Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

thực trạng kiến thức và thực hành của người chăm sóc chính trong việc dự phòng tái phát bệnh cho người bệnh tâm thần phân liệt tại tỉnh nam định năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 63 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

TRƯƠNG TUẤN ANH

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI
CHĂM SĨC CHÍNH TRONG VIỆC DỰ PHỊNG TÁI PHÁT
BỆNH CHO NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT TẠI
TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2021

NAM ĐỊNH – 2021


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

TRƯƠNG TUẤN ANH

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI
CHĂM SĨC CHÍNH TRONG VIỆC DỰ PHỊNG TÁI PHÁT
BỆNH CHO NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT TẠI
TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2021

NAM ĐỊNH – 2021



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GDSK

Giáo dục sức khỏe

NB

Người bệnh

NCSC

Người chăm sóc chính

NVYT

Nhân viên y tế

TTPL

Tâm thần phân liệt


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
HỌ VÀ TÊN THÀNH VIÊN THAM GIA
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 3
Chương 1: TỔNG QUAN ............................................................................................ 4
1.1. Tổng quan về tâm thần phân liệt..................................................................................... 4
1.1.1. Tình hình mắc bệnh tâm thần phân liệt ........................................................ 4
1.1.2. Triệu chứng lâm sàng bệnh tâm thần phân liệt ............................................. 6
1.1.3. Nguyên nhân gây bệnh tâm thần phân liệt.................................................... 7
1.1.4. Tiến triển của bệnh tâm thần phân liệt ......................................................... 8
1.2. Người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt ................................................... 9
1.3. Tổng quan về kiến thức và thực hành dự phòng tái phát bệnh TTPL. ......................... 10
1.3.1. Kiến thức về dự phòng tái phát bệnh TTPL ............................................... 10
1.3.2. Thực hành về dự phòng tái phát bệnh TTPL .............................................. 15
1.4. Khung lý thuyết ............................................................................................................ 21
1.5. Tóm tắt địa bàn nghiên cứu .......................................................................................... 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 22
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................... 22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................... 22
2.1.2. Thời gian nghiên cứu: ............................................................................... 22
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu:................................................................................. 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 22
2.2.1. Thiết kế: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ........................................................ 22
2.2.2. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................................. 22
2.2.3. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu .................................................. 23
2.2.4. Các biến số nghiên cứu: ............................................................................. 24
2.2.5. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá: ........................................... 24
2.2.6. Phương pháp phân tích số liệu: .................................................................. 25
2.2.7.Vấn đề đạo đức của nghiên cứu: ................................................................. 25
2.2.8. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số: .................. 25


Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 27

3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu.................................................................... 27
3.2. Thực trạng kiến thức về dự phòng tái phát bệnh TTPL của người chăm sóc chính. ... 29
3.3. Thực trạng thực hành dự phịng tái phát bệnh TTPL của người chăm sóc chính. ....... 30
3.4. Các yếu tố liên quan đến dự phòng tái phát bệnh TTPL của người chăm sóc chính ... 32
Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................................. 34
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu. .................................................... 34
4.2. Thực trạng kiến thức của người chăm sóc chính về dự phịng tái phát bệnh TTPL .... 36
4.2.1. Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh, tái phát bệnh: ................................... 36
4.2.2. Kiến thức về triệu chứng của bệnh: ............................................................ 37
4.2.3. Kiến thức về dấu hiệu tái phát bệnh: .......................................................... 38
4.2.4. Kiến thức về xử trí các tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc...... 38
4.3. Thực trạng thực hành của người chăm sóc chính về dự phòng tái phát bệnh TTPL ... 39
4.3.1. Thực trạng tn thủ dùng thuốc của người chăm sóc chính ........................ 39
4.3.2. Thực trạng tuân thủ tái khám định kỳ ........................................................ 40
4.3.3. Thực trạng thực hành phục hồi chức năng cho người bệnh TTPL .............. 40
4.3.4. Thực trạng thực hành cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh TTPL ............ 41
4.3.4. Thực trạng thực hành chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh TTPL ..... 42
4.4. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thực trạng dự phòng tái phát bệnh TTPL
............................................................................................................................ 42
4.4.1. Giới tính: ................................................................................................... 43
4.4.2. Thu nhập hàng tháng: ................................................................................ 43
4.4.3. Mức độ tuân thủ thực hành điều trị: ........................................................... 44
4.4.4. Nghề nghiệp .............................................................................................. 44
4.4.4. Thời gian chăm sóc người bệnh TTPL ....................................................... 45
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 46
KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................... 47
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA
PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU



DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 3.1. Đặc điểm về mối quan hệ với người bệnh, trình độ học vấn, nghề nghiệp
người chăm sóc chính ............................................................................... 28
Bảng 3.2. Thực trạng thực hành dự phòng tái phát bệnh TTPL của người chăm sóc
chính ......................................................................................................... 30
Bảng 3.3: Mối liên quan giữa kiến thức; thực hành về dự phòng tái phát bệnh TTPL. 32
Bảng 3.4: Các yếu tố liên quan đến dự phòng tái phát bệnh TTPL ............................. 33
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm giới tính của người chăm sóc chính ........................................ 27
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm tuổi của người chăm sóc chính ............................................... 27
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm về thu nhập của gia đình người chăm sóc chính ..................... 28
Biểu đồ 3.4. Thực trạng kiến thức của người chăm sóc chính về dự phòng tái phát bệnh ..... 29
Biểu đồ 3.5. Xếp loại kiến thức của người chăm sóc chính về dự phịng tái phát bệnh ...... 30
Biểu đồ 3.6. Mức độ thực hành của người chăm sóc chính về dự phịng tái phát bệnh .... 31


HỌ VÀ TÊN THÀNH VIÊN THAM GIA

STT

Họ và tên

Tham gia

1

Trương Tuấn Anh

60%


2

Lê Văn Cường

10%

3

Đỗ Thị Thu Hiền

10%

4

Vũ Thị Dung

10%

5

Bùi Thị Hải Anh

10%


1

ĐẶT VẤN ĐỀ


Tâm thần phân liệt là bệnh loạn thần nặng chưa rõ nguyên nhân, có khuynh
hướng tiến triển mạn tính, dần dần gây sa sút các mặt hoạt động tâm thần làm cho
người bệnh khơng thể hịa nhập với cuộc sống gia đình cũng như xã hội [13]. Bệnh
tâm thần phân liệt nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến sa sút
trí tuệ, tự kỷ và mất khả năng lao động, ngày càng trở thành gánh nặng cho gia đình và
xã hội [18]. Tâm thần phân liệt là một bệnh khá phổ biến ở hầu hết các nước trên thế
giới. Theo tổ chức Y tế thế giới bệnh tâm thần phân liệt chiếm khoảng 0,3% đến 1%
dân số và ước tính thế giới có khoảng 26 triệu người mặc bệnh tâm thần phân liệt.
Tại Việt Nam, theo điều tra dịch tễ lâm sàng, tỷ lệ người mắc bệnh tâm thần phân
liệt là 0,47% dân số . Tái phát là một đặc trưng của tâm thần phân liệt. Đây là một
thách thức lớn vì nó mang lại tác động tiêu cực và hậu quả của nó là một gánh nặng rất
lớn cho bệnh nhân, gia đình, lĩnh vực sức khỏe tâm thần và nên kinh tế đất nước. Tỷ lệ
tái phát 40% ở những người bệnh tiếp tục dùng thuốc và có thể lên đến 97% đối với
những người bệnh không tiếp tục dùng thuốc. Việc điều trị cho người bệnh tâm thần
phân liệt phải được tuân thủ về tái khám định kỳ, duy trì dùng thuốc, phục hồi chức
năng và tái hịa nhập cộng đồng để người bệnh cải thiện các mặt về chức năng tâm lý
xã hội, cũng như làm giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội [3]. Trong quá trình điều
trị này vai trị của người chăm sóc chính là rất quan trọng bởi người chăm sóc là người
ln ở bên cạnh hỗ trợ chăm sóc và quản lý người bệnh. Nhưng trên thực tế nhiều
trường hợp người chăm sóc chưa nhận thức được rõ về bệnh tâm thần phân liệt và sự
quan trọng của việc chăm sóc dẫn đến người bệnh không tuân thủ điều trị, bỏ nhà đi
lang thang, bệnh cảnh trở nên nặng nề hơn. Điều này là mối nguy hiểm cho bản thân
người bệnh, người nhà và xã hội. Do đó người chăm sóc chính cần phải được cung cấp
kiến thức và thực hành về chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng NB TTPL được phát hiện trong giai đoạn sớm và
điều trị đúng cách thì người bệnh có nhiều cơ hội thuyên giảm bệnh và có thể khỏi
hẳn. Những người bệnh tâm thần phân liệt được điều trị kịp thời, thuốc phù hợp, phối
hợp với nhiều liệu pháp và điều trị liên tục tối thiểu trong 5 năm thì tỷ lệ khỏi hẳn bệnh



2
lên tới 50%. Bên cạnh đó, bệnh tâm thần phân liệt có tỷ lệ tái phát cao. Sau mỗi đợt
bệnh cấp tính rầm rộ, người bệnh có thể trở lại gần như bình thường rồi lại bị tái phát
bệnh. Khi tái phát, người bệnh có biểu hiện ngày càng căng thẳng, khó chịu, hay lo
lắng vơ cớ, đơi khi hốt hoảng sợ hãi, đứng ngồi khơng n, buồn bực khó chịu, thay
đổi tính nết. Người bệnh thay đổi các sinh hoạt hàng ngày, ăn uống thất thường hoặc
bỏ ăn, đôi khi ăn uống bẩn thỉu. Người bệnh mất ngủ hoặc rối loạn chu kỳ thức-ngủ,
trở nên thờ ơ với người thân, lười biếng, khơng chịu chăm sóc bản thân, thu hẹp giao
tiếp với mọi người, xuất hiện những sự bất thường trong lời nói. Trong tư duy có
những suy nghĩ sai lầm, khơng phù hợp với thực tế, có những hành vi kỳ dị, khó hiểu.
Những lần tái phát sau thường có biểu hiện trầm trọng hơn lần trước[9]. Do đó việc
phịng ngừa tái bệnh tâm thân giữ vai trị rất quan trọng trong điều trị bệnh.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá kiến thức và thực hành của người
chăm sóc chính trong việc dự phịng tái phát bệnh cho người bệnh tâm thần phân liệt
và xác định các yếu tố liên quan tại tỉnh Nam Định. Những phát hiện từ nghiên cứu sẽ
hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý nguồn nhân lực và các bên
liên quan khác trong việc thiết kế các chiến lược và biện pháp can thiệp thích hợp để
giảm thiểu gánh nặng chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức và thực hành của người chăm sóc chính trong việc dự phịng
tái phát bệnh cho người bệnh tâm thần phân liệt tại tỉnh Nam Định năm 2021.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành của người chăm
sóc chính trong việc dự phịng tái phát bệnh cho người bệnh tâm thần phân liệt tại tỉnh
Nam Định năm 2021.



4

Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về tâm thần phân liệt
1.1.1. Tình hình mắc bệnh tâm thần phân liệt
Bệnh TTPL là một bệnh tương đối phổ biến, theo Tổ chức Y tế thế giới tỷ lệ mắc
bệnh khoảng 0,3 – 1% dân số [2].
Theo số liệu đã được thống kê, người ta ước tính có khoảng 2,2 triệu người ở
Hoa Kỳ mắc bệnh tâm thần phân liệt. Tỷ lệ mắc mới được chẩn đoán dao động từ 11
đến 70 trên 100.000 người. Nguy cơ phát triển tâm thần phân liệt được cho là khoảng
1% đối với dân số nói chung và khơng có sự khác nhau giữa nam và nữ [3].
Hiện nay thế giới có khoảng 24 triệu người mắc bệnh tâm thần phân liệt, mỗi năm
trong số đó có khoảng: 1 triệu người tự sát, 10-20 triệu người có ý định tự sát [3].
Ở Việt Nam, từ năm 1964 đến nay đã có một số cơng trình điều tra cơ bản về
bệnh tâm thần và thu được một số kết quả. Song do phương pháp, công cụ và đặc biệt
là tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần ở mỗi thời kỳ có khác nhau nên tỷ lệ một số rối
loạn tâm thần có thay đổi [3].
Năm 1981 Trần Văn Cường, Nguyễn Khánh Hợi điều tra tâm thần ở xã Hồ
Bình. Nguyễn Thị Mai và cộng sự điều tra về các bệnh tâm thần tại phường Lê Đại
Hành, Hà Nội. Nguyễn Văn Siêm và cộng sự điều tra Handicap tâm thần ở 4 xã
(phường) Hà Nội. Các cơng trình này cho tỷ lệ mắc bệnh tâm thần dao động 18-20%
dân số [3].
Năm 1994 được sự giúp đỡ của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương, ngành tâm
thần Việt Nam đã tiến hành điều tra tâm thần tại 3 điểm: xã Tự Nhiên, xã Quất Động
thuộc huyện Thường Tín; xã Tiên Kiên, huyện Lâm thao – Phú Thọ và xây dựng mơ
hình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng động; cho tỷ lệ mắc rối loạn tâm thần
phân liệt là 0,3-1% dân số [3].
Năm 2010 Nguyễn Văn Siêm thực hiện nghiên cứu dịch tễ học TTPL tại cộng

đồng, địa điểm nghiên cứu được tiến hành tại một phường của thành thị, một xã của


5
nông thôn đồng bằng và một xã miền núi với tổng dân số 23758. Kết quả nghiên cứu
cho thấy tỷ lệ mắc chung là 0,52 – 0,61% dân số. Tỷ lệ mắc điểm là 0,49 – 0,53%. Tỷ
lệ mới mắc trong một năm 0,29 – 0,56‰. Xác suất mắc bệnh 1,26 – 1,44%. Tỷ số
người bệnh nữ/nam là 0,9. Số người bệnh khởi phát ở độ tuổi 15 – 25 có tỷ lệ cao nhất
(49 – 65%). Tuổi khởi phát trung bình ở nam là 20 – 25, ở nữ là 25 – 30. Tỷ lệ độc
thân ở người bệnh nam là 40,58%, ở người bệnh nữ là 38,71%. Tỷ lệ ly hôn, ly thân là
5,33%. Tỷ lệ NB mạn tính và hay tái phát là 88 – 94% [10].
Tại tỉnh Nam Định điều tra dịch tễ học 10 rối loạn tâm thần thường gặp của Bệnh
viện Tâm thần Nam Định. Tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt trên địa bàn tỉnh là 0,31%.
Kết quả báo cáo tính đến tháng 6/2019 trong danh sách quản lý và theo dõi của Bệnh
viện Tâm thần Nam Định, tồn tỉnh có 5788 người bệnh tâm thần phân liệt [1].
Bảng 1.1. Tình hình dịch tễ học tại tỉnh Nam Định

STT

Đơn vị

Số đơn vị cấp

Người bệnh TTPL đến



12/2017

1


TP. Nam Định

25

502

2

Giao Thủy

22

506

3

Mỹ Lộc

11

205

4

Vụ Bản

18

416


5

Xuân Trường

20

565

6

Trực Ninh

21

615

7

Hải Hậu

35

832

8

Nghĩa Hưng

25


532

9

Nam Trực

20

655

10

Ý Yên

32

850

229

5678

Tổng


6
1.1.2. Triệu chứng lâm sàng bệnh tâm thần phân liệt
- Rối loạn ngôn ngữ
Ngôn ngữ của người mắc bệnh TTPL thường nghèo nàn, tối nghĩa, khó hiểu,

thường gặp hiện tượng lời nói bị ngắt quãng, thêm vào những từ lạ khi nói, dịng liên
tưởng lỏng lẻo, có lúc nói nhanh, có lúc nói chậm, khơng nói hoặc nói liên hồi, có lúc
nói một mình, nói hỗn độn đầu gà đi vịt, lặp đi lặp lại.
- Rối loạn tư duy
Thường là các loại hoang tưởng, (hoang tưởng là những ý tưởng, phán đốn
khơng phù hợp với thực tế nhưng NB cho là đúng khơng thể giải thích thuyết phục
được). Thường gặp hoang tưởng bị truy hại, NB khẳng định có một nhóm người hoặc
một người nào đó âm mưu hại mình nhưng đặc biệt có ý nghĩ chẩn đốn là hoang
tưởng bị chi phối, hoang tưởng bị kiểm tra, NB cảm thấy những cảm giác, hành vi, ý
nghĩa của mình bị chi phối bởi một người nào đó từ bên ngồi, có khi bằng các máy vơ
tuyến điện, tia xạ hoặc bằng phù phép siêu nhiên,…
- Rối loạn tri giác
Thường gặp ảo thanh (nghe tiếng nói khi khơng có người xung quanh), tiếng nói
văng vẳng bên tai hoặc xuất hiện ở trong đầu, trong các bộ phận của cơ thể NB. Nội
dung tiếng nói thường bình phẩm hoặc ra lệnh cho NB. Một số NB có những rối loạn
cảm giác trong cơ thể nhất là các cơ quan nội tạng hoặc có cảm giác biến đổi các bộ
phận trong cơ thể như cảm thấy khơng có tim phổi, chân tay dài ra hay ngắn lại.
- Rối loạn cảm xúc
Những thay đổi cảm xúc thường xuất hiện sớm, đặc trưng là cảm xúc ngày càng
cùn mịn, khơ lạnh, NB mất cảm tình với người xung quanh, bàng quan lạnh nhạt với
vui thú trước đây. Thường gặp cảm xúc trái ngược với nội dung lời nói và hồn cảnh
xung quanh (đi vào đám cưới lại khóc, đi vào đám ma lại cười), hoặc cảm xúc 2 chiều
(vừa yêu, vừa ghét một người, một hiện tượng). NB thường xa lánh người thân, hằn
học với mọi người, đôi khi biểu hiện cảm xúc đột biến như khóc lóc, cơn cười vơ
dun vơ cớ, cơn lo sợ, cơn giận dữ. Có thể xuất hiện những thời kỳ trầm cảm, biểu
hiện buồn chán không lý do hoặc hưng phấn nói nhiều.
- Rối loạn hành vi tác phong


7

Người bệnh TTPL thường xa lánh mọi người, sống độc thân đi lang thang khơng
có mục đích; có NB lên cơn kích động hị hét, đập phá; có NB có những động tác định
hình lặp đi lặp lại hoặc điệu bộ nhún vai nhếch mép. Đặc trưng là hiện tượng căng
trương lực biểu hiện trạng thái kích động xen kẽ bất động; trong trạng thái kích động,
lời nói và động tác có tính chất định hình; có trường hợp xung đột tấn công. Trong
trạng thái bất động, NB nằm sững sờ khơng nói, khơng ăn và chống đối; có NB ban
ngày nằm yên tại giường, tối lại dậy đi lại bình thường. Một số NB có những hành vi
kỳ dị, trời nắng nóng thì mặc áo bơng, trời rét lại cởi trần lội xuống sơng bơi; có NB
lên cơn xung đột bột phát tự nhiên đốt nhà, chém giết người một cách thản nhiên.
- Rối loạn ý chí
Người bệnh mất sáng kiến, mất động cơ, khả năng học tập và lao động giảm sút.
Những việc trước kia NB làm dễ dàng thì nay phải cố gắng lắm mới làm được. Thói
quen nghề nghiệp mất dần đến chỗ khơng thiết làm gì nữa. Một NB sau nhiều năm bị
bệnh, đời sống ngày càng suy đồi, lang thang hoặc nằm lì một chỗ, không chú ý đến vệ
sinh thân thể.
- Rối loạn về nhận thức
Mặc dù ý tưởng, hành vi của NB rất khơng bình thường nhưng khơng bao giờ họ
thừa nhận là mình sai. Chính vì khơng nhận thức được bệnh nên họ thường từ chối
việc chăm sóc và điều trị.
- Biến đổi nhân cách
Sau một thời gian bị bệnh, NB TTPL thường biến đổi nhân cách gọi là nhân cách
phân liệt; đặc trưng với 2 tính chất cơ bản là tính thiếu hịa hợp trong các mặt hoạt
động tâm thần và tính tự kỷ biểu hiện bằng sự tách rời thế giới thực tại bên ngoài để
quay vào cuộc sống nội tâm bên trong bí ẩn, lạ kỳ chỉ tự mình biết, khơng ai có thể
hiểu được.
Nhìn chung, các triệu chứng lâm sàng của bệnh TTPL là vô cùng phong phú,
phức tạp và luôn biến đổi [11], [13], [7].
1.1.3. Nguyên nhân gây bệnh tâm thần phân liệt
Trong suốt quá trình lịch sử của ngành tâm thần học, các tác giả đã kiên trì
nghiên cứu và thử nghiệm, có nhiều giả thuyết của các chuyên ngành liên quan đến



8
Tâm thần học như: Hoá sinh học, Di truyền học, Thần kinh học, Triết học,...nhưng cho
đến nay bệnh nguyên và bệnh sinh của TTPL vẫn chưa xác định được rõ ràng, chưa có
một giả thuyết nào mang đến một kết quả thuyết phục [7] [6].
Giả thuyết về sinh hóa
Nghiên cứu của nhiều tác giả cho rằng ở NB TTPL có rối loạn chuyển hoá các
chất trung gian hoá học thần kinh như Serotonin, Catecholamin,....
Giả thuyết về rối loạn cấu trúc và chức năng não
Một hướng nghiên cứu được chú ý gần đây là giả thuyết về rối loạn động hệ
Dopaminergic. Cơ sở khoa học của giả thuyết này là hiệu quả điều trị của các thuốc
hướng thần làm phong tỏa Receptors Dopamin và làm giảm sự dẫn truyền Dopamin ở
các vùng khác nhau của não. Do vậy, bệnh TTPL có thể liên quan đến thừa hoặc tăng
tương đối hoạt tính Neuron hệ thống Dopamine trung ương.
Một số giả thuyết về di truyền học
Bệnh TTPL và những rối loạn liên quan đến TTPL xảy ra với tỷ lệ cao trong số
những người có mối liên hệ sinh học với NB TTPL. Một số nghiên cứu cho thấy rằng
nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh thì khả năng mắc bệnh của con cái từ 10% - 20% và nếu cả
bố và mẹ mắc bệnh thì tỷ lệ con mắc bệnh tăng lên đến 30% - 40%.
Một số giả thuyết khác
Môi trường tâm lý xã hội, mất khả năng thích ứng với các Stress tâm lý, rối loạn
cấu trúc và xung đột gia đình, các biến đổi văn hóa, các yếu tố liên quan trong q
trình mang thai, sinh nở…tuy khơng phải là ngun nhân nhưng cũng là những nhân tố
thúc đẩy bệnh phát sinh và phát triển.
1.1.4. Tiến triển của bệnh tâm thần phân liệt
- Giai đoạn báo trước
NB ngày càng giảm sút khả năng học tập và cơng tác, đầu óc mù mờ, khó suy
nghĩ, cảm xúc lạnh nhạt dần, khó thích ứng với ngoại cảnh, giảm dần các thích thú
trước đây. Một số NB biểu hiện trạng thái giống suy nhược thần kinh như đau đầu, mất

ngủ, chóng mệt mỏi, khó tiếp thu cái mới, bồn chồn lo lắng, dễ nổi nóng, dễ bùng nổ.
Sau nữa, NB có cảm giác bị động tăng dần cảm thấy đuối sức trước cuộc sống. Một số
NB cảm thấy có những biến đổi kỳ lạ trong người như thay đổi nét mặt, màu da; có


9
NB trở nên say sưa đọc các loại sách như triết học, lý luận viển vông, không phù hợp
với thực tế.
- Giai đoạn toàn phát
Các triệu chứng khởi đầu nặng dần lên; đồng thời xuất hiện các triệu chứng loạn
thần rầm rộ, bao gồm các triệu chứng dương tính (ảo giác, hoang tưởng) và các triệu
chứng âm tính (thiếu hịa hợp). Tùy theo triệu chứng nổi bật lên hàng đầu và thời gian
kéo dài trong giai đoạn kịch phát, người ta chia ra các thể bệnh TTPL khác nhau. Theo
bảng phân loại quốc tế 10, các thể bệnh TTPL gồm: thể hoang tưởng có các triệu
chứng hoang tưởng (đặc biệt là hoang tưởng bị kiểm tra bị chi phối) và ảo giác, thường
gặp ảo thanh; thể thanh xuân xuất hiện ở tuổi trẻ, nổi bật trạng thái kích động lố lăng,
si dại, cảm xúc hỗn độn, tư duy rời rạc, tác phong điệu bộ nhăn mặt, nheo mắt, tinh
nghịch; thể căng trương lực nổi bật là triệu chứng kích động xen kẽ bất động, chống
đối, động tác định hình; thể đơn thuần chủ yếu các triệu chứng âm tính, thiếu hòa hợp,
cảm xúc cùn mòn, giảm sút hiệu quả lao động và học tập, ý chí giảm sút dần.
- Giai đoạn di chứng
Các triệu chứng loạn thần như hoang tưởng, ảo giác mất đi hoặc mờ nhạt, chỉ còn
các triệu chứng âm tính nổi bật lên như cảm xúc cùn mịn, ngơn ngữ nghèo nàn, hoạt
động kém, bị động trong cuộc sống, kém chăm sóc bản thân, một số NB sống lang
thang [7] [6] [12].
1.2. Người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt
Theo Đạo luật công nhận người chăm sóc 2004 của Australia: “Người chăm sóc
chính là một người cung cấp sự chăm sóc, hỗ trợ và giúp đỡ liên tục cho một người có
khuyết tật, bệnh mạn tính (bao gồm bệnh tâm thần) hoặc yếu đuổi (trẻ em), không
nhận tiền lương hoặc tiến công cho sự chăm sóc” [14].

Theo từ điển Tiếng Việt của Hồng Phê (2002): “Người chăm sóc chính là
người thường xun trực tiếp đưa người bệnh đi khám bệnh định kỳ, trực tiếp đi lĩnh
thuốc, cho người bệnh uống thuốc hằng ngày, đôn đốc giúp người bệnh làm vệ sinh cá
nhân hằng ngày, trên 18 tuổi và sống cùng người bệnh [8] .


10
Dựa trên định các nghĩa trên, tùy thuộc vào các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau
thì sẽ áp dụng cho phù hợp. Nghiên cứu của chúng tôi định nghĩa người chăm sóc
chính của người bệnh TTPL là thành viên trong gia đình người bệnh, thường xuyên
trực tiếp đưa người bệnh đi khám bệnh định kỳ, trực tiếp đi lĩnh thuốc, cho người bệnh
uống thuốc hàng ngày; có thời gian giúp người bệnh làm vệ sinh cá nhân hàng ngày,
chịu trách nhiệm giám hộ cho người bệnh khi nằm viện, trên 18 tuổi, sống cùng nhà
với người bệnh.
1.3. Tổng quan về kiến thức và thực hành dự phòng tái phát bệnh TTPL.
1.3.1. Kiến thức về dự phòng tái phát bệnh TTPL
Nâng cao kiến thức về dự phòng tái phát bệnh tâm thần phân liệt là q trình tác
động có mục đích, có kế hoạch đến người dân, giúp người chăm sóc chính, gia đình
người bệnh và cộng đồng nâng cao sự hiểu biết để thay đổi thái độ, chấp nhận và duy
trì thực hiện những hành vi lành mạnh, có lợi cho sức khỏe cá nhân người bệnh và
phòng tránh được sự tái phát bệnh [5].
Để nâng cao được kiến thức về dự phịng tái phát bệnh TTPL thì giáo dục sức
khỏe giữ vai trò rất quan trọng. GDSK cung cấp các kiến thức mới làm cho đối tượng
được giáo dục hiểu biết rõ hơn các vấn đề sức khỏe bệnh tật, từ đó họ có thể nhận ra
các vấn đề sức khỏe bệnh tật liên quan đến bản thân, gia đình, cộng đồng nơi họ đang
sinh sống, dẫn đến thay đổi tích cực giải quyết các vấn đề bệnh tật sức khỏe [5]. Giáo
dục sức khỏe gồm có 3 lĩnh vực là: Kiến thức của người chăm sóc về dự phòng tái
phát bệnh tâm thần phân liệt; thái độ của người chăm sóc về dự phịng tái phát bệnh
tâm thần phân liệt; Thực hành của người chăm sóc về dự phòng tái phát bệnh tâm thần
phân liệt.

+Kiến thức của người chăm sóc về dự phịng tái phát bệnh tâm thần phân liệt:
Bệnh tâm thần phân liệt có tỷ lệ tái phát cao. Nếu khơng điều trị củng cố sẽ có
60-70% số bệnh nhân tái phát sau một năm, gần 90% bệnh nhân tái phát sau 2 năm. Tỷ
lệ tái phát ở các bệnh nhân tâm thần phân liệt điều trị củng cố liên tục bằng thuốc sau 1
năm là dưới 20%, sau 2 năm là dưới 30%. Sau một đợt bệnh cấp diễn rầm rộ, nếu được
điều trị sớm và hợp lý, bệnh nhân có thể nhanh chóng trở nên gần như bình thường.
Trong giai đoạn ổn định ấy có thể xuất hiện một đợt tâm thần phân liệt cấp diễn khác.


11
Đó là sự tái phát của bệnh tâm thần phân liệt. Sự tái phát của tâm thần phân liệt phụ
thuộc vào các yếu tố sau: thể bệnh và tiến triển của bệnh; không điều trị củng cố, hoặc
điều trị củng cố quá ngắn; stress tâm lý mạnh; lạm dụng rượu và ma tuý; bệnh cơ thể
kết hợp. Việc phát hiện sớm các dấu biểu hiện của tái phát bệnh TTPL giúp cho việc
điều trị đạt hiệu quả cao hơn và phòng tránh được các nguy hiểm cho người bệnh và
cộng đồng. Người chăm sóc chính người bệnh TTPL điều trị ngoại trú là người có thời
gian tiếp xúc với người bệnh thường xuyên và kéo dài nên cần được cũng cấp kiến
thức để phát hiện ra sớm nhất các dấu hiệu tái phát của bệnh TTPL.
* Dấu hiệu tái phát
- Căng thẳng ngày một tăng, bệnh nhân cảm thấy khó chịu, hay lo lắng vô cớ,
viển vông và không thể thư giãn. Đôi khi người bệnh hoảng hốt, sợ hãi, làm người
bệnh đứng ngồi không yên, buồn bực trong người. Người bệnh thay đổi tính nết, hay
cáu giận vơ cớ. Sinh hoạt hàng ngày cũng thay đổi, bệnh nhân ăn uống thất thường.
Người bệnh có thể từ chối ăn hoặc ăn những thứ mà trước đó họ hồn tồn khơng
thích, đôi khi ăn uống bẩn thỉu.
- Bệnh nhân thường mất ngủ hoặc rối loạn chu kỳ thức - ngủ, trở nên thờ ơ với
người thân, lười biếng, không tự chăm sóc bản thân, thu hẹp giao tiếp với mọi người.
Xuất hiện sự bất bình thường trong lời nói: nói bâng quơ, khơng ăn nhập với hồn
cảnh, nói một mình. Trong tư duy có những ý nghĩ sai lầm, khơng đúng với thực tế
hoặc khơng thể có được trong thực tế, có những hành vi kỳ dị, khó hiểu....

* Mục đích và lợi ích của nâng cao kiến thức dự phịng tái phát bệnh TTPL
Nâng cao kiến thức về dự phòng tái phát bệnh TTPL qua truyền thơng. Truyền
thơng có ảnh hưởng rất lớn đến mọi vấn đề của xã hội. Truyền thông tác động đến
nhận thức của công chúng, từ nhận thức sẽ tác động đến hành động và ứng xử công
chúng. Khi mà một ứng xử của công chúng được lặp đi lặp lại sẽ thành nề nếp, tập
quán, cuối cùng trở thành chuẩn mực xã hội. Nhờ truyền thông mà những vấn đề này
được xã hội chấp nhận và lan truyền nhanh chóng trong cơng chúng. Đặc biệt với công
tác truyền thông tư vấn sức khỏe cộng đồng nói riêng có thể kể đến những mục đích,
tầm quan trọng, vai trị cụ thể của truyền thơng như:


12
Mục đích:
Nâng cao kiến thức dự phịng tái phát bệnh TTPL góp phần thực hiện một trong
những quyền của con người là quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Mục tiêu cơ
bản của nâng cao kiến thức là giúp cho mọi người:
- Xác định những vấn đề và nhu cầu sức khỏe của người bệnh TTPL.
- Hiểu rõ những điều gì người chăm sóc có thể làm được để giải quyết những vấn
đề sức khỏe, bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho người bệnh TTPL bằng những khả
năng của chính họ cũng như sự giúp đỡ từ bên ngồi.
- Quyết định những hành động thích hợp nhất để tăng cường cuộc sống khỏe
mạnh [5].
Lợi ích của truyền thơng nâng cao kiến thức dự phịng tái phát bệnh TTPL:
- Truyền thông dễ dàng lôi cuốn sự lưu ý của quần chúng đối với các vấn đề sức
khỏe một cách nhanh chóng.
- Truyền thơng có thể đưa ra các ý kiến về sức khỏe hết sức hữu hiệu.
- Truyền thơng có thể kích thích quần chúng, tạo ra những đáp ứng tình cảm để
người nghe - xem thay đổi nếp sống để có một sức khỏe tốt.
- Truyền thơng có thể tác động lên dư luận, tạo ra các cơ hội để tranh luận cách
thức duy trì sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật qua phương tiện liên lạc.

- Truyền thơng có thể hợp tác với các nhà chun mơn để tổ chức các buổi gặp
gỡ giữa quần chúng với nhau hoặc giữa các nhà chuyên môn với quần chúng để trao
đổi kiến thức bảo vệ sức khỏe.
- Tính cách giáo dục, chia sẻ kiến thức, cổ vũ những hành vi có lợi cho
cộng đồng.
- Giúp cải thiện sự gắn bó các quan hệ cơng cộng, giúp các tổ chức liên quan tới
bảo vệ sức khỏe cùng sát cánh làm việc.
- Góp phần tranh đấu, cổ vũ, truyền thơng tiếp tay với các nhà lãnh đạo đưa ra
các chính sách y tế, dung hịa các tranh luận và tìm ra các hỗ trợ ý kiến có tính cách
quyết định đặc biệt [5].


13
Nhận thức về chăm sóc sức khỏe tâm thần nói chung và tâm thần phân liệt nói
riêng là một trong những vấn đề ngày càng được quan tâm trên toàn thế giới vì sự ảnh
hưởng của nó đến nền kinh tế của mỗi quốc gia, đến chất lượng cuộc sống của con
người. Theo WHO, những ảnh hưởng về kinh tế do rối loạn sức khỏe tâm thần là rộng
khắp, lâu dài và rất lớn. Nó gây nên chi phí lớn cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Theo báo cáo y tế thế giới năm 2001, những rối loạn tâm thần và hành vi chiếm
khoảng 12% gánh nặng bệnh tật tồn cầu [10]. Chính vì vậy, sức khỏe tâm thần cũng
như rối loạn tâm thần ngày càng được quan tâm nghiên cứu. Tâm thần phân liệt không
chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của những người bị ảnh hưởng, mà còn những người
xung quanh đặc biệt là những người chăm sóc họ [21], [16]. Việc điều trị có hiệu quả
hơn khi những người chăm sóc được trang bị kiến thức đầy đủ liên quan đến chăm sóc
người bệnh tâm thần phân liệt [22],[24], [18].
Về sức khỏe tâm thần đã có những nghiên cứu sâu rộng về nhận thức và thái độ
của người dân đối với vấn đế này. Như nghiên cứu vào năm 2007 của một tổ chức ở
Ireland về “Nhận thức và thái độ của người dân Ireland đối với vấn đề sức khỏe tâm
thần [20]. Nghiên cứu được tiến hành trên 1000 người dân nhằm thông báo cho sự
phát triển nhận thức về vấn đề sức khỏe tâm thần của người dân Ireland hướng đến

việc nâng cao nhận thức và hiểu biết về sức khỏe tâm thần của người dân. Những
người thực hiện nghiên cứu này cũng có mong muốn phát triển khả năng ứng phó của
người dân Ireland đối với những rối loạn sức khỏe tâm thần. Kết quả nghiên cứu trên
chỉ ra nhận thức của người dân về các vấn đề sức khỏe tâm thần còn hạn chế. Trong
bài báo “Làm thế nào để người Thái Lan chăm sóc, quản lý người bệnh tâm thần phân
liệt tại nhà” của Tiến sĩ Phyllis và Jintana Yunibhand (2009) đã chỉ ra ở Thái Lan có
khoảng 343.680 người bệnh tâm thần phân liệt được chăm sóc tại nhà bởi người thân
và hầu hết họ đều có ít kiến thức về bệnh tâm thần phân liệt, kết quả thu được bằng
cách phỏng vấn sâu và quan sát 170 người chăm sóc người bệnh tâm thần phần
liệt [21].
Một số tác giả khác lại nhấn mạnh đến nhận thức của người chăm sóc về những
gánh nặng mà họ phải trải qua khi chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt, bởi bệnh
tâm thần phân liệt là một rối loạn tâm lý nghiêm trọng không chỉ ảnh hưởng đến cuộc
sống của những người bị ảnh hưởng mà cả gia đình của họ. Khi bệnh tâm thần phân


14
liệt có xu hướng trở nên mạn tính, sự suy giảm chức năng dẫn đến mất chức năng xã
hội, thay đổi mơ hình truyền thơng trong gia đình, dẫn đến những khó khăn nghề
nghiệp và gây gánh nặng cho gia đình. Các phản ứng của gia đình đối với một thành
viên trong gia đình bị tâm thần phân liệt bao gồm gánh nặng chăm sóc, sợ hãi và bối
rối về các dấu hiệu và triệu chứng bệnh tật, sự không chắc chắn về bệnh, thiếu sự hỗ
trợ của xã hội và kỳ thị.
Trong một nghiên cứu được thực hiện tại hai bệnh viện tư nhân của Malaysia và
Ấn độ trên 50 người bệnh tâm thần phân liệt và người chăm sóc người bệnh do Thara
và cộng sự (2010) thực hiện đã chỉ ra những gánh nặng mà người chăm sóc ở cả hai
nước gặp phải như: gánh nặng tài chính; sự kỳ thị của những người xung quanh; sự cải
thiện của người bệnh. Mặc dù khơng có sự khác nhau nhiều về mặt văn hóa nhưng có
sự khác nhau về nhận thức giữa người chăm sóc của hai quốc gia. Nhận thức về gánh
nặng của người chăm sóc ở Malaysia cao hơn ở Ấn Độ. Và những yếu tố có thể ảnh

hưởng đến người chăm sóc ở Malaysia là tuổi của người bệnh; các hỗ trợ từ gia đình;
quan hệ hơn nhân giữa người chăm sóc và người bệnh; các dịch vụ y tế hỗ trợ. Cịn ở
Ấn độ, tình hình tài chính; sự kỳ thị của những người xung quanh; mức độ cải thiện
của bệnh là những yếu tố tác động trực tiếp đến người chăm sóc [17]. Có thể nói
những gánh nặng mà người chăm sóc gặp phải trong khi chăm sóc người bệnh tâm
thần phân liệt ảnh hưởng khơng nhỏ đến nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm
thần phân liệt bởi họ khơng có nhiều thời gian rảnh rỗi để tìm hiểu những kiến thức về
bệnh tâm thần phân liệt.
Nghiên cứu về nhận thức của người nhà về bệnh tâm thần phân liệt như nghiên
cứu của nhóm tác giả Phạm Xuân Trưởng, Nguyễn Văn Doanh, Đỗ Văn Hạnh của
Bệnh viên quân y 103 (2015): “Khảo sát nhận thức của người bệnh và người chăm sóc
người bệnh về bệnh tâm thần phân liệt”, qua khảo sát 67 bệnh nhân tâm thần phân liệt
và 47 người chăm sóc trực tiếp người bệnh nghiên cứu chỉ ra đa số người bệnh và
người chăm sóc người bệnh nhận thức sai rằng tâm thần phân liệt là bệnh thần kinh
(55,88% và 55,32%). Chỉ 35,29% số người bệnh và 25,53% số người chăm sóc nhận
thức đúng rằng tâm thần phân liệt là bệnh tiến triển suốt đời. Chỉ có 45,59% số người
bệnh và 40,43% số người chăm sóc nhận thức đúng rằng bệnh tâm thần phân liệt phải


15
điều trị củng cố suốt đời [15]. Điều này cho thấy kiến thức về bệnh TTPL của người
chăm sóc cịn hạn chế.
1.3.2. Thực hành về dự phòng tái phát bệnh TTPL
1.3.2.1. Tuân thủ điều trị bệnh tâm thần phân liệt tại cộng đồng
TTPL là bệnh chưa rõ căn nguyên và có khuynh hướng tiến triển ngày càng
nặng, trở thành mạn tính. Bệnh làm tan rã sự hồ hợp vốn có của quá trình cơ bản tạo
nên đời sống con người. Khi bệnh ở giai đoạn cấp tính cần được điều trị tại bệnh viện
chuyên khoa, đây chỉ là một phần nhỏ trong quá trình điều trị bệnh TTPL. Vấn đề là
phải được điều trị lâu dài tại cộng đồng để phòng tái phát và giúp NB khắc phục những
triệu chứng âm tính, từ đó NB phục hồi được các chức năng sinh hoạt và tái thích ứng

với xã hội [2], [7], [12]. Vì vậy, điều trị bệnh TTPL phải có chiến lược trước mắt và
lâu dài. Chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng ra đời đã đáp ứng được
chiến lược đó.
Đến nay, căn nguyên của bệnh TTPL chưa rõ ràng, vấn đề điều trị chủ yếu là
điều trị triệu chứng và PHCN lao động cho NB. Nói cách khác, điều trị bệnh TTPL
phải kết hợp nhiều liệu pháp như: liệu pháp hoá dược, liệu pháp lao động, liệu pháp
PHCN tâm lý, tái thích ứng xã hội và lý liệu pháp. Tuỳ từng thể bệnh và mức độ đáp
ứng của NB mà sử dụng các liệu pháp cho phù hợp hoặc phối hợp để hiệu quả hơn.
Trong những liệu pháp trên thì liệu pháp hố dược là quan trọng nhất, nó là nền tảng
cho việc áp dụng phối hợp các liệu pháp khác [13].
* Liệu pháp hoá dược
Sau khi ra viện, người bệnh TTPL và người có nhiệm vụ chăm sóc chính được
nhân viên Y tế (NVYT) chun khoa tâm thần tư vấn để tiếp tục điều trị bằng thuốc an
thần kinh tại nhà như: Aminazine, Haloperidol, Amitriptyline, Seduxen, clozapine
(Clozaril), Invega Sustenna, Invega Trinza, aripiprazole (Abilify ).... Hàng tháng, NCS
chính đưa NBTTPL đi lĩnh thuốc và khám lại để điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù
hợp. Bên cạnh đó, NCS chính cũng được tư vấn những bất thường của NB và khi nào
cần phải đưa NB đi khám ngay.
*Liệu pháp về tâm lý
Cộng đồng cần có thái độ tâm lý tốt, tơn trọng NB. Mục đích của liệu pháp tâm
lý là làm cho NB an tâm, tin tưởng vào kết quả điều trị, chống tư tưởng bi quan lo


16
lắng, chán đời, giúp NB hăng hái tham gia lao động, học nghề và tham gia các hoạt
động xã hội khác. Bên cạnh đó, gia đình và cộng đồng cần biết cách nâng đỡ, không
mặc cảm, để chung sống với NB, giúp dự phòng biến chứng, giảm tái phát.
* Liệu pháp lao động và tái thích ứng xã hội
Là biện pháp quan trọng trong điều trị NBTTPL tại cộng đồng, giúp NB và gia
đình giải quyết các tình huống trong cuộc sống, đỡ một phần gánh nặng kinh tế cho gia

đình và xã hội.
Bệnh tâm thần phân liệt ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống người bệnh và làm cho
họ mất đi nhiều khả năng sinh hoạt bình thường. Mặt khác, phần lớn người bệnh bắt
đầu bị bệnh khi còn trẻ và bệnh tâm thần phân liệt được coi như một bệnh mạn tính
làm cho họ mất đi hoặc suy yếu những khả năng sinh hoạt như: suy nghĩ, học hỏi, giao
tiếp xã hội, làm việc, tình cảm, các mối quan hệ cá nhân cũng như quan hệ xã hội [12].
Phần khó khăn nhất trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt là làm sao giúp người
bệnh giảm bớt mức độ tàn phế và có thể sống một cuộc sống tương đối bình thường
trong thời gian sau cơn bệnh.
Trái với những thay đổi mau chóng và rõ rệt trong việc dùng thuốc điều trị và
kìm chế những triệu chứng nổi, việc phục hồi sinh hoạt cho người bệnh chỉ mang lại
những thay đổi chậm và nhỏ. Tuy nhiên giảm bớt những tàn phế và cải thiện cuộc sống
của người bệnh là hai mục tiêu quan trọng trong chương trình phục hoạt cho người
bệnh tâm thần phân liệt.
Những chương trình phục hồi khả năng sinh hoạt cho người bệnh là một phần
trong kế hoạch trị liệu bao quát cho người bệnh tâm thần phân liệt sau khi họ đã tương
đối ổn định, khơng cịn các triệu chứng rối loạn tinh thần nữa.

1.3.2.2. Chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt.
Mục tiêu của chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt là đề cập tới các điểm
chính như sau [4]:
- Khả năng sống cịn:
Biết tự chăm sóc bản thân, biết cách ăn uống lành mạnh hợp với tình trạng sức
khoẻ, biết cách nấu ăn, mua sắm, giữ gìn vệ sinh thân thể, thu xếp chỗ ăn ở, biết cách


17
sử dụng những phương tiện công cộng để đi lại.
- Khả năng giao tiếp xã hội:
Người bệnh được hướng dẫn để dần dần lấy lại và tăng cường lòng tự tin, sự tự

trọng, biết cách giao tiếp và đối thoại với người khác, biết cách giải quyết những khúc
mắc, bất đồng ý kiến với người khác một cách thoả đáng.
- Khả năng thích nghi và đối phó với những khó khăn hàng ngày:
Người bệnh được giúp đỡ và hướng dẫn trong việc tìm cách giảm bớt những
căng thẳng tinh thần.
- Khả năng tổ chức cuộc sống:
Người bệnh được hướng dẫn trong việc thu xếp và tổ chức cuộc sống hàng ngày
sao cho có nề nếp, thành một thơng lệ, có giờ giấc, biết sử dụng giờ rảnh một cách hữu
ích và thoải mái.
- Khả năng làm việc:
Làm việc cũng giúp cho con người cảm thấy mình có ích, thoả mãn vì mình đã
hồn thành được một điều gì đó, tự tin vào khả năng của mình, đồng thời đóng góp
phần của mình vào cuộc sống xã hội. Làm việc cịn tạo cho con người cơ hội để giao
tiếp với người khác, có bạn bè quan hệ tình cảm lành mạnh.
Việc điều trị bằng thuốc không thể phục hồi được những khả năng này một cách
toàn vẹn. Một số người bệnh đã từng nằm điều trị trong các bệnh viện tâm thần nhiều
năm và đã quen với lối sống phụ thuộc vào sự giúp đỡ, chỉ dẫn và chăm sóc của các
bác sỹ, điều dưỡng và các nhân viên y tế khác trong mọi chuyện; họ thường không
phải lo lắng đến việc ăn ở cho bản thân cũng như không phải lo cho gia đình. Sau
nhiều năm sống như vậy, nghị lực, tinh thần, óc sáng tạo, khả năng ứng biến với cuộc
sống ngoài xã hội của họ bị ảnh hưởng nặng nề, cho đến khi họ phải trở về sống với
gia đình thì họ trở thành gánh nặng cho gia đình. Nếu họ khơng được có cơ hội để làm
lại cuộc đời thì họ sẽ tiếp tục là gánh nặng cho gia đình và xã hội [23].
Từ những đặc điểm trên chúng ta thấy việc cung cấp kiến thức cho NCS người
bệnh tâm thần phân liệt là vô cùng quan trọng thông qua việc giáo dục sức khỏe.
Người bệnh tâm thần phân liệt khi ổn định chủ yếu là sống tại gia đình vì vậy để người
bệnh được chăm sóc tốt nhất thì gia đình người bệnh phải có kiến thức về


18

bệnh tâm thần phân liệt, về chăm sóc để người bệnh tái hòa nhập cộng đồng một
cách tốt nhất. Những quan điểm sai lệch về bệnh tâm thần phân liệt sẽ ảnh hưởng
đến việc chăm sóc người bệnh, và đây cũng là con đường đẩy người bệnh xa rời
cuộc sống cộng đồng, bị mọi người xa lánh. Chính vì vậy gia đình có vai trị vơ cùng
quan trọng trong chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt.
* Các vai trị của người chăm sóc chính cho người bệnh tại nhà gồm có:
- Tuân thủ điều trị thuốc cho người bệnh TTPL: Người chăm sóc quản lý thuốc
và cho bệnh nhân uống thuốc theo đúng quy định của bác sĩ chuyên khoa để tránh tái
phát bệnh và duy trì cuộc sống bình thường của bệnh nhân và tuyệt đối khơng được tự
ý ngừng thuốc
Dùng thuốc đều đặn hàng ngày: Nếu người bệnh khơng được uống thuốc đều đặn
hàng ngày thì tỷ lệ tái phát sẽ rất cao.
Uống thuốc đúng liều theo chỉ định của bác sỹ: Khơng có một liều thuốc chung
cho mỗi NB tâm thần phân liệt, mỗi một NB sẽ có chỉ định về thuốc và hàm lượng tùy
theo giai đoạn của bệnh. Vì vậy người chăm sóc khơng được tự ý tăng hoặc giảm liều
đột ngột.
Cách uống thuốc: Cách uống đúng nhất với NB tâm thần phân liệt là đưa thuốc
cho NB và bảo NB uống trước mặt. Hiện nay có khá nhiều NB tích thuốc để tự tử vì
vậy NCS cần phải quản lý thuốc nghiêm ngặt, không được để cho NB tự lấy thuốc và
uống. Tại bệnh viện, người bệnh được các nhân viên y tế cho ng thuốc và kiểm sốt
việc uống thuốc, tuy nhiên khi NB ổn định về điều trị tại nhà, khi cho NB uống thuốc,
NCS cần phải yêu cầu người bệnh há miệng kiểm tra xem NB có uống thuốc thật
khơng do đó việc bảo NB uống thuốc trước mặt nhằm hạn chế vấn đề NB tự ý bỏ
thuốc hoặc giấu thuốc.
- Tái khám định kỳ hàng tháng: Người bệnh TTPL đang điều trị cần được đi
khám định kỳ hàng tháng; người bệnh TTPL đã điều trị khỏi hẳn cần đi khám 6 tháng
một lần. Hàng tháng gia đình cần đưa NB đến kiểm tra và lĩnh thuốc ít nhất 1
lần/tháng. Hiện nay trong chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần, thì khám định kỳ
cho NB là một trong những nhiệm vụ cần phải thực hiện trên người bệnh TTPL. Việc
tái khám định kỳ sẽ giúp cho bác sỹ biết được tình trạng của NB, điều chỉnh thuốc theo



×