GV Biên Soạn: Lê Minh Long 1/46
Phiên bản 1.0 – Tháng 03/2007
MỤC LỤC
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH 2
BÀI 2: THÁO & LẮP RÁP MÁY TÍNH 10
BÀI 3: CHƯƠNG TRÌNH BIOS – HỆ ĐIỀU HÀNH MSDOS 12
BÀI 4: PHÂN VÙNG VÀ ĐỊNH DẠNG ĐĨA CỨNG 19
BÀI 5: CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH VÀ CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN 21
BÀI 6: CÀI ĐẶT CÁC CHƯƠNG TRÌNH THÔNG DỤNG 37
BÀI 7: CHẨN ĐOÁN & KHẮC PHỤC SỰ CỐ MÁY TÍNH 39
PHỤ LỤC: CHIA ĐĨA VỚI PARTITION MAGIC – SAO LƯU & PHỤC HỒI 42
GV Biên Soạn: Lê Minh Long 2/46
Phiên bản 1.0 – Tháng 03/2007
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH
Mục Tiêu:
- Hiểu được nguyên tắc hoạt động của máy tính.
- Hiểu được khái niệm & nhận dạng các thiết bị phần cứng.
I/ Nguyên Tắc Hoạt Động Của Máy Tính.
Trong đó, các mũi tên đại diện cho đường đi của việc trao đổi thông tin giữa người sử
dụng với máy tính.
1. Khối Nhập Xuất.
Bao gồm các thiết bị ph
ục vụ cho việc nhập dữ liệu và xuất dữ liệu.
- Thiết bị nhập dữ liệu (Input Device): bàn phím (Keyboard), chuột (Mouse),
máy quét (Scanner)…
- Thiết bị xuất dữ liệu (Output Device): màn hình (Monitor), máy in (Printer),
máy cắt decal…
- Bên cạnh đó còn có một số thiết bị khác phục vụ cho việc truyền tin giữa
máy tính với bên ngoài ở các vị trí địa lý khác nhau như: thiết bị quay số
(Modem Fax), card mạng (NIC), dây cáp các loại (Cable System).
2. Khố
i Xử Lý.
- Bao gồm bộ vi xử lý (CPU) thực hiện các chức năng của máy tính và các thiết bị
hỗ trợ tính toán khác phục vụ cho việc trao đổi thông tin trên bo mạch chính.
3. Khối Bộ Nhớ.
Là nơi lưu trữ các chương trình, dữ liệu trên máy tính và được chia làm 02 loại:
a) Bộ nhớ chính (Primary Memory):
- Bộ nhớ chỉ đọc – ROM (Read Only Memory): Là vùng lưu trữ chương trình và
các dữ liệu liên quan đến chương trình BIOS củ
a nhà sản xuất và được lưu
trữ trên chip CMOS. Các thay đổi liên quan đến chương trình BIOS được lưu
lại nhờ bộ Pin nuôi còn gọi là Pin CMOS.
+ BIOS (Basic Input/Output System): Là chương trình của nhà sản xuất bo
mạch chính (Mainboard) dùng để cấu hình các thiết bị gắn trên Mainboard.
+ Chip CMOS (Complementary Metal-Oxid Semiconductor): Dùng để lưu trữ
cấu hình chi tiết của hệ thống , các thông số này được máy tính giữ lại ngay
cả khi tắt máy và chỉ mất đi khi Pin CMOS đã hết hoặc hư
hỏng.
Khối
Nh
ập
/ Xuất
Khối
Xử L
ý
Khối
B
ộ
Nhớ
GV Biên Soạn: Lê Minh Long 3/46
Phiên bản 1.0 – Tháng 03/2007
- Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên – RAM (Random Access Memory): Là vùng lưu
trữ dữ liệu tạm thời trong suốt quá trình người sử dụng đang làm việc. Dữ
liệu trong vùng nhớ này sẽ bị mất đi khi khởi động lại máy tính.
b) Bộ nhớ phụ (Secondary Memory):
Là nơi lưu trữ các dữ liệu của người sử dụng và các chương trình được cài
đặt trên máy như là:
- Đĩa cứng (Hard Disk).
-
Đĩa CD-ROM (Compact Disc), DVD (Digital Video Disc)…
- Đĩa mềm (Floppy Disk)
II/ Thành Phần Cấu Tạo Của Máy Tính.
1. Mainboard (Bo mạch chính):
- Phân loại theo khe cắm nguồn : có 03 loại
Main AT: Sử dụng nguồn AT gồm 01 hàng pin và có 12 pin.
Main ATX: Sử dụng nguồn ATX gồm 02 hàng pin và có 20 pin.
Main ATX2: Sử dụng nguồn giống nguồn ATX nhưng có 24 pin.
- Phân loại theo chân CPU:
Main Socket 370 và Slot 1: Dùng cho Pentium II & III.
GV Biên Soạn: Lê Minh Long 4/46
Phiên bản 1.0 – Tháng 03/2007
Main Socket 478: Dùng cho Pentium IV.
Main Socket 775: Dùng cho Pentium IV, Pentium D và Core 2 Duo.
GV Biên Soạn: Lê Minh Long 5/46
Phiên bản 1.0 – Tháng 03/2007
2. CPU (Central Processing Unit): Bộ xử lý trung tâm.
Slot 1 Socket 370
Socket 478 Socket 775
Slot 1: Dùng cho Pentium II 233 -> 450MHz và Penitum III 450 -> 800MHz.
Socket 370: Dùng cho Penitum III 500 -> 1200MHz.
Socket 478: Dùng cho Pentium IV 1.3 -> 3.2 GHz.
Socket 775: Dùng cho Penitum IV 2.4 -> 3.2 GHz, Pentium D từ 2.8GHz trở lên và
Core 2 Duo 1.6GHz x 2 trở lên.
Song song với các dòng Pentium hang Intel còn có dòng sản phẩm Intel Celeron với
cùng tốc độ nhưng tính năng thấp hơn và giá thành rẻ hơn của Penitum. Các dòng
Celeron này phục vụ cho công việc văn phòng thông thường…
GV Biên Soạn: Lê Minh Long 6/46
Phiên bản 1.0 – Tháng 03/2007
3. Power Supply : Bộ nguồn
Nguồn AT (Khe cắm 01 hàng) Nguồn ATX (Khe cắm 02 hàng)
Thông số của một bộ nguồn:
Công suất tối đa.
Điện thế đầu ra tương ứng
với cường độ dòng của
từng đầu.
4. RAM (Random Access Memory): Bộ nhớ chính.
Hai loại RAM thông dụng:
SDRAM DDRAM
SDRAM: Hình dạng chia thành 03 phần có các dạng bus 66/100/133 sử
dụng cho các loại máy từ Pentium III trở xuống và một số Pentium IV đời
đầu tiên.
DDRAM: Hình dạng chia thành 02 phần có các dạng bus 266/333/400/433
dùng cho các loại máy từ Pentium IV trở lên.
DDRAM2: Loại ram gần giống với DDRAM nhưng hỗ trợ các dạng bus cao
cấp như 533/667/800 sử dụng cho các dòng máy Pentium IV từ 2.26GHz
trở lên.
GV Biên Soạn: Lê Minh Long 7/46
Phiên bản 1.0 – Tháng 03/2007
5. VGA Card (Video Graphic Adapter): Card màn hình.
VGA PCI Card VGA AGP Card (8X)
Card màn hình hỗ trợ theo các chuẩn cắm sau đây:
PCI (Peripheral Component Interconnect): Dùng cho các dòng máy từ
Pentium III trở về trước, với các dung lượng 1, 2, 4, 8 và 16MB.
AGP (Accelerated Graphics Port): Dạng card đồ họa tăng tốc sử dụng cho các
dòng máy từ Pentium III trở lên. Card AGP được chia thành 03 loại AGP 2X,
4X và 8X với các dụng lượng 8, 16, 32, 64, 128 và 256MB.
PCI Express: Loại card đồ họa thế hệ mới dùng cho các mainboard socket
775 với các dung lượng 128, 256, 512, 768MB,…
6. HDD (Hard Disk Device): Ổ đĩa cứng.
Dựa vào cổ
ng giao tiếp HDD có các dạng sau:
IDE (Integrated Dual Channel Enhanced): Loại chuẩn bất kỳ mainboard nào
cũng hỗ trợ, có các loại IDE 33 (tốc độ ổ cứng 5.400 rpm), IDE 66 và IDE
100 (tốc độ ổ cứng 7.200 rpm).
SATA (Serial ATA): Dòng sản phẩm có dung lượng cao , có thể lên đến vài
trăm GB, chuyên dùng cho các dòng máy Pentium IV 2.4GHz trở lên.
SCSI (Small Computer System Interface): Chuyên dung cho các máy chủ với
ưu điểm tốc độ quay nhanh nhưng vẫn không nóng nên có độ bền cao.
PCMCIA (Personal Computer Manufacture’s Computer Interface Adapter):
Loại ổ cứng chuyên dung cho máy tính xách tay với đặc đ
iểm nhỏ gọn.
GV Biên Soạn: Lê Minh Long 8/46
Phiên bản 1.0 – Tháng 03/2007
7. CD-ROM, DVD-ROM (Compact Disc Read Only Memory, Digital Video Disc):
Có 03 loại ổ đĩa CD:
CD-ROM: Ổ đĩa chỉ đọc.
CDRW (CD Rewrite): Ổ đĩa vừa đọc và có thể ghi lên đĩa.
CD Combo: Ổ đĩa có 03 chức năng : đọc đĩa CD, đọc đĩa
DVD và ghi đĩa CD.
Tương tự như CD-ROM, ổ đĩa DVD cũng có 02 loại là DVD-ROM và DVD RW.
Về chuẩn giao tiếp các ổ đĩa trên có thể gắn qua cổng truyền thống là IDE
hoặc cổng USB.
8.
FDD (Floppy Disk Device): Ổ đĩa mềm.
Là ổ đĩa thông dụng trong việc lưu trữ dữ
liệu đơn giản bằng các đĩa mềm có dung lượng là
1.44Mb.
9. SOUND CARD: Card âm thanh.
Là thiết bị dùng để chuyển đổi tín hiệu từ
Digital (tín hiệu kỹ thuật số) sang tín hiệu Analog
(tín hiệu tương tự) để xuất ra loa hoặc dùng để
đưa tín hiệu từ bên ngoài vào máy tính thông qua
việc thu âm. Card âm thanh có 02 loại giao tiếp:
Khe cắm ISA: màu đen trên Mainboard.
Khe cắm PCI: màu trắng trên Maiboard.
10. Peripheral Devices: Các thiết bị ngoại vi khác.
a) MONITOR: Màn hình.
Hiện nay có 02 loại màn hình thông dụng:
Màn hình ống phóng (CRT) Màn hình tinh thể lỏng (LCD)
Các thông số liên quan đến màn hình:
Độ phân giải (Resolution): Số điểm ảnh thể hiện trên màn hình.
Tần số quét lại (Screen Refresh Rate): Làm tươi và thể hiện lại màn hình.
Các đường kết xuất dữ liệu: VGA (mặc định), DVI(LCD), S-Video (Tivi)…
GV Biên Soạn: Lê Minh Long 9/46
Phiên bản 1.0 – Tháng 03/2007
b) KEYBOARD & MOUSE: Bàn phím và chuột.
* Phân loại theo chuẩn giao tiếp:
Cổng AT: cổng tròn lớn sử dụng cho
các máy đời cũ (sử dụng main AT).
Cổng PS2: cổng tròn nhỏ sử dụng
cho hầu hết các máy tính hiện nay.
Cổng USB: cổng dẹp, loại cổng tuần tự
đa năng có thể cắm và sử dụng ngay.
Cổng COM: giống cổng card màn
hình nhưng là đầu cái, sử dụng cho
các máy đời cũ.
Cổng PS2: Tương t
ự như bàn phím.
Cổng USB: Cắm và sử dụng ngay.
* Phân loại theo chức năng
Bàn phím thông thường: 104 phím.
Bàn phím hỗ trợ Multimedia: có
khoảng 120 phím.
Chuột có bi: loại thông dụng.
Chuột quang (Optical): không có bi.
Chuột laser: Sử dụng cảm ứng.
Ngoài ra chuột và bàn phím còn phân biệt thành 02 loại là có dây và không dây.
c) PRINTER: Máy in.
Máy In Kim Máy In Phun Máy In Laser
Sử dụng đầu kim và ruban Sử dụng đầu phun điện tử
và mực bình
Sử dụng bo lụa và lô sấy
giống máy photocopy.
Máy in hỗ trợ 03 loại cổng giao tiếp:
Cổng song song (LPT): Cổng cơ bản của máy tính, tốc độ chậm.
Cổng USB: cổng tuần tự đa năng cho tốc độ nhanh hơn.
Cổng 1394: Hỗ trợ in từ các thiết bị kỹ thuật số như máy chụp hình KTS.
d) SCANNER: Máy quét.
Sử dụng cổng giao tiếp giống như máy in.
Về chứ
c năng có thể có những loại sau:
- Scan văn bản thông thường.
- Scan film âm bản (sử dụng cho việc chế bản).
- Scan vật thể.