Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khi con 10 tháng tuổi Tuần 4 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.63 KB, 6 trang )




Khi con 10 tháng tuổi -
Tuần 4
Từ tuần thứ 42, bé đã dần hình thành tính cách riêng của mình và đã
chịu ngồi chơi cùng những bạn khác, nhưng bé vẫn chưa biết kết bạn
đâu mẹ nhé. Và ngay khi bé bắt đầu hiểu được ngôn ngữ thì mẹ cũng
cần phải cứng rắn hơn và đặt ra những giới hạn để không trở nên quá
nuông chiều bé. Mẹ cũng cần phải biết cách cân bằng giữa công việc, gia
đình và con cái nữa nhé!
Bé đang dần hình thành tính cách riêng

Bé đã chịu ngồi chơi cạnh những đứa trẻ khác, nhưng bé vẫn chưa biết
kết bạn đâu - Ảnh: Inmagine
Bây giờ bé có thể tự khẳng định mình khi chơi với các anh chị của bé và bắt
đầu biết ngồi chơi với những bé khác – nhưng chỉ mới là ngồi chơi bên cạnh
thôi chứ không chơi với nhau. Rủ các bé khác về nhà chơi hoặc cho bé đến
nhà các bé khác chơi là một cách tốt để bé phát triển các kỹ năng xã hội. Chỉ
cần nhớ rằng trẻ ở độ tuổi này vẫn còn quá nhỏ để hiểu khái niệm kết bạn.
Tiếp xúc với những bé khác giúp con bạn xây dựng một nền tảng cho việc
học cách giao tiếp với người khác. Và bé có thể học thêm nhiều ý tưởng mới
từ những người bạn đầu tiên này. Thêm một lợi ích nữa: Thông qua hình
thức tụ tập các bé lại với nhau thế này, bạn có thể nhận được giúp đỡ và hỗ
trợ từ các phụ huynh khác.
Đã đến lúc cần phải thiết lập các giới hạn
Bé giờ đã hiểu một số mệnh lệnh đơn giản dù bé có thể cố ý lơ khi bạn nói
“không”. (Để từ “không” có trọng lượng hơn, bạn nên dùng ít thôi, chỉ khi
nào cần thiết lắm mới dùng)
Dù ngày mai bé sẽ quên những gì bạn nói hôm nay, bây giờ cũng không phải
là quá sớm để bắt đầu thiết lập một số giới hạn nhất định và dạy cho bé phân


biệt một số điều quan trọng, chẳng hạn phân biệt giữa đúng và sai, giữa an
toàn và nguy hiểm.
Sử dụng óc phán xét của bạn để biết cần phải làm gì. Ví dụ nếu bạn không
cho bé ăn thêm cái bánh thứ hai thì không có nghĩa là bạn hà tiện mà đó là
bạn đang lập ra một giới hạn về sức khỏe. Nếu bé kéo lỗ tai mèo, bạn hãy gỡ
tay bé ra, nhìn vào mắt bé và nói “Không, con làm vậy con mèo sẽ bị đau.”
Sau đó cầm tay để hướng dẫn bé vuốt ve con mèo nhẹ nhàng.

Đây là lúc mẹ phải đưa ra các giới hạn và thiết lập kỷ luật với bé, dù là có
thể bé chưa quan tâm đến những gì bạn nói đâu - Ảnh: Inmagine
Bé vẫn thích khám phá hơn là nghe những lời cảnh báo của bạn, vì vậy chọn
cách gì để bảo vệ và dạy dỗ bé là tùy vào bạn thôi. Dường như trong tình
huống này, vấn đề chỉ là bản tính tò mò tự nhiên của bé muốn khám phá
xem thế giới vận hành như thế nào thôi.
Cuộc sống của bạn: Cân bằng giữa công việc và gia đình
Tính cách của bạn đã thay đổi từ ngày có con, và bạn có thể băn khoăn
không biết nên áp dụng bao nhiêu tính cách của bạn khi ở vai trò làm mẹ vào
con người của bạn khi ở công sở. Câu trả lời phụ thuộc phần lớn vào văn hóa
công ty bạn. Hãy nhìn xung quanh xem những bà mẹ khác ứng xử như thế
nào để học tập. Sếp của bạn có để ảnh gia đình trên bàn làm việc không?
Những bà mẹ khác có sử dụng quyền ưu tiên giờ giấc của người đang nuôi
con nhỏ không?

Mẹ cũng cần biết cách cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bé - Ảnh:
Inmagine
Đôi lúc bạn có thể phải xin nghỉ làm hoặc giới hạn giờ làm việc vì bé. Trong
một tình huống mà bạn cần phải cân nhắc nên ưu tiên cái nào – bé hay công
việc – thì tốt nhất là bạn nên xem thử mức độ linh hoạt cho phép của công ty
bạn, số ngày phép còn lại, và khả năng sắp xếp người chăm sóc bé. Ví dụ
nếu bé bị bệnh, bạn thường muốn tự mình chăm bé còn để chồng hay người

giúp việc lo việc đưa bé đi khám sức khỏe. Hoặc có thể bạn muốn sắp xếp
đưa bé đi khám bác sĩ vào giờ cơm trưa của bạn hoặc sau giờ làm việc để
giảm thiểu thời gian nghỉ làm của bạn.
Tiếp đó, thay vì cứ băn khoăn về những lúc nghỉ làm thì hãy nghĩ cách làm
việc thật hiệu quả khi ở công ty. Vẫn tiếp tục lập danh sách những việc cần
làm, cố gắng hoàn thành sớm thay vì để trễ nải và giảm tối đa làm những
việc cá nhân tại công ty. Có một số người làm việc không nghỉ trưa để chiều
về sớm hơn. Theo dõi tiến độ công việc bạn thực hiện và thường xuyên nói
chuyện với sếp về chúng để sếp có thể thấy trực tiếp là bạn đang cân bằng
giữa vai trò làm cha/mẹ của mình với việc cống hiến cho công việc.

×