Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khi con 4 tháng tuổi – Tuần 1 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (617.39 KB, 5 trang )




Khi con 4 tháng tuổi –
Tuần 1
Sau 3 tháng đầu đời, thế giới của con đã mở rộng ra rất nhiều, và từ
đây, con cũng đã bắt đầu biết giao tiếp với mọi người xung quanh. Mẹ
sẽ rất ngạc nhiên và hạnh phúc khi nhận ra những biểu cảm cực kỳ thú
vị và đáng yêu trên khuôn mặt của con ở tuổi này.
Giấc ngủ
Cuối cùng thì lịch ngủ của bé cũng dần bắt đầu ổn định và bạn có thể nghỉ
ngơi nhiều hơn. Nhiều bé 4 tháng tuổi ngủ liền một mạch 6 tiếng ban đêm
nhưng vẫn có nhiều bé phải thức dậy giữa đêm để bú. Có những bé phải sau
6 tháng tuổi mới ngủ thẳng giấc buổi đêm, vì thế bạn cũng đừng quá mong
đợi ở bé! Ở tuổi này bé ngủ hai giấc vào ban ngày.

Bé đã có thể ngủ thẳng giấc suốt đêm – Ảnh: Inmagine
Bắt đầu giao tiếp với mọi người
Bé bắt đầu có những nhận định về thế giới xung quanh. Bé nhìn mọi thứ
bằng ánh mắt tò mò, kể cả bóng của bé trong gương. Đặt một cái gương
chống vỡ gần bé hoặc ẵm bé ngồi trước gương. Bé sẽ không biết bóng trong
gương chính là mình đâu (qua 1 tuổi bé mới có thể biết điều đó) nhưng
chẳng sao cả. Bé thích nhìn bóng mình hoặc của bất cứ ai trong gương, khi
thích thú bé còn toét miệng cười khoe cả lợi.
Nếu đang bú hoặc mút tay mà bạn lên tiếng là bé sẽ dừng lại nghe ngóng
ngay. Bằng cách nựng nịu, nói chuyện với bé và bằng cách mô tả những vật
dụng trong nhà cho bé nghe, bạn không những gắn bó với bé hơn mà còn
khuyến khích bé thể hiện ý muốn của mình. Rồi bạn sẽ thấy bé sẽ sớm biết
cách “nói chuyện” với bạn.
Bé ngày càng năng động và thú vị hơn. Hãy cứ thử nhìn ánh mắt khi bé cười
và gương mặt khi bé ê a mà xem. Khi bạn nói chuyện với người khác, cho bé


ở gần đó để bé có thể tiếp xúc với sự phong phú của ngôn ngữ giao tiếp. Bé
cũng sẽ thích xem các em bé khác và các con vật làm trò, nhưng nhớ phải
luôn để mắt để đảm bảo an toàn cho bé.
Cầm nắm

Bé sẽ với lấy những món trong tầm tay của mình - Ảnh: Inmagine
Bây giờ bất cứ thứ gì trong tầm tay của bé cũng đều trở thành trò chơi hấp
dẫn cả. Để giúp bé luyện kỹ năng cầm nắm, bạn có thể đưa cho bé vài món
đồ bé thích như xúc xắc, một cái vòng nhựa để bé có thể cầm bằng cả 2 tay,
một món đồ chơi phát ra âm thanh hoặc gấu bông.
Bé của bạn sẽ có khuynh hướng sử dụng một trong hai tay trong một lát rồi
sau đó mới đổi qua tay còn lại nhưng phải đến khi bé được 2, 3 tuổi mới có
thể biết được bé thuận tay phải hay trái.
Cuộc sống của bạn: tình bạn thay đổi
Việc bạn mới sinh bé có thể làm thay đổi các mối quan hệ của bạn với
những người khác – kể cả với bạn bè. Một số người cảm thông và vui mừng
với bạn như thể chính họ cũng mới sinh con và ngoại trừ chuyện họ phải làm
quen với lịch sinh hoạt mới của bạn, mọi thứ chẳng có gì thay đổi. Thế
nhưng cũng có một số người không vui. Có thể họ ganh tị, chán hoặc cũng
có thể họ không thích trẻ con. Bạn không thể trách họ hoàn toàn được bởi
chính bạn cũng thay đổi mà.
Những sở thích chung trước đây như đi mua sắm, khiêu vũ giờ phải hạn chế
gần như tối đa. Bạn cần phải cân bằng cuộc sống trước đây và hiện tại. Bạn
của bạn không thể bắt bạn thôi không được suy nghĩ về con và bạn cũng
không thể bắt cô ấy phải phải trò chuyện về con cái được. Hãy tìm những
điểm tương đồng trong lịch sinh hoạt của nhau. Thỉnh thoảng bạn nên đi ăn
trưa với cô ấy và rồi đôi khi rủ cô ấy về nhà thăm bé. Có thể bạn sẽ mất đi
một vài người bạn nhưng bù lại bạn lại có thêm nhiều bạn mới, đó là những
người mẹ cùng sinh hoạt với bạn trong hội các bé sinh cùng tháng, cùng năm
chẳng hạn.



×