD sản xuất dành riêng cho CPU của AMD, nó ra đời năm
2006.
=> Tương thích với AMD Athlon 64, AMD Athlon 64 X2, AMD Athlon
64 FX, AMD Opteron, AMD Sempron, AMD Phenom.

Socket AM2+:
Được ra mắt 1 năm sau Socket AM2.
=> Dành cho AMD Athlon 64,AMD Athlon 64 X2, AMD Athlon II,
AMD Opteron, AMD Phenom series, AMD Phenom II series.

Socket 441:
Ra đời năm 2008, hiệu năng không cao, dùng trong laptop.
=> Dành riêng cho Intel Atom.

19


Socket 1366 – Socket B:

Ra đời cùng năm với LGA 441, là Socket đầu tiên hỗ trợ Core i7, i5, i3.
=> Dùng với Intel Core i7 (900 series), Intel Xeon (35xx, 36xx, 55xx,
56xx series).

Hiện tại CPU mạnh mẽ là Intel Xeon W3690 vẫn dùng Socket này.
Socket AM3:
Được AMD đưa vào sản xuất năm 2009, hiện đang được dùng phổ biến
như Socket AM2 và AM2+.
=> Tương thích AMD Phenom II (AM3 models only), AMD Athlon II,
AMD Sempron, AMD Opteron 138x.

20


Socket 1156 – Socket H1:
Được ra đời vào năm 2009, thiết kế đặc biệt dành cho các CPU và Chip
mới của Intel.
=> Tương thích với Intel Core i7 (800 Series), Core i5 (700. 600 series),
Core i3 (500 series), Intel Xeon (X3400, L3400 series), Intel Pentium (G6000
series), Intel Celeron (G1000 series).

Socket G34 và C32:
Là 2 Socket mới nhất của AMD, ra mắt năm 2010.
=> Dành cho AMD Opteron 6000 series và AMD Opteron 4000 series.

21


Socket 1248 và 1567:
Được sản xuất dành riêng cho các máy Server.

=> Phù hợp với Intel Itanium 9300 series và Intel Intel Xeon 6500/7500
series.

Socket 1155 – Socket H2:
LGA 1155 được Intel thiết kế để thay thế LGA 1156, Socket này ra mắt
năm 2011.
=> Đây là Socket mới dành cho mấy thằng ku Core i3, i5 ,i7 thế hệ 2 có
CPU hỗ trợ cơng nghệ Sandy Bridge của Intel hay cịn được gọi là CPU Intel
Sandy Bridge-DT.

22


Khơng ai có thể phủ nhận sức mạnh của “cầu cát”, nếu bạn muốn có một
bộ máy tính cao cấp thì nên chọn CPU tương thích với soket 1155. Tuy nhiên
giá thành khơng rẻ tí nào.
Danh sách Socket dành cho Desktop
Sau đây mình sẽ liệt kê tất cả các kiểu Socket và slot đã đựợc tạo bởi Intel
và AMD từ CPU 486 và ví dụ về các CPU tương thích với chúng

23


24


Danh sách Socket dành cho Server

25



×