Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 14 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ PHỔ YÊN
TRƯỜNG THCS TÂN HƯƠNG

BIỆN PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
Ứng dụng sơ đồ tư duy trong việc trình bày hoạt động nhóm
mơn Tiếng Anh của học sinh lớp 8B và 8C
tại trường THCS Tân Hương

Họ và tên: Đồng Thị Hồng Nhung
Trình độ chuyên môn: Giáo viên Tiếng Anh
Đơn vị công tác: Trường THCS Tân Hương

Tân Hương, ngày 20 tháng 10 năm 2021
1


PHỊNG GDĐT PHỔ N
TRƯỜNG THCS TÂN HƯƠNG

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tân Hương, ngày 20 tháng 10 năm 2021

BÁO CÁO
Biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy
bộ môn Tiếng Anh
- Tên biện pháp: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong việc trình bày hoạt động nhóm mơn
Tiếng Anh của học sinh lớp 8B và 8C tại trường THCS Tân Hương.
- Tên tác giả: Đồng Thị Hồng Nhung


- Đơn vị công tác: Trường THCS Tân Hương
- Lĩnh vực, đối tượng áp dụng biện pháp: môn Tiếng Anh, học sinh lớp 8B, 8C
- Thời gian áp dụng biện pháp: Học kỳ II năm học 2020 – 2021
Nội dung biện pháp
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Nêu thực trạng vấn đề
Hoạt động nhóm là hoạt động rất cần thiết trong dạy học theo định hướng phát
triển năng lực người học. Khi học theo nhóm các em được chia sẻ ý kiến cho nhau, được
hỗ trợ giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ nhằm phát triển năng lực và phẩm chất, hoàn thiện
bản thân trong q trình học tập.
Bên cạnh đó, phần thuyết trình của bạn đại diện trong nhóm trên bảng sau khi
nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, các bạn học sinh đại diện
của mỗi nhóm khi lên thuyết trình sẽ có xu hướng nhìn và đọc lại toàn bộ nội dung các
bạn đã trả lời chi tiết trong bảng phụ mà giáo viên đã phát. Kết quả là kỹ năng thuyết
trình bài nhóm của các em trước lớp sẽ khơng được rèn luyện và cải thiện.
Ngồi ra, có nhiều câu hỏi hoạt động nhóm, giáo viên đặt ra sẽ có nội dung dài
dẫn đến các em sẽ mất nhiều thời gian để trình bày chi tiết trên bảng phụ của nhóm và
điều này có thể dẫn đến vấn đề “cháy giáo án” trong một số tiết học.
Không những vậy, một bảng phụ trình bày quá chi tiết và dài dòng sẽ dẫn đến
việc gây mất tập trung cho các em ở nhóm khác, các em sẽ khơng nắm được những ý
chính trong bài thuyết trình của bạn, đồng thời khả năng ghi nhớ kiến thức sẽ khó khăn
hơn.
2. Vai trò, ý nghĩa của biện pháp
Mặc dù biện pháp này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tiết học, nhưng nó đóng vai
trị rất quan trọng trong việc ghi nhớ kiến thức.
2


Thứ nhất, sơ đồ tư duy (Mindmap) rất cần thiết trong quá trình dạy học theo định
hướng phát triển năng lực người học, cụ thể là trong khâu tổ chức hoạt động nhóm.

Thứ hai, biện pháp này sẽ giúp các em rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước lớp,
các em sẽ khơng phải viết và sau đó đọc hết nội dung chi tiết trong bảng phụ của nhóm.
Thay vào đó, dùng sơ đồ tư duy để ghi lại “từ khóa” và “hình ảnh” sẽ giúp tiết kiệm
thời gian thảo luận. Đồng thời, việc này sẽ kích hoạt kỹ năng diễn đạt các các em khi
lên thuyết trình. Khơng những thế việc thuyết trình cũng sẽ trở nên tự nhiên hơn và các
em sẽ có nhiều thời gian để giao tiếp với các bạn “khán giả” và giáo viên của mình hơn.
Thứ ba, sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh vận dụng trí tưởng tượng sáng tạo phong
phú của mình. Đồng thời, nó giúp học sinh tạo ra bức tranh hình ảnh và màu sắc sinh
động mang tính lý luận, có sự liên kết chặt chẽ. Từ đó, các em sẽ tăng hứng thú học tập
và khả năng tập trung.
Nhằm rèn luyện kỹ năng thuyết trình, kích thích tính sáng tạo và hoạt động tiếp
thu của học sinh khối 8, sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động nhóm trên lớp là một nhu
cầu tất yếu.
II. NỘI DUNG
1. Sơ đồ tư duy
Theo Tony Buzan, người đầu tiên tìm hiểu và sáng tạo ra bản đồ tư duy thì: “Bản
đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào
sâu các ý tưởng. Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay một hình ảnh trung tâm. Ý tưởng hay
hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho các ý chính
và đều được nối với các ý trung tâm. Với phương thức tiến dần từ trung tâm ra xung
quanh, bản đồ tư duy khiến tư duy con người cũng phải hoạt động tương tự. Từ đó các
ý tưởng của con người sẽ phát triển”.

Hình 1: Minh họa sơ đồ tư duy
3


Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng
thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng thì liên hệ với
nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ

dàng và nhanh chóng hơn.
Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều biểu thị toàn bộ cấu trúc chi tiết của
một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra dạng thức của đối tượng, sự quan hệ
hỗ tương giữa các khái niệm (hay ý) có liên quan và cách liên hệ giữa chúng với nhau
bên trong của một vấn đề lớn.
2. Quá trình áp dụng biện pháp đối với học sinh lớp 8B và 8C
Để giúp học sinh áp dụng được sơ đồ tư duy có hiệu quả, tơi đã hướng dẫn các
em cụ thê các bước để tạo nên một sơ đồ tư duy. Cụ thể là vẽ sơ đồ tư duy của Thì hiện
tại đơn (the present simple tense)
Bước 1: Xác định chủ đề chính của sơ đồ tư duy

Hình 2: Vẽ xác định chủ đề của sơ đồ tư duy
Viết hay vẽ chủ đề lớn ở vị trí trung tâm tờ giấy và vẽ vòng bao xung quanh. Sử
dụng màu vẽ nổi bật đề tài, hình ảnh rõ nét hoặc nếu dạng từ khóa thì cơ đọng, ngắn gọn,
viết cỡ chữ lớn.
Bước 2: Vẽ các mỗi ý lớn phát triển từ chủ đề chính

4


Tìm kiếm các ý quan trọng từ chủ đề chính. Vẽ đường phân nhánh xuất phát từ
chủ đề ở trung tâm nối với từng ý.

Hình 3: Vẽ các nhánh quan trọng của sơ đồ tư duy
Bước 3: Phát triển sơ đồ tư duy bằng cách mở rộng các nhánh nội dung

Hình 4: Vẽ mở rộng các nhánh nội dung
Từ mỗi ý lớn, vẽ tiếp tục các đường nhánh tới các ý phụ bổ sung cho ý đó. Tiếp
tục mở rộng các phân nhánh chi tiết cho các ý phụ đó. Phát triển chi tiết sơ đồ đến khi
5



triển khai chi tiết nhất chủ đề. Lưu ý, các ý phát triển từ nhánh phải có nội dung chung
hướng đến chủ đề chính của sơ đồ.
Bước 4: Vẽ thêm hình minh họa và hồn thiện sơ đồ
Sau khi hồn thành các nội dung và hình ảnh thể hiện ý tưởng của chủ đề chính,
bạn cần thêm các màu sắc, hình vẽ minh họa để dễ hiểu, dễ ghi nhớ kiến thức. Các hình
ảnh, cảm xúc,… tác động tốt đến não bộ giúp ta ghi nhớ lâu hơn.

Hình 5: Tơ màu, trang trí để hồn thiện sơ đồ tư duy
Dưới đây là q trình chi tiết tơi đã tiến hành thực nghiệm trong một tiết học tại
lớp 8B và 8C.
UNIT 11: TRAVELLING AROUND VIETNAM
Period 68 – Lesson 3: READ
Trong bài học này, học sinh sẽ đọc và tìm hiểu về một số địa danh nổi tiếng ở Việt
Nam như Đà Lạt, Nha Trang, Sa Pa và Vịnh Hạ Long.
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 địa danh đã nêu ở trên. Cho học
sinh thời gian 3 ngày để họp nhóm và chuẩn bị trước bài thuyết trình ở nhà.
Dưới đây là quá trình tổ chức, giao nhiệm vụ cho học sinh của giáo viên:
6


Trước giờ học
- Giáo viên yêu cầu các học sinh hoạt động theo nhóm đã chia để thảo luận và sử
dụng sơ đồ tư duy để giới thiệu, trình bày về đặc điểm nổi bật (special feature),
phong cảnh (sights), loại hình lưu trú (accommodation), phương tiện đi lại
(arrivals/ departures) của địa danh đã được phân công.
- Yêu cầu tất cả các bạn trong nhóm đều phải chuẩn bị bài thuyết trình trước lớp.
- Giáo viên u cầu mỗi nhóm chuẩn bị những hình ảnh, bài hát hoặc video về địa
điểm mà các em được phân cơng sau đó gửi file cho giáo viên qua Zalo hoặc

Gmail trước tiết học.
Trong giờ học
- Giáo viên lập ra nhóm quan sát viên gồm 4 bạn học sinh.
- Giáo viên gọi một thành viên bất kỳ trong nhóm lên trình bày. u cầu dưới lớp
chú ý quan sát để góp ý, nhận xét và chuẩn bị câu hỏi cho nhóm bạn. Trong lúc
học sinh trình bày, giáo viên sẽ chiếu lên TV những tư liệu mà các bạn đã gửi
trước đó.
- Học sinh đại diện lên trình bày bài nhóm.
- Sau khi mỗi nhóm trình bày xong, các nhóm và các bạn quan sát viên sẽ cùng
nhau nhận xét, trao đổi và góp ý, hồn thiện bài trình bày của nhóm bạn. Sau đó,
giáo viên là người dẫn dắt, cô đọng kiến thức của bài học cho các em học sinh.
- Giáo viên cùng cả lớp bình chọn ra bản trình bày đẹp và logic nhất và bạn thuyết
trình tốt nhất để cho điểm nhằm khuyến khích, động viên các em

Hình 6: Sơ đồ tư duy của nhóm Vịnh Hạ Long
7


.

Hình 7: Sơ đồ tư duy của nhóm Nha Trang

Hình 8: Sơ đồ tư duy của nhóm Sa Pa
8


- Giáo viên chụp ảnh và thu lại bảng phụ của các nhóm. Sau đó, giáo viên gửi lại
ảnh của 8 bảng phụ (hai lớp 8B và 8C) lên nhóm Zalo của cả hai lớp để các bạn
học sinh có thể tham khảo bài của lớp bạn và củng cố, ôn tập kiến thức bài học.


Hình 9: Sơ đồ tư duy của nhóm Đà Lạt
Kết quả là, học sinh đã có cơ hội để thỏa sức sáng tạo, trình bày bài tập của nhóm
mình. Các em cũng rất hào hứng, chú ý lắng nghe bài trình bày của nhóm bạn. Đồng
thời, các em cũng rất tích cực trao đổi, góp ý cho các nhóm bạn để giúp tiết học trở nên
sơi động và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, các bạn thuyết trình viên đều có sự chuẩn bị kỹ
lưỡng và khả năng thuyết trình đã trở nên tự nhiên, thoải mái hơn.
Ngồi tiết học tơi vừa trình bày chi tiết bên trên, tôi đã tổ chức nhiều tiết học khác
có yêu cầu các nhóm học sinh sử dụng sơ đồ tư duy. Cụ thể như là:
S
T
T

Tiết

1

58

Unit

Nội dung bài
học

Unit 9: First Các bước sơ cứu
aid course – đối với các bệnh
Read
như ngất, bị sốc
và bị bỏng
9


Số
lượng
nhóm

Nội dung yêu cầu
hoạt động nhóm

Thời gian
hoạt động
nhóm

3

Trình bày các bước
sơ cứu đối với từng
loại bệnh đã nêu
theo 3 nhóm

Giao về nhà.
Hồn thành
trước khi đến
lớp


2

60

Unit 9: First Ơn tập thì tương
aid course - lai

Language
focus

3

Trình bày lý thuyết Hồn thành
và ví dụ đã học của tại lớp
thì tương lai

3

64

Unit
9: Các bước để tái
Recycling – chế trong bài 1
Write
(93 SGK)

4

Trình bày các bước Hồn thành
để tái chế dựa theo tại lớp
bài 1 (93 SGK)

4

65

Unit

9: Ôn tập câu bị
Recycling – động trong các
Language
thì
focus

3

Trình bày lý thuyết Hồn thành
và cho ví dụ cụ thể tại lớp
về câu bị động đối
với các thì Hiện tại
đơn, Quá khứ đơn,
Tương lai, Hiện tại
hồn thành

5

80

Unit 12: A Ơn tập thì Q
vacation
khứ tiếp diễn
abroad

Language
focus

2


Trình bày lý thuyết Hồn thành
và ví dụ đã học của tại lớp
thì Quá khứ tiếp
diễn

6

87

Unit
Festival
Getting
started
Listen
read

13: Tìm hiểu về các
– bước tổ chức
cuộc thi nấu cơm
and
and

3

Trình bày các khâu Giao về nhà.
tổ chức cuộc thi nấu Hoàn thành
cơm
trước khi đến
lớp


7

84

Unit
Festival
Read

13: Tìm hiểu về ơng
– già noel, thiệp
giáng sinh, bài
hát giáng sinh,
ngày lễ giáng
sinh

4

Trình bày theo
nhóm, mỗi nhóm
một chủ đề lần lượt
là thiệp giáng sinh
và bài hát giáng
sinh

8

98

Unit
15: Ơn tập thì Hiện

Computers – tại hồn thành
Language
focus

2

Trình bày lý thuyết Hồn thành
Thì hiện tại hoàn tại lớp
thành

Giao về nhà.
Hoàn thành
trước khi đến
lớp

Đối với một số đơn vị kiến thức mang tính chất ôn tập ngữ pháp, hoặc lượng kiến
thức vừa phải. Tôi đã cho các học sinh hoạt động nhóm và làm sơ đồ tư duy tại lớp trong
10


khoảng thời gian từ 5 đến 7 phút. Những sơ đồ tư duy làm tại lớp, các em chủ yếu trình
bày sơ đồ tư duy bằng cách dùng bút dạ màu khác nhau để vẽ các nhánh, nhằm nêu bật
mối liên hệ giữa các yếu tố, không cần phải trang trí q cầu kì gây mất thời gian.
III. HIỆU QUẢ
Qua quá trình thực tế giảng dạy ở lớp 8B và 8C, kết quả thu được sau khi áp dụng
sơ đồ tư duy vào trình bày bài tập nhóm đã có sức lôi cuốn, hấp dẫn học sinh học tập
nhiều hơn, gây nên sự hứng thú học tập ở mỗi học sinh, học sinh tập trung vào bài học
và bài thuyết trình của các bạn hơn, các em bộc lộ rõ sự thích thú, vui vẻ, nhanh nhẹn
hơn trong giờ học.
Nhiều em học sinh nhút nhát được động viên, khuyến khích nay tỏ ra mạnh dạn,

tự tin hơn khi thuyết trình trước lớp. Bước đầu học sinh đã cải thiện được kỹ năng nói
cũng như thuyết trình bằng tiếng Anh. Nhiều em đã có thái độ tích cực hơn đối với môn
học, học sinh tham gia phát biểu, xây dựng bài, đóng góp ý kiến cho bài trình bày của
nhóm bạn tăng đáng kể, góp phần làm cho giờ học trở nên sơi động hơn. Trong q trình
giảng dạy tơi đã quan sát thái độ học tập của các em, sau đó tiến hành khảo sát online
để lấy ý kiến thăm dò về sự hứng thú học tập của học sinh. Tôi đã thu được kết quả như
sau:
Bảng 1 Khảo sát thái độ của học sinh lớp 8B và 8C trước và sau quá trình sử dụng
sơ đồ tư duy trong trình bày bài tập nhóm
Thời
gian
STT Lớp Sĩ số áp
dụng
1
2

8B
8C

39
40

Cảm thấy phù hợp,
hứng thú với bài học

Cảm thấy không phù
hợp, không hứng thú
với bài học

Số lượng


Tỉ lệ (%)

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Trước

18/39

46

21/39

54

Sau

32/39

82

7/39

18

Trước

14/40


35

27/40

65

Sau

38/40

95

2/40

5

Bảng 2 Khảo sát tự đánh giá khả năng thuyết trình của học sinh lớp 8B và 8C sau
quá trình sử dụng sơ đồ tư duy trong trình bày bài tập nhóm (khảo sát những học
sinh thường xun thuyết trình)
11


STT Lớp

Sĩ số

Phong cách
tự nhiên hơn
Số

lượng

Tỉ lệ

Phong cách
chưa tự
nhiên
Tỉ lệ

(%)

Số
lượng

Có cải thiện
Tỉ lệ

(%)

Số
lượng

Khơng có cải
thiện
Tỉ lệ

(%)

Số
lượng


(%)

1

8B

12

10/12

83

2/12

17

10/12

83

2/12

17

2

8C

13


10/13

77

3/13

23

13/13

100

0/13

0

Tơi đã thu thập số liệu đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh của học sinh trong
học kỳ II năm học 2020 – 2021 lớp 8B và 8C trước và sau quá trình áp dụng sơ đồ tư
duy vào trình bày bài tập nhóm. Tơi đã thu được kết quả như sau:
Bảng 3 Kết quả học tập môn Tiếng Anh của học sinh lớp 8B và 8C trong học kì I năm
học 2020 – 2021 trước khi áp dụng biện pháp
Học sinh giỏi
STT Lớp

Sĩ số

Số
lượng


Tỉ lệ

Học sinh khá
Tỉ lệ

(%)

Số
lượng

Học sinh
trung bình
Tỉ lệ

(%)

Số
lượng

Học sinh yếu
Tỉ lệ

(%)

Số
lượng

(%)

1


8B

39

8/39

20

12/39

30

13/39

33

6/39

17

2

8C

40

9/40

23


13/40

33

13/40

33

6/40

11

Bảng 4 Kết quả học tập môn Tiếng Anh của học sinh lớp 8B và 8C trong học kì II
năm học 2020 – 2021 sau khi áp dụng biện pháp
Học sinh giỏi
STT Lớp

Sĩ số

Số
lượng

Tỉ lệ

Học sinh khá
Tỉ lệ

(%)


Số
lượng

Học sinh
trung bình
Tỉ lệ

(%)

Số
lượng

Học sinh yếu
Tỉ lệ

(%)

Số
lượng

(%)

1

8B

39

10/39


26

15/39

38

10/39

26

4/39

10

2

8C

40

11/40

28

17/40

40

10/40


25

3/40

7

12


Qua phiếu khảo sát online và quá trình thu thập số liệu kết quả học tập đối với
toàn bộ học sinh và số học sinh thường xuyên thuyết trình của lớp 8B và 8C, tôi thấy
được thái độ của các em về bài học có nhiều điều thay đổi và cải thiện, có rất nhiều học
sinh cảm thấy hứng thú với phương pháp sơ đồ tư duy này, các em tích cực hơn, nhiệt
tình tham gia các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức, góp phần nâng cao chất lượng
học tập môn Tiếng Anh.
IV. KẾT LUẬN
Biện pháp này tuy chỉ ứng dụng trong trình bày bài nhóm, một phần nhỏ trong bài
giảng trên lớp, tuy nhiên nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp tăng khả năng
ghi nhớ bài học, kích thích tính tư duy, sáng tạo, tăng khả năng hệ thống hóa kiến thức
của học sinh. Và quan trọng là cải thiện kĩ năng thuyết trình trước đám đơng của các em,
một trong những kĩ năng đóng vai trị rất quan trọng trong cuộc sống nói chung và trong
cơng việc sau này của các em nói riêng. Nhưng để thực hiện được biện pháp trên một
cách hiệu quả và thành công theo ý đồ của giáo viên thì khơng chỉ cần có sự đầu tư
chuẩn bị của giáo viên, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác và nỗ lực từ phía học
sinh và nhà trường.
Do vậy tôi vài kiến nghị như sau:
 Đối với học sinh
Trong các hoạt động nhóm học sinh phải tích cực, chủ động, đồn kết, cùng nhau
xây dựng, đóng góp ý kiến.
 Đối với nhà trường

Sơ đồ tư duy là một cơng cụ có tính khả thi cao vì có thể vận dụng được với bất
kì điều kiện cơ sở vật chất nào của nhà trường hiện nay. Có thể thiết kế sơ đồ tư duy trên
giấy, bìa, bảng phụ… bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn, tẩy… hoặc cũng có thể thiết
kế trên phần mềm bản đồ tư duy. Để giúp giáo viên, học sinh ứng dụng bản đồ tư duy
vào việc giảng dạy và học tập có hiệu quả nhà trường cần đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở
hạ tầng công nghệ thông tin tốt có thể cài vào máy tính phần mềm Mindmap cho giáo
viên và học sinh sử dụng nhằm nâng cao thành tích học tập của học sinh trong nhà
trường. Đồng thời là một trong những nội dung quan trọng của phong trào thi đua “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ GD&ĐT đang đẩy mạnh triển
khai.
Để giúp cho việc ứng dụng rộng rãi sơ đồ tư duy trong nhà trường và giúp cho
giáo viên sử dụng thành thạo sơ đồ tư duy, nhà trường cũng cần tổ chức các buổi tập
huấn cho giáo viên về bản đồ tư duy, hướng dẫn cho giáo viên cách ứng dụng bản đồ tư
duy trong giảng dạy, truyền đạt kiến thức, để hướng dẫn cho học sinh sử dụng bản đồ tư
duy trong học tập.
Trên đây là biện pháp “Ứng dụng sơ đồ tư duy trong việc trình bày hoạt động
nhóm mơn Tiếng Anh của học sinh lớp 8B và 8C tại trường THCS Tân Hương” của
13


tơi. Trong q trình thực hiện và nghiên cứu chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi thiếu sót.
Mong các thầy cơ đóng góp ý kiến để biện pháp được thực hiện tốt hơn.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
(Kí, đóng dấu)

Ngày 20 tháng 10 năm 2021
Người viết báo cáo

Đồng Thị Hồng Nhung


14



×